Cập nhật thông tin chi tiết về Canxi Hóa Bánh Nhau Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Canxi hoá bánh nhau là gì?
Canxi hóa bánh nhau được chia làm các cấp độ sau:
Độ 0: tuổi thai khoảng 31 ± 1 tuần;
Độ 1: tuổi thai 34 ± 3,2 tuần;
Độ 2: tuổi thai 37,6 ± 2,7 tuần;
Độ 3: tuổi thai 38,4 ± 2,2 tuần – Đây là độ trưởng thành cao nhất của bánh nhau.
Khi canxi hóa bánh nhau độ 3 cho thấy, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện, em bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường. Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của rau thai càng cao, nhưng ở mỗi người biểu hiện lại khác nhau, tùy mỗi người mà quá trình canxi hóa bánh nhau diễn ra nhanh hay chậm.
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm?
Canxi hóa bánh nhau còn được ghi trên kết quả siêu âm là “xơ hóa bánh nhau”. Đây là hiện tượng lắng đọng canxi giữa bánh nhau và cơ tử cung. Phần lớn trường hợp đó là dấu hiệu trưởng thành của thai chứ không phải thai bị thoái hóa. Tuổi thai càng lớn thì các đám canxi hóa càng nhiều.
Nhưng trong một số trường hợp, sự tích tụ canxi hóa bánh nhau nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:
Tích tụ canxi vùng nào sẽ gây xơ hóa nhau vùng đó và gây tắc nghẽn một vài mạch máu trong bánh nhau.
Nếu bánh rau canxi hóa độ 3 xảy ra từ những tuần thai sớm sẽ khiến việc truyền dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ kém, thai nhi trong bụng hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn, dẫn đến gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
Những thai quá ngày sinh và bánh nhau bị vôi hóa nhiều có nguy cơ bị suy thai cao hơn do tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Các thai này cũng sẽ có tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với các thai nhi khác.
Nếu thai dưới 33 tuần tuổi mà bị vôi hóa cấp độ 2 hoặc 3 thì thai phụ cần đi khám thai thường xuyên. Khoảng 78% tình trạng suy dinh dưỡng bào thai xảy ra nếu bánh rau bị canxi hóa cấp độ 3 trước tuần 37 tránh hiện tượng để thai quá lâu.
Nếu kéo dài đến tuần 42, vôi hóa bánh rau sẽ còn diễn ra nhanh hơn. Máu tập trung ở bánh nhau sẽ giảm xuống, khiến việc trao đổi oxy diễn ra khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến suy thai, thai chết trong quá trình chuyển dạ hoặc chết ngay sau khi sinh chỉ vài tiếng hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do não bị thiếu oxy.
Vì thế, với tất cả các thai phụ, kể cả chẩn đoán có bị canxi hóa bánh nhau hay không cũng cần đi khám theo đúng chỉ định, đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi thai nhi đủ ngày đủ tháng (qua đánh giá siêu âm về lượng nước ối, độ vôi hóa rau thai…) mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu trở dạ, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp kịp thời để tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.
Nguyên nhân gây canxi hóa bánh nhau sớm
Nguyên nhân chủ yếu là do bà bầu bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu canxi trong thai kỳ. Mặc dù việc bổ sung canxi khi mang thai là cần thiết nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ khiến canxi lắng đọng trong bánh nhau. Có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, gây ra tình trạng thóp kín quá sớm, xương hàm rộng và nhô ra hoặc động mạch chủ bị thu hẹp…, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Dấu hiệu canxi hóa bánh nhau
Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu sau đây, thai phụ cần đi khám vì có thể là dấu hiệu của tình trạng canxi hóa bánh nhau:
Thai phụ có cảm giác khô miệng thường xuyên.
Thai phụ hay cảm thấy đau đầu và hay quên.
Thai phụ có cảm giác các cơ hơi bị co cứng.
Thai phụ tiểu tiện, táo bón nhiều lần trong ngày.
Phòng ngừa canxi hóa bánh nhau sớm
Khi mang thai, thai phụ cần đều đặn đến khám tư vấn ở các bác sĩ sản khoa trong suốt thời kỳ mang thai, đó là cách để theo dõi và kiểm soát tốt nhất.
Sự lạm dụng canxi ở một số thai phụ sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau, gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau. Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm nhô ra và rộng, động mạch chủ bị thu hẹp. Do vậy, cần bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kỳ:
Từ 0 – 12 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 50 mg canxi/ ngày (tương đương 1 – 2 cốc sữa)
Từ 13-26 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 1200mg canxi, không nên bổ sung chậm quá 20 tuần. Càng về sau càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn.
Từ 27-38 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp đủ 150 – 450 mg canxi để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.
Sau sinh: Mẹ cần lưu ý bổ sung canxi đầy đủ để cơ thể được hồi phục và cải thiện chất lượng sữa mẹ cho con.
Đỗ Hương
Admin Sở Y Tế
Vôi Hóa Bánh Nhau: Mẹ Bầu Cần Biết
Vôi hóa bánh nhau: mẹ bầu cần biết
Hiện tượng vôi hóa bánh nhau là sự lắng đọng canxi giữa bánh nhau và cơ tử cung, xuất hiện ở những tuần cuối của thai kỳ. Điều này nói lên sự trưởng thành của thai chứ không có nghĩa là bánh nhau bị thoái hóa.
Mức độ vôi hóa của nhau thai được chia làm ba cấp độ, độ trưởng thành cao nhất của nhau thai là độ 3. Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của nhau thai càng cao, nhưng ở mỗi người biểu hiện khác nhau, tùy mỗi người mà quá trình can-xi hoá diễn ra nhanh hay chậm. Qua độ can-xi hóa nhau thai, bác sĩ cũng đánh giá được độ trưởng thành của thai nhi. Nhau thai vôi hóa độ 3 cho thấy, chức năng phổi đã bắt đầu hoàn thiện, em bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường.
Mẹ bầu không nên lo lắng khi có kết quả vôi hóa bánh nhau.
Thêm một điều nhiều bà mẹ hay “truyền miệng” nhau, đó là khi bị vôi hóa nhau thai, dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ kém hơn. Điều này không hoàn toàn đúng. Vì sự can-xi hóa ảnh hưởng không lớn đến quá trình trao đổi chất của bánh nhau. Vì sự trao đổi chất xảy ra tại các hồ huyết nằm giữa bánh nhau, trong khi can-xi chỉ lắng đọng quanh riềm các múi nhau. Vì thế, có những thai phụ vôi hóa nhau thai độ 1 từ 27 – 28 tuần nhưng thai nhi vẫn phát triển tốt về cân nặng. Chỉ khi ở mức độ vôi hóa độ 3 (độ cao nhất), cho thấy thai nhi đã trưởng thành thì cần theo dõi chặt chẽ, tránh hiện tượng để thai quá lâu, có thể gây già thai khiến bé bị sụt cân trong bụng mẹ.
Vì thế, với tất cả các thai phụ, kể cả chẩn đoán có vôi hóa hay không vôi hóa nhau thai, thai phụ cũng cần đi khám theo đúng chỉ định, đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi thai nhi đủ ngày đủ tháng (qua đánh giá siêu âm về lượng nước ối, độ vôi hóa nhau thai…) mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu trở dạ, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp kịp thời để tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé. Khi có dấu hiệu ảnh hưởng đến thai, bác sĩ sẽ cho chỉ định can thiệp kịp thời.
Theo đó, các bác sĩ Sản khoa khuyến cáo, không nên lạm dụng, tự ý bổ sung canxi nếu không được bác sĩ kê đơn. Vì nếu lạm dụng canxi sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau, gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau, thừa canxi ở trẻ sơ sinh khiến thóp trẻ liền sớm quá cũng không tốt.
Mọi lo lắng, thắc mắc, mẹ bầu có thể đến khoa phụ sản khám và được bác sĩ tư vấn. Tránh nghe người này nói, người kia mách bảo dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng không tốt cho cả mẹ lẫn bé.
Khoa Phụ Sản là một trong 4 khoa mũi nhọn của Bệnh viện Quốc tế City, chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho sản phụ trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó là các dịch vụ toàn diện và hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thông thường hoặc ác tính của cơ quan sinh dục nữ.
Các bác sĩ của Khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City cũng thường xuyên tham gia tổ chức các lớp học tiền sản cho cả bố lẫn mẹ để chia sẻ những thông tin bổ ích trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó là những bài tập thể dục giúp thai khỏe mạnh, thậm chí là cách cho con bú như thế nào là đúng cũng được các bác sĩ hướng dẫn tận tình.
Sở hữu đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Khoa Phụ sản luôn mang đến những lời khuyên hữu ích và phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các mẹ bầu. Bên cạnh đó, Khoa Phụ sản cũng được trang bị các thiết bị hiện đại như: máy soi cổ tử cung, chụp nhũ ảnh kỹ thuật số, siêu âm 4D…, phòng thí nghiệm chính xác cho kết quả nhanh chóng, giúp tầm soát, phát hiện sớm và điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung – là hai bệnh ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất trong các loại ung thư của phụ nữ.
Mọi thông tin cần tư vấn về dịch vụ khám thai, sinh tại Bệnh viện Quốc tế City, vui lòng gọi đến số (028) 6280 3333. Máy nhánh 8424 hoặc 8402.
Chi tiết vui lòng liên hệ:
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TPHCM
ĐT: (028) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 – 8402) để gặp nhân viên tư vấn
Website: https://cih.com.vn/khoa-san-phu.html.
Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Có Bầu Tiểu Ra Máu Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Có bầu tiểu ra máu , ra máu hồng, máu nâu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? mang thai 7 tuần đi tiểu ra máu khắc phục như thế nào?. Là những câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian qua. Nổi bật trong đó là câu hỏi của chị Thu Quỳnh với nội dung câu hỏi như sau:
” Em đang mang bầu bé thứ 2 được gần 2 tháng. Hai tuần nay, tình trạng ốm nghén của em ngày một tăng. Hơn nữa, mỗi khi đi tiểu, nước tiểu của em lúc thì màu hồng, lúc lại có những dây tia nhỏ màu nâu kèm theo. Em khá là hoang mang không biết hiện tượng tiểu đi máu của mình do đâu. Có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng này. Bác sĩ giải đáp giúp em với. Em xin cảm ơn!
Có bầu tiểu ra máu là bị làm sao? Cùng nghe bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung Tư vấn
Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa cho biết: Mang thai là niềm hạnh phúc lớn lao của chị em phụ nữ. Vì thế trong suốt thời kỳ mang thai, nếu có một dấu hiệu nào bất thường cũng sẽ khiến cho các mẹ bầu lo lắng.
Với thắc mắc của chị Thu Quỳnh, bác sĩ Thanh Dung giải đáp như sau: Hiện Thu Quỳnh đang mang thai ở những tháng đầu của thai kì. Đây là thời điểm thai nhi vẫn chưa phát triển ổn định. Thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung của người mẹ.
Vì thế, hiện tượng đi tiểu lúc ra máu hồng , lúc lại màu nâu của bạn Thu Quỳnh thực sự khá là nguy hiểm. Do không được thăm khám trực tiếp. Cho nên chưa thể kết luận chính xác được hiện tượng có bầu đi tiểu ra máu của bạn Quỳnh do đâu.
Để biết chính xác bầu mà tiểu ra máu là vì sao. Tốt nhất bạn nên cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa. Sau khi thăm khám cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Tuy nhiên, có bầu mà tiểu ra máu thường là do các nguyên nhân sau đây gây ra. Bạn có thể tham khảo và theo dõi:
Mang thai đi tiểu ra máu hồng do Thai phát triển ngoài tử cung
Thai phát triển ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân khiến cho chị em bị đi tiểu ra máu. Đây cũng là hiện tượng mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải.
Thai phát triển ngoài tử cung chính là hiện tượng trứng đã được thụ tinh nhưng lại không vào tử cung để làm tổ mà lại kí sinh ở ống dẫn trứng. Sau một thời gian thai nhi phát triển ngày một to ra sẽ khiến ống dẫn trứng bị vỡ. Gây nên hiện tượng chảy máu khi mang thai.
Mang thai ngoài tử cung cần phải được xử lí sớm, nếu không sức khỏe, chức năng sinh sản của chị em sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, để biết chính xác đi tiểu ra máu khi mang thai có phải do mang thai ngoài tử cung gây ra hay không. Chị em cần phải đến cơ sở y tếđể thăm khám ngay.
Quan hệ khi mang thai bị ra máu nâu do nhiễm trùng đường tiết niệu
Theo số liệu thống kê, phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Bởi khi thai nhi ngày một phát triển và to ra sẽ khiến tử cung phát triển và tăng dần về kích thước.
Chính điều này đã gây cản trở trong quá trình nước tiểu từ bàng quang thoát ra ngoài. Vì thế, các mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong quá trình mang thai. Và tiểu ra máu là dấu hiệu điển hình của bệnh lí này.
Có bầu đi tiểu ra máu màu nâu- do vùng kín bị viêm nhiễm
Khi mang thai, dịch âm đạo của mẹ bầu sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Nếu như, thai phụ vệ sinh vùng kín không được sạch sẽ. Không thay quần nhỏ thường xuyên. Nguy cơ vùng kín bị viêm nhiễm khá là cao. Nổi bật trong đó chính là bệnh viêm âm đạo.
Hơn nữa, trong thời kì mang thai, nội tiết tố thay đổi đột ngột, âm đạo trở thành môi trường lí tưởng cho các tác nhân có hại xâm nhập phát triển và gây bệnh.
Khi vùng kín bị viêm nhiễm ngoài triệu chứng đau rát vùng kín, âm đạo ngứa mẩm đỏ. Thai phụ còn bị tiểu buốt tiểu rắt. Thậm chí là tiểu ra máu, ra mủ nếu như bệnh đang ở giai đoạn mãn tính.
Viêm bể thận- bệnh lí khiến mẹ bầu đi tiểu ra máu
Viêm bể thận là bệnh lí thận của thai phụ đã bị nhiễm trùng . Tác nhân gây chính bệnh viêm bể thận là do vi khuẩn gây ra.
Ngoài hiện tượng đi tiểu ra máu, khi bị mắc viêm bể thận, mẹ bầu còn bị sốt, bị đau bên hông, háng, bụng và lưng.
Viêm bàng quang
Bệnh lí tiếp theo khiến mẹ bầu bị đi tiểu ra máu đó chính là bệnh viêm bàng quang.
Nguyên nhân thai phụ bị viêm bàng quang là do các chất khoáng trong cơ thể còn dư thừa, bị tích tụ lại ở khu vực bàng quang. Lâu dần khiến cho bàng quang của thai phụ bị viêm nhiễm.
Bí tiểu, tiểu nhiều lần, trong nước tiểu có lẫn máu là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm bàng quang.
Ung thư thận và ung thư bàng quang
Đi tiểu ra máu cùng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư thận, ung thư bàng quang. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, bởi những bệnh lí này thường gặp ở những chị em đang ở trong độ tuổi 40.
Ung thư thận, ung thư bàng quang là những bệnh lí cực kì nguy hiểm. Những bệnh lí này không chỉ đe dọa đến sức khỏe của thai phụ. Nó còn có thể khiến thai phụ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Nguy hại hơn còn đe dọa tính mạng của thai phụ. Vì thế, chị em không được chủ quan và coi thường.
Khi bị máu khó đông hay mắc bệnh bạch cầu, chị em sẽ thấy bản thân:
Đi tiểu nước tiểu màu hồng
Xuất huyết da
Chảy máu chân răng
Các nguyên nhân khác khiến thai phụ bị đi tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu khi mang thai không chỉ là dấu hiệu điển hình của nhiều bệnh lí. Đây còn là dấu hiệu của:
Thai nhi bị đe dọa
Đi tiểu ra máu còn là dấu hiệu cho thấy thai nhi của chị em đang bị đe dọa. Đây có thể là dấu hiệu của việc sinh non, thai bị động hoặc bị sảy thai.
Bên cạnh đi tiểu ra máu, chị em còn bị chảy máu một cách ồ ạt. Khi gặp phải hiện tượng này, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Bởi nếu chần chừ, tính mạng cảu người mẹ và thai nhi đều bị ảnh hưởng.
Tác dụng phụ do thuốc gây ra
Trong thời kì mang thai nếu như chị em phải sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chống đông, thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, thuốc chống kết tập tiểu.
Nếu như, thai phụ sử dụng trong một thời gian dài, quá thời gian cho phép. Chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tiểu tiện ra máu.
Do sử dụng những thực phẩm có màu đỏ gây ra
Trong thời kì mang thai nếu như thai phụ thường xuyên sử dụng các thực phẩm có màu đỏ như: Củ dền, dưa hấu, dâu tây,…. Cũng là nguyên nhân khiến thai phụ bị tiểu ra máu. Với nguyên nhân này, các mẹ không cần phải quá lo lắng, chỉ cần hạn chế sử dụng các thực phẩm màu đỏ nêu trên. Tình trạng tiểu ra máu sẽ được cải thiện.
Vận động quá sức
Nếu trong thai kỳ chị em vận động quá sức thì có thể gây ra hiện tượng tiểu ra máu vì việc tổn thương do va đập trong thai kỳ cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ bài tiết dẫn đến sự thay đổi màu sắc của nước tiểu.
Có bầu tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Có bầu tiểu ra máu có nguy hiểm không? Không chỉ là thắc mắc của bạn Thu Quỳnh. Đây còn là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu khi không may rơi vào tình trạng này.
Theo bác sĩ Dung, đi tiểu ra máu khi mang thai có nguy hiểm hay không? được chia ra làm hai trường hợp:
Đi tiểu ra máu khi mang thai cực kì nguy hiểm
Trường hợp, đi tiểu ra máu khi mang thai do các bệnh lí gây ra. Các bệnh lí này nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Tác nhân gây bệnh sẽ phát triển, tấn công ngược dòng gây viêm nhiễm diện rộng.
Lúc này, không chỉ sức khỏe của thai phụ bị ảnh hưởng mà nó còn đe dọa đến sự phát triển của thai nhi. Có thể khiến thai phụ bị xảy thai, thai chết lưu hoặc bị sinh non.
Vì thế, trong trường hợp này thai phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám. Căn cứ vào kết quả, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng sử lí kịp thời và hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai phụ cũng nhưu sự phát triển của thai nhi.
Đi tiểu ra máu khi mang thai không nguy hiểm
Nếu chị em đang mang bầu bị ra máu khi đi tiểu do thực phẩm, hay tác dụng phụ của thuốc gây ra,…. Chị em chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp khoa học. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lí. Tình trạng đi tiểu ra máu của chị em sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.
Lời khuyên của bác sĩ Dung dành cho các mẹ bầu
Để bản thân có một thai kì khỏe mạnh, thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Các mẹ bầu nên:
Khám thai định kỳ để đảm bảo cho cơ thể và thai nhi luôn khỏe mạnh.
Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ
Khi có cảm giác muốn đi tiểu hãy đi ngay không nên nhịn tiểu. bởi như thế sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và bàng quang.
Khi phát hiện ra mình bị viêm đường tiết niệu thì hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng về sau.
Ra Huyết Trắng Màu Xanh Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
là một trong những biểu hiện bất thường chị em không nên chủ quan. Bởi đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Vậy thực hư huyết trắng màu xanh do đâu, cách điều trị như thế nào?
Huyết trắng màu xanh là gì?
Huyết trắng hay còn gọi là khí hư, dịch âm đạo của nữ giới. Thông thường, huyết trắng sẽ bắt đầu xuất hiện khi chị em bước vào tuổi dậy thì.
Ở trạng thái bình thường, huyết trắng tiết ra với lượng vừa phải. Đặc điểm của huyết trắng là có màu trắng trong, dai như lòng trắng trứng gà sống. Huyết trắng không mùi, không gây ngứa ngáy.
Trường hợp chị em thấy huyết trắng có sự thay đổi về màu sắc như màu xanh thì đây là biểu hiện bất thường. Lúc này, chị em cần đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
Những hiện tượng huyết trắng màu xanh thường gặp
Huyết trắng màu xanh không mùi
Theo thống kê, có khoảng 60% chị em ra huyết trắng màu xanh không mùi. Nguyên nhân do mắc các bệnh lý như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung…
Bên cạnh triệu chứng ra huyết trắng màu xanh, chị em sẽ gặp một số biểu hiện khác như ngứa, đau rát, sưng tấy ở âm đạo. Đồng thời, khi quan hệ sẽ thấy đau và ra máu.
Huyết trắng màu xanh vón cục như bã đậu
Nếu ra huyết trắng màu xanh vón cục như bã đậu thì đây là biểu hiện của những bệnh lý sau:
Viêm âm đạo;
Viêm lộ tuyến cổ tử cung;
Bệnh viêm nội mạc tử cung;
Ung thư cổ tử cung…
Ra huyết trắng màu xanh mùi tanh, chua
Huyết trắng màu xanh, có mùi tanh chua chủ yếu là do bệnh viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas gây nên. Lúc này, chị em sẽ thấy một số biểu hiện khác như ngứa, sưng, đau vùng kín, đau rát khi giao hợp.
Ra khí hư màu xanh khi mang thai
Ra khí hư màu xanh khi mang thai là triệu chứng phổ biến ở nhiều chị em. Bởi khi mang thai, nội tiết của chị em thay đổi. Do đó, âm đạo bị mất cân bằng, khiến khí hư có màu sắc bất thường.
Trường hợp ra khí hư màu xanh kèm ngứa ngáy vùng kín thì đây là biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, thai phụ cần đi kiểm tra và điều trị sớm để hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Dịch tiết âm đạo màu xanh sau sinh
Nếu sau sinh, chị em thấy vùng kín ra dịch tiết màu xanh thì đây là triệu chứng viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Trong đó, phổ biến là bệnh lậu, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Nguyên nhân huyết trắng có màu xanh
Ra huyết trắng màu xanh có nguy hiểm không? Qua những thông tin trên có thể thấy, huyết trắng màu xanh là biểu hiện của các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Do đó, nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.
Một số biến chứng chị em sẽ phải đối mặt như:
Ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống
Ra huyết trắng màu xanh là do các bệnh lý phụ khoa sẽ gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời, khiến chị em rơi vào trạng thái lo lắng, bất an, lâu dần sẽ gây stress, trầm cảm.
Suy giảm chất lượng đời sống tình dục
Các bệnh lý phụ khoa do huyết trắng màu xanh còn khiến chị em bị đau rát khi quan hệ, chảy máu âm đạo… Điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống chăn gối, suy giảm ham muốn.
Nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn
Thông thường, huyết trắng là môi trường giúp tinh trùng sống sót và di chuyển gặp trứng để thụ tinh. Tuy nhiên, huyết trắng màu xanh là biểu hiện bệnh phụ khoa có thể khiến tinh trùng bị chết. Hoặc tinh trùng không thể di chuyển đến trứng, do đó, việc thụ thai sẽ gặp khó khăn.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Thai phụ mang thai ra huyết trắng màu xanh do các bệnh lý phụ khoa nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, thai phụ có nguy cơ bị sảy thai, đẻ non.
Cách chữa huyết trắng màu xanh hiệu quả
Để điều trị huyết trắng màu xanh, chị em nên đến các cơ sở y tế thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà hoặc mua thuốc để chữa trị. Vì hầu hết ra huyết trắng màu xanh là do các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm gây ra.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, tùy vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Tại Đa khoa Quốc tế HCM, hiện đang áp dụng một số phương pháp sau để chữa huyết trắng màu xanh.
Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung: Chuyên khoa II, bác sĩ có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị Sản Phụ khoa. Sau nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ… Hiện nay, bác sĩ Dung đang công tác tác tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân: Chuyên khoa I, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sĩ Nguyễn Thị Vân là một trong những bác sĩ giỏi. Có nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú trong công tác chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh lí về sản phụ khoa, được giới chuyên môn đánh giá cao.
2529 Lượt đặt hẹn
2108 Lượt đặt hẹn
2414 Lượt đặt hẹn
2406 Lượt đặt hẹn
Bạn đang xem bài viết Canxi Hóa Bánh Nhau Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!