Cập nhật thông tin chi tiết về Cấp Cứu Sản Phụ Sinh Con Trên Xe Ô Tô mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CẤP CỨU SẢN PHỤ SINH CON TRÊN XE Ô TÔ
02-10-2019
Vào lúc 05 giờ 00 phút, ngày 22.09.2019 vừa qua, Ekip cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đã Cấp cứu thành công sản phụ T.T.M.H (sinh năm 1982, địa chỉ tại khóm 1, Thị trấn Cái Nhum, Huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long), sản phụ đang có thai con lần 2, thai 39 tuần. Sản phụ có dấu hiệu đau bụng từng cơn, ra dịch hồng, nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long để khám. Nhưng khoảng 30 phút trước khi đến bệnh viện, sản phụ đau bụng nhiều hơn và sanh trọn bé ngay trên xe Ô tô mà không được xử lý.
Khoa Cấp cứu tiếp nhận sản phụ trong tình trạng mệt, đau bụng nhiều, ra dịch nhiều vùng âm đạo. Bé trai 3.1 kg khóc to, nằm trên băng ghế xe, đầu chi tím nhẹ, còn dây rốn với sản phụ. Cả sản phụ và bé được Ekip cấp cứu ngay đồng thời báo bác sĩ chuyên khoa sản và chuyên khoa nhi hỗ trợ. Bé được Ekip cấp cứu kẹp và cắt dây rốn, hút nhớt, thở oxy, ủ ấm. Sản phụ được vận chuyển khỏi xe và đưa vào phòng cấp cứu để tiếp tục cấp cứu sản khoa. Sau đó sản phụ được chuyển lên khoa Sản, bé được chuyển lên khoa Nhi để theo dõi tiếp.
Hiện tại tình trạng sức khỏe của sản phụ và bé đã ổn định, tiến triển tốt và đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện.
Lưu ý: Chuyển dạ sanh là tình trạng cấp cứu, cần được theo dõi và xử trí tại cơ sở y tế. Chuyển dạ thật sự khi có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau: – Đau bụng từng cơn tăng dần. – Ra dịch nhầy hồng âm đạo. – Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở). – Đầu ối được thành lập. – Có sự tiến tiển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung. Khi có các cơn đau bụng gò cứng, ra dịch nhầy âm đạo, ra nước loãng âm đạo… Sản phụ nên nhập viện khám ngay vì đó là thời điểm cho thấy sản phụ sắp sinh. Chuyển dạ có 3 giai đoạn: Thường xuất hiện ở tuần thứ 38 – 42 – Giai đoạn 1: Xóa, mở cổ tử cung (< 10 giờ): Các cơn co thắt tử cung bắt đầu tăng mạnh về cường độ, đồng thời cổ tử cung cũng bắt đầu giãn ra, các cơn co thắt cách nhau 1 – 2 phút – Giai đoạn 2: Sổ thai nhi (< 01 giờ): Khi cổ tử cung được mở hoàn toàn, giai đoạn sổ thai nhi sẽ bắt đầu đẩy bé ra bên ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt dữ dội hơn giai đoạn 1 – Giai đoạn 3: Sổ nhau thai (< 01 giờ): Đây là giai đoạn sau khi em bé đã ra đời, nhưng lúc này cổ tử cung vẫn làm nhiệm vụ co bóp, nhau thai bong ra thành tử cung và được đẩy đi ra bằng đường âm đạo. Tuy nhiên, không vì thế mà cố gắng đưa sản phụ vào bệnh viện, nhất là giai đoạn đang sổ thai và sổ nhau. Nếu sản phụ chuyển dạ và sanh tại nhà hay trên đường đi đến cơ sở y tế, người thân nên gọi đến cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ hoặc hướng dẫn cách giúp sản phụ sanh đúng cách để đảm bảo sự an toàn cho sản phụ và bé, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và xử trí cấp cứu kịp thời.
Chương trình cấp cứu ngoại viện miễn phí của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long
Hiểu được sự cần thiết của việc điều trị nhanh chóng và chính xác cho bệnh nhân cấp cứu, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã thành lập đội cấp cứu ngoại viện với với đầy đủ trang thiết bị cần thiết và đội ngũ bao gồm bác sĩ và điều dưỡng luôn sẵn sàng để đến tận vị trí của bệnh nhân để nhanh chóng thực hiện các sơ cấp cứu ban đầu cũng như thực hiện quy trình phân loại bệnh, đảm bảo bệnh nhân ngay sau khi nhập viện cấp cứu sẽ được thăm khám và làm các cận lâm sàng nhanh chóng để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh viện đã ban hành chính sách cấp cứu ngoại viện miễn phí dành cho các bệnh nhân cần cấp cứu ngoại viện từ các khu vực lân cận có bán kinh dưới 15km: Quận Bình Thủy (TPCT), Huyện Châu Thành (Hậu Giang), P. Cái Vồn (TX. Bình Minh, Vĩnh Long). Cụ thể:
Hướng Vĩnh Long : qua cầu Cần Thơ xuống chợ Bình Minh.
Hướng Nam Sông Hậu: cầu Cái Côn.
Hướng về Bình Thủy – đường CMT8: cầu Bình Thủy 1.
Hướng về sân bay Trà Nóc – Đường Võ Văn Kiệt: cầu Bình Thủy 2.
Hướng về Ô Môn: cầu Bà Bộ.
Hướng về Sóc Trăng: BVĐK Số 10
Khoa Cấp Cứu của bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long luôn sẵn sàng với số điện thoại cấp cứu hoạt động 24/7 (kể cả chủ nhật và các ngày lễ) : 02903 916 916
Chứng Kiến Ca Đẻ Rơi Ngay Trên Xe Ô Tô Đến Bệnh Viện
Qua những thước ảnh độc đáo này, mẹ sẽ được tận mắt chứng kiến tình huống đẻ rơi hiếm gặp trong thực tế.
Sản phụ Paula D’Amore đã sinh con ngay trên ghế sau của xe ô tô.
Trước khi sản phụ Paula D’Amore và em bé có mặt trong bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, họ đã vừa phải trải qua ca đẻ rơi ngay trên ô tô của gia đình. Sản phụ sau khi có dấu hiệu đau đẻ đã gọi cho nữ hộ sinh, nhiếp ảnh gia có mặt để hỗ trợ ca sinh và đưa cô đến bệnh viện đón đứa con thứ 3 chào đời. Tuy nhiên, vì thời gian chuyển dạ diễn ra quá nhanh nên Paula đã sinh con ngay ghế sau trên xe ô tô.
Điều đáng nói hơn, dù đây là ca sinh thứ 3 của Paula nhưng trước đó cô đã từng sinh mổ lần đầu, sinh thường lần thứ 2 và lần này cô lại sinh thường rất dễ dàng, mặc dù trước đó các bác sĩ luôn khuyên cô nên cẩn thận vì trước đó đã từng sinh mổ.
Dù ca sinh nở diễn ra ngay trên xe ô tô nhưng sản phụ Paula tỏ ra khá bình tĩnh. Cô rặn đẻ theo hướng dẫn của nữ hộ sinh và rất nhanh chóng sau đó em bé đã chào đời trong niềm vui của tất cả mọi người. Mẹ con cô đã được chuyển đến bệnh viện ngay sau đó và sức khỏe của hộ đều rất ổn định.
Cùng chứng kiến chi tiết ca sinh nở đặc biệt này:
Khi những cơn đau đẻ mới đến, Paula D’Amore đã vào bồn nước ấm để bớt cảm giác đau hơn.
Khi những cơn đau mạnh mẽ hơn, cô mới quyết định đến bệnh viện.
Đi cùng Paula D’Amore có chồng, nữ hộ sinh và nhiếp ảnh gia.
Paula D’Amore trong cơn đau đớn chuẩn bị sinh con.
Chính chồng và nữ hộ sinh là người tự tay đỡ đẻ cho cô.
Em bé được da tiếp da với mẹ ngay sau khi chào đời.
Bà mẹ 3 con này tỏ ra rất bình tĩnh suốt ca sinh nở.
Họ nở nụ cười rạng rỡ sau khi em bé chào đời an toàn.
Hai mẹ con được đưa tới bệnh viện ngay sau đó.
Sức khỏe của 2 mẹ con đều rất tốt.
Đây là ca sinh thường thứ 2 của mẹ Paula D’Amore. Trong lần mang thai đầu tiên cô đã đón con chào đời bằng phương pháp sinh mổ.
Theo Nguyệt Minh (Theo Popsuger) (Khám Phá)
Phụ Nữ Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Lái Xe Ô Tô?
Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên lái xe. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cả mẹ và con. Điều này có đúng không?
1. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hay không nên lái xe ô tô?
Thời kỳ mang thai được chia thành ba kỳ, gọi là tam cá nguyệt, mỗi ba tháng được xếp vào một tam cá nguyệt. Tương ứng với mỗi kỳ tam cá nguyệt, thai phụ sẽ gặp phải một số trục trặc riêng về sinh hoạt, thay đổi sinh lý…
Không phải thời điểm nào trong thai kỳ cũng tốt cho mẹ bầu lái xe. 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là lúc mẹ bầu nên hạn chế. Bởi khi lái xe mẹ bầu phải luôn ngồi trong tư thế thẳng và gò bó khiến tử cung bị chèn ép, máu lưu thông khó khăn…Chưa kể các biểu hiện của ốm nghén như mệt mỏi, buồn ngủ trong ba tháng đầu cũng có thể khiến mẹ bầu lái xe không tập trung, dễ gây tai nạn.
Dù ở thai kỳ nào, an toàn cho thai nhi và bản thân người mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu. Các hãng xe có mặt tại Việt Nam đã phát triển nhiều công nghệ an toàn và tiện ích dành riêng cho khách hàng nữ. Điển hình là các công nghệ của
của BMW hỗ trợ mở cửa xe không dùng chìa, mở cốp bằng cách đưa chân vào dưới khoang hành lý, lọc không khí, hỗ trợ đỗ xe tự động, hệ thống cảnh báo điểm mù, cảm biến hỗ trợ đỗ xe trước, sau, ga tự động… Nếu quan tâm đến các dòng xe BMW, bạn có thể tham khảo giá tại Giá xe BMW.
2. Phụ nữ mang thai lái xe cần chú ý điều gì?
2.1. Vị trí ngồi thoải mái
Vị trí khi lái xe là yếu tố an toàn quan trọng nhất. Thai phụ nên chú ý điều chỉnh để khoảng cách giữa bụng và tay lái càng xa càng tốt. Trước khi lái, hạ ghế ngả về phía sau, điều chỉnh gương chiếu hậu để tầm nhìn thuận lợi, đồng thời chân dễ chạm vào phanh và côn.
2.2. Chọn đi giày thoải mái
Khi lái xe, bà bầu nhất định đảm bảo phải đi giày thể thao hoặc giày đế bằng thoải mái và lái xe bình ổn. Tránh đi giày cao gót hoặc ngồi quá lâu trên xe dễ gây phù thũng.
Ngoài ra, nếu điều kiện thời tiết thuận tiện, các mẹ bầu có thể tắt điều hòa, mở cửa sổ hứng gió tự nhiên. Nhưng nếu nhiệt độ trong xe và bên ngoài chênh lệch quá lớn, hoặc thời tiết bên ngoài quá nóng hoặc quá lạnh, bà bầu rất dễ bị cảm và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, đó cũng là một điểm các phụ nữ mang thai khi lái xe phải cực kỳ lưu ý.
2.3. Thắt dây an toàn đúng cách
Trên mọi dòng xe đều có trang bị đầy đủ dây an toàn, thắt dây an toàn đúng cách là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người khi vận hành xe tham gia giao thông.
2.4. Nghỉ ngơi khi đi đường dài
Nếu bắt buộc phải lái xe trên một quãng đường dài, hãy nghỉ giữa chặng, vận động tay chân, hoặc đổi tay lái cho bạn đồng hành (nếu có) trong suốt lộ trình. Khi gặp thời tiết xấu, hãy giảm tốc độ và điều chỉnh khoảng cách với các phương tiện lưu thông khác trong độ an toàn cho phép.
Nên lái xe chậm rãi, tập trung cao độ và bình tĩnh. Việc mất kiểm soát sẽ khiến bạn không thể xử lý tốt các sự cố gặp phải. Hãy quan sát cả con đường trong trường hợp muốn chuyển làn, tránh việc lấn tuyến một cách đột ngột.
Lên một lịch trình tốt có thể giúp mẹ bầu bớt vất vả hơn cũng như bớt các rủi ro khi di chuyển bằng ô tô. Mẹ nên tránh các thời điểm kẹt xe và nên đi vào những lúc nắng ráo. Nếu thời tiết quá oi bức hãy đi vào lúc sáng sớm hay chiều muộn. Ngoài ra, nếu đi một hành trình dài thì nên lên danh sách các điểm dừng chân nghỉ ngơi và khách sạn… dọc đường để chủ động giữ gìn sức khỏe.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người mà quyết định có nên lái xe hay không. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi đi khám thai để chắc chắn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Khi thấy người mệt mỏi, sức khỏe không tốt, tuyệt đối không cầm lái, rất nguy hiểm, có thể gây động thai, thậm chí sảy thai.
Cấp Cứu Sản Phụ Bị Viêm Màng Não, Mang Thai 37 Tuần
Khi vào viện, sản phụ Hòa trong tình trạng vật vã kích thích, sốt cao mất ý thức và co giật liên tục được chẩn đoán viêm màng não nặng. Lúc này, thai nhi 37 tuần tuổi có dấu hiệu suy thai cũng được các bác sỹ kịp thời mổ lấy thai an toàn bởi người mẹ đã vỡ ối chuyển dạ sinh non.
Khi đưa vào Trung tâm Y tế huyện Việt Yên, sản phụ Hòa đã bị vỡ ối sớm, kích thích vật vã và co giật từng cơn. Tại đây các bác sỹ đã cấp cứu cho sản phụ theo phác đồ chống co giật nhưng không cắt được cơn sản giật nên đã chuyển tuyến.
Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Khoa Đẻ – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết: “Ngay khi sản phụ Hòa nhập viện Sản Nhi Bắc Giang đã được chuyển thẳng lên Phòng Cấp cứu của Khoa Đẻ để đội ngũ y bác sỹ thăm khám cụ thể toàn trạng.
Kết quả nhận thấy các chỉ số mạch, huyết áp và thân nhiệt đều tăng cao bất thường khi sản phụ sốt cao 39 độ C, mạch đập nhanh với tần số 177 lần/phút và huyết áp đo được là 200/135 mmHg, đặc biệt đo tim thai thấy nhịp tim nhanh 165 – 168 lần/phút, cổ tử cung của sản phụ đã mở được 02 phân và ối vỡ hết, nước ối có màu xanh lẫn phân su của bé – đây là dấu hiện của tình trạng suy thai cấp, trong khi sản phụ vẫn vật vã kích thích, co giật từng cơn và mất ý thức.
Đây là một trường hợp khó chẩn đoán và xử trí, trong khi tình trạng bệnh rất nguy kịch đe dọa tính mạng cả sản phụ và thai nhi. Ban lãnh đạo bệnh viện hội chẩn ngay tại phòng Cấp cứu để quyết định chẩn đoán và có phương pháp xử trí cấp cứu.
Sản phụ Hòa được chỉ định mổ vì suy thai cấp trên bệnh nhân sản giật chưa loại trừ viêm não, màng não; đồng thời sản phụ cũng được các bác sỹ hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ bằng thuốc hạ áp, hạ sốt, thuốc chống co giật, bồi phụ nước điện giải, dùng kháng sinh điều trị viêm não, lấy mẫu xét nghiệm cấp cứu cũng như tư vấn cho người nhà sản phụ về tình trạng của mẹ và thai nhi”.
Ngay khi mổ lấy thai thành công cũng là lúc có kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu của sản phụ, các bác sỹ nhận thấy nồng độ protein trong nước tiểu (protein niệu) tăng cao ở mức 3+, lượng bạch cầu trong máu cao hơn bình thường rất nhiều ở mức 19.400/mm3 (trong khi số lượng bạch cầu trung bình sẽ dao động trong khoảng 4.000 – 10.000/mm3), đường huyết cũng tăng rất cao ở mức 30 mmol/l (trong khi mức đường huyết bình thường từ 3,9 mmol – 6,5 mmol/l).
Các bác sỹ tiếp tục điều chỉnh giảm đường huyết cho sản phụ bằng cách truyền insulin, bù dịch, bù kali để điều trị rối loạn đường huyết. Sau khi dùng hết 20 đơn vị insulin thì đường huyết của sản phụ được duy trì ổn định. 05 ngày sau phẫu thuật, sản phụ Hòa đã phục hồi sức khỏe tốt, trẻ sở sinh cũng được chuyển sang Phòng ghép Mẹ và Bé để mẹ cháu có thể tự tay chăm sóc cháu.
Viêm não, màng não là một dạng bệnh nhiễm trùng của màng não và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tê liệt chân tay, động kinh, điếc, mù, phù não, hôn mê thậm chí tử vong.
Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang Lê Công Tước cũng thông tin thêm: “Qua quá trình điều trị cho sản phụ Hòa thì có thể nhận định rằng căn nguyên khiến sản phụ sốt cao, co giật, mất ý thức và bạch cầu trong máu tăng cao là do bệnh viêm não, màng não, từ đó gây rối loạn đường huyết khiến đường huyết tăng cao.
Khi xét nghiệm nhận thấy đường huyết của sản phụ Hòa cao gấp 05 – 06 lần mức bình thường nhưng đây không phải là nguyên nhân gây nên các triệu chứng kể trên bởi nếu là bệnh lý tiểu đường thai kỳ đơn thuần thì chỉ với 01 liều điều trị 20 đơn vị insulin thì không thể duy trì đường huyết ổn định suốt thời gian điều trị hậu phẫu được
Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường khiến đường huyết tăng cao thì cần phải điều trị liên tục, đặc biệt phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thì cần phải điều trị trong thời gian dài mới ổn định được nên có thể xác định việc tăng đường huyết chỉ là một triệu chứng trong hội chứng bệnh của sản phụ.
Mặt khác, huyết áp sản phụ tăng cao, xét nghiệm thấy có protein niệu nhưng sản phụ không có hiện tượng phù chân hay mặt, đây là 02 trong 03 triệu chứng chính kinh điển của tiền sản giật, nhưng cơn sản giật không gây sốt và bạch cầu tăng cao như vậy nên có thể loại trừ nguyên nhân là do sản giật, nhất là sau cơn sản giật thì sản phụ cũng không thể mất ý thức nhiều như vậy.
Qua đây các bác sỹ sản khoa cũng khuyến cáo rằng: Phụ nữ mang thai nên đi khám thai định kỳ thường xuyên và nên được quản lý thai nghén ở những bệnh viện chuyên khoa, chứ không chỉ siêu âm đơn thuần.
Tại đây sản phụ sẽ được thăm khám toàn diện, theo dõi huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu cũng như tư vấn về dinh dưỡng… Trường hợp phát hiện triệu chứng tiền sản giật hoặc tiểu đường thì sẽ được nhập viện điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bạn đang xem bài viết Cấp Cứu Sản Phụ Sinh Con Trên Xe Ô Tô trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!