Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Điều Trị Bệnh Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai Nhanh Chóng mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Còn nếu bị sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào?
Nguồn gốc của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh do virus lây truyền sang cơ thể người bởi một số loài muỗi Aedes aegypti. Bệnh này phát triển mạnh ở các vùng nhiệt đới có khí hậu ấm áp và ẩm ướt như nước ta chẳng hạn.
Do sốt xuất huyết là một căn bệnh lây truyền qua vết muỗi đốt nên số lượng các trường hợp sốt xuất huyết khi mang thai bùng phát trong mùa mưa, đây là thời kỳ muỗi phát triển mạnh. Muỗi Aedes hoạt động tích cực hơn vào ban ngày, đặc biệt là vào sáng sớm và chiều muộn.
Những nguy cơ sốt xuất huyết khi mang thai
Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe khi sinh sản cho cả mẹ và thai nhi. Bởi vì khi hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo cơ hội cho virus có điều kiện phát triển, từ đó phụ nữ bị sốt xuất huyết nghiêm trọng. Đây được xem là một trong những kiến thức sinh sản quan trọng mà chị em mang thai cần đặc biệt lưu ý.
Hơn thế nữa, virus này có thể truyền sang thai nhi trong thai kỳ hoặc khi sinh. Mặt khác, bạn có thể cần phải mổ lấy thai nếu mắc phải sốt xuất huyết bất cứ lúc nào. Một số biến chứng xuất hiện trong thai kỳ do sốt xuất huyết gây ra như: giảm tiểu cầu, sinh non và sinh nhẹ cân, sẩy thai, nguy cơ xuất huyết hay thậm chí là tiền sản giật. Cơ hội phát triển tình trạng tiền sản giật sẽ tăng nếu phụ nữ mang thai chẳng may mắc phải sốt xuất huyết trong thai kỳ hoặc các bệnh chuyên khoa khác.
Nguy cơ truyền bệnh sốt xuất huyết cho thai nhi sẽ chỉ xảy ra nếu bạn bị bệnh này vào cuối thai kỳ. Ngoài ra, khả năng thai nhi mắc phải virus này là rất thấp.
Dấu hiệu nhận biết phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết
Khi bị ảnh hưởng bởi sốt xuất huyết, bạn cần quan sát các triệu chứng như sau:
Sốt cao kèm theo run rẩy
Chảy máu chân răng
Đau đầu dữ dội và cơ thể có cảm giác tê nhức
Mất nước cũng như ăn uống kém ngon miệng
Buồn nôn kèm theo nôn mửa thường xuyên
Thậm chí, số lượng tiểu cầu của bạn sẽ giảm xuống mức báo động trong trường hợp nặng. Nếu số lượng tiểu cầu giảm xuống, huyết áp cũng đồng thời hạ xuống theo và bạn có thể bị chảy máu. Tình trạng này được gọi là sốt xuất huyết và có thể đe dọa tính mạng.
Để điều trị sốt xuất huyết khi mang thai hiệu quả thì việc chẩn đoán là việc làm đầu tiên. Nếu các triệu chứng giống cúm vẫn tồn tại hoặc nếu bạn bị đau bụng dữ dội và nôn sau khi cơn sốt giảm đi, hãy đi xét nghiệm máu để xác định tình trạng bệnh của mình.
Thực hiện các biện pháp y tế kịp thời sẽ đảm bảo rằng bạn và em bé được khỏe mạnh bởi ngay cả khi bệnh không gây tổn thương trực tiếp cho cơ thể, sốt cao cũng có thể gây ra một số biến chứng. Hơn nữa, phụ nữ mang thai khi mắc sốt xuất huyết cần lưu ý:
Không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Huyết áp và mức tiểu cầu trong máu cần được theo dõi liên tục
Nên uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước do nôn bởi có thể ảnh hưởng đến lượng chất dịch phôi thai
Nghỉ ngơi thật nhiều
Trong trường hợp sốt xuất huyết nặng, thai phụ có thể cần phải nhập viện và điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt
Truyền máu và truyền tiểu cầu có thể được áp dụng để chỉ số tiểu cầu trở lại mức bình thường và thay thế lượng máu bị mất khi bị xuất huyết.
Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai Nguy Hiểm Không, Cách Điều Trị, Nên Ăn Gì
Sốt xuất huyết khi mang thai vào những tuần cuối có thể dẫn đến chứng rối loạn đông máu nguy hiểm cao cho cả mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên sẽ tùy vào từng giai đoạn nhiễm bệnh, thường thì nguy hiểm vào thời kỳ đầu và cuối thai kỳ.
1. Bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không
Còn được gọi là hiện tượng xuất huyết dưới da khi mang thai. Nếu gặp phải hiện tượng này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của cả hai mẹ con. Hơn nữa, tiểu cầu giảm ở mức độ nặng có thể xảy ra một số biến chứng sau thời gian áp dụng các kỹ thuật trong y khoa để giúp mẹ bầu sinh không đau trong quá trình lâm bồn.
Giảm tiểu cầu là hiện tượng xuất huyết dưới da trong thời gian mang thai (Nguồn: cloudfront.net)
Chẳng may bà bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai, đặt biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba thì có khả năng gây ra tình trạng sinh non, em bé nhẹ cân sau khi sinh hoặc có thể tử vong nếu như người mẹ bệnh trở nên nặng hơn.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm nên cần phải theo dõi cũng như xử lý kịp thời, bởi khi người mẹ bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu cũng sẽ có nguy cơ sảy thai rất cao.
Tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai (Nguồn: tamsubantre.org)
Ngoài ra, nếu cơ thể của người mẹ trong khi sinh bị nhiễm phải vi rút sốt xuất huyết cũng có nguy cơ dẫn đến hậu quả xuất huyết cao.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở bà bầu
Theo đó, có những biến chứng nguy hiểm gì sẽ xảy đến cho cả mẹ lẫn bé? Để đánh giá về những hệ quả này thì nhiều bác sĩ cho rằng bệnh ảnh hưởng đến quá trình mang thai bởi hai triệu chứng chính yếu đó là sốt và xuất huyết.
Vì lẽ đó, nếu thấy một số dấu hiệu như chảy máu ở chân răng, sốt cao kèm theo sự run rẩy, mất nước và ăn không được ngon miệng, đau đầu dữ dội, khó thở, cảm giác bị tê nhức khắp cơ thể, buồn nôn và nôn mửa liên tục, phần thân trên của cơ thể có tình trạng xuất hiện thêm nhiều các mẩn đỏ.
Buồn nôn và nôn mửa liên tục cũng là biểu hiện xuất huyết ở bà bầu (Nguồn: dexecure.net)
3. Sốt xuất huyết có gây dị tật thai nhi
Khi thai phụ gặp chứng nóng sốt sẽ có rủi ro thai nhi bị suy thai, thai bị chết lưu và tệ hơn có thể gây ra căn bệnh dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, triệu chứng tiểu cầu hạ sẽ dẫn đến đẻ non và hình thành một số biến chứng nghiêm trọng như: tiền sản giật, chảy máu khó cầm,… khả năng gây tử vong cho thai phụ và thai nhi là rất cao.
Sốt xuất huyết gây dị tật thai nhi (Nguồn: Adr)
4. Điều trị sốt xuất huyết cho bà bầu
Khi có triệu chứng bệnh, hãy đến viện để xác định tình trạng và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.
Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng theo chỉ dẫn bác sĩ.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ bởi điều ấy khiến bệnh nặng thêm, đồng thời ảnh hưởng đến thai nhi.
Luôn theo dõi liên tục mức tiểu cầu trong máu và huyết áp.
Nên bổ sung lượng nước đủ hàng ngày để ngăn nguy cơ mất nước sau nôn bởi điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng chất dịch phôi thai.
Hướng dẫn chữa trị sốt khi bị bệnh cho phụ nữ mang thai (Nguồn: poh.vn)
5. Bà bầu bị sốt xuất huyết nên ăn gì
Trong lúc bị sốt xuất huyết khi mang thai, bà bầu nên bổ sung cho cơ thể thật nhiều nước hơn thông thường, việc này nhằm bù lại lượng nước và các chất điện giải đã bị mất do nóng sốt gây ra.
Mẹ có thể sử dụng nước oresol, uống nước gạo rang hoặc pha 1 lít nước lọc với 2 thìa cà phê đường và 8 thìa cà phê muối ăn. Ngoài ra, mẹ nên chọn các loại hoa quả thơm ngon tốt cho thai phụ mắc sốt xuất huyết như: cam, chanh, xoài, dưa hấu,… và trang bị thêm chiếc máy ép trái cây hiện đại cho gia đình là có thể hoàn thành thức uống bổ dưỡng tốt sức khỏe.
Nên uống nước nhiều hơn khi mắc bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: thegioidiengiai.com)
5.2. Thực phẩm nhiều đạm, vitamin
Chưa hết, các loại thực phẩm tươi ngon nguồn gốc sạch như thịt, trứng, cá, sữa, các loại hạt,… cũng là nguồn chất đạm và protein tốt cho cơ thể. Hơn nữa, đạm là chất đóng góp không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi và là chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé yêu.
Xuất Huyết Tử Cung Lúc Mang Thai: Khi Nào Cần Điều Trị?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản sinh ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển . Xuất huyết tử cung khi mang thai xảy ra với khoảng 25% sản phụ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được thăm khám chẩn đoán chính xác vì có thể gây nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ và con.
1. Nguyên nhân gây chảy máu vùng kín khi mang thai
Hiện tượng xuất huyết tử cung khi mang thai có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Tình trạng này có thể do sự thay đổi nội mạc tử cung trong quá trình chuẩn bị đón trứng vào làm tổ. Theo đó, hiện tượng xuất huyết xảy ra từ 1 – 2 tuần từ thời điểm thụ thai, có khi là dấu hiệu báo thai sớm. Theo thống kê, có khoảng 20-30% phụ nữ mang thai bị chảy máu vùng kín trong thời gian đầu của thai kỳ, có thể rơi vào các trường hợp như sau:
1.1. Dọa sảy thai
Một số thai phụ thấy hiện tượng chảy máu vùng kín khi mang thai khoảng 4 – 8 – 12 tuần. Nguyên nhân là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Tình trạng ra máu thường kèm theo các triệu chứng như đau lưng, nặng ở vùng bụng dưới…
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản sinh ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, đôi khi lượng nội tiết tố tiết ra không đủ, dẫn đến xuất huyết âm đạo, tương tự như có kinh nguyệt. Thông thường hiện tượng này sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ.
1.2. Thai lưu
Trong trường hợp bào thai phát triển không bình thường, sẽ gây tình trạng thai chết lưu. 1/3 trong số các trường hợp bắt nguồn từ rối loạn nhiễm sắc thể. Các nguyên nhân khác có khả năng gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng… Cơ thể sản phụ sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu xuất huyết tử cung khi mang thai.
1.3. Thai lạc chỗ
Thai lạc chỗ là tình trạng phôi thai nằm ngoài tử cung. Những dấu hiệu của thai lạc chỗ bao gồm chảy máu âm đạo khi mang thai, đau nhói vùng bụng dưới. Trường hợp nếu thai ngoài tử cung bị vỡ và không xử lý kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Ngoài ra, những người có tiền sử nạo phá thai, bị viêm nhiễm vùng sinh dục, đã từng bị thai lạc chỗ sẽ dễ gặp tình trạng này hơn.
1.4. Thai trứng
Trứng sau khi được thụ tinh sẽ hình thành nên phôi và các phần phụ như túi ối, nhau thai, gai nhau… Sự phát triển của phôi và các thành phần phụ này phải tương ứng với nhau. Tuy nhiên có trường hợp, thành phần phụ lại phát triển quá nhanh, dẫn đến không tương ứng với phôi thai.
Điều này khiến cho gai nhau nhanh chóng bị thoái hóa, tạo thành các túi chứa dịch, dính vào nhau tựa như chùm nho. Những tổn thương này khiến cho trứng bị hỏng nhưng gai nhau vẫn được nuôi dưỡng thông qua máu cung cấp từ mẹ nên tiếp tục hoạt động. Hiện tượng này gọi là thai trứng.
Dấu hiệu của thai trứng là phụ nữ bị xuất huyết tử cung khi mang thai, máu có màu nâu đen hoặc đỏ, ra máu dai dẳng hoặc ồ ạt.
1.5. Nhau bong non
Nhau bong non là tình trạng nhau thai bị tách khỏi vị trí thành tử cung khi bé còn chưa chào đời. Triệu chứng thường thấy là thai phụ đau bụng, xuất huyết vùng kín. Khi đã được chẩn đoán nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng của thai nhi, thai phụ và sự co bóp của tử cung. Việc xử trí sẽ tùy theo mức độ của nhau bong và tuổi thai. Nếu thai trưởng thành, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể chỉ định kích thích chuyển dạ.
1.6. Nhau tiền đạo
Thông thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy của tử cung. Nếu vì một lý do nào đó, chẳng hạn như tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt… thì bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che đi một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, dẫn đến cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Dấu hiệu của nhau tiền đạo là xuất huyết tử cung khi mang thai, xảy ra khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.
1.7. Các trường hợp khác
Những nguyên nhân khác có thể dẫn tới chảy máu vùng kín khi mang thai, bao gồm viêm nhiễm đường sinh dục, bướu ở cổ tử cung… hoặc sau khi sinh hoạt tình dục cũng có khả năng gây ra xuất huyết.
2. Cần làm gì khi mang thai bị chảy máu vùng kín?
Thai phụ bị chảy máu âm đạo không phải chuyện hiếm gặp. Nhiều trường hợp xuất huyết do những nguyên nhân nhỏ, không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những thai phụ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Do đó, khi gặp phải biểu ra máu bất thường, cần thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, đặc biệt là vào thời gian đầu của thai kỳ. Điều này vô cùng cần thiết để xác định nguyên nhân xuất huyết có gây nguy hiểm cho thai phụ không.
3. Trường hợp nào cần phải điều trị?
Mang thai ngoài tử cung: Trường hợp này thai phụ thường phải được phẫu thuật khẩn cấp để bảo vệ vòi trứng. Tuy nhiên, nếu thai nhi phát triển chưa lớn, có thể áp dụng điều trị bằng thuốc.
Nhiễm khuẩn: Thai phụ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh phù hợp.
Dọa sinh non: Chị em cần được nghỉ ngơi, kèm theo điều trị bằng thuốc chống co thắt tử cung.
Các trường hợp khác: Sản phụ cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai.
Trong mọi trường hợp, phụ nữ có biểu hiện xuất huyết tử cung khi mang thai cần được thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp, kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Sốt Xuất Huyết Ở Phụ Nữ Mang Thai
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây lan thành dịch. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. Đối tượng bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ mang thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con. Chính vì vậy mà riêng phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.
Những Nội Dung Cần Lưu Ý
1. Diễn biến – Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai
Ở phụ nữ mang thai sốt xuất huyết Dengue cũng diễn biến qua 3 giai đoạn chính: sốt – nguy hiểm – hồi phục.
Sốt cao đột ngột, liên tục, mệt nhiều.
Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
Da xung huyết
Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
Có thể chảy máu dưới da, chân răng, chảy máu cam, ra máu âm đạo bất thường.
Giai đoạn này ở phụ nữ mang thai rất dễ nhầm với bệnh Cúm và 1 số bệnh khác.
Giai đoạn nguy hiểm thường ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh
Người bệnh có thể còn sốt hoặc giảm sốt
Người bệnh có thể có các biểu hiện sau: Vật vã hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, kẹt, tiểu ít sẫm màu.
Xuất huyết dưới da.
Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, ra máu âm đạo bất thường.
Cận lâm sàng: Máu cô đặc, tiểu cầu giảm, men gan tăng.
Ngoài các dấu hiệu trên phụ nữ có thai phải lưu ý thêm các dấu hiệu : thai ít máy, ra máu âm đạo, đau bụng cơn và bụng co cứng liên tục, đau dữ đội có thể triệu chứng của suy thai, rau bong non, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân. Trong lúc chuyển dạ trẻ có thể bị suy thai cấp.
Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học có sự truyền vi rút Dengue từ mẹ sang con trong bào thai khi chưa có chuyển dạ.
Sau 1 đến 2 ngày của giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định, tiểu nhiều.
2. Sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?
Bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai khá nguy hiểm. Virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Dễ dẫn đến sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.
Ngoài ra, SXHD vào giai đoạn chuyển dạ có thể gây băng huyết sau sinh do bệnh làm giảm tiểu cầu. Nặng hơn nữa là tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ tử vong cho bà bầu và thai nhi.
3. Điều trị sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai
Không có vác xin dự phòng sốt xuất huyết Dengue cho phụ nữ mang thai và không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Chỉ có thể điều trị triệu chứng.
Những trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể tự khỏi trong vòng vài ngày.
Còn sốt < 38,5 độ có thể uống bù nước ORESOL, nước hoa quả và chườm mát.
Thuốc hạ sốt: Paracetamol có thể dùng cho phụ nữ có thai
Điều trị sốt xuất huyết dengue phải được điều trị ở bệnh viện chuyên khoa lây hoặc khoa hồi sức có kết hợp với sản khoa.
Chế độ ăn: Thức ăn nhẹ dễ tiêu như cháo, súp, sữa, sinh tố…
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo nghĩ căng thẳng, gắng sức.
4. Một số lưu ý trong điều trị sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai
Không tự dùng thuốc, truyền dịch khi không có chỉ định của bác sỹ.
Không dùng các thuốc hạ sốt khác không phải paracetamol.
Cần theo dõi ở các khoa cấp cứu hoặc khoa lây và có sự kết hợp chuyên môn của bác sỹ sản khoa.
Sốt xuất huyết khi chuyển dạ là cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ băng huyết sau sinh và có thể tử vong.
5. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
Tránh muỗi đốt
Ngủ màn kể cả ban ngày
Mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi.
Diệt loăng quăng bọ gậy
Đậy kín các dụng cụ chứa nước, lật úp khi không sử dụng.
Thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ, …
Diệt côn trùng bằng hóa chất
Dọn rác ở các bãi đất trống
Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa.
Diệt muỗi: Dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi.
Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp.
Tránh đi nghỉ ở vùng có nhiều ao tù nước đọng hay rừng rậm có nhiều muỗi.
(Visited 75 times, 1 visits today)
Bạn đang xem bài viết Cách Điều Trị Bệnh Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai Nhanh Chóng trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!