Xem Nhiều 6/2023 #️ Cẩm Nang Cân Nặng Thai Nhi Tiêu Chuẩn Who Theo Tuần Tuổi # Top 12 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cẩm Nang Cân Nặng Thai Nhi Tiêu Chuẩn Who Theo Tuần Tuổi # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cẩm Nang Cân Nặng Thai Nhi Tiêu Chuẩn Who Theo Tuần Tuổi mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phòng Khám Minh Tâm chia sẻ cẩm nang cân nặng thai nhi tiêu chuẩn WHO theo tuần tuổi để giúp mẹ có chế độ sinh hoạt, tập luyện và dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

1. Bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn WHO theo tuần tuổi

Sau khi siêu âm thai mẹ bầu hãy so sánh với bảng cân nặng tiêu chuẩn, mẹ sẽ biết con có đang phát triển tốt hay không? Mẹ cần thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng như thế nào để con lớn lên tốt nhất ở bụng mẹ? 

Tuần tuổi thai nhi Chiều dài thai nhi  Cân nặng thai nhi

Tuần 8

1.6 cm

1 g

Tuần 9

2.3 cm

2 g

Tuần 10

3.1 cm

4 g

Tuần 11

4.1 cm

7 g

Tuần 12

5.4 cm

14 g

Tuần 13

7.4 cm

23 g

Tuần 14

8.7 cm

43 g

Tuần 15

10.1 cm

70 g

Tuần 16

11.6 cm

100 g

Tuần 17

13 cm

140 g

Tuần 18

14.2 cm

190 g

Tuần 19

15.3 cm

240 g

Tuần 20

25.6 cm

300 g

Tuần 21

26.7 cm

360 g

Tuần 22

27.8 cm

430 g

Tuần 23

28.9 cm

500 g

Tuần 24

30 cm

600 g

Tuần 25

34.6 cm

660 g

Tuần 26

35.6 cm

760 g

Tuần 27

36.6 cm

875 g

Tuần 28

37.6 cm

1005 g

(1.005 kg)

Tuần 29

38.6 cm

1150 g (1.15 kg)

Tuần 30

39.9 cm

1320 g  (1.32 kg)

Tuần 31

41.1 cm

1500 g  (1.5 kg)

Tuần 32

42.2 cm

1700 g (1.7 kg)

Tuần 33

43.7 cm

1920 g (1.92 kg)

Tuần 34

45 cm

2150 g (2.15 kg)

Tuần 35

46.2 cm

2380 g (2.38 kg)

Tuần 36

47.4 cm

2620 g (2.62 kg)

Tuần 37

48.6 cm

2860 g (2.86 kg)

Tuần 38

49.8 cm

3080  g (3.08 kg)

Tuần 39

50.7 cm

3290 g (3.29 kg)

Tuần 40

51.2 cm

3460 g (3.46 kg)

2. Mức tăng cân hợp lý của mẹ khi mang thai

Ngoài kích thước và cân nặng của con, mẹ cũng cần quan tâm đến mức tăng cân hợp lý khi mang thai của chính mình. 

Mức tăng cân hợp lý cho mẹ trong suốt quá trình mang thai là:

Khoảng 11,3 – 16 kg với mẹ bầu có cân nặng trung bình trước khi mang thai.

Khoảng 12,7 – 18.3 kg với mẹ bầu ít cân trước khi mang thai.

Khoảng 7 – 11.3 kg với mẹ bầu thừa cân trước khi mang thai.

Khoảng 16 – 20,5 kg trong trường hợp mẹ bầu mang song thai.

Mức tăng cân của mẹ chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng của từng bà bầu khác nhau. Không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có mẹ bầu nào có mức tăng cân giống nhau hoàn toàn. 

Mẹ hãy liên hệ qua số Hotline 091.9255.115 để được bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều năm công tác tại Bệnh Viên Sản TW tư vấn hướng dẫn thêm về sức khỏe thai kỳ !

Bảng Tiêu Chuẩn Cân Nặng Thai Theo Tuần Của Who

Dựa vào bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế, mẹ bầu có thể theo dõi, đánh giá được con yêu phát triển có đúng tiêu chuẩn hay không qua các chỉ số về cân nặng, chiều dài cơ thể ở mỗi tuần tuổi.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung – Phó khoa Phụ sản hiếm muộn – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ.

Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung – Phó khoa Phụ sản hiếm muộn – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là căn cứ xác định, đánh giá sự phát triển của bé yêu. Tuy nhiên mỗi bé có sự phát triển khác nhau, vì thế dựa vào đây mẹ có thể biết bé đang phát triển tốt, đúng tiêu chuẩn, quá hoặc thiếu cân nặng mà có cách điều chỉnh phù hợp, giúp thai nhi phát triển ổn định.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo WHO 2019

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi 2019 được đo, xác định, đánh giá theo tổ chức Y tế Thế giới. Các mẹ có so sánh kết quả, các chỉ số siêu âm và cân nặng thai nhi trong bảng sau để xác định con yêu có phát triển bình thường hay không.

– Từ tuần 1 – tuần 7: Thai đang trong quá trình thụ thai, hình thành phôi thai. Vì vậy, cân nặng và chiều dài thai nhi chỉ có thể xác định từ tuần 8.

– Thai được đo theo chiều ngang của bé.

– Từ tuần 8 – tuần 19: Đo từ phần đầu đến phần mông của bé.

– Từ tuần 20- 42: Đo từ đầu đến hết gót chân bé.

– Từ tuần 32: Bé bước vào giai đoạn tăng tốc, tăng nhanh về cân nặng và chiều cao.

– Tuần thai xác định được cân nặng thai nhi chuẩn nhất là: Tuần 12, tuần 20, tuần 32.

Nếu các bé chênh lệch cân nặng, chiều cao không đáng so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì bé vẫn phát triển bình thường.

Kích thước tương đương của thai nhi theo tuần

Từng tuổi thai, mẹ bầu tăng cân thế nào để tốt cho con yêu?

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con yêu và đánh giá mẹ có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng tốt. Vậy mẹ tăng cân như thế nào là an toàn, tốt cho sự phát triển của thai nhi?

Mức cân nặng của mẹ sẽ được tính thông qua chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể). Khi tính, biết được chỉ số BMI mẹ sẽ chủ động hơn và biết nên tăng bao nhiêu cân là đủ, tốt cho cả mẹ và bé.

Công thức tính chỉ số BMI như sau:

BMI = Trọng lượng: (Chiều cao x 2)

Trong đó, chiều cao tính bằng m và trọng lượng tính bằng Kg.

Ví dụ: Mẹ bầu có cân nặng là 58kg, chiều cao là 1m57.

Sẽ tính được BMI = 58 : (1,57 X 2) = 18,4.

Như vậy, dựa vào chỉ số BMI trước khi mang thai, theo từng trường hợp các mẹ nên tăng ở mức cân sau:

– Mẹ có BMI bình thường, mang đơn thai: Tăng 9 – 12kg.

– Với các mẹ mang thai đôi: Nên tăng từ 16 – 20kg.

– Với các mẹ béo phì: Tăng từ 5 – 9kg.

– Với các mẹ thiếu cân: Tăng từ 12 – 18kg.

Để tăng cân theo đúng tiêu chuẩn, ổn định tránh tình trạng béo phì, thiếu cân, bệnh tiểu đường, thai suy dinh dưỡng, tiền sản giật… mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt nhất.

Thai nhi thừa hoặc thiếu cân mẹ phải làm gì?

Để biết được thai nhi thừa hoặc thiếu cân so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần, các mẹ có thể đi siêu âm.

Phương pháp siêu âm sẽ đo, xác định chính xác các chỉ số cơ thể như: Cân nặng, kích thước, nhịp tim, vị trí thai nằm, nước ối, nhau thai… của bé. Từ kết quả siêu âm, mẹ có thể so sánh với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi 2019 để có thể điều chỉnh chế độ ăn, dưỡng thai giúp con phát triển tốt nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi theo tuần

1. Yếu tố di truyền

Trường hợp bố mẹ hoặc có bố/mẹ là người châu Âu thì con sẽ có cân nặng, chiều cao nhiều hơn so với cân nặng chuẩn thai nhi.

2. Số lượng thai

Nếu mẹ mang song thai trở lên thì cân nặng sẽ nhỏ, nhẹ hơn đơn thai.

3. Độ tuổi sinh đẻ

Bà bầu dưới 18 và trên 35 tuổi thì thai nhi sẽ có cân nặng thấp hơn trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 – 30.

4. Cân nặng của mẹ

Mẹ bị béo phì thì con sẽ nặng, ngược lại mẹ tăng cân quá ít thì thai sẽ nhẹ cân, kém phát triển.

5. Thứ tự con trong gia đình

Thông thường con thứ sẽ nặng cân hơn con đầu, nếu đẻ quá dày 3 năm 2 đứa thì con thứ sẽ nhẹ cân hơn con đầu.

6. Vóc dáng của mẹ

Nếu mẹ có vóc dáng cao, nặng cân thì con sẽ cân nặng, chiều cao lớn hơn. Còn với mẹ có vóc dáng thấp, nhẹ cân thì ngược lại.

7. Sức khỏe của mẹ

Mẹ bị các bệnh như trầm cảm, huyết áp, chất kích thích thì con sẽ nhẹ cân, kém phát triển. Trường hợp mẹ bị béo phì, tiểu đường thai kỳ con sẽ lớn hơn bình thường.

8. Giới tính thai nhi

Thông thường các bé gái sẽ có cân nặng nhẹ hơn các bé trai.

9. Chế độ sinh hoạt ăn uống

Mẹ có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt, lành mạnh, tập thể dục đều đặn thì con sẽ nặng cân, phát triển ổn định. Nếu mẹ ăn uống, sinh hoạt thất thường, sử dụng các chất kích thích khi mang thai con sẽ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Mẹ nên làm gì để con tăng cân đúng tiêu chuẩn?

Để con tăng cân đúng theo bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, các mẹ cần áp dụng và thực hiện các bí quyết sau đây:

– Không sử dụng các chất kích thích như: Đồ uống có cồn, ga, cafein, thuốc lá…

– Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu sắt, canxi, chất đạm, omega 3, vitamin, axit folic…

– Chế độ sinh hoạt khoa học: Mẹ bầu không thức đêm, không làm việc quá sức, đi bộ, tập yoga mỗi ngày.

– Đi khám thai định kỳ để theo dõi, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh lý mà mẹ và thai nhi gặp phải.

– Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan tránh để stress trong quá trình mang thai.

– Tham gia các lớp tiền sản.

Dựa vào bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần, mẹ bầu có thể theo dõi và biết con yêu phát triển tốt không? Ở từng tuổi mỗi bé sẽ có kích thước khác nhau, vì vậy nếu bé không chênh lệch nhiều so với cân nặng thai nhi chuẩn thì mẹ không nên lo lắng, bé vẫn phát triển đều.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/bang-tieu-chuan-can-nang-thai-theo-tuan-cua-who-d2252…

Theo Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung – Phó khoa Phụ sản hiếm muộn – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Của Who

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ Loan nguyên là Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang; Bác sĩ điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai trước khi là bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc như hiện nay.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp.

1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế

Chiều dài và cân nặng thai nhi có thể tra cứu khá trực quan từ bảng. Ví dụ: ở tuần 33, cân nặng thai nhi vào khoảng 1.9kg và dài khoảng 43.7 cm.

Bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn này được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kì. Sau khi thăm khám và so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ biết con mình có đang phát triển tốt hay không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng thai nhi không? Từ đó, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý.

2. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

Từ 8 – 19 tuần: bé được đo chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.

Từ tuần 20 – 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.

Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.

3. Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi

Có khá nhiều yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi trong suốt thai kì, trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan như:

3.1. Do yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc

Điều này đồng nghĩa với việc, cân nặng của thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau.

3.2. Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai

Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì sẽ có xu hướng sinh con lớn, nặng cân hơn những mẹ khác. Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân quá ít cũng có nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện qua chỉ số cân nặng của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ.

3.3. Thứ tự sinh con

Trên thực tế, con thứ thường lớn hơn con đầu, nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ nhẹ cân hơn con đầu.

3.4. Số lượng thai

Mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi.

4. Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi

Sau khi thăm khám và thấy cân nặng của thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Nếu hàng tuần, thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, nhất là những tháng cuối của thai kì, rất có thể trẻ đã phát triển lớn hơn so với tuổi thai. Khi thai quá lớn, sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì… ngay từ trong bụng mẹ.

Nếu thai nhi có các chỉ số thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần, kết quả siêu âm so với bảng cân nặng thai nhi bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành các thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường.

Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi bạn thật cặn kẽ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Mẹ cần có những thay đổi phù hợp để cải thiện cân nặng của thai nhi.

Nếu thai nhi quá nhẹ cân, bé có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, dễ mắc các bệnh về phổi, sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này…

5. Cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn

Mẹ bầu không ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng.

Kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong cả thai kì, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg. Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần mà thôi.

Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.

Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Với mong muốn chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ toàn diện cho mẹ và bé suốt thai kì cho đến khi chào đời, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai chương trình chăm sóc thai sản trọn gói với sự tham gia của đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Đồng hành cùng Vinmec, bạn sẽ được hướng dẫn và tư vấn theo từng bước: những điều cần chú ý thực hiện tiếp theo trong thai kỳ, lập kế hoạch sinh cho bạn, lập kế hoạch chăm sóc sau sinh cho bé, lập kế hoạch mổ điều trị nếu cần, hướng dẫn chăm sóc bé sau khi ra viện…

Với hệ thống phòng hệ thống phòng sinh hiện đại, phòng nội trú với 3 lựa chọn ( Phòng tiêu chuẩn, Phòng VIP, phòng Tổng thống), mẹ bầu sẽ không còn nỗi lo vượt cạn, hoàn toàn thoải mái, nhẹ nhàng đón con yêu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bảng Cân Nặng Của Bà Bầu Theo Từng Tháng, Tuần Chuẩn Who 2022

Tham khảo mức tăng cân của bà bầu trong: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa& 3 tháng cuối, công thức tính chỉ số BMI của bà bầu & chiều cao, cân nặng của thai nhi theo tuần chuẩn dành cho phụ nữ Việt Nam.

Mức tăng cân của bà bầu theo từng tháng

Tam cá nguyệt đầu tiên

Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (từ sau kỳ kinh nguyệt cuối), bạn nên tăng khoảng 450-700g mỗi tháng và khoảng 1,5 – 2,5kg trong cả giai đoạn. Bạn cần thêm 200 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với 1 ly sữa không béo và 2 lát thịt ức gà).Với bé, thai nhi đến tuần thứ 12 sẽ có cân nặng khoảng 18g và dài 6,5cm. Hầu hết các mẹ chưa cảm nhận được sự thay đổi nhiều về trọng lượng của bé, hãy bổ sung đều đặn chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất… bình thường. Đừng dồn ép cơ thể bằng việc nạp quá nhiều và quá sớm các dưỡng chất này ở tam cá nguyệt đầu tiên.

Tam cá nguyệt thứ hai

Trong 13 tuần tiếp theo (từ tuần thứ 13 đến 25) của thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng từ 5 – 6,5kg trong cả giai đoạn. Bạn sẽ cần thêm 300 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với một ly sinh tố cam – cà rốt và một hộp sữa chua trái cây).Chỉ số cơ thể của thai nhi trong ba tháng giữa có xu hướng tăng từ từ theo từng tuần rõ rệt. Thông thường đến khoảng tuần 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, từ tuần thứ 26 trở đi, sự thèm ăn của thai phụ đa phần tăng lên, nhưng nếu bạn bị ợ nóng hoặc cảm thấy đầy bụng thì nên chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên. Trọng lượng của mẹ ở tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36-38 là 12 -13kg (so với cân nặng trước khi mang thai). Cân nặng lý tưởng khi mang bầu thường là ở mốc này vì nếu bạn giữ được mức dưới 13kg thì sau khi sinh bé, bạn sẽ dễ trở về với trọng lượng ban đầu nhất. Tuần 40-41, đa phần các thai phụ bị sụt cân một chút nhưng không đáng kể, đây là giai đoạn chuẩn bị lâm bồn.

Nếu bạn quá gầy và thiếu cân (BMI < 18), bạn cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.

Nếu bạn mang thai đôi, bạn cần tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.

Bạn có bao giờ thắc mắc phần trọng lượng tăng thêm trong thai kỳ gồm những gì trong khi em bé ra đời chỉ nặng khoảng 3,5kg?

Đây là câu trả lời:

Em bé: 2,7 – 3,6kg.

Nhau thai: 450 – 900g.

Trữ lượng chất lỏng tăng thêm: 0,9 – 1,3kg.

Trữ lượng máu tăng thêm: 1,3 – 1,8kg.

Nước ối: 900g.

Tử cung nở lớn: 900g.

Ngực nở lớn: 450 – 900g.

Dự trữ mỡ và đạm (quan trọng cho giai đoạn cho bú): 2,7 – 3,6kg.

Bà bầu ăn gì để tăng cân nhanh?

Nếu mẹ bầu nhẹ cân nên ăn bổ sung thêm nhiều thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng

Ăn đủ Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.

Bổ sung các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn.

Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều là trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Ăn 4-5 bữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên. Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress cũng giúp giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân.

Bà bầu thừa cân nên ăn gì?

Mẹ bầu thừa cân nên lưu ý những điều sau để đưa mức cân nặng của bà bầu về hợp lý hơn vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi:

Các mẹ hãy cố gắng ăn theo cách khoa học nhất để vừa được ăn nhiều những món mình thích, mà không bị tăng cân và ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé…

Sau khi đã ăn nhiều vào buổi sáng thì mình giảm dần “sức ăn” vào buổi trưa và tối. Trưa và tối thì sẽ chủ yếu ăn cơm nhà, có rau, canh, và cơm thì nhiều nhất khoảng nửa chén thôi. Ăn vừa bụng thì ngưng chứ không ăn đến khi có cảm giác no căng nha các mẹ bầu.

Những món bạn thích thì hãy tranh thủ ăn vào buổi sáng, vì nếu ăn vào bữa tối sẽ khiến tăng cân rất nhanh. Tốt hơn bạn nên ăn rất nhiều và chia thành nhiều bữa nhỏ, vì thường buổi sáng thì cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng, do vậy ăn nhiều cũng không sao.

Sử dụng nhật ký dinh dưỡng thai kỳ theo dõi lượng thực phẩm và dưỡng chất bạn đã nạp vào cơ thể để chắc rằng bạn đã nạp đủ dưỡng chất yêu cầu. Nó cũng rất hữu dụng để bạn theo dõi tâm trạng và mức độ đói của bạn. Từ đó, bạn có thể chỉ ra những thứ bạn cần thay đổi trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình.

Chú ý bổ sung axit folic: Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 400 đến 800 microgram axit folic mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Thế nhưng trên thực tế hầu hết chúng ta nạp không đủ. Phụ nữ thừa cân có thể cần lượng axit folic nhiều hơn. Những phụ nữ có nguy cơ em bé bị khuyết tật ống thần kinh lại càng cần liều lượng cao hơn. Tuy nhiên, bạn không được dùng liều lượng nhiều hơn được khuyến nghị mà không kiểm tra với bác sĩ trước.

Nên ăn thức ăn chứa protein trong mỗi bữa ăn chính và phụ và tránh những thức ăn chứa đường tinh luyện hoặc bột trắng. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định và bạn không bị đói.

Ưu tiên dầu ô liu: Chọn những chất béo chưa bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng thay cho những chất béo đã bão hòa hoặc đã hidro hóa như mỡ động vật, dầu dừa, bơ.

[ratings]

tu khoa

thai 5 thang nang bao nhieu gram

mang thai thang thu 6 be nang bao nhieu

cân nặng của bà bầu theo từng tháng 2017

mang thai thang thu 5 em be nang bao nhieu

biểu đồ tăng cân của bà bầu

bà bầu tăng cân theo từng giai đoạn

Bạn đang xem bài viết Cẩm Nang Cân Nặng Thai Nhi Tiêu Chuẩn Who Theo Tuần Tuổi trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!