Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Chọn Sữa Cho Mẹ Bầu 5 Tháng Và Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua! # Top 9 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Chọn Sữa Cho Mẹ Bầu 5 Tháng Và Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua! # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Sữa Cho Mẹ Bầu 5 Tháng Và Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua! mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiêu chí lựa chọn sữa cho mẹ bầu 5 tháng

Sữa bầu cung cấp canxi, axit folic, omega 3, sắt,… không những tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn bầu 5 tháng thai nhi cũng đã hình thành cơ thể khá rõ ràng. Hầu hết phụ nữ cảm thấy khá thoải mái vì bớt ốm nghén, thai nhi cũng chưa đủ lớn để gây áp lực lên các cơ quan. 

Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại rất quan trọng, ăn đủ chất nhưng tránh tăng cân quá nhiều. Việc tăng cân quá nhiều có thể gây ra biến chứng trong thời kỳ mang thai và sinh nở. Sữa bầu lại thường nhiều chất béo, vậy lựa chọn loại sữa cho mẹ bầu 5 tháng như thế nào là tốt nhất?

Lựa chọn loại sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, chất lượng. Tuy nhiên, không phải cứ sữa đắt tiền là phù hợp. Có loại hợp với người này nhưng không hợp với người kia và ngược lại.

Thành phần của sữa bầu đó phải có chứa đầy đủ: canxi, axit folic, omega 3, sắt, protein, kẽm, I-ốt,…

Nên lựa chọn loại sữa có hương vị mình thích để dễ uống hơn, tâm trạng thoải mái hơn chứ không phải cố gồng mình để uống.

Các loại sữa cho mẹ bầu 5 tháng tốt nhất nên sử dụng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho bà bầu từ hàng nội cho đến hàng ngoại. Các loại sữa phổ biến hiện nay như: sữa bầu Morinaga, XO, Anmum, Friso Mum Gold, Dielac mama Gold,.. Mỗi loại sữa có những ưu nhược điểm với giá thành khác nhau. Tùy vào nhu cầu, điều kiện kinh tế cũng như khẩu vị của mỗi người mà lựa chọn cho mình loại sữa thích hợp.

Sữa bầu XO Mom

xuất xứ Hàn quốc chứa 40 thành phần và các vi chất dinh dưỡng đáp ứng đủ các chất cần thiết cho trẻ. Tác dụng chống thiếu máu cho mẹ bầu do bổ sung sắt gấp 20 lần so với sữa bò; tăng cường khả năng miễn dịch; ngừa táo bón, hạn chế loãng xương và bổ sung khoáng chất cần thiết,.. Mức giá khoảng 260.000 VNĐ/hộp 400g và 459.000 VNĐ/hộp 900g.

Sữa bầu Morinaga

xuất xứ Nhật Bản có vị nhạt dễ uống, mát, thơm, không ngậy. Ưu điểm lớn nhất là mẹ uống sẽ vào con không vào mẹ, có hàm lượng đường và chất béo thấp, chỉ bằng 1/5 sữa tươi. Sữa bầu Morinaga ở dạng gói, 1 hộp có 12 gói dễ pha, uống nóng hoặc lạnh đều được. Tuy nhiên, giá sữa bầu Morinaga tương đối đắt. Một hộp có giá khoảng hơn 220.000 VNĐ.

Sữa bầu Enfamama A+

xuất xứ Hoa Kỳ với hàm lượng DHA cao giúp thai nhi phát triển trí não. Có nhiều hương vị với giá khoảng 400.000 – 600.000 đồng /hộp 900g.

Sữa bầu Anmum Materna

nhập khẩu từ Newzealand giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt, chống đầy bụng, táo bón, bổ sung DHA cho bé, giúp phát triển hệ xương và răng, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Sữa bầu FrisoMum Gold

nguồn gốc Hà Lan khá nhẹ nhàng và dễ uống với các chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, tăng cường phát triển trí não cho trẻ. Giá khoảng 465.000 đồng /hộp 900g và 230.000 đồng/hộp 400g.

Lưu ý khi chọn sữa cho mẹ bầu 5 tháng

Một vài lưa ý khi sử dụng sữa cho mẹ bầu 5 tháng như sau:

Sử dụng đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ. Hầu hết các loại sữa đều được khuyến khích uống 2 ly mỗi ngày, tương đương 250 – 500ml/ngày.

Không nên pha sữa đặc quá hay loãng quá vì ảnh hưởng đến chất lượng sữa bầu.

Nên uống sữa sau khi ăn sáng từ 1 – 2 giờ để tránh làm hệ tiêu hóa “quá tải” dẫn tới đau dạ dày, ợ nóng, khó tiêu.

Nếu uống buổi tối thì hãy uống trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng sẽ giúp mẹ ngủ ngon và hấp thụ dưỡng chất tốt.

Mẹ nên pha sữa với nước nóng và uống khi còn ấm.

Sữa cho mẹ bầu 5 tháng

hay mấy tháng thì ban đầu thường rất khó uống vì nó nhiều chất béo. Cho nên thay vì uống 1 ly liền 1 lúc mẹ có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày. Pha loãng hơn chỉ dẫn một chút sau đó tăng lượng lên từng chút một.

Một số mẹ bầu cứ uống sữa là khó tiêu, tiêu chảy, nghén,.. đó là do cơ thể không đủ men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trường hợp này mẹ có thể chuyển sang uống sữa đậu nành, sữa bò, sữa dê,.. và bổ sung nhiều thịt, cá, rau xanh, hoa quả để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Nguồn: Mabio.vn

Mang Thai Tháng Thứ 10 Và Những Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua

Các mẹ bầu có thể theo dõi mang thai tháng thứ 10 qua các tuần như sau:

Mang thai tuần thứ 37

Ngày dự sinh đang đến rất gần, nhưng bé vẫn chưa được gọi là “đủ tháng” cho đến khi được 39 tuần. Hai tuần tới là khoảng thời gian để não và phổi của bé phát triển hoàn thiện. Vì vậy, nếu bạn đang lên kế hoạch sinh mổ, bác sĩ sẽ không lên lịch sớm hơn tuần thứ 39 trừ khi có lí do cần có sự can thiệp của y tế.

Em bé nặng khoảng 2,9kg và dài 49cm tính từ đầu đến gót chân (cỡ một bó củ cải Thụy Điển). Nhiều bé đã mọc rất nhiều tóc lúc sinh ra, với các sợi tóc dài khoảng 1,3 đến 4cm. Ngoài ra bạn đừng ngạc nhiên nếu tóc của bé không giống màu hoặc kết cấu giống bố mẹ.

Tóc: Con của bạn có thể đã mọc tóc kín phần da đầu với độ dài khoảng 4cm/sợi. Tất nhiên còn một số trẻ chỉ có “lún phún” ít tóc tơ.

Âm đạo: Bạn có thể thấy bị tăng tiết dịch âm đạo. Nếu có lẫn chút máu thì bạn có khả năng sắp lâm bồn.

Tử cung: Các cơn co thắt Braxton Hicks có khả năng xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài và khiến bạn đau đớn hơn.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mười.Các cơn co thắt giả Braxton Hicks có thể xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài và gây khó chịu hơn. Bạn cũng nhận thấy sự tăng tiết dịch âm đạo. Nếu bạn nhìn thấy “máu” (chất nhầy nhuốm một lượng nhỏ máu) trong nhà vệ sinh hoặc trong quần lót của bạn, bạn có thể sắp sinh. (Nếu bạn có vết máu lớn hoặc chảy máu, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.)

Thời điểm này, bạn khó có được giấc ngủ ngon thoải mái vào ban đêm hơn bao giờ hết. Nếu có thể, bạn hãy nghỉ ngơi, chợp mắt vào ban ngày và theo dõi “thai máy”. Bạn cần báo cho bác sĩ ngay nếu tần suất “đạp” hay “ngọ nguậy” của bé giảm một cách khó hiểu. Mặc dù bé đang khá “chật chội” trong bụng bạn nhưng bé vẫn cần hoạt động nhiều như trước.

Trong khi đang ngủ, mẹ có thể sẽ gặp những giấc mơ dữ dội. Sự lo lắng, căng thẳng về cả quá trình sinh nở lẫn việc làm mẹ có thể tạo nên rất nhiều những tưởng tượng vô thức.

Mang thai tuần thứ 38

Em bé của bạn đã thực sự mập mạp lên. Bé nặng hơn 3kg và dài 49,8cm (cỡ một cây tỏi tây). Bé nắm tay rất chặt và bạn sẽ sớm có thể kiểm chứng điều này khi bạn nắm tay bé con lần đầu tiên sau khi sinh. Các cơ quan cơ thể đã hoàn thiện và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Đối với nhiều phụ nữ, vài tuần tới thật sự là quãng thời gian chờ đợi dài đằng đẵng. Tận dụng thời gian này chuẩn bị “tổ ấm” cho bé hoặc làm những việc mà bạn có lẽ sẽ không thực hiện được sau khi sinh con. Hãy ngủ trưa, đọc nốt cuốn sách dang dở, và dành thời gian quan tâm chăm sóc chồng khi rảnh rỗi.

Bàn tay: Bàn tay bé giờ đang ghì nắm rất chặt.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mười.Hiện tượng sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân là điều hoàn toàn bình thường trong những tuần gần đây, nhưng bạn cần đến bệnh viện ngay nếu bạn nhận thấy sưng quá mức hoặc đột ngột bàn chân hoặc mắt cá chân, bàn tay, mặt hoặc bọng mắt sưng phù xung quanh, tăng cân đột ngột. Ngoài ra khi thấy nhức đầu nặng hay kéo dài; thay đổi thị giác (chẳng hạn như nhìn 1 hóa 2 hoặc mờ tầm nhìn, điểm nhìn thấy hoặc thấy ánh sáng nhấp nháy, nhạy cảm ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời), đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và nôn, bạn cũng cần nhập viện gấp vì đây là những triệu chứng của một tình trạng nguy hiểm gọi là tiền sản giật.

Mang thai tuần thứ 39

Em bé của bạn đang chờ đợi để bước vào thế giới bên ngoài bụng mẹ. Bé tiếp tục tích tụ mỡ để điều hòa thân nhiệt sau khi sinh. Thời điểm này bé nặng khoảng 3,3kg và dài 50,7cm. (Các bé trai có xu hướng nặng hơn so với các bé gái.) Các lớp da bên ngoài đang bong ra để thay bằng lớp da mới bên dưới.

Da: Lớp da ngoài cùng của bé bong ra để thay thế bằng lớp da mới bên dưới.

Lớp mỡ: bé vẫn tiếp tục tích trữ lớp mỡ dưới da để điều chỉnh thân nhiệt lúc sau khi được sinh ra.

Túi ối: Khái niệm “vỡ ối” là khi túi ối bị nứt và nước ối rò rỉ hoặc chảy ra ngoài. Phần lớn các thai phụ không bị vỡ ối cho đến khi ca sinh nở đã bắt đầu.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mười.Vào các lần khám thai định kì hàng tuần của bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra khoang bụng để theo dõi sự phát triển và xác định vị trí của bé. Họ cũng có thể soi bên trong để xem cổ tử cung của bạn đã bắt đầu sẵn sàng cho ca sinh nở chưa như: độ mềm, mỏng, và giãn nở. Nhưng ngay cả khi đã xác nhận được nhưng thông tin này, bác sĩ vẫn không có cách nào dự đoán chính xác thời điểm em bé của bạn muốn “chui ra”.

Nếu bạn mang thai “quá tháng”, bác sĩ sẽ sắp xếp lịch để thử nghiệm thai (thường là siêu âm) sau 40 tuần để đảm bảo rằng nó an toàn và phát triển ổn định để tiếp tục trong bụng mẹ. Nếu bạn không thể tự sinh thường, hầu hết họ sẽ tiêm cho bạn một mũi kích thích chuyển dạ khi bạn đã mang thai quá một hoặc hai tuần.

Trong khi chờ đợi, điều quan trọng là bạn phải tiếp tục chú ý đến “thai máy” vào báo ngay cho bác sĩ khi thấy tần suất hoạt động của bé giảm. “Thai máy” nên được duy trì ổn định cho đến ngày sinh nở, và việc bé “lười” đạp hay trở mình có thể báo hiệu một vấn đề nào đó.

Bạn cũng nên gọi bác sĩ ngay nếu nghĩ mình đang bị vỡ ối. Đôi khi bạn có thể bị ra một lượng lớn hoặc rò rỉ từ từ. (Đừng đoán già đoán non, bạn nên nhập viên ngay kể cả chỉ nghi ngờ rỉ ối.) Nếu bạn bị vỡ màng ối và không thể sinh thường, bạn sẽ được tiêm một mũi kích đẻ.

Mang thai tuần thứ 40

Thật khó để có thể tính chính xác kích thước của bé nhưng trẻ sơ sinh trung bình nặng khoảng 3,5kg và dài 51,2cm (cỡ quả bí ngô). Xương sọ của bé chưa được hợp nhất, các xương còn chồng chéo lên nhau cho phép đầu bé có thể chui qua ống xương chậu khi sinh nở. Do đó, có thể bạn thấy đầu bé hơi méo hoặc nhọn chút nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời và hoàn toàn bình thường. Đầu bé sẽ tròn trịa trở lại sau một thời gian nữa.

Hộp sọ: Hộp sọ của bé vẫn chưa chưa hợp nhất nên có thể ép lại trong quá trình sinh nở. Bé sẽ có phần thóp trên đầu vào năm đầu tiên hoặc hơn sau khi sinh.

Tóc: tóc và móng tay của bé vẫn mọc dài hơn từng ngày.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mười.Sau nhiều tháng chờ đợi, ngày dự sinh đã qua , và … bạn vẫn mang thai. Đó chắc chắn là một cảm giác bực bội, nhưng lại khá phổ biến. Có thể bạn không hề “quá tháng” như đã nghĩ, đặc biệt là nếu chỉ dựa vào thời điểm tính từ ngày cuối của chu kỳ kinh bởi vì đôi khi có những người phụ nữ rụng trứng muộn hơn dự kiến. Ngay cả khi xác định đúng ngày phóng noãn, một số bà mẹ vẫn mang thai kéo dài không có lý do rõ ràng.

Bạn vẫn có một vài tuần trước khi bạn sẽ được coi là “quá tháng.” Nhưng để chắc chắn em bé của bạn vẫn phát triển khỏe mạnh, bác sĩ sẽ thường xuyên siêu âm để theo dõi thai nhi một khi bạn vẫn còn mang thai.

Bạn có thể lập hồ sơ sinh lý (BPP), trong đó bao gồm mục siêu âm để theo dõi “thai máy” tổng thể của bé, các cử động hô hấp (hoạt động của cơ ngực và cơ hoành) và cơ bắp (kể cả nắm mở bàn tay, co duỗi gập tay chân), cũng như dung tích nước ối bao quanh thai nhi (điều này rất quan trọng vì nó có thể phản ánh xem nhau thai nuôi dưỡng em bé như thế nào).

Theo dõi nhịp tim thai (gọi là thử nghiệm nonstress hoặc NST) thường sẽ được thực hiện bởi chính nó là một phần của BPP. Hoặc, bạn có thể có thứ được biết đến như một bản BPP sửa đổi, trong đó bao gồm NST và siêu âm để đánh giá lượng nước ối. Nếu việc kiểm tra thai nhi không làm bạn yên tâm – ví dụ do dung tích nước ối quá thấp – bạn sẽ được tiêm một mũi kích thích đẻ. Nếu có vấn đề nghiêm trọng, bạn có thể sẽ được phẫu thuật sinh mổ ngay lập tức.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng cho lúc lâm bồn chưa: vị trí, độ mềm, mỏng, và độ giãn (nở) cổ tử cung. Tất cả những điều này đều góp phần quyết định thời điểm và quá trình sinh mổ của bạn. Nếu bạn không chuyển dạ, bạn sẽ được tiêm mũi kích thích đẻ, thường vào khoảng giữa tuần thứ 41 và 42.

Mang thai tuần thứ 41

Với chiều dài hơn 52cm, em bé của bạn vẫn tiếp tục phát triển và bây giờ có thể nặng gần 4kg. Tuy ấm áp nhưng bé không thể ở trong bụng bạn mãi được. Vì sự an toàn của em bé, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về việc tiêm kích thích chuyển dạ nếu em bé của bạn không được sinh ra trong tuần tới – sẽ sớm hơn nếu xảy ra bất kỳ vấn đề nào.

Hầu hết các bác sĩ sẽ không để bạn chờ qua ngày dự sinh những hai tuần mới lâm bồn vì nó sẽ nó đặt hai mẹ con vào nguy cơ cao bị biến chứng. Khoảng 5-6 phần trăm phụ nữ đã mang thai quá ngày sinh dự kiến từ ba thậm chí nhiều tuần. Trẻ em sinh ra ở tuần thứ 42 và lâu hơn nữa sẽ có làn da khô ráp, nhăn nheo và thường thừa cân.

Chờ đợi lâu để sinh nở cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong tử cung, có thể gây nguy hiểm cho em bé hoặc thai bị chết lưu. Hơn nữa, ca sinh nở của bạn có nhiều khả năng bị kéo dài hoặc bị đình trệ, cả bạn và em bé của bạn có nguy cơ cao bị sang chấn trong quá trình sinh ngã âm đạo, và tỉ lệ phải mổ lấy thai tăng gấp đôi do thai to.

Da: Hiện giờ da bé có thể bắt đầu bị bong một chút do phải “ngâm mình” trong nước ối một thời gian dài.

Túi ối: Chỉ có lượng nhỏ nước ối bao quanh bé vào thời điểm này.

Cổ tử cung: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của cổ tử cung (độ mềm, mỏng, giãn nở) để phòng trong trường hợp cần sinh mổ.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai tháng thứ mườiThật không tránh khỏi việc lo lắng, sốt ruột khi ngày dự sinh của bạn cứ đến rồi trôi qua và bạn vẫn còn tiếp tục mang thai (đặc biệt là gia đình và bạn bè liên tục gọi để hỏi thăm tình trạng của bạn). Tuy nhiên, đừng băn khoăn – bạn sẽ không thể “mang thai” mãi được. Vào thời điểm thích hợp, bạn sẽ sinh thường trong tuần này, và nếu không, bạn sẽ được tiêm một mũi kích thích chuyển dạ vào tuần thứ 42, hoặc sớm hơn nếu bạn hoặc em bé gặp vấn đề.

Việc các bác sĩ tiêm kích thích chuyển dạ cho bạn sẽ phụ thuộc vào tình trạng của cổ tử cung. Nếu cổ tử cung của bạn chưa mềm, mỏng, hoặc giãn nở thì nó được coi là “chưa chín”, hoặc chưa sẵn sàng cho việc lâm bồn. Trong trường hợp đó, họ sẽ sử dụng một trong hai nội tiết tố hoặc các thiết bị y tế để làm “chín muồi” cổ tử cung trước khi tiêm kích thích chuyển dạ. Tùy thuộc vào tình hình của bạn, họ sẽ sử dụng các loại thuốc như oxytocin (Pitocin) hoặc prostaglandin để khởi phát chuyển dạ. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, bạn sẽ phải sinh mổ.

Trong khi chờ đợi, bạn hãy nhập viện ngay lập tức nếu thấy các cử động của con chậm dần hay xuất hiện bất cứ chất lỏng nào rò rỉ từ âm đạo của bạn.

Xem clip minh họa mang thai tháng thứ 10, tuần thứ 40

3 Tháng Đầu Của Mẹ Bầu Và Những Điều Không Thể Bỏ Qua

3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm. Lúc này, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi để “thích nghi” với việc mang thai. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn cho thai nhi nhất.

Một số chuyên gia về vấn đề mang thai đã chỉ ra sự khác biệt giữa tuổi thai và độ tuổi của thai nhi. Tuổi thai là số tuổi của thời gian mang thai phải có và số tuần kể từ kỳ kinh cuối cùng. Trong khi độ tuổi của thai nhi thiên về số tuổi thực tế của một bào thai cụ thể. Trong loạt bài này về ba tháng đầu tiên của thai kỳ, chúng ta sẽ nói về tuổi thai bởi lẽ các thông tin này rất hữu ích khi mang thai.

Cảm giác mà bạn sẽ gặp

Khi ba tháng đầu thai kỳ kết thúc, hầu hết các bà mẹ đều chắc chắn được việc mình đã có thai. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai có thể tham khảo như sau:

Có những thay đổi ở bầu ngực như: đau, ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và đen sạm ở quầng vú (vùng da xung quanh núm).

Đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do khối lượng máu cũng như tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.

Cảm giác mệt mỏi khi mang thai thường trực, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ. Các bà bầu cũng dễ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu bởi sự thay đổi lượng đường trong máu.

Cảm giác buồn nôn, ốm nghén không chỉ vào buổi sáng.

Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.

Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy lo lắng về khả năng sảy thai. Tâm lý này hầu như xuất hiện ở những tuần đầu. Đó là lý do tại sao hầu hết các phụ nữ mang thai khi hết tam cá nguyệt đầu tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn đôi chút.

Vóc dáng bạn có thể thay đổi 

Ở tuần thứ 12, tử cung của bạn bắt đầu nhô ra khỏi khung xương chậu và có nhiều trường hợp sẽ thấy được bụng dưới hơi nhô lên. Tuy nhiên, dấu hiệu này không thực sự rõ ràng ở tất cả mọi người, chỉ đặc biệt rõ hơn ở những ai đã từng sinh con.

Ngực của bạn cũng sẽ to hơn bình thường, do đó hãy chuẩn bị mua những chiếc áo ngực cho bà bầu.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sảy thai mà phần lớn thường xảy ra trong giai đoạn khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nhiều phụ nữ bị sảy thai mà không biết mình đang có thai.

Vì vậy việc đầu tiên là cần phải phát hiện mình có thai sớm, việc này sẽ gia tăng tỷ lệ sinh con được khỏe mạnh. Nguyên nhân bị sảy thai là rất nhiều, có thể do thai dị dạng hoặc sai lệch về nhiễm sắc thể trong lúc quá trình phân bào, cũng có thể là do tiền sử gia đình và bản thân. Tuy nhiên để tránh những trường hợp xấu và để giảm tối thiểu khả năng sảy thai thì phụ nữ cần nắm rõ những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu này.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyên người phụ nữ khi mang thai và sinh con nên cách nhau 24 tháng để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và đứa trẻ. Những người mẹ càng lớn tuổi thì sinh con càng khó và nguy cơ dễ xảy ra các biến chứng cao hơn. Nếu sinh con quá dày, với thời gian 2 lần sinh nở cách nhau là 6 tháng thì tỷ lệ đẻ non của đứa sau rất cao, tăng lên 59% so với khi cách nhau 18 tháng, theo một nghiên cứu của Đại học British Columbia, Mỹ.

Trong thời gian mang thai ba tháng đầu này, người mẹ phải tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao vận động dùng sức, mạo hiểm như chạy bộ, nhảy dây, leo núi…

Việc tập thể dục là rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng hãy chú ý lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… để tăng cường sức khỏe.

Các mẹ bầu cũng cần tránh những loại thức uống có cafein, rượu bia, thuốc lá để thai nhi phát triển mạnh khỏe. Đặc biệt, người mẹ cần phải giữ gìn sức khỏe để tránh các bệnh như cảm lạnh, đau bụng, truyền nhiễm.

Bên cạnh đó, mẹ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

—————————————————————

🖥 Website: benhvienhanoi.vn

📄 Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienHN/

📞 Hotline:024.62.555.333 – 0982 7575 08

📧 Email: cskh@benhvienhanoi.vn

🏬 Địa chỉ: 29 Hàn Thuyên – Phạm Đình Hồ – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

5 Món Ngon Từ Thịt Bò Cho Bà Bầu Không Thể Bỏ Qua

Thực đơn các món ngon từ thịt bò cho bà bầu đem đến nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như một cơ thể khỏe mạnh cho mẹ bầu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thịt bò chứa nhiều hàm lượng chất sắt, Protein, Vitamin B12, B6, Kẽm và Axit béo chưa bão hòa rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên với các bà bầu thì thực phẩm bổ dưỡng thôi là chưa đủ mà cần phải chế biến thành những món ngon để có thể kích thích được vị giác, giúp bà bầu ăn nhiều hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Top 40 stt hay về nụ cười tỏa nắng ý nghĩa nhất

5 món ngon từ thịt bò cho bà bầu ngon miệng, thai nhi khỏe mạnh

1. Súp khoai tây hầm thịt bò

>> Xem thêm 50+ món ngon cho bà bầu giúp thay đổi khẩu vị

Súp khoai tây hầm thịt bò sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng, cũng như cân bằng sức khỏe cho phụ nữ đang mang thai.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cà chua 2 quả.

Khoai tây 3 củ.

Thịt bò 350g.

Cà rốt, gừng, rau mùi, hạt nêm

Cách nấu:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng vuông. Đun nước sôi chần thịt bò trong 1 phút cho sạch bọt và gân máu. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ thái miếng dầy.

Bước 2: Cà chua khía chéo ngoài vỏ rồi chần nước sôi, vỏ cà chua sẽ bong ra, rất dễ bóc.

Bước 3: Đặt nồi lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn, cho gừng thái lát vào phi thơm rồi xào thịt bò, nêm 2 thìa hạt nêm cho ngấm.

Bước 4: Cho khoai tây, cà rốt vào xào cùng trong 5 phút. Sau đó cho nước ngập, cho cà chua thái múi cau vào, mở to lửa đun tới khi sôi rồi nhỏ lửa âm ỉ. Nêm gia vị cho vừa ăn, đun đến khi thịt bò và khoai chín nhừ.

Bước 5: Múc canh ra bát, rắc rau mùi thái nhỏ lên trên và dùng ngay khi nóng.

2. Nấm kim châm xào thịt bò

Món ngon từ thịt bò cho bà bầu này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, món ăn này rất tốt cho những mẹ bầu bị thiếu máu.

100g thịt bò.

200g nấm kim châm.

Cà rốt, hành lá, ớt, rau mùi, tỏi khô, dầu hào.

Gia vị: sa tế, hạt tiêu, muối.

Nguyên liệu:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái mỏng. Sau đó ướp tiêu, dầu hào, tỏi, muối. Nấm kim châm ngâm với muối, rửa sạch để ráo. Cà rốt cắt mỏng, hành lá cắt khúc.

Cách nấu nấm kim châm xào thịt bò:

Bước 2: Đun nóng dầu và cho thịt bò đã ướp vào xào săn lại, để riêng.

Bước 3: Phi thơm hành tỏi, cho cà rốt, ớt vào xào vừa chín tới rồi cho hành, nấm và thịt bò vào đảo đều.

Bước 4: Nêm gia vị vừa ăn rồi cho sa tế vào.

3. Cháo thịt bò

Đây là món ngon từ thị bò cho bà bầu rất dễ ăn và không nên thiếu trong thực đơn dinh dưỡng hàng tuần.

Gạo nếp: 200 gr.

Thịt bò: 600 gr.

Giá đỗ, hành tây, gừng.

Tỏi: 1 tép.

Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, mì chính, hạt tiêu xay.

Nguyên liệu:

Bước 1: Gạo nếp bạn đem vo sạch rồi ngâm nước vài tiếng (tốt nhất là ngâm qua đêm) để hạt gạo nở mềm ra, giúp rút ngắn thời gian ninh cháo lại.

Bước 2: Thịt bò nạc thăn mềm, không gân, bạn rửa sạch rồi chia làm hai phần bằng nhau. Một phần bạn thái miếng mỏng, một phần thì bạn băm nhuyễn hoặc xay nhỏ.

Cách thực hiện:

Bước 3: Gừng và hành tây, bạn làm sạch, rửa rồi thái nhỏ ra nhé. Còn tỏi thì bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

Bước 4: Với phần thịt bò đã băm nhuyễn, bạn cho tất cả vào bát tô, thêm vào bát một chút đường, nửa thìa muối, một chút hạt tiêu, 1 thìa mắm cùng với tỏi băm và hành hoa đã thái nhỏ. Sau đó, bạn trộn thật đều hỗn hợp lên, xong xuôi thì bạn lấy từng ít một rồi nặn thành những viên thịt nhỏ.

Bước 5: Bạn cho toàn bộ gạo nếp đã ngâm vào một chiếc nồi, thêm một lượng nước vừa đủ cùng với 2 thìa muối cho đằm vị. Sau đó, bạn bắc nồi lên bếp, bật lửa to đun cho tới khi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh cháo liu riu cho tới khi chín nhừ.

Bước 6: Khi cháo chín, bạn tăng lửa lên, cho gừng và tất cả thịt bò vào, khuấy đều và đun tới khi thịt bò chín thì tắt bếp.

Bước 7: Nấu xong bạn chỉ việc múc cháo ra bát, rắc thêm một chút tiêu rồi thưởng thức nóng cùng với giá đỗ nếu thích.

Rau má nấu thịt bò viên sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp bà bầu giảm mệt mỏi, khó chịu, cải thiện tình trạng chán ăn. Hãy cùng bắt tay nấu món ngon từ thịt bò cho bà bầu này thôi nào!

4. Canh rau má nấu thị bò viên

200g rau má, nhặt lá bị sâu, rửa sạch, để ráo. Có thể để nguyên lá hoặc thái nhỏ..

50g thịt bò xay.

50g thịt lợn xay.

1 củ hành tím, bóc vỏ, băm nhỏ.

Gia vị: hạt nêm, tiêu xay, đường, dầu ăn.

Bước 1: Cho thịt bò xay và lợn xay vào tô, ướp với hành tím băm, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê dầu ăn. Trộn đều cho thấm gia vị, vo viên vừa ăn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bước 2: Đun sôi nước dùng, cho thịt viên vào nồi, nêm 3 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường. Nước canh sôi, vớt bọt cho nước trong.

Bước 3: Cho rau má vào nồi, nước canh sôi lại, tắt bếp.

Cách nấu:

Bạn có thể dùng nóng. Dọn kèm với nước mắm nguyên chất và ớt thái lát nếu thích.

Đây là món ăn đã rất quen thuộc với mọi người. Việc nấu món ngon từ thịt bò cho bà bầu này vô cùng dễ dàng và nhanh gọn, phù hợp với những mẹ bầu bận rộn.

5. Rau muống xào thịt bò

100g phi-lê thịt bò.

1/2kg rau muống (1 bó nhỏ).

4 tép tỏi, hạt nêm, tiêu, đường, nước nắm, dầu ăn, bột ngô mỗi thứ một lượng vừa đủ.

Bước 1: Rau muống nhặt khúc dài 7 – 8 cm, bỏ bớt lá, rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Bóc vỏ tỏi, 2 tép băm nhuyễn, 2 tép bào lát mỏng.

Nguyên liệu:

Bước 3: Thịt bò thái miếng mỏng hình chữ nhật, ướp với nửa thìa hạt nêm, nửa thìa bột ngô và nửa thìa dầu ăn.

Bước 4: Phi thơm tỏi cắt lát với 1/2 thìa cà phê dầu ăn, cho thịt bò vào xào nhanh, khi thịt vừa chín, tắt bếp.

Cách làm:

Bước 5: Đun nước thật sôi – cho vào một chút muối, bỏ rau vào luộc sơ, vừa chín tới, nhắc xuống đổ ra rổ cho ráo nước. Phi thơm tỏi băm với thìa súp dầu ăn trong chảo khác, xào rau muống. Nêm 1 thìa nước nắm, 1 thìa hạt nêm và nửa thìa đường.

Bước 6: Cho thịt bò vào đảo đều, tắt bếp. Bày ra đĩa, rắc ít tiêu lên.

Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng các món ngon từ thịt bò cho bà bầu

Khi ăn thịt bò tốt nhất mẹ bầu chỉ nên ăn phần thịt nạc và không nên ăn quá nhiều vì trong thịt bò cũng chứa nhiều cholesterol.

Khi ăn thịt bò mẹ bầu cũng nên chế biến chín kỹ để diệt trừ các loại ký sinh trùng có thể gây bệnh cho cơ thể. Toxoplasma gondii là ký sinh trùng có thể có trong thịt bò gây ra các đe dọa như: sinh non, sinh nhẹ cân và vấn đề về não. Vì vậy, khi mang thai, cho dù thèm các món bò tái, bò nhúng dấm đến thế nào, các mẹ cũng tuyệt đối nói không với chúng nhé.

Mẹ cũng nên chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến và cất giữ thịt bò trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn Listeriosis xâm nhập gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.

Tốt nhất mẹ bầu không nên ăn món bò nướng vì chúng dễ gây tăng cân cho mẹ bầu.

Hy vọng những chia sẻ từ Anngon3mien.com sẽ giúp các mẹ lên được thực đơn đầy đủ dưỡng chất cũng như có cách sử dụng các món ngon từ thịt bò cho bà bầu một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Chúc các mẹ có thật nhiều sức khỏe!

Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Sữa Cho Mẹ Bầu 5 Tháng Và Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua! trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!