Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Bị Trĩ Trước Và Sau Sinh Như Thế Nào? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trĩ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, xuất hiện ở nhiều đối tượng đặc biệt là phụ nữ mang thai thì khả năng mắc bệnh trĩ sẽ càng cao hơn. Vậy nên chăm sóc phụ nữ mang thai bị trĩ trước và sinh như thế nào là thắc mắc của rất nhiều chị em.
Tiến hành chăm sóc phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ như thế nào?
Các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, trĩ là căn bệnh khá phổ biến và tỷ lệ bà bầu có nguy cơ mắc bệnh trĩ lên đến 50%, tỷ lệ thuận với sự phát triển của thai kỳ và nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh vẫn có thể kéo dài đến lúc sinh con.
Chăm sóc phụ nữ mang thai bị trĩ trước và sau sinh như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu hay phụ nữ sau sinh thường bắt nguồn từ những thay đổi về sinh lý, những thói quen xấu trong sinh hoạt. Chính vì thế, biết cách chăm sóc phụ nữ bị trĩ khi mang thai và sau khi sinh cũng là một trong những cách chữa bệnh trĩ tốt nhất giúp chị em tránh được sự phát triển thêm từ bệnh trĩ.
Vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh bằng loại giấy mền, khăn ướt không tẩm hương thơm hoặc các chất có chứa cồn. Tránh dùng những loại giấy khô bởi rất dễ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Giữ vệ sinh vùng hậu môn hằng ngày để ngăn bệnh trĩ có thể phát triển thêm
Nên tắm nước ấm hoặc có thể ngâm mình trong nước ấm trong một thời gian nhất định sẽ giúp các chị em cảm thấy thoải mái, đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ một cách đáng kể do máu được kích thích và lưu thông dễ dàng hơn.
Dù đang trong giai đoạn mang thai hay sau khi sinh thì các chị em cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu, vì dễ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Thay vào đó, các chị em nên thường xuyên đi lại nhẹ nhàng hoặc nằm xuống nghỉ ngơi thay vì ngồi một chỗ.
Một trong những cách giúp phòng ngừa điều trị bệnh trĩ chính là tránh hiện tượng táo bón bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước mỗi ngày.
Đặc biệt, dù trong quá trình mang thai hay sau khi sinh mắc bệnh trĩ các chị em cũng tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị khi chưa có ý kiến của chuyên gia vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi cũng như ảnh hưởng đến súc khỏe của trẻ nhỏ.
Khi có dấu hiệu bệnh trĩ tốt nhất nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời
Tốt nhất khi phát hiện đang mắc bệnh trĩ, các chị em nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Ở giai đoạn nhẹ các chị em có thể dùng thuốc điều trị theo chỉ định chuyên gia. Giai đoạn nặng sẽ được tiến hành điều trị bằng các cách chữa bệnh trĩ tốt nhất như: HCPT, PPH, Longo, chích xơ,… tùy vào mức độ trĩ và sự lựa chọn của các chị em để đạt kết quả tốt nhất.
Khi có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn chat đặt lịch hẹn khám hãy gọi ngay đến Hotline 028 3923 9999 hay đơn giản hơn là để lại số điện thoại vào BOX TƯ VẤN bên dưới, các chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.
Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Như Thế Nào?
Để hiểu rõ vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng BSCK.I Hoàng Thị Thu – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An.
PV: Xin bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai cần đi khám thai và chăm sóc thai nghén như thế nào?
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Ở Việt Nam hiện nay, mỗi thai phụ từ lúc có thai cho đến khi sinh phải được khám thai ít nhất là 3 lần vào 3 thời kỳ của quá trình thai nghén. Có như vậy mới quản lý được diễn biến của cuộc đẻ, giảm bớt được các tai biến cho mẹ và con.
Lần khám thai thứ nhất khi có thai trong 3 tháng đầu để xác định đúng mình có thai hay không, đồng thời phát hiện các bệnh lý của người mẹ và phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi để tư vấn cho phù hợp.
Lần khám thai thứ 2 vào 3 tháng giữa để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không, xem cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén hay không, đồng thời tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.
Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối để kiểm tra xem thai có thuận không, có phát triển bình thường không; bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không; tiêm mũi uốn ván thứ 2; dự kiến ngày sinh và lựa chọn cơ sở y tế để sinh con.
Ngoài ra, khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt…, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.
PV: BS cho biết chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai quan trọng như thế nào? Cần đi khám thai định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ, tránh tai biến cho mẹ và con.
Từ đầu năm đến nay, phòng khám của CDC Nghệ An đã thực hiện khám thai 2.544 lượt; sàng lọc ung thư cổ tử cung 3.605 ca; thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh (Double Test) trong giai đoạn 3 tháng đầu 283 ca; khám phụ khoa 6.666 lượt…
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Người mẹ trong quá trình mang thai cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai, rau thai, khối lượng máu trong cơ thể mẹ tăng và tăng dự trữ mỡ cho tạo sữa sau này.
PV: Nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hậu quả của việc suy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai như thế nào?
Đối vối phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ như sau: Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2.200Kcal/ bữa ăn; Phụ nữ có thai 3 tháng cuối thêm 450Kcal/bữa ăn, tương đương với thêm 1 bát cơm đầy và thức ăn kèm theo mỗi ngày.
PV: Người mẹ mang thai, chế độ nghỉ ngơi, lao động ra sao?
Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc và các loại rau có màu xanh đậm. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Ngoài ra, cần ăn đủ chất đạm động vật, các loại thuỷ sản như tôm, cua, cá, ốc… và có điều kiện nên có thêm thịt, trứng, sữa…
Từ Thành (thực hiện)
Bà mẹ mang thai cần bổ sung các chất khoáng, canxi, sắt, acid folic, vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Acid folic tham gia tạo máu cũng là những chất cần thiết trong quá trình phát triển của thai. Vitamin C và acid folic có nhiều trong các quả chín, rau xanh.
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Thứ nhất, làm tăng nguy cơ tử vong và để lại biến chứng cho sản phụ. Tăng nguy cơ nhiễm bệnh, thiếu máu, hay ốm yếu và giảm hoạt động.
Thứ hai, tăng nguy cơ thai chết lưu, chết sơ sinh; Tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân; Dị tật bẩm sinh; Tổn thương não; Chậm phát triển trí tuệ; Tăng nguy cơ nhiễm bệnh…
BSCK.I Hoàng Thị Thu: Khi có thai, nên hoạt động nhẹ nhàng và không nên làm việc quá nặng, nhất là trong những tháng cuối để tránh đẻ non. Tập thể dục rất cần cho thai phụ vì giúp cho tinh thần được sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, thai phụ ăn ngủ được, nhưng phải tập đúng mức, tập những động tác nhẹ nhàng, tập thở sâu, thở đều, co duỗi chân tay. Không nên chơi các môn thể thao và điền kinh nặng.
Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vì như vậy người mẹ sẽ không khoẻ mạnh, đẻ khó. Trong tháng cuối trước khi đẻ, bụng to nhanh, nặng, thai phụ đi lại cũng khó khăn, đồng thời tháng cuối cùng là tháng thai nhi tăng cân nhanh, tốt nhất sản phụ nên nghỉ làm việc 1 tháng trước khi đẻ để có lợi cho cả mẹ và con.
Chăm Sóc Sức Khỏe Mẹ &Amp; Bé Trước Sinh Như Thế Nào?
chăm sóc trước khi sinh lần đầu. Nếu bạn biết bạn đang mang thai, hoặc nghĩ rằng bạn có thể, hãy gọi bác sĩ của bạn để sắp xếp một cuộc hẹn để thăm khám.
chăm sóc trước khi sinh định kỳ. Bác sĩ sẽ sắp xếp lịch trình cho bạn các lần thăm khám trong quá trình mang thai. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào – tất cả đều quan trọng.
Tuân Theo lời khuyên của bác sĩ.
Chăm sóc trước khi sinh có thể giúp cho bạn và em bé của bạn khỏe mạnh. Những đứa trẻ của các bà mẹ không được chăm sóc trước khi sinh có khả năng có cân nặng khi sinh thấp hơn 3 lần và có khả năng chết cao hơn 5 lần so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ được chăm sóc trước sinh.
Các bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề sức khỏe sớm khi họ khám cho các bà mẹ định kỳ. Điều này cho phép các bác sĩ điều trị sớm. Điều trị sớm có thể chữa được nhiều vấn đề và ngăn chặn những vấn đề khác. Các bác sĩ cũng có thể nói chuyện với phụ nữ mang thai về những điều họ có thể làm gì để cung cấp cho thai nhi của họ một khởi đầu lành mạnh cho cuộc sống.
Bạn nên bắt đầu chăm sóc bản thân trước khi bạn bắt đầu để có thai. Điều này được gọi là sức khỏe trước mang thai. Nó có nghĩa là biết được một số bệnh lý và các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến bạn hoặc thai nhi của bạn nếu bạn có thai như thế nào?. Ví dụ, một số thức ăn, thói quen, và các loại thuốc có thể gây hại cho em bé của bạn – thậm chí trước khi người đó được thụ thai. Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến thai.
Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi mang thai để tìm hiểu những gì bạn có thể làm để chuẩn bị cơ thể của bạn. Lý tưởng nhất, phụ nữ nên dành cho mình ít nhất là 3 tháng để chuẩn bị trước khi có thai.
Năm điều quan trọng nhất bạn có thể làm trước khi mang thai là:
Uống 400-800 microgram (400-800 mcg hoặc 0,4-0,8 mg) axit folicmỗi ngày trong ít nhất 3 tháng trước khi có thai để giảm nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh của não và cột sống. Bạn có thể nhận được axit folic từ một số thực phẩm. Nhưng thật khó để có được tất cả các axit folic cần thiết khi chỉ dùng thức ăn. Sử dụng một vitamin chứa axit folic là cách tốt nhất và dễ nhất để chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ lượng axit folic.
Ngừng hút thuốc và uống rượu.
Nếu bạn có một vấn đề về sức khỏe hãy chắc chắn nó được kiểm soát. Một số vấn đề bao gồm hensuyễn, tiểu đường, trầm cảm, huyết áp cao, béo phì, bệnh tuyến giáp, hoặc động Hãy chắc chắn bạn đã tiêm ngừa đầy đủ.
Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn mà bạn đang sử dụng. Chúng bao gồm các chế phẩm bổ sung hoặc thảo dược. Một số loại thuốckhông an toàn trong thời gian mang thai.
Tránh tiếp xúc với các chất hoặc các vật liệu độc hại tại nơi làm việc và ở nhà có thể gây hại. Tránh xa các hóa chất và mèo hoặc động vật gặm nhấm.
Hãy làm theo những gì nên làm và không nên làm để chăm sóc bản thân và sinh mạng quý giá đang phát triển bên trong cơ thể của bạn:
Đi khám thai sớm và định kỳ. Cho dù đây là thời kỳ mang thai đầu tiên hoặc thứ ba của bạn, chăm sóc sức khỏe là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng bạn và em bé đều khỏe mạnh mỗi khi thăm khám. Nếu có bất kỳ vấn đề, hành động sớm sẽ giúp ích cho bạn và em bé.
Hãy dùng vitamin hỗn hợp, hoặc vitamin tiền sản chứa 400 đến 800 microgram (400-800 mcg hoặc 0,4-0,8 mg) axit folic mỗi ngày. Axit folic là quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng bạn cũng nên tiếp tục uống axit folic trong suốt thai kỳ.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi dừng bất kỳ loại thuốc hoặc bắt đầu bất kỳ loại thuốc mới. Một số loại thuốc không an toàn trong thời gian mang thai. Hãy nhớ rằng ngay cả loại thuốc không kê đơn và các sản phẩm thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ hoặc các vấn đề khác. Nhưng không sử dụng các loại thuốc bạn cần cũng có thể gây hại.
Tránh tia x-quang. Nếu bạn phải làm các công việc nha khoa hoặc các xét nghiệm chẩn đoán, nói với nha sĩ hoặc bác sĩ biết bạn đang mang thai để chăm sóc thêm có thể được thực hiện.
Tiêm phòng cúm. Phụ nữ mang thai có thể bị bệnh nặng do cúm và có thể cần được chăm sóc tại bệnh viện.
Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh. Chọn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm giàu canxi, và các loại thực phẩm ít chất béo bão hòa. Ngoài ra, hãy chắc chắn để uống nhiều nước, đặc biệt là nước.
Bảo vệ bản thân và em bé của bạn khỏi các bệnh truyền qua thực phẩm, bao gồm toxoplasmosis và listeria . Rửa trái cây và rau quả trước khi ăn. Không ăn các loại thịt hoặc cá chưa nấu chín hoặc không nấu. Luôn luôn rửa tay, vệ sinh, nấu ăn, ăn, và lưu trữ thực phẩm đúng cách.
Không ăn cá có nhiều thủy ngân, bao gồm cả cá kiếm, cá thu, cá mập, cá kình.
Đạt được sự tăng cân khỏe mạnh. Bác sĩ có thể cho bạn biết được trọng lượng bạn cần tăng như thế nào trong khi mang thai.
Không hút thuốc, uống rượu, hoặc sử dụng ma túy. Điều này có thể gây ra tác hại lâu dài hoặc tử vong cho em bé của bạn.
Cố gắng tập thể dục ít nhất là 2 giờ 30 phút với cường độ hoạt động vừa phải mỗi tuần (Trừ khi bác sĩ của bạn nói với bạn là “không”).
Không nên tắm quá nóng hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc tắm hơi.
Ngủ nhiều và tìm cách để kiểm soát stress.
Xem tin tức, đọc sách, xem video, hãy đi đến một lớp học trước sinh, và nói chuyện với các bà mẹ bạn biết.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các lớp học giáo dục trước sinh cho bạn và đối tác của bạn. Lớp học có thể giúp bạn chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Tránh xa các hóa chất như thuốc trừ sâu, dung môi (như một số chất tẩy rửa hoặc chất làm loãng sơn), chì, thủy ngân và sơn (kể cả hơi sơn). Không phải tất cả các sản phẩm đều dán các cảnh báo mang thai trên nhãn. Nếu bạn không chắc chắn sản phẩm nào là an toàn, hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng nó. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn đang lo lắng rằng các hóa chất được sử dụng trong môi trường làm việc của bạn có thể có hại.
Nếu bạn có một con mèo, hãy hỏi bác sĩ của bạn về bệnh toxoplasmosis. Bệnh này gây ra bởi một loại ký sinh đôi khi được tìm thấy trong phân mèo. Nếu không được điều trị bệnh toxoplasmosis có thể gây dị tật bẩm sinh. Bạn có thể làm giảm nguy cơ bằng cách tránh mèo và đeo găng tay khi làm vườn.
Tránh tiếp xúc với động vật gặm nhấm, bao gồm cả động vật gặm nhấm là thú cưng, và nước tiểu, phân, hoặc vật liệu làm tổ của chúng. Động vật gặm nhấm có thể mang theo một loại virus có thể gây hại hoặc thậm chí gây tử vong cho thai nhi của bạn.
Thực hiện các bước để tránh bệnh tật, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên.
Tránh xa khói thuốc lá.
Có! Dị tật bẩm sinh của não và cột sống xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Vào thời điểm bạn phát hiện ra bạn đang mang thai, nó có thể là quá muộn để ngăn chặn những dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, phần lớn các ca mang thai đều không có kế hoạch trước. Đối với những lý do này, tất cả những người phụ nữ có thể mang thai cần bổ sung 400-800 mcg axit folic mỗi ngày.
Bác sĩ sẽ cho bạn một lịch trình của tất cả các lần khám của bác sĩ mà bạn nên có trong khi mang thai. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ:
Khoảng 1 lần mỗi tháng cho tuổi thai từ tuần 4 đến tuần 28
2 lần một tháng cho tuổi thai từ tuần 28 đến tuần 36
Mỗi tuần cho tuổi thai từ tuần 36 đến khi sinh
Nếu bạn trên 35 tuổi hoặc thai kỳ của bạn là có nguy cơ cao, có thể bạn sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn.
Trong lần khám tiền sản đầu tiên, bạn có thể mong đợi bác sĩ để:
Hỏi về tiền sử sức khỏe của bạn bao gồm cả các bệnh nội khoa, các bệnh ngoại khoa, hoặc những lần mang thai trước
Hỏi về tiền sử sức khỏe của gia đình bạn
Thực hiện thăm khám tổng quát, bao gồm khám vùng chậu
Lấy máu và nước tiểu của bạn để làm xét nghiệm
Kiểm tra huyết áp, chiều cao của bạn, và trọng lượng
Xác định tuổi thai
Tính ngày dự sanh
Trả lời câu hỏi của bạn
Những lần thăm khám tiền sản sau này có lẽ sẽ ngắn hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn và chắc chắn rằng bé vẫn phát triển như mong đợi. Hầu hết các lần trước khi sinh sẽ bao gồm:
Kiểm tra huyết áp của bạn
Đo tăng cân của bạn
Đo bụng của bạn để kiểm tra sự phát triển của em bé của bạn
Kiểm tra nhịp tim của em bé
Trong khi bạn đang mang thai, bạn cũng sẽ có một số xét nghiệm thường quy. Một số xét nghiệm được đề nghị cho tất cả phụ nữ, chẳng hạn như xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu, nhóm máu, HIV, và các yếu tố khác. Các xét nghiệm khác có thể được cung cấp dựa trên tuổi tác, tiền sử sức khỏe cá nhân hoặc gia đình, dân tộc của bạn, hoặc kết quả của các xét nghiệm kiểm tra thường quy bạn đã có.
Khi bạn già đi, bạn có nguy cơ ngày càng tăng của việc có một em bé sinh ra với dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ cuối tuổi 30 và đầu 40 có những đứa con khỏe mạnh. Đi khám bác sĩ thường xuyên trước khi bạn bắt đầu cố gắng để có thai. Bác sĩ sẽ có thể giúp bạn chuẩn bị cho cơ thể khi mang thai. Bác sĩ cũng sẽ có thể cho bạn biết về tuổi tác có thể ảnh hưởng đến thai như thế nào.
Trong thời gian mang thai của bạn, gặp bác sĩ thường xuyên là rất quan trọng. Bởi vì độ tuổi của bạn, bác sĩ có thể sẽ đề nghị một số xét nghiệm thêm để kiểm tra sức khỏe của bé.
Ngày càng có nhiều phụ nữ đang chờ đợi cho đến khi họ ở độ tuổi 30 và 40 mới có kế hoạch có con. Trong khi nhiều phụ nữ ở độ tuổi này không có vấn đề với việc mang thai, khả năng sinh sản suy giảm theo tuổi tác. Với những phụ nữ trên 40 tuổi mà không có thai sau 6 tháng cố gắng, nên gặp bác sĩ để đánh giá khả năng sinh sản.
Các chuyên gia xác định vô sinh khi không có khả năng có thai sau khi cố gắng trong 1 năm. Nếu một người phụ nữ có bị sẩy thai, nó còn được gọi là vô sinh. Nếu bạn nghĩ bạn hay đối tác của bạn có thể bị vô sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Các bác sĩ có thể giúp các cặp vợ chồng vô sinh có được những đứa con khỏe mạnh.
Leave a reply →
Chăm Sóc Bò Cái Trước Và Sau Khi Sinh
1. Bò cái mang thai bao lâu?
Từ ngày phối giống, bò cái mang thai 280-285 ngày (chín tháng). 2. Trước khi đẻ bò cái có hiện tượng gì rõ nét?
Trước khi đẻ 4-2 ngày thì bò ăn uống bất thường, chân cào đất, không thích nằm mà cứ đi, đứng không yên.
Thỉnh thoảng bò rặn đái, cong đuôi lên, đầu ngoái nhìn ra phiá sau. Bộ phận sinh dục sưng lên, có nước nhờn chảy ra, bầu vú căng lên nở to.
Hai ngày trước khi đẻ thì mông sụt xuống và khi sắp đẻ thì nước ối chảy ra, giúp bê con ra dễ dàng.
Bò đẻ lứa đầu chuyển bụng kéo dài 10-15 giờ, các lứa sau 3-6 giờ.
Bò đẻ bình thường thì hai chân và đầu ra trước, ra tự nhiên, không cần nắm hai chân “phụ” lôi ra như một số người “đỡ đẻ” là “mụ” bò.
Chỉ khi nào bê (bò con) to, lúc ấy mới nắm lấy hai chân bò lôi thật nhẹ, từ từ, giúp bẹ ra dễ dàng, kéo theo nhịp rặn của bò mẹ.
Nếu thai ra ngược chiều thì nhè nhẹ dùng tay xoay cho đầu và hai chân trước ra trước, không có gì khó khăn cả, chỉ là việc làm bình tỉnh, khéo tay nhẹ nhàng.
Xoay cho thuận chiều xong, cứ để bò cái rặn đẻ, không nên kéo bê ra, ngược với tự nhiên có khi tổn thương cả bê lẫn bò mẹ.
Người đỡ cho bò đẻ thật ra là đứng chờ để giúp bò mẹ khi cần, không phải như một số “mụ” để ăn tiền công cho đáng, cứ lăng xăng làm đủ thứ việc, cố tỏ ra không có mình thì bò cái không thể … mẹ tròn con vuông. 3. Trường hợp thai chết thì phải làm sao để đem ra?
Đây là việc làm khó khăn cần khéo tay tìm cách đem ra, nếu không, sẽ chết cả bò mẹ.
Nên tìm bác sĩ thú y nhờ đến giúp là tốt hơn cả, đừng tin vào các “mụ” khoe đủ thứ mà không làm được bao nhiêu.
4. Nhau bò sau khi đẻ tự nó ra hết hay phải giúp cho nó ra?
Nhau bò sau khi nó đẻ thì khoảng 30-60 phút đã ra hết, trễ lắm là 2-3 giờ sau cũng tự động ra.
Ở miền Bắc thường cột một vật nặng độ nữa ký vào nhau để nó lôi nhau ra từ từ, thì không cần giúp gì cả.
5. Nếu nhau bò không chịu ra (nhau sát) thì phải làm thế nào?
Nếu sau một ngày (12 tiếng) mà nhau không tự động ra hết thì đấy là nhau sát thì phải nhờ bác sĩ thú ý can thiệp, móc nhau ra.
Nhau sát là hiện tượng lá nhau bám chặt vào thành tử cung, nếu bóc không khéo làm vỡ mạch máu, gây băng huyết, khó mà cầm cho được.
Chỉ có bác sĩ thú y mới đủ chức trách để xử lý trường hợp cực kỳ khó khăn này, không nên tự ý móc nhau ra, nguy đến tính mạng của con bò mẹ, bỏ con bê vừa ra đời, rất khó tìm con bò cái khác đang vắt sữa để cho bú tiếp.
6. Sau khi bò cái đẻ xong, nên cho ăn uống ra sao?
Cho bò uống nước ấm có pha một ít muối, và cho ăn cháo gạo nếp lức (nếu gạo nếp trắng thì pha cám y vào), cỏ non còn tươi, khoai lang, bí đỏ (bí rợ, bí ngô), đậu phộng hạt (lạc).
Bò cái cần nhốt riêng trong nhà suốt 7-10 ngày, không nên thả sớm cho nhập bầy với đàn bò đang có.
7. Chăm sóc như thế nào cho đúng cách?
Dùn nước thuốc tím (pha thuốc tím loãng) rửa sạch các chỗ dính máu ở phần đít bò cho kỹ, tránh ruồi, nhặng bâu vào.
8. Chăm sóc bê sơ sinh thế nào cho hợp vệ sinh?
Mang găng tay sạch (thanh trùng) móc hết nhớt trong họng bê ra. Dùng giẻ sạch lau mõm, mũi bê thật kỹ.
9. Nếu sinh chậm (kéo dài thời gian bê chui) bê bị ngạt thì làm sao?
Cạy ngay mõm bê ra, kéo lưỡi ra vào nhịp thở đến khi bê thở được bình thường.
Đấy là tình trạng bê bị ngạt, chớ nếu đã chết ngạt (không lâu) thì xoa bóp lồng ngực làm hô hấp nhân tạo, nếu chết ngạt lâu thì đành chịu.
Nếu bò mẹ liếm sạch nhớt trên mình bê thì thôi, bằng không thì dùng giẻ lau sạch mình bê, đặt vào ổ rơm.
Trời lạnh nhiều (mùa Đông), giá rét (ở Bắc bộ) thì cần sưởi ấm cho bò mẹ và bò con.
Bò mẹ mới đẻ rất yếu, chịu lạnh kém. Nên khi sưởi thì sưởi cả mẹ và con tránh đốt con cúi rơm ở gần chỗ có rơm, gần vách vì đề phòng hoả hoạn.
Rốn của bê con nên dùng Teinture d’iode (ten-tuya-dốt) để sát trùng và để nó tự rụng, vì không thể băng lại như ở trẻ sơ sinh.
Sau khi được đẻ ra, bao lâu thì cho bê bú lần đầu?
Một giờ sau khi được đẻ ra, bê bú sữa non lầu đầu tiên. Sữa non rất cần thiết để kích thích tiêu hoá, ức chế một số vi khuẩn, miễn dịch một số bệnh.
10. Chế độ ăn uống của bò “sản phụ”?
Bò cái hậu sản cần cho ăn uống ngay cách chất bổ mà “sản phụ” khoái khẩu để bò mau lấy lại sức.
Bò càng ăn nhiều chất bổ càng hứa hẹn trong những ngày tới cho sữa cao sản, do vậy cần đem lại cho sản phụ bò những thức ăn nó vẫn thích như cỏ non tươi tốt, đậu phộng (lạc), bắp hạt (ngô), dây đậu, tốt nhất là dây đậu rồng, khuấy nước pha sữa bột nhập loại tốt (tránh loại bán trên thị trường giá rẻ (30.000-31.000 đồng/ký)) vì loại này pha 1/3 đậu nành (đỗ tương) xay mịn, cho bò uống rất có hại.
Hiện nay bột đậu nành sống làm cho sữa nhập bị pha vào gây hại cho người cũng như gia cầm, gia súc uống vào, vì đậu nành sống ngăn việc hấp thụ (hút vào và tiêu thụ) các sinh tố nhóm B, làm tê bại.
Bò uống nước cám pha sữa sau khi sinh đẻ để nhanh chóng lấy lại sức nhưng nên mua nguyên thùng sữa đừng mua thứ bán rời từng ký một, như thế mới tránh được tình trạng pha thêm bột đậu nành sống vào, hoặc rang chưa chín kỹ, rất có hại.
Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Bị Trĩ Trước Và Sau Sinh Như Thế Nào? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!