Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Vấn Đề Mẹ Bầu Gặp Phải # Top 7 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Vấn Đề Mẹ Bầu Gặp Phải # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Vấn Đề Mẹ Bầu Gặp Phải mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mang bầu tuần 30 – Những điều mẹ bầu cần biết

Thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg

Ở tuần thứ 30, trọng lượng cơ thể người mẹ cũng lớn hơn do em bé ngày càng phát triển.  Trọng lượng cơ thể bé lúc này rơi vào khoảng 1,5 kg , chiều dài cơ thể từ tính từ đỉnh đầu đến chân là  khoảng 40,1 cm.  Trung bình một tuần bé sẽ tăng khoảng 250g và cho đến tuần thứ 35 bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và biết mở mắt nhắm mắt.  Lúc này, em bé hay có các cử động nghịch ngợm như là liếm, nuốt, nhăm mặt, nhíu mày….

Giai đoạn này khung xương bé đã khá chắc chắn và cần rất nhiều canxi cho sự phát triển của khung xương. Vì vậy người mẹ ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, sắt, DHA, ….thì bạn cần phải bổ sung canxi gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường. Các loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho mẹ và bé  trong tuần thứ 30 của thai kỳ đó là sữa chua, phomat, đậu nành, cá, các loại rau lá xanh… Để em bé thông minh hơn, mẹ cũng nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, dầu hạt cải…Hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn nhanh… và có một chế độ dinh dưỡng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất giúp mẹ và bé luôn an toàn và khỏe mạnh.

Hầu hết thai nhi ở 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Hầu hết các bà mẹ đều đã có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo.  Nếu xuất hiện 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của việc sinh non như co thắt tử cung trước ngày dự định sinh, đau lưng, chảy máu âm đạo….bạn  hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.

Thai 30 tuần đã quay đầu chưa

Đa số các trường hợp thai nhi quay đầu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là tuần thứ 35,36 của thai kỳ. Còn đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì quá trình này có thể diễn ra sớm hơn, thai nhi có thể quay đầu ngay từ tuần thứ 28. Nếu muộn hơn khoảng thời gian này mà thai nhi chưa có dấu hiệu quay đầu, mẹ nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị nhanh chóng, kịp thời. Có những trường hợp đến khi chuyển dạ thai nhi vẫn không chịu quay đầu thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp mổ để để đưa bé ra ngoài.

Mẹ bầu tìm hiểu thêm : Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống

Thai 30 tuần đạp nhiều

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ thường hay xuất hiện các triệu chứng gò cứng ở bụng gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng bình thường, các mẹ không cần quá lo lắng khi chỉ chịu những cơn gò nhẹ. Nếu xuất diện các triệu chứng như đau lưng, chảy máu âm đạo…thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Khi đó, người mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Tiền sản giật tuần 30

Lưu ý khi khám thai tuần 30

Thai phụ sẽ được bác sĩ tiêm thêm một mũi tiêm phòng ngừa uốn ván. Mũi tiêm vacxin phòng ngừa uốn ván lần thứ nhất sẽ được thực hiện trong tuần thai thứ 26 và phải cách 1 tháng là tuần 30 mũi tiêm tiếp theo mới được thực hiện để phát huy hiệu quả của nó.

Tràng hoa (Dây rốn) quấn cổ tuần 30

Thay đổi của người mẹ tuần 30

Áp lực từ thai nhi dồn nén lên vùng xương chậu sẽ khiến người mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và xương chậu. Các cơ ở tử cung thỉnh thoảng cũng co thắt nhưng nó không gây nên cảm giác đau, nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng khi tử cung mình bị co thắt. Cái bụng khá to khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu mỗi khi phải di chuyển vì khá lạch bạch.

Người mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi đúng khoa học. Dành nhiều thời gian để quan sát các hoạt động của bé như đạp nhẹ vào bụng mẹ, cử động của tay… sẽ khiến mẹ ngày càng thích thú và mong ngóng từng ngày bé ra đời để được nhìn thấy mặt con. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, axit folic, sắt, vitamin… để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu cũng nên tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ vào mỗi buổi sáng sớm để hỗ trợ quá trình chuyển dạ.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Nên sinh mổ hay sanh thường

Bài viết trước : Thai 29 tuần

Bài viết sau : Thai 31 tuần

Tổng Hợp Các Vấn Đề Mẹ Bầu Gặp Phải

Thai 35 tuần – Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu

Tuần 35, bé yêu của bạn đã dài khoảng 46 cm và nặng khoảng 2,6 kg, như một quả dừa.  Bé vẫn còn đang tiếp tục tăng cân và mỗi tuần tăng thêm khoảng 30g mỗi ngày. Do chiều dài và cân  nặng của bé đã vừa vặn trong tử cung nên bé không còn nhiều chỗ trống để nhào lộn nữa nhưng số lần bé đạp vẫn khá nhiều mà mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được.

Bé đang “rụng” dần phần lớp lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời. Thận của bé cũng đã phát triển đầy đủ, gan cũng đã có thể xử lý một số chất thải. Lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển để tạo dựng lên một hình hài hoàn thiện. Da bé bớt đỏ và căng ra giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ. Nói chung, các phát triển thể chất của bé hoàn tất, trong những tuần tiếp theo bé chủ yếu thay đổi về cân nặng mà thôi.

Nếu mẹ chưa từng trò chuyện với bé trong thai kỳ thì đây là thời điểm rất thích hợp bởi khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Vào cuối tuần này và đầu tuần 36 bé đã được xem là đủ ngày đủ tháng nên mẹ không cần lo lắng về nguy cơ sinh non.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 35

Ở tuần thứ 35, mẹ đã tăng tổng cộng 9 -13 kg (tính từ đầu thai kỳ). Việc tăng cân bao nhiêu, có tăng cân hay không phụ thuộc vào kích cỡ cơ thể trước khi mang thai, kích cỡ của em bé và tất nhiên là lượng thức ăn mẹ nạp vào trong thai kỳ.

Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời điểm này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng bình thường, bạn đừng quá để ý trừ khi bạn ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường và nó khiến bạn khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.

Khoảng cách từ rốn đến đỉnh tử cung của bạn lúc này khoảng 15 cm, từ đỉnh tử cung đến khớp dính là 35 cm. Bé đã xuống khá thấp gây áp lực lên các dây thần kinh khiến mẹ hay bị đau râm ran và tê vùng xương chậu. Lúc này, chị em nên thư giãn, nghỉ ngơi và đừng quá hoang mang vì cảm giác này sẽ giảm dần khi bé chào đời. Cũng do bé đi sâu xuống dưới khung xương chậy nên sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.

Khi mang thai, tử cung của bạn phát triển lớn hơn, đặt áp lực nhiều lên dạ dày khiến chứng ợ nóng ngày càng thường xuyên ở giai đoạn này. Ợ nóng gây cảm giác nóng rát khó chịu trong thực quản của mỗi người. Đây là biểu hiện của chứng khó tiêu, axit từ dạ dày quay trở lại thực quản của bạn, tạo ra cảm giác cháy rát ở cổ họng. Chứng bệnh này sẽ biến mất ngay sau khi bé chào đời.

Quá trình này gọi là sa bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu đây là bé đầu lòng. Nếu mẹ đã từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.

Nếu bé đã lọt xuống, có thể mẹ sẽ thấy áp lực tăng lên ở vùng bụng dưới của mình, khiến việc đi lại thêm nặng nề, phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu bé ở vị trí rất thấp, mẹ có thể cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và khá khó chịu.

Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sôt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.

Tiền sản giật tuần 35

Thai 35 tuần bị đau lưng

Ở tuần 35, bé phát triển, tử cung to ra, chèn ép dây thần kinh, mạch máu ở phần lưng gây đau lưng đồng thời trọng tâm cơ thể của thai phụ lúc này di chuyển về phía trước. Để giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau, tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức.  Khi mang thai ở tuần thứ 35, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị thay đổi về hình dạng cột sống, có hiện tượng khòm xuống.

Ở thời điểm này, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp với xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp khi chuyển dạ thuận lợi hơn. Nhưng nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn hơn.

Táo bón khi mang thai tuần 35

Mang thai ở tuần thứ 35, trọng lượng của thai nhi trong tử cung đè lên ruột và tác động lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn. Việc bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Ngoài ra khi mang thai, nội tiết tố thay đổi gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột. Táo bón là một triệu chứng bình thường và không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, mẹ không nên quá chủ quan, khi thấy những biểu hiện bất thường kèm với các cơn đau nhói thì cần phải đi khám và theo dõi vì rất có thể đó là dấu hiệu sinh non, bong thai nhau, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ tuần 35

Mang thai 35 tuần bị phù chân

Khi mang thai ở tuần thứ 35, tử cung phát triển khiến cho động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu bị chèn ép khiến máu không xuống đến chân được. Đây là một triệu chứng rất phổ biến ở giai đoạn cuối của thai kỳ và thường trở nên tồi tệ hơn vào tháng cuối cùng. Phù nề là một tình trạng hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng, trừ khi bạn bị sưng khuôn mặt hoặc quanh mắt. Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý vì đây cũng có thể là biểu hiện của tiền sản giật, một bệnh lý rất nguy hiểm trong thai kỳ.

Để khắc phục phù nề, bạn không nên đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Mang giày dép thoải mái khi di chuyển. Và quan trọng nhất là uống thật nhiều nước. Bàn chân sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi sinh.

Thai 35 tuần doạ sinh non

Khi thai nhi 35 tuần tuổi, hệ hô hấp chưa được phát triển hoàn thiện, vì thế chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Vì vậy nếu bé chào đời ở thời điểm này, bé sẽ gặp các vấn đề về hô hấp.

Ngoài ra bé phải được chăm sóc trong lồng ấp để duy trì nhiệt độ cơ thể do lượng chất béo lưu trữ trong cơ thể trẻ thấp, dễ bị hạ nhiệt độ. Sinh non khá phổ biến trong những trường hợp mang thai đôi hoặc nếu bạn bị các biến chứng như tiền sản giật hoặc viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, sinh non cũng phổ biến ở những phụ nữ mang thai trong độ tuổi vị thành niên hay những người phụ nữ lớn tuổi. Việc sử dụng rượu, ma túy hoặc thuốc lá cũng gây sinh non.

Thai nhi 35 tuần nên ăn gì

Vào thời điểm này, những mẹ bầu nên hạn chế ăn những thức ăn nguội hoặc đông lạnh. Đây là những thực phẩm khiến mẹ và bé tăng nguy cơ mắc một số bệnh lây lan. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường để tránh mắc phải các bệnh như tiểu đường hay thừa cân.

Vào tuần thai 35, bạn không nên bỏ qua các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm này giúp cơ thể bạn được nhẹ nhõm, thoải mái. Ngoài ra nên bổ sung canxi cho mẹ và bé bằng cách dùng sữa dành cho bà bầu hay bất kỳ loại sữa nào bạn thích có chứa nhiều canxi, các chất có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não của bé, luôn là lựa chọn tối ưu cho mẹ bầu.

Trong quá trình mang thai bạn nên uống nhiều nước hơn sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ được những độc tố trong thời kì mang thai, giúp bạn tránh được những cơn ợ nóng, táo bón.

Khám thai tuần 35

Khi đi khám thai 35 tuần, mẹ bầu sẽ được bác sĩ đo biểu đồ tim thai, cơn gò. Những xét nghiệm này cần được thực hiện ở những thai kỳ có nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Sinh thường hay sinh mổ cái nào tốt hơn

Bài viết trước : Thai 34 tuần

Bài viết sau : Thai 36 tuần

Những Vấn Đề Thường Gặp Khi Mang Thai

Những từ như khó chịu ở bụng, căng tức bụng, tất cả cảm giác trên đều có thể ám chỉ đến một từ đó là đau bụng.

Thứ nhất: Bạn có thật sự đau bụng hay không?

Thứ hai: Nguyên nhân gây ra khó chịu này ở bạn là gì? Và cũng là điều mà bạn quan tâm, phải không nào!?

Để dễ dàng hình dung với người đọc, đau bụng có 2 nhóm nguyên nhân gây ra:

Đau bụng sinh lý:

Do tử cung to dần ra:

Đặc biệt khi bạn đã có đường mổ ở bụng, tạo ra các xơ dính với tử cung. Khi thai to ra, tử cung to ra, kéo căng các xơ dính này có thể làm bạn đau rất nhiều.

Thông thường, các cơn đau như thế này thường ngắn, không có quy luật xuất hiện. Nói cách khác là đau lúc nào cũng được, và không gây khó chịu nhiều. Bản chất cơn đau là do sinh lý, do đó thường không cần điều trị.

Do đè ép các cấu trúc xung quanh:

Ở tam cá nguyệt 2 – 3 (tuần 28 tới 38 – 40), thai to ra nhanh chóng, tử cung trở nên rất lớn. Lúc này, việc đè ép sang các cấu trúc xung quanh là thường gặp, bạn có thể cảm thấy nặng trằn ở bụng dưới.

Đau do giãn cân cơ bụng:

Thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 2 và đau nhiều hơn ở tam cá nguyệt thứ 3. Việc giãn cân cơ ít khi gây đau. Và cơn đau này sẽ hết khi sinh em bé ra ngoài. Ở những thai kỳ tiếp theo, có thể gây đau nhiều hơn.

Đau bụng chuyển dạ:

Hay nói với tên dân gian là đau bụng đẻ. Tính chất của những cơn đau này là đau trằn bụng. Lúc đầu đau ít, cơn đau thưa, không đều. Càng ngày càng đau nhiều hơn, bắt đầu đều, dồn dập dần. Sau đó có thể xuất hiện tình trạng vỡ ối.

Cơn đau này có thể gặp ở trường hợp bé sinh rất non (tam cá nguyệt 2), đủ tháng hoặc do bác sĩ giục sanh.

Đau bụng bệnh lý:

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng bệnh lý.

Một vấn đề vô cùng thường gặp ở các bà mẹ mang thai, hầu hết trường hợp là do sinh lý thai kỳ gây ra. Tuy nhiên, lúc nào cũng phải cảnh giác với các bệnh lý tiềm ẩn cũng gây ra phù chân tương tự.

Ở 3 tháng cuối cùng trong thai kỳ của bạn (tuần 28 29 trở đi), hiện tượng 2 chân sưng phù tăng dần sẽ dễ dàng bắt gặp. Nguyên nhân là do tử cung của bạn to ra, đè ép vào mạch máu lớn ở bụng, tăng áp lực trong bụng. Do đó, máu từ 2 chân không trở về tim được, ứ đọng sẽ gây ra phù 2 chân.

Hiện tượng phù này còn gây ra bởi một số hiện tượng sinh lý, làm mạch máu giãn ra, bạn có nhiều máu hơn bình thường (kể cả máu của em bé). Do đó, ngoài 2 chân thì còn có thể phù mặt, mi mắt, ngón tay.

Phù 2 chân thường đều 2 bên, sẽ thấy rõ ràng hơn vào buổi chiều, còn phù mặt, mi mắt thường diễn ra vào buổi sáng trong ngày. Đôi khi phù nhiều quá làm bạn cảm thấy đau khi đi lại, phiền vì hơi vướng víu.

Nhưng hiện tượng này lành tính và không cần điều trị thuốc.

Thông thường, chỉ cần chườm lạnh vùng phù, nằm nâng cao 2 chân hoặc mang vỡ chống giãn tĩnh mạch là có thể giảm sưng phù.

Có nhiều nguyên nhân cũng gây ra phù 2 chân.

Bệnh lý thận (hội chứng thận hư, tiền sản giật, suy thận mạn).

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (thường gặp ở đối tượng làm nghề phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều, ít vận động bắp chân).

Những bệnh lý trên đa số thường được tầm soát tiền sản (trước sanh).

Nếu bạn có triệu chứng đau đầu, tự đo huyết áp thấy cao.

Đột ngột phù nhiều hơn, rõ hơn.

“Tôi mệt quá!!!” Đây là câu nói thường gặp ở phụ nữ đang mang thai!!!.

Sự mệt mỏi này vô cùng mơ hồ, có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Ở những tuần thai đầu tiên, sự thay đổi nội tiết tố, chế độ, nhu cầu ăn uống thay đổi. Tim của bạn phải đập nhanh hơn, bóp ra nhiều máu hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Ở những tháng cuối, thai nhi quá to, nặng, bạn phải mang vác bé, nên mệt.

Sự thay đổi cảm xúc lúc mang thai, tăng nhạy cảm với những sự thờ ơ của chồng. Những lời nói của những người xung quanh. Mối lo toan khi một bất thường gì đó xảy ra. Lo âu về đứa trẻ sau này. Tất cả mọi điều này đều tạo ra một sự căng thẳng mà người ta hay gọi đó là stress. Stress làm bạn mệt.

Tất nhiên, mệt khác biệt với khó thở.

Bác sĩ cần tìm hiểu xem bạn có khó thở thật hay không

Khó thở là một cảm giác rất chủ quan. Nó có thể do bệnh lý, sinh lý hoặc như đã giải thích ở trên – tâm lý.

Về mặt sinh lý thai kỳ

Ở vào tam cá nguyệt 2 trở đi (tuần 13 – 14) bạn có thể cảm thấy hơi khó thở. Điều này xảy ra vì thai bắt đầu to dần, bụng của bạn có giới hạn và khi tử cung to ra nó sẽ tăng áp lực trong bụng. Cơ hoành – một cơ nằm giữa ngực và bụng – sẽ bị ảnh hưởng.

Hiện tượng này sẽ tăng nhiều hơn khi mà hệ nội tiết cơ thể, cũng như nhu cầu của thai làm người mẹ phải hít thở lấy nhiều không khí hơn. Thai nhi cũng sử dụng chung nguồn oxy này với mẹ… Do đó mẹ sẽ cảm thấy thiếu oxy nhiều hơn.

Tình trạng này sẽ ngày càng tăng nhiều hơn khi thai to dần. Để khắc phục mẹ cần hít sâu hơn, lâu hơn (5 – 7 giây là tối ưu) rồi mới thở ra. Sau khi sinh em bé thì mẹ sẽ thở dễ dàng trở lại. Đừng lo lắng về việc hít không đủ sẽ làm em bé thiếu oxy. Điều này gần như không thể nào xảy ra.

Do các bệnh lý thần kinh cơ (nhược cơ, guillian barre), bệnh lý tim (suy tim, thiếu máu cơ tim, van tim, bệnh tim bẩm sinh), phổi (viêm phổi, hen)…

Chuột rút cẳng chân ở sản phụ cũng được chia thành 2 nhóm nguyên nhân, sinh lý và bệnh lý.

Triệu chứng này thường chủ yếu xảy ra vào ban đêm ở tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Đôi khi cơn đau có thể làm bạn phải thức giấc. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Kéo dãn cơ bắp chân, đùi trước khi đi ngủ và khi cơn đau xuất hiện. Khi cơn đau xuất hiện, kéo dãn cơ bị ảnh hưởng nhẹ nhàng, từ từ.

Đi bộ. Lúc đầu có thể gây đau nhiều những sẽ giảm nhanh chóng sau đó.

Mang vớ chân, đặc biệt khi bạn phải đứng nhiều vào ban ngày.

Đổi tư thế thường xuyên khi bạn đã ngồi hoặc đứng lâu.

Xoa bóp cơ bắp vùng đã bị đau.

Uống nhiều nước.

Bệnh thần kinh (Hội chứng chân không yên, vận động cơ chu kỳ), bệnh lý mạch máu (xơ vữa mạch máu chi dưới), hạ calci máu, do thuốc….

Khi cơn đau kéo dài bất thường.

Xuất hiện kèm các triệu chứng: Đỏ, nóng, sưng. Đặc biệt khi bạn đã biết mình có mệt lý mạch máu ở chân, hoặc các bệnh lý có nguy cơ hình thành cục máu đông.

Đau bụng, phù chân, khó thở hay chuột rút là triệu chứng thường gặp. Việc đầu tiên cần xác định rằng triệu chứng có phải là bệnh lý hay không vừa là nỗi lo của thân nhân, bệnh nhân cũng là mối quan tâm của bác sĩ. Kể cả khi đó là triệu chứng lành tính. Thì bệnh lý cũng có thể xuất hiện đồng thời. Do đó khi có một thay đổi đột ngột bất thường nào cũng cần đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán, điều trị.

Các Vấn Đề Da Khi Mang Thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ phải trải qua một loạt sự thay đổi về thể chất, do đó da không thể hoàn toàn tránh khỏi tác động của sự biến đổi này. Thông thường, phụ nữ sẽ trải qua tình trạng thay đổi diện mạo của da, gồm các đốm đen trên ngực, núm vú và bên trong đùi, tình trạng nám, xuất hiện lằn đen dọc theo bụng, hay rạn nứt da, mụn, tĩnh mạch mạng nhện và thậm chí là suy giãn tĩnh mạch. Trong đó, có nhiều biểu hiện được gây ra do sự thay đổi về hormon trong cơ thể.

Một số tình trạng xảy ra tiêu biểu trên da khi mang thai.

Đốm hoặc mảng sạm da có thể xuất hiện nhiều hơn do sự tăng tiết melanin – sắc tố da trong da.

Nám – là một dạng của tình trạng tăng sắc tố, được biết đến như là tình trạng không thể tránh khỏi khi mang thai.

Nhiều phụ nữ sẽ bị rạn da ở ba tháng cuối kỳ khi mang thai.

Vết rạn da sẽ không bao giờ hết hoàn toàn trên da.

Mặc dù phụ nữ cố gắng giữ làn da sạch sẽ cũng có thể xuất hiện mụn và ngày càng nhiều hơn.

Cần tránh xa thuốc trị mụn trong suốt kỳ mang thai.

Sự xuất hiện của tĩnh mạch mạng nhện do thay đổi hormon.

Suy giãn tĩnh mạch phát triển khi mang thai thường khỏi sau khi sinh.

Một vài trường hợp hiếm có thể gây nguy hiểm và để lại hậu quả lâu dài.

Rất nhiều phụ nữ trải qua tình trạng tăng sắc tố khi mang thai, biểu hiện là những đốm hoặc các mảng sạm da.Chứng tăng sắc tố xảy ra do sự gia tăng melamin – sắc tố da tự nhiên. Thông thường, vùng tăng sắc tố sẽ được hết sau khi sinh em bé và cũng có thể tồn tại dai dẳng nhiều năm. Một ví dụ về chứng tăng sắc tố đó là nám da – đặc trưng bởi các mảng sạm màu nâu trên mặt, má, mũi và trán.

Tình trạng bị nổi mề đay khi mang thai – biểu hiện là những đám mụn nhỏ màu đỏ trên da và gây ngứa, nóng rát. Các đám này có kích thước khác nhau, có thể rất nhỏ cho đến mảng lớn bám trên da. Phổ biến nhất là những tổn thương trên vùng da bụng, chân cánh tay, ngực và mông. Tình trạng này sẽ hết sau khi sinh.

Tình trạng rạn, nứt da khi mang thai.

Phụ nữ khi mang thai quá quen thuộc với tình trạng rạn da. Thông thường, rạn, nứt da sẽ xuất hiện nhiều nhết trên vùng da bụng, mông, ngực và đùi. Ban đầu, chúng là những vết nứt da có màu hồng, đỏ và dần phai màu rồi trở nên trắng nhạt, hình thành vết rạn rõ ràng trên da.

Chứng u nhú da có cuống (Skin tags)

Sự xuất hiện của các u nhú da có cuống trong khi mang thai rất phổ biến, và những tổn thương này thường xuất hiện trên cổ, ngực, lưng, bẹn hay vùng da dưới vú. Những u nhú dư này thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không gây tổn thương đến sức khỏe của thai phụ.

Mụn trứng cá trong thai kỳ

Mụn có thể xuất hiện và trở nên tồi tệ hơn trong suốt thời kỳ mang thai. Có nhiều phương pháp để điều trị mụn, bao gồm sử dụng thuốc kê đơn và không kê đơn, nhưng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để an toàn cho sức khỏe của thai nhi và mẹ. Điều quan trọng nên ghi nhớ trong quá trình vệ sinh thân thể như rửa mặt với nước ấm hoặc sữa rữa mặt nhẹ hai lần mỗi ngày, giữ cho tóc không tiếp xúc da mặt, gội đầu mỗi ngày, tránh nặn mụn và sử dụng mỹ phẩm không gây nhờn.

Sản phẩm trị liệu bằng hormon làm tăng nguy cơ dị tật trên thai nhi.

Isotretinoin (một dạng vitamin A) gây tổn thương nghiêm trọng đến thai nhi, ảnh hưởng đến não bộ; có thể gây dị tật nguy hiểm trên trẻ sơ sinh.

Thuốc uống tetracycline (kháng sinh) gây biến chứng đổi màu răng ở trẻ khi sử dụng sau tháng thứ tư của thai kỳ.

Bạn đang xem bài viết Các Vấn Đề Mẹ Bầu Gặp Phải trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!