Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Như Thế Nào? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để hiểu rõ vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng BSCK.I Hoàng Thị Thu – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An.
PV: Xin bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai cần đi khám thai và chăm sóc thai nghén như thế nào?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Ở Việt Nam hiện nay, mỗi thai phụ từ lúc có thai cho đến khi sinh phải được khám thai ít nhất là 3 lần vào 3 thời kỳ của quá trình thai nghén. Có như vậy mới quản lý được diễn biến của cuộc đẻ, giảm bớt được các tai biến cho mẹ và con.
Lần khám thai thứ nhất khi có thai trong 3 tháng đầu để xác định đúng mình có thai hay không, đồng thời phát hiện các bệnh lý của người mẹ và phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi để tư vấn cho phù hợp.
Lần khám thai thứ 2 vào 3 tháng giữa để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không, xem cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén hay không, đồng thời tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.
Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối để kiểm tra xem thai có thuận không, có phát triển bình thường không; bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không; tiêm mũi uốn ván thứ 2; dự kiến ngày sinh và lựa chọn cơ sở y tế để sinh con.
Ngoài ra, khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt…, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.
PV: BS cho biết chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai quan trọng như thế nào? Cần đi khám thai định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ, tránh tai biến cho mẹ và con.
Từ đầu năm đến nay, phòng khám của CDC Nghệ An đã thực hiện khám thai 2.544 lượt; sàng lọc ung thư cổ tử cung 3.605 ca; thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh (Double Test) trong giai đoạn 3 tháng đầu 283 ca; khám phụ khoa 6.666 lượt…
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Người mẹ trong quá trình mang thai cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai, rau thai, khối lượng máu trong cơ thể mẹ tăng và tăng dự trữ mỡ cho tạo sữa sau này.
PV: Nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hậu quả của việc suy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai như thế nào?
Đối vối phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ như sau: Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2.200Kcal/ bữa ăn; Phụ nữ có thai 3 tháng cuối thêm 450Kcal/bữa ăn, tương đương với thêm 1 bát cơm đầy và thức ăn kèm theo mỗi ngày.
PV: Người mẹ mang thai, chế độ nghỉ ngơi, lao động ra sao?
Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc và các loại rau có màu xanh đậm. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Ngoài ra, cần ăn đủ chất đạm động vật, các loại thuỷ sản như tôm, cua, cá, ốc… và có điều kiện nên có thêm thịt, trứng, sữa…
Từ Thành (thực hiện)
Bà mẹ mang thai cần bổ sung các chất khoáng, canxi, sắt, acid folic, vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Acid folic tham gia tạo máu cũng là những chất cần thiết trong quá trình phát triển của thai. Vitamin C và acid folic có nhiều trong các quả chín, rau xanh.
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Thứ nhất, làm tăng nguy cơ tử vong và để lại biến chứng cho sản phụ. Tăng nguy cơ nhiễm bệnh, thiếu máu, hay ốm yếu và giảm hoạt động.
Thứ hai, tăng nguy cơ thai chết lưu, chết sơ sinh; Tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân; Dị tật bẩm sinh; Tổn thương não; Chậm phát triển trí tuệ; Tăng nguy cơ nhiễm bệnh…
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Khi có thai, nên hoạt động nhẹ nhàng và không nên làm việc quá nặng, nhất là trong những tháng cuối để tránh đẻ non. Tập thể dục rất cần cho thai phụ vì giúp cho tinh thần được sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, thai phụ ăn ngủ được, nhưng phải tập đúng mức, tập những động tác nhẹ nhàng, tập thở sâu, thở đều, co duỗi chân tay. Không nên chơi các môn thể thao và điền kinh nặng.
Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vì như vậy người mẹ sẽ không khoẻ mạnh, đẻ khó. Trong tháng cuối trước khi đẻ, bụng to nhanh, nặng, thai phụ đi lại cũng khó khăn, đồng thời tháng cuối cùng là tháng thai nhi tăng cân nhanh, tốt nhất sản phụ nên nghỉ làm việc 1 tháng trước khi đẻ để có lợi cho cả mẹ và con.
Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Như Thế Nào Là Đúng?
Chăm sóc phụ nữ mang thai không dễ, nhất là với những bà mẹ trẻ mới mang thai lần đầu. Thấu hiểu nỗi mong chờ cũng như sự nhọc nhằn của chị em khi mang thai, Care With Love xin chia sẻ một vài bí quyết về việc chăm sóc phụ nữ mang thai hoàn hảo nhất, giúp chị em “mẹ tròn con vuông”.
Chăm sóc bà bầu tốt nhất với lịch khám thai định kỳ
Khám thai là yếu tố không thể thiếu trong quá trình mang thai của bạn. Bạn nên có một lịch hẹn kiểm tra sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Việc thăm khám đều đặn sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như:
Biết được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi bạn sẽ được theo dõi, điều trị kịp thời
Ngoài ra bạn còn được y bác sĩ hướng dẫn về cách chăm sóc thai nghén.
Khám thai định kỳ là việc vô cùng cần thiết
Trong thời kỳ mang thai người mẹ nên đi khám ít nhất là 3 lần vì đây là cách chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi hiệu quả nhất.
Lần thứ 1 ngay khi nghi ngờ mình có thai để xác định bạn có thai hay không, thai nằm trong hoặc ngoài tử cung, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.
Lần khám thứ 2 khi thai được 3 đến 6 tháng tuổi giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho cả mẹ và bé.
Lần khám thứ 3 là vào 3 tháng cuối của thai kỳ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, tiêm phòng liều các loại vắc xin, dự đoán ngày sinh, chuẩn bị sinh,…
Chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý
“Mẹ khỏe thì con khỏe” chính là câu nói dành cho các chị em phụ nữ có thai. Trong thời gian này bạn đặc biệt phải cung cấp đầy đủ các loại hợp lý cho cơ thể, đồng nghĩa với việc cung cấp cho bé yêu.
– Trong thời kỳ thai nghén, cơ thể rất cần nhiều protein để giúp thai nhi phát triển và người mẹ luôn khỏe mạnh.
– Bên cạnh đó sắt cũng là chất không thể thiếu giúp bé sinh đúng ngày, đầy cân.
Bà bầu cần bổ sung lượng thịt nạc cần thiết cho mỗi bữa ăn
Để cung cấp đủ 2 dưỡng chất trên bạn cần phải bổ sung lượng thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác cũng rất tốt trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai như:
Trứng cung cấp nguồn protein dồi dào giúp phát triển trí não của thai nhi
Súp lơ xanh giàu canxi
Vitamin rất có lợi cho sức khỏe thai phụ
Chất béo omega dồi dào trong cá giúp giảm nguy cơ sinh non
Giúp thông minh hơn với các loại trái cây.
Rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu
Bên cạnh các thực phẩm có lợi bạn cũng cần phải tránh xa các thực phẩm có hại như:
Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên
Không dùng thức ăn nhanh hay thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm giàu chất béo như pho mát, bánh bơ đậu phộng,…
Nên hạn chế các gia vị cay như hạt tiêu, ớt.
Chăm sóc thai kỳ trong chuyện vợ chồng
Trong khi mang thai nhiều cặp vợ chồng vẫn “quan hệ” với nhau thường xuyên . Theo các chuyên gia thì đó là điều rất bình thường vì đó là vấn đề tâm sinh lý của con người.
Tuy nhiên, các cặp vợ chồng cần phải cẩn trọng trong quá trình gần gũi bằng các động tác nhẹ nhàng, hợp lý. Nên hạn chế quan hệ khi thai nhi ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sự an toàn trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu nên cẩn trọng hơn khi quan hệ vợ chồng
Khi thai phụ đang gặp các tình trạng sau đây thì cần phải tránh giao hợp để bảo vệ sự an toàn của thai nhi như:
Cách chăm sóc mẹ bầu theo từng giai đoạn
Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Ở thời kỳ đầu các mẹ không có sự gì quá đặc biệt. Thậm chí nhiều mẹ còn chưa biết mình đang mang thai. Phải đến tháng thứ 3 mới có nhiều biểu hiện rõ hơn.
Phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, canxi, vitamin, khoáng chất,…
Bổ sung axit folic là điều cực kỳ quan trọng thời kỳ này.
Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày khoảng 5 đến 6 bữa để hạn chế tình trạng buồn nôn, nôn ói,…
Có thể dùng thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng,… để hạn chế ốm nghén.
Mẹ bầu cần lựa chọn thực phẩm phù hợp trong các giai đoạn thai kỳ
Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Giữa thai kỳ, cân nặng lý tưởng của bà bầu phải tăng khoảng 3 đến 4 kg. Ngoài ra, dinh dưỡng cho bà bầu lúc này cũng phải đảm bảo. 4 nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng đó là:
Nhóm chất bột gồm gạo, mì, khoai, sắn, ngô,…
Nhóm chất đạm gồm thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ,…
Nhóm chất béo gồm dầu mỡ, vừng, lạc,…
Nhóm vitamin bao gồm chất khoáng, chất xơ như rau xanh, quả chín,…
Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải cung cấp đầy đủ các loại vitamin như sắt, canxi, magie, kẽm, vitamin B, acid folic, beta caroten,…
Các bác sĩ khuyên mẹ phải uống nước đủ 2 lít mỗi ngày. Bởi nó giúp cân bằng lượng ối trong cơ thể, đảm bảo sự tương động và phát triển của thai nhi.
Sử dụng thuốc bổ cũng như các vitamin là cần thiết. Song, muốn sử dụng bạn nên trao đổi trước với bác sĩ. Đảm bảo kiểm soát tốc độ cân nặng hợp lý, tránh thừa hay thiếu cân.
Bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi lựa chọn thực phẩm và vitamin sử dụng trong thời kỳ mang thai
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Để chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần phải đảm bảo đủ cân bằng chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Đối với đạm có thể tăng cường các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thị bò, cá, trứng, sữa,…
Đối với chất béo có thể tăng cường các thực phẩm trong lạc, vừng, đỗ, dầu, mỡ,…
Đối với chất bột đường có trong các thực phẩm như gạo, ngô, khoai sắn, ngũ cốc, khoai tây,…
Vitamin có trong các loại rau xanh, hoa quả tươi,…
Sắt có nhiều trong những loại thực phẩm như gan, thận, tim heo,…
Canxi có nhiều trong các loại trứng gà, sữa, tôm con, tép, cua,…
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm trên để chăm sóc phụ nữ mang thai cũng nên cung cấp đủ nước, trung bình mỗi ngày từ 2 đến 2.5 lít nước.
Ngoài ra, chia nhỏ bữa ăn chính là cách giúp bạn dễ tiêu hóa hơn. ăn các loại thực phẩm có đến chất bảo quản, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn lạnh,…
Với những kiến thức đã chia sẻ ở trên, hi vọng việc chăm sóc thai kỳ của bạn sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Chúc bạn sẽ có những em bé xinh xắn, đáng yêu và gia đình bạn luôn ấm cúng, hạnh phúc.
Chăm Sóc Bà Bầu Như Thế Nào Cho Đúng?
Nuôi con khỏe mạnh, thông minh là niềm vui, niềm hạnh phúc, là mong muốn của mỗi người cha, người mẹ. Nhưng muốn con khỏe mạnh, người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khỏe của mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai.
Vì sức khỏe, bệnh tật của người mẹ trong thời kỳ này đều ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và sức khỏe của đứa con trong bụng. Vậy nên công tác chăm sóc bà bầu phải đặc biệt chú ý.
Khi có thai, nuôi con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu ngoài đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ như biến đổi về chuyển hoá, tích luỹ mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong công tác chăm sóc bà bầu, bởi nó quyết định đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu nên nhớ rằng, phải ăn uống cho mình và cho cả con trong bụng. Nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt.
Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tăng được từ 10kg đến 12 kg (trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg). Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai,trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g.
Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể cho trẻ:
Khi mang thai nhu cầu chất đạm ở người mẹ tăng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo. Trước hết cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc những thực phẩm này có lượng đạm cao, lại có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin trong dầu (vitamin A, D, E). Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… có điều nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày, còn đối với bà mẹ cho con bú cần cao hơn 83g/ngày.
Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng:
Trong khi có thai cần lưu ý khẩu phần ăn cân đối sẽ đảm bảo cung cấp vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Trong thời kỳ có thai, cần khuyên người mẹ nên ăn các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, photpho (cá, cua, tôm, sữa… ) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ.. để đề phòng thiếu máu.
Một số vấn đề hạn chế trong công tác chăm sóc bà bầu tại nhà như
Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…; Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Châu Quỳnh, Trưởng khoa Sản Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh, để chăm sóc bà bầu một cách tốt nhất, bà bầu nên khám thai và có các xét nghiệm cần làm như sau:
– Khám thai mỗi 2 tuần một lần từ tuần thứ 30, mỗi tuần một lần từ tuần thứ 36.
– Cần phải cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.
– Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.
– Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.
– Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm khi khám thai phát hiện bất thường.
– Thai phụ sẽ được đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.
– Xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai nếu chưa làm hoặc có nguy cơ cao.
Bác sĩ Quỳnh khuyến cáo, cần phải nhập viện khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đau thượng vị, đau bụng từng cơn, ra huyết âm đạo, thai máy yếu hoặc không máy.
Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ. Do đó khi cần dùng thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ .
Bà bầu có thể liên hệ dịch vụ chăm sóc bà bầu tại nhà Care with love, với các bài massage dành riêng cho bà bầu, đặc biệt tất cả nhân viên của Care with love đều là nữ hộ sinh và điều dưỡng sẽ giúp bà bầu có một tinh thần thư giãn và thoải mái, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!
ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101
Chăm Sóc Bà Bầu Sau Khi Sinh Như Thế Nào?
Bà bàu sau khi sinh cần được chăm sóc cẩm thận
Bà bầu sai khi sinh cần chú ý những gì?
Sau khi sinh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Theo các chuyên gia sức khỏe bà bầu, thời điểm sắp sinh dạ con của bạn rất to có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn, đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường sau khoảng 21, muộn nhất là 1 tháng, dạ con sẽ co lại như bình thường nếu mổ phải mất nhiều thời gian hơn. Nếu dạ con không co chặt lại có thể gây ra băng huyết, rong máu. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú.
Sau sinh, chị em sẽ thấy có nhiều sản dịch. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu ra có thể lên tới 100 ml nên bạn cần phải đóng bỉm to, những ngày sau đó nên dùng băng vệ sinh và thường xuyên thay, rửa. Nếu thấy máu ra quá nhiều, quá nhanh, bạn cần báo ngay cho bác sĩ bởi có thể bạn bị băng huyết. Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy khô.
Sau 4 ngày nếu không thấy giảm đau, nhức nhối vùng khâu bạn nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu sẽ liền hẳn. Các bà mẹ sau sinh chỉ nên nằm 10h một ngày sau đó đi lại từ từ, hít thở thật sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, bạn cần nằm xuống để máu lưu thông nên não, tránh hiện tượng choáng ngất, bị ngã. Sau 3 tuần hết sản dịch, có người đã có máu trở lại lúc này cần sử dụng ngay các biện pháp tránh thai. Việc có thai lại sớm rất nguy hiểm với người mổ đẻ, có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con, mất em bé, hại cho mẹ.
Bà mẹ sau sinh có thể tắm gội vài ngày sau đó nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, không nên tắm và gội liền một lúc và không nên cúi thấp sẽ dễ gây chóng mặt, ngã qụy
Sau khi sinh sản phụ cần tĩnh dưỡng nghỉ ngơi đầy đủ
Do bị mất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau khi sinh đóng vai trò rất quan trọng, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu. Trong thời gian nghỉ ngơi, mọi người nên quan tâm hỏi thăm thật nhiều giúp sản phụ có tinh thần tốt và nhanh chóng khỏe lại.
Sản phụ cần tĩnh dưỡng nghỉ ngơi sau khi sinh
Chế độ ăn uống sau sinh cần khoa học và hợp lý
Bà mẹ sau sinh thường bị mất máu nhiều nên cần có chế độdinh dưỡng trong ba tháng đầu sau sinh phù hợp để bồi bổ,. Sản phụ không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vị nóng như ớt, hạt tiêu… Phụ nữ sau sinh cần ăn uống nhiều chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý, cung cấp nhiều năng lượng để mau chóng phục hồi sức khỏe, có đủ sữa cho con bú.
Chất đạm: Nên ăn nhiều thịt nạc, tránh thịt mỡ, ăn nhiều các loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, nên tăng cường sữa bò, trứng gà, sữa … Hạn chế ăn bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, kem lạnh…
Ăn nhiều loại rau xanh như: rau ngót, rau dền, mồng tơi, các loại rau này cung cấp nhiều vitamin, chất xơ giúp phòng chống táo bón , ngoài ra chúng còn rất giàu betacaroten. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật heo, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen…
Về trái cây: nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng khác nhau như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, mít, vải. Không uống bia, rượu, chất kích thích vì sẽ ảnh hưởng sấu đến chất lượng sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau khi sinh. Để đủ sữa cho con bú các bà mẹ nên uống nhiều nước, có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa.
Móng giò heo: có vị mặn ngọt, tính bình, có tác dụng bổ máu thông sữa, rất tốt cho phụ nữ sau sinh, hoặc có thể nấu cháo gạo nếp cho sản phụ giúp làm mạnh phổi, dễ tiêu hoá, tăng lượng sữa.
Thịt cá mực: có vị ngọt mặn, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sản phụ. Khi chế biến thức ăn phải chín mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm.
Tránh ăn các thức ăn sống, nhiều chất chua như: xoài xanh, khế chua, chanh, quýt chua… Hạn chế thức ăn có tính hàn như nghêu, sò, ốc, hến, dưa hấu, nước dừa vì dễ sinh lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Chăm sóc bà bầu sau khi sinh không phải chuyện quá khó nhưng nếu không cẩn thận sẽ có những biến chứng sau sinh gây hại cho cả mẹ và con nên mọi người cần hết sức lưu ý.
Nguồn: chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Như Thế Nào? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!