Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Bà Bầu Sau Khi Sinh mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chăm sóc bà bầu sau khi sinh là việc làm quan trọng đối với phái đẹp, nhưng các bà mẹ không nên quá nóng vội, vì cơ thể bạn thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai và bạn nên tự hào về điều đó, để trước nhất, là giữ cho bạn một tâm lý hết sức thoải mái trong các hoạt động giảm cân sau sinh. Tập thể dụcLà cách chăm sóc bà bầu sau khi sinh để nhanh chóng có vóc dáng thon gọn và săn chắc.
Khoảng 6 tuần sau sinh trở ra hoặc sau khi đã được kiểm tra sức khỏe sau sinh, bạn mới nên bắt đầu các động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập aerobic. Sau đó, dần dần tăng cường độ luyện tập.
Ăn thức ăn không béo
Là cách chăm sóc bà bầu sau khi sinh thoát hoàn toàn lượng mỡ dư thừa tích tụ suốt thai kỳ.
Bạn phải đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng thích hợp và hấp thụ ít nhất 2.000 calo mỗi ngày để có sữa cho con bú. Tuy nhiên, trong khi bạn cần đủ chất dinh dưỡng thích hợp và không ăn kiêng, bạn vẫn có thể giảm lượng chất béo, như thế có thể giảm cân dễ hơn. Hãy chọn thức ăn không béo, giàu chất xơ, thay bánh quy bằng trái cây tươi trong bữa ăn phụ.
Nuôi con bằng sữa mẹ
Là cách chăm sóc bà bầu sau khi sinh nhanh chóng đốt cháy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, khiến người mẹ cảm thấy đói nhanh hơn, cần phải bổ sung chất dinh dưỡng xóa toan cảm giác đói. Vì vậy, người mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống vừa phải để có thể đảm bảo đủ lựong sữa cho con bú bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu nhưng không tích lũy mỡ thừa là đã nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối sau sinh.
Biện pháp này thường giúp tâm trạng người mẹ thoải mái hơn vì đã dành được trọn vẹn những điều tốt đẹp nhất cho con thông qua việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, để vòng bụng và vòng mông săn chắc, các bà mẹ cũng nên phối hợp với các động tác thể dục nhẹ nhàng.
Chúc các mẹ thành công và sớm có một vóc dáng thật đẹp!
Chăm Sóc Bà Mẹ Sau Sinh
Sau khi sinh, tuyến vú sẽ phát triển mạnh, xung quanh đầu vú sẽ có sữa tiết ra, việc làm sạch đầu và bầu vú là rất quan trọng, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm đầu vú và viêm tuyến vú. Cho dù tạm thời chưa có sữa thì thai phụ cũng vẫn nên cho con bú để kích thích tiết sữa.
Nhân viên y tế hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách ngay sau khi sinh.
Sau sinh, người mẹ phải ăn nhiều bữa, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, ăn uống cân bằng đủ chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và thúc đẩy sự tiết sữa… Bên cạnh đó sau khi sinh con người mẹ cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng để phòng ngừa bệnh răng, miệng.
Thai phụ sinh đẻ thuận lợi, sau 6-8 giờ đã có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau đã có thể đi lại được. Ra khỏi giường vận động sớm có thể thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, có lợi cho việc co bóp và trở về vị trí cũ của tử cung, đưa máu đẻ thoát ra ngoài, từ đó giảm khả năng nhiễm khuẩn phòng ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu, gia tăng công năng đường ruột tránh táo bón…
Sau khi sinh con, nên thay đổi tư thế nằm liên tục, nhất là nằm nghiêng vừa có thể tránh tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát máu đẻ ra nhanh. Những người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 tiếng thì có thể trở mình nằm ngiêng, sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng và bắt đầu cho con bú. Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột. Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mình, không vận động gắng sức ngừa giãn thành âm đạo, hoặc sa tử cung.
Không nên bó bụng sau khi đẻ
Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, sau một khoảng thời gian nhất định mới có thể hồi phục.
Do vậy, bó bụng sau khi sinh làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra…, mặt khác máu trong khoang chậu lưu thông không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa, hội chứng tụ máu trong khoang chậu… nếu có các biểu hiện bất thường, sốt cao thì phải đến bệnh viện ngay.
Vệ sinh cơ thể như thế nào?
Sau khi sinh con 1-2 ngày, thể lực bà mẹ tiêu hao khá nhiều, lượng máu đẻ thoát ra ngoài nhiều, cộng thêm vào đó là vết thương vùng tầng sinh môn hay vết mổ nên không thể tắm gội ngay được. Vài ngày sau sinh, thai phụ có cảm giác da dẻ toàn thân dấp dính do mồ hôi, cảm thấy bứt rứt khó chịu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, lúc này có thể tắm được, nhưng chỉ nên tắm đứng không nên tắm bồn. Lúc này miệng cổ tử cung vẫn chưa đóng kín, tắm bồn dễ làm cho nước bẩn đi vào tử cung gây viêm nhiễm. Có thể dùng nước ấm pha muối loãng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh tầng sinh môn.
Thời gian sau đẻ, ngoài thân thể, tứ chi ra mồ hôi, đầu cũng ra mồ hôi nhiều, nếu không kịp thời gội sạch, tóc bết dính vào nhau lâu ngày dễ dẫn đến viêm da đầu, viêm nang lông tóc… việc gội đầu không cần thường xuyên như tắm, thông thường cứ cách 5-6 ngày gội đầu một lần là được. Khi gội đầu phải dùng nước nóng, phải sấy khô tóc ngay. Thường xuyên chải tóc không chỉ giữ được gọn gàng, sạch sẽ mà còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở da đầu.
Móng tay mọc dài có thể chứa nhiều cáu bẩn, vi khuẩn. Khi chăm sóc con có thể vô ý làm xước da bé gây nhiễm khuẩn da. Vì vậy người mẹ và người chăm sóc em bé cần phải thường xuyên cắt móng tay và giữ vệ sinh sạch sẽ cho đôi tay.
Sau sinh con, bà mẹ lưu ý nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để mẹ khỏe, con khỏe.
Môi trường, lối sống sẽ giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh
Nhiệt độ phòng ổn định 22-24 độ là tốt nhất. Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu. Mùa hè trời quá nóng cũng dễ dẫn đến cảm nóng, da dễ bị mẩn ngứa. Thông gió trong phòng thực sự quan trọng và cần thiết. Cần giữ không khí trong lành trong phòng, giảm thiểu sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn có thể phòng ngừa các chứng cảm ở mẹ và bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Khi thông gió cần phải phòng ngừa luồng gió đối lưu, mỗi lần thông gió khoảng 10 phút, mỗi ngày làm 2 lần sáng, tối.
Sau khi sinh, người mẹ chủ yếu nằm nghỉ ngơi, ngủ đủ, ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, thai phụ có thể nghe nhạc, xem vô tuyến, cập nhật thông tin… giảm căng thẳng.Tuy nhiên cần lưu ý là thời gian xem vô tuyến không kéo dài, khoảng cách đến màn hình không được quá gần, không để tiếng ồn của vô tuyến ảnh hưởng đến con trẻ vì thần kinh trẻ còn non nớt, tránh bị kích động.
Sau khi sinh trong khoảng thời gian 6-8 tuần, nếu thấy sức khỏe chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì nên kiêng sinh hoạt tình dục. Chỉ nên quan hệ tình dục khi sức khỏe đã hoàn toàn khỏe mạnh. Chú ý kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh thai.
TS. Lê Thị Hương
Chăm Sóc Bà Bầu Sau Sinh Như Thế Nào
Sau khi sinh, cơ thể của người phụ nữ thường có sự thay đổi lớn về tiết tố, lúc này sức khỏe còn rất yếu, vì vậy chăm sóc sau sinh đóng vai trò thực sự quan trọng giúp cơ thể người phụ nữ nhanh chóng trở về trang thái bình thường. Làm thế nào để lấy lại nhanh được vóc dáng của ngày xưa và có cần phải kiêng khem gì nhiều không là điều khiến các bà mẹ trẻ lo lắng và băn khoăn . Vậy chúng ta hãy nghe chuyên gia hộ sinh của bệnh viện Việt Pháp nói về vấn đề này để giúp bạn giải tỏa những thắc mắc
CHĂM SÓC NHŨ HOA SAU SINH
Sau khoảng thời gian 2-3 ngày sau khi sinh người phụ nữ sẽ bắt đầu có sữa nhiều hơn đó là sữa trưởng thành, lúc này bạn sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa, nhưng thực ra hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Nếu vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú chai ngay sau này bé không quen bú mẹ khiến mẹ tức sữa con không bú và sẽ gây tắc thật. Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của nhũ hoa. Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, các mẹ có thể dùng trợ ty silicon để hỗ trợ.
SAU SINH CẦN VỆ SINH NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG
Thời điểm sắp sinh khi mang bầu, dạ con của bạn rất to và khi sinh xong, chị em có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường bằng quả bưởi), đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường sau khoảng 21, muộn nhất là 1 tháng, dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ phải mất nhiều thời gian hơn). Nếu dạ con không co chặt lại có thể gây băng huyết, rong máu. Để tránh điều này, phụ nữ nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú.
Sau sinh, chị em sẽ thấy có rất nhiều sản dịch. Đây chính là máu ra sau sổ rau. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu ra có thể lên tới 100 ml nên bạn cần phải đóng bỉm to, những ngày sau đó nên dùng băng vệ sinh bình thường và thường xuyên thay, rửa. Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh (như tè dầm), bạn cần báo ngay cho bác sĩ bởi có thể bị băng huyết. Nếu sinh xong chị em thấy rất ít hoặc không có sản dịch cũng nên cần lưu ý bởi không thoát được dịch, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, có người còn nhiễm trùng huyết, phải mổ thắt dạ con. Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy làm khô.
Tùy cơ thể từng người, bà mẹ sau sinh có thể tắm gội vài ngày sau sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, không nên tắm và gội liền một lúc và chớ cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã qụy
Sau sinh các mẹ cũng nên lưu ý tránh bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, sản phụ có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau. Ngoài ra, ngay sau khi sinh người mẹ có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo để tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi thở hít vào thì co khít cơ âm đạo, lúc từ từ thở ra thì đồng thời giãn cơ âm đạo hoặc luyện tập giống như khi đang đi tiểu thì nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần như vậy. Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng…
CẦN MỘT CHẾ ĐỘ NGHI NGƠI ĐẦY ĐỦ SAU SINH
Do bị tổn thất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau khi sinh ở phụ nữ đóng vai trò quan trọng, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu. Trong thời gian nghỉ ngơi, được mọi người quan tâm hỏi thăm là liệu pháp tinh thần tốt, giúp sản phụ khỏe và hồi phục nhanh.
SAU KHI SINH CẦN ĂN UỐNG MỘT CÁCH KHOA HỌC
Bà mẹ sau sinh thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sản phụ không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vị như ớt, hạt tiêu… Phụ nữ sau sinh cần ăn uống nhiều chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý, cung cấp nhiều năng lượng (khoảng 2.800 kcal/ngày) để mau chóng phục hồi sức lực, có đủ sữa cho con bú.
– Chất đạm: Nên ăn thịt nạc (heo, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, nên tăng cường sữa bò, trứng gà, yaourt, sữa đậu nành… Chất béo nên dùng dầu thực vật, ít mỡ động vật…. Chất bột đường: Cơm, cháo, mì sợi, phở… Hạn chế ăn bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, kem lạnh…
– Về trái cây, nên ăn nhiều loại để bổ sung nguồn vitamin C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng khác nhau như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… Tuy nhiên, cần nhớ là các loại trái cây nên cắt nhỏ, nhai kỹ (để làm ấm trong miệng) trước khi nuốt. Không uống bia, rượu, chất kích thích vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa…).
Cách chế biến món rau nên hấp, luộc ít nước, nấu canh, phải nấu nhanh (để giảm sự thất thoát các vitamin). Khi ăn cũng cần nhai kỹ cho dễ tiêu. Không nên dùng các món chiên xào nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Thịt, cá, tôm nên kho mềm, ít gia vị cay và nóng như tiêu, ớt, tỏi, gừng…Các bạn bổ sung thêm những loại thực phẩm có tác dụng lợi sữa, có ích cho sức khỏe phụ nữ sau khi sinh thường dùng như sữa cho mẹ sau sinh và các món ăn bổ dưỡng sau :
– Móng giò heo gọi là trư đề, có vị mặn ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết thông sữa, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa, hay Gạo nếp còn được gọi là nhu mễ, có vị ngọt, tính ấm, tác dụng làm mạnh tỳ vị, làm mạnh phổi, dễ tiêu hoá, rất tốt cho sản phụ thiếu sữa.
– Thịt cá mực: Gọi là ô tặc ngư nhục có vị ngọt mặn, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sản phụ. Nếu sản phụ có sữa nhưng bị tắc, sữa không xuống, bầu vú đau nhức, nên dùng rau bợ nước, còn gọi là cỏ bợ (marsilea quadrifolia L.), rửa thật sạch, giã nát, đắp lên vú. Hoặc dùng lá cây bồ công anh, còn gọi là mũi mác, diếp dại (lactuca indica L.), rửa thật sạch, giã nát, đắp lên vú. Thức ăn phải chín mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm (40-50 độ C). Tránh ăn các thức ăn sống, nhiều chất chua (xoài xanh, khế chua, chanh, quýt chua…), hạn chế thức ăn có tính hàn như nghêu, sò, ốc, hến, bí đao, dưa leo, khổ qua, dưa hấu, nước dừa vì dễ sinh lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Nước cũng rất quan trọng vì nó chiếm 70% cơ thể, vậy nên bạn uống nhiều nước (2,5-3 lít/ngày) gồm sữa, nước trái cây, nước sôi để nguội, nước khoáng. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn canh rau vào buổi chiều tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm gây mất giấc ngủ
Chúc các mẹ sớm lấy được vóc dáng sau sinh một cách nhanh nhất !
Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Răng Miệng Bà Bầu Sau Sinh
Nhiều mẹ còn có quan niệm sai lầm rằng tháng đầu sau sinh không nên đánh răng mà chỉ cần súc miệng là được.
Điều này hoàn toàn không đúng, bởi sức khỏe răng miệng của mẹ sẽ ảnh hưởng tới bé yêu.
Các vấn đề về răng thường gặp sau sinh:
Do sự xáo trộn cân bằng nội tiết nên nướu dễ bị viêm, chảy máu và sâu răng hơn bình thường.
Ngoài ra, sau khi sinh các mẹ còn có quan niệm sai lầm rằng tháng đầu sau sinh không nên đánh răng mà chỉ cần súc miệng là được
Sau khi sinh, sức đề kháng của người mẹ trở nên yếu hơn người bình thường và cần một thời gian dài mới bình phục được.
Đây chính là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn, vi trùng … nhất là khuẩn liên cầu sinh sôi nảy nở rất nhanh.
Sau sinh nên chăm sóc sức khỏe răng miệng thế nào?
Trước khi sinh em bé, bạn đã có thói quen đánh răng đều đặn mỗi ngày.
Tuy nhiên, khi có con, bạn ăn vặt thường xuyên khiến cho thời gian sản xuất nước bọt giảm dần, làm giảm khả năng tự làm sạch miệng của bạn.
Ngay cả vào ban ngày, bạn cũng có thể không thể đánh răng ngay sau khi ăn. Do đó axit ở lại trong miệng và tấn công răng của bạn.
Sự thay đổi thói quen này đồng nghĩa với việc khoang miệng bị ảnh hưởng và bạn sẽ cần nhiều thời gian để chăm sóc răng miệng nướu khỏe mạnh hơn.
Sau khi sinh sản phụ lại cần ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đồ ngọt cũng ăn nhiều hơn, nên thực phẩm bám lại trên răng và khoang miệng cũng nhiều hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dễ hình thành đủ thứ bệnh về răng miệng, như cao răng, sâu răng, viêm lợi, hỏng tủy răng,…
Các vi khuẩn ở trong khoang miệng cũng có thể đi vào máu, dẫn tới viêm tuyến vú cấp tính, viêm nội mạc tử cung, thậm trí viêm khung xương chậu…
Mỗi khi bạn hôn bé, sẽ làm cho vi khuẩn trong miệng cũng dễ truyền sang con qua tiếp xúc và qua hơi thở, dẫn tới bé bị nhiễm bệnh ở khoang miệng và toàn thân.
Cho nên, một ngày sau khi sinh sản phụ nên đánh răng, súc miệng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Các sản phụ cũng nên biết, sau sinh thì cơ thể và dĩ nhiên là cả răng lợi cũng trở nên yếu hơn bình thường, thế nên cần phải chọn cho mình loại bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng phù hợp để tránh tổn thương răng lợi.
Sản phụ nên dùng nước ấm để đánh răng súc miệng, tốt nhất là nước muối sinh lý. Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại.
Như vậy đúng là mất thời gian hơn thật nhưng để bảo vệ khoang miệng của bạn và sức khỏe của thiên thần bé nhỏ thì điều đó rất nên thực hiện.
Theo Đông y, sau sinh 3 ngày thì có thể đánh răng bằng ngón tay. Cách thức như sau: rửa sạch tay, bọc ngón tay trỏ của bàn tay phải bằng miếng khăn xô sạch, quệt lên đó một chút kem đánh răng, sau đó làm như ngón tay trỏ của bạn là bàn chải để đánh răng.
Phương pháp này có tác dụng hoạt huyết thông mạch, làm chắc răng lợi, nếu có thể thực hiện lâu dài sẽ trị được các bệnh viêm chân răng, chảy máu chân răng, chân răng lung lay…
Sản phụ có thể súc miệng bằng nước muối nhạt hoặc mua chai nước muối sinh lý ngay tại các tiệm thuốc cho tiện lợi.
Súc bằng nước muối tự pha bằng cách: Bỏ một nhúm muối sạch vào miệng, ngậm thêm nước ấm, để muối tự tan trong miệng, rồi súc đi súc lại vài lần trong miệng. Như vậy có thể củng cố chân răng, tránh lung lay răng.
Sau sinh, bạn đã là một người mẹ, bạn sẽ là tấm gương cho con. Việc bạn chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt vừa đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bản thân, ma còn tác động tới con mình, khi trẻ lớn lên, trẻ cũng sẽ làm quen với việc chăm sóc răng miệng của minh giống như cha mẹ.
Bạn hãy tìm một phòng khám nha khoa hà nội uy tín, một nha khoa có thể chăm sóc răng miệng thật cẩn thận cho bạn gia đình bạn, những người thân của bạn và có thể luôn luôn đồng hành suốt cuộc đời.
Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Bà Bầu Sau Khi Sinh trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!