Xem Nhiều 6/2023 #️ Bụng Bầu Tụt Khi Mang Thai Là Như Thế Nào Và Các Dấu Hiệu Bụng Tụt # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bụng Bầu Tụt Khi Mang Thai Là Như Thế Nào Và Các Dấu Hiệu Bụng Tụt # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bụng Bầu Tụt Khi Mang Thai Là Như Thế Nào Và Các Dấu Hiệu Bụng Tụt mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bụng bầu tụt khi mang thai là một biểu hiện có vai trò vô cùng quan trọng. Chị em cần phải có kiến thức về nó để có một quá trình vượt cạn thuận lợi.

Bà bầu bị tụt bụng là như thế nào

Đến những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã phát triển ở mức lớn. Thai nhi sẽ dần dần dịch chuyển sâu xuống bên dưới tử cung của bà bầu; cuối cùng dừng lại ở vùng khung xương chậu. Điều này làm cho bụng bầu tụt xuống thấp hơn so với trước đó.

Có thể nói tụt bụng khi mang thai là biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nhắc nhở các mẹ cần phải sẵn sàng tâm lý và chuẩn bị chu đáo nhất; trước khi bước vào ngày vượt cạn.

Dấu hiệu bụng tụt dễ nhận biết

Những dấu hiệu của bụng tụt đều rất dễ dàng quan sát. Nếu mẹ bầu nhận thấy bản thân có một trong những biểu hiện được nêu phía dưới; thì cũng đồng nghĩa là bụng mẹ đã tụt xuống vị trí thấp hơn. Và ngày lâm bồn cũng không còn xa nữa.

1. Bụng bầu tụt xuống thấp

Chị em hãy để ý xem phần ngực còn chạm được vào vùng trên của bụng bầu nữa hay không để xác định điều này. Trong trường hợp ngực bạn không còn chạm vào được nữa; thì có thể khẳng định rằng bụng bầu đã tụt xâu xuống bên dưới rồi.

Có không ít bà bầu còn nhận thấy một cách chân thật; khi đầu của em bé trong bụng lọt tới khung xương chậu. Sau đó chỉ vài ngày là em bé đã cất tiếng khóc trào đời rồi.

2. Đi tiểu nhiều hơn

Việc mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn cũng là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đã di chuyển xâu xuống bên dưới. Bởi khi đó, em bé trong bụng sẽ chèn ép, tạo thành áp lực tác động vào bàng quang; khiến chị em có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.

Thế nhưng, dấu hiệu bụng tụt này đôi khi dễ nhầm lẫn với tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai (UTI). Do cả 2 trường hợp đều khiến các mẹ đi tiểu thường xuyên hơn.

3. Áp lực đè lên xương chậu tăng

Thai nhi khi đã di chuyển xuống xương chậu sẽ chèn ép; khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái ở vị trí này. Nhiều lúc có cảm giác như em bé trong bụng có thể chui ra bất cứ lúc nào.

Cảm giác khó chịu này sẽ tăng thêm bội phần khi đi lại, di chuyển; khiến chị em không thể đi với dáng đi như bình thường được nữa. Đến càng gần ngày sinh nở, dáng đi của các mẹ bầu càng trở nên khó khăn; nặng nề lạch bạch giống con vịt.

4. Giảm cảm giác ợ nóng

Ợ nóng là tình trạng quen thuộc thường xảy ra trong thời gian mang thai. Chị em sẽ bị những cơn ợ nóng này tấn công; khi mà dạ dày và tử cung “chiến tranh” nhằm giành giật không gian trong bụng.

Tuy nhiên, trong tháng cuối của thai kỳ, khi mà bụng bầu đã tụt xâu xuống phía bên dưới. Khoảng không gian dành cho dạ dày sẽ được mở rộng. Khi đó cuộc chiến giữa dạ dày và tử cung cũng khép lại. Nhờ vậy, thời gian này chị em sẽ thoát khỏi sự đeo bám của chứng ợ nóng khi mang thai; và đặc biệt là ăn nhiều hơn mà không cảm thấy no.

5. Dễ thở hơn

Cũng tương tự như với dạ dày, khi bụng bầu tụt xâu xuống dưới; phổi của các mẹ bầu cũng được giải phóng khỏi sự chèn ép.

Do đó, việc hít thở của chị em sẽ dễ dàng hơn. Không còn những ngày tháng thở khó nhọc hổn hển nữa rồi.

6. Táo bón hoặc trĩ

Bên cạnh đó, còn một dấu hiệu bụng bầu tụt khác cũng đáng chú ý, đó là hình dạng của bụng bầu. Ở trạng thái bình thường, bụng bầu của các mẹ sẽ có hình dạng tròn xoe; trong khi đó bụng bầu tụt xuống sẽ có hình dạng dài và xệ xuống.

Hình ảnh bụng bầu tụt

Bụng bầu tụt từ tuần bao nhiêu ? 

Nhiều chị em thắc mắc rằng bụng bầu tụt khi nào để chuẩn bị tốt hơn. Tuy nhiên, thời gian này thường có sự chênh lệnh và không thể nói chính xác được.

Có nhiều yếu tố để quyết định thời gian bụng tụt. Trong đó quan trọng nhất chính là việc chị em sinh nở lần đầu hay nhiều lần rồi.

Trong trường hợp các mẹ lần đầu mang thai; thường thì bụng bầu tụt ở tuần 36 hoặc trước thời gian dự sinh từ 2-4 tuần.

Với các mẹ bầu đã từng sinh nở trước đó rồi; vùng xương chậu đã giãn nở hơn. Chính vì thế, hầu hết khi mẹ bầu tụt bụng sẽ kèm theo cá triệu chứng chuẩn bị sinh như rỉ ối, đau đẻ…

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh ?

Dựa trên số lần mang thai của mẹ bầu.

Có một số trường hợp bụng bầu bị tụt rồi; tuy nhiên sau đó lại không tụt nữa vì đầu thai nhi chưa nằm ở vị trí cố định.

Bên cạnh đó, cũng có không ít chị em cho đến tận ngày sinh vẫn không nhận thấy biểu hiện này.

Chính vì thế, các mẹ không nên quá dựa dẫm vào dấu hiệu bụng tụt. Ngay khi bước vào tháng cuối thai kỳ, chị em hãy sẵn sàng tâm lý; cùng với các vật dụng cần thiết. Để sẵn sàng lâm bồn bất cứ khi nào.

Bụng bầu không tụt có đẻ thường được không

Với vấn đề mẹ bầu mang thai 39 tuần chưa tụt bụng có sinh thường được không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể tới như:

Khả năng giãn nở của tử cung có tốt không.

Thai nhi đã quay đầu hay chưa.

Tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng thế nào.

Sức khỏe của người mẹ có đảm bảo hay không.

Có thể nói, việc bụng bầu tụt chỉ là một trong những yếu tố đánh giá thai kỳ của người phụ nữ. Nó không quyết định việc bạn có thể sinh thường được hay không. Bởi vậy, nếu mang thai đến tuần 38, 39 mà chưa tụt bụng thì cũng đừng lo lắng nha các mẹ.

Nếu mang thai 33 tuần bụng tụt có phải sẽ sinh non ?

Trước tiên, bạn cần hiểu rằng bụng tụt mới chỉ khẳng định rằng đầu bé đã di chuyển xuống xương chậu; còn ở vị trí nào của xương chậu thì chưa rõ. Do kích thước xương chậu khá dài; bởi vậy trong y học người ta chia nó làm 3 cấp, bao gồm phần đầu, giữa và cuối.

Em bé chỉ thực sự sắp chui ra ngoài khi di chuyển tới phần cuối của xương chậu. Bởi vậy, việc bụng bầu tụt ở tuần 33 không đồng nghĩa với việc các mẹ sẽ sinh non. Vì khả năng cao khi đó đầu em bé mới di chuyển đến phần đầu của xương chậu thôi.

Nếu gặp tình trạng mang thai 33, 34 tuần bụng tụt chị em cũng đừng quá căng thẳng. Hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái; kết hợp theo dõi thêm một số biểu hiện bất thường khác như: chảy máu âm đạo, đau bụng, cơn gò… để từ đó kịp thời xử lý.

Khi nào dấu hiệu bụng tụt đồng nghĩa với mẹ sắp chuyển dạ ?

Để giải đáp cho các chị em lo lắng bụng bầu tụt xuống sớm có bị sinh non không. Tuti Health xin chia sẻ một số dấu hiệu bụng tụt đồng nghĩa với sắp chuyển dạ như sau:

Thai nhi ít ngọ nguậy hơn bình thường

Một dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần chú ý kỹ càng. Sau khi bị tụt bụng, chị em cần để ý đến các hoạt động của em bé trong bụng. Để đề phòng nguy cơ gặp các vấn đề như: suy thai, thiếu ối…

Những cơn gò

Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều đêm mất ngủ bởi cảm giác đau đớn mà các cơn gò gây ra. Có thể nói đây chính là thời điểm để các mẹ thể hiện những kỹ thuật thả lỏng đã được chỉ dẫn trong lớp tiền sản. Trước khi bước vào ngày chào đón đứa con thân yêu chào đời.

Càng về những ngày cuối của thai kỳ, cảm giác đau đớn do cơn gò gây ra ngày một nặng hơn. Đó có thể là chỉ cơn gò giả, nhưng không thể ngoại trừ khả năng các mẹ chuẩn bị sinh nở thật. Nếu không chắc chắn, tốt nhất bạn hay liên hệ ngay với bác sĩ; hoặc đến thẳng bệnh viện để sẵn sàng cho mọi trường hợp.

Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Gần đến ngày lâm bồn, phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện dấu hiệu chuột rút. Kèm theo đó là cảm giác đau nhức ở cung quanh háng và vùng lưng.

Nhất là với các mẹ lần đầu mang thai thì dấu hiệu này sẽ mạnh hơn so với các mẹ đã sinh nở trước đó rồi. Bởi khi đó, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung người mẹ sẽ bị kéo căng ra; để sẵn sàng cho giây phút em bé cất tiếng khóc chào đời.

Tiêu chảy

Khi mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn, kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột. Khiến cho các mẹ cảm thấy đau nhói ở bụng; đi ngoài với mật độ nhiều hơn và ra phân lỏng.

Đây là hiện tượng cần thiết, để thải loại những chất thải cặn bẩn khỏi ruột. Tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi trong bụng phát triển.

Vỡ ối

Nếu hiện tượng này xuất hiện thì quá trình chuyển dạ đã sắp diễn ra rồi đấy. Từ lúc vỡ ối cho đến khi sinh chỉ cách nhau khoảng vài tiếng đồng hồ thôi.

Khi gặp hiện tượng này, bà bầu cần di chuyển tới bệnh viện nhanh nhất có thể. Bởi nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng cạn ối; gây nguy hiểm cho em bé trong bụng.

Ra máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo có thể bắt nguồn từ việc tử cung đang giãn mở ra. Điều này cũng nhắc nhở các mẹ rằng, quá trình chuyển dạ sắp sửa diễn ra rồi đấy.

Bà bầu bị tụt bụng nên làm gì 

Nếu quan sát thấy hiện tượng bụng bầu bị tụt xuống; các bạn hãy báo ngay cho bác sĩ thăm khám cho mình. Để nhận được sự theo dõi sát sao nhất. Trong trường hợp, thai dưới 30 tuần, ví dụ như thai 26 tuần bị tụt bụng thì chị em nên đi khám ngay; để kiểm tra xem có bất thường gì không.

Việc bụng tụt sớm có thể là lời cảnh báo sinh non. Khi đó bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ một số cách giúp ngăn ngừa; có thể ví dụ như nằm yên một chỗ chẳng hạn.

Đối với các mẹ có bụng bầu tụt xuống thấp vào thời gian cuối thai kỳ. Hãy chuẩn bị tất cả hành trang; sẵn sàng vào viện bất cứ lúc nào. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn mình bị cuống lên trong tình huống này đúng không nào.

Để giữ được an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé, chị em hãy cố gắng theo dõi thật kỹ các dấu hiệu bụng bầu tụt xuống theo hướng dẫn từ bác sĩ. Để có được tâm lý cũng như sự chuẩn bị kỹ càng nhất trước khi nhập viện.

Tụt Bụng Khi Mang Thai

Bước sang tháng thứ 9 của thai kỳ cũng là lúc mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần cho công cuộc vượt cạn có thể diễn ra bất kỳ lúc nào. Tụt bụng là một trong những dấu hiệu dự báo quan trọng mà mẹ cần phải nắm vững.

Tụt bụng ở mẹ bầu hiểu đơn giản là thế nào?

Khi thai nhi di chuyển sâu xuống dưới tử cung của mẹ, nằm tại vị trí khung xương chậu thì bụng mẹ cũng hạ xuống vị trí thấp hơn. Đây chính là lúc mẹ bầu “tụt bụng”.

Cảm giác nhẹ nhõm, dễ thở.

Tuy nhiên đồng thời lại thấy tưng tức ở bụng dưới, vùng xương chậu, phía âm đạo như thể bé có thể chui ra ngoài bất kỳ lúc nào.

Một số mẹ thấy chân phù nề, bị chuột rút thường xuyên hơn và có hiện tượng ợ hơi.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là hình dạng của bụng thay đổi. Thay vì tròn xoe thì bụng sẽ kéo dài và xệ xuống.

Mẹ đi tiểu nhiều hơn do thai nhi gây áp lực lên bàng quang.

Mẹ bầu thường tụt phần bụng ở tuần thứ bao nhiêu?

Hiện tượng này sẽ xuất hiện khi nào phụ thuộc phần lớn vào số lần mang thai của mẹ bầu.

Với các mẹ lần đầu sinh con, tầm tuần 36 hoặc trước thời điểm dự sinh từ 2-4 tuần, bụng sẽ tụt xuống rõ rệt.

Còn với mẹ đã mang thai nhiều lần, do vùng xương chậu đã giãn nở từ các lần sinh trước đó nên phần lớn mẹ sẽ tụt phần bụng đồng thời với các dấu hiệu sinh như rỉ ối, đau đẻ, v.v.

Từ khi tụt bụng đến khi sinh là bao lâu?

Bụng tụt chỉ là một trong các dấu hiệu “có thể” mẹ sắp dự sinh nên theo ý kiến của bác sĩ sản khoa, điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Mẹ sinh bé lần đầu hay đã mang thai nhiều lần.

Một số mẹ đã tụt bụng nhưng sau đó bụng lại không tụt nữa do đầu bé chưa ở vị trí cố định.

Ngoài ra, có những mẹ bầu hoàn toàn không có dấu hiệu này cho đến thời điểm sinh.

Do vậy, ngoài tụt bụng thì mẹ nên kết hợp theo dõi với các biểu hiện khác cũng như chuẩn bị đầy đủ vật dụng đi sinh để luôn được chủ động trong mọi tình huống.

39 tuần mà bụng vẫn chưa có dấu hiệu trễ thì có sinh thường được không?

Việc mẹ có thể sinh thường được hay không cần có nhiều dấu hiệu quyết định. Trong đó bao gồm cổ tử cung giãn nở tốt, bé đã quay đầu, thai nhi khỏe mạnh, sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn bình thường hay bụng đã tụt.

Như vậy tụt bụng chỉ là một trong các yếu tố để đánh giá quá trình sinh thường có dễ dàng hay không mà thôi. Do đó, nếu 38 hay 39 tuần mà mẹ chưa tụt thì cũng không cần quá lo lắng.

Nếu tụt bụng vào trước tuần 37 thì có nghĩa là mẹ sẽ sinh non?

Đây chỉ là một trong các dấu hiệu cho thấy đầu bé đã di chuyển vào vùng xương chậu. Tuy nhiên xương chậu có kích thước khá dài nên trong y khoa được chia làm 3 cấp là đầu, giữa và cuối. Chỉ khi thai nhi di chuyển đến vị trí cuối, có nghĩa là vào bên trong hẳn của xương chậu thì cơ hội mẹ sắp đẻ mới thực sự diễn ra.

Do đó, nếu mẹ tụt bụng ngay từ tuần thứ 33, 34 hay 35, … thì cũng không nên quá lo lắng về việc mình có bị đẻ non hay không. Điều quan trọng là mẹ nên kết hợp theo dõi các dấu hiệu khác như ra máu âm đạo, rỉ ối, đau bụng, cơn gò, … để kịp thời đi khám.

Theo The Asianparent

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Mang Thai Bụng Tụt, Báo Hiệu Điều Gì?

Khi em bé tụt xuống khung xương chậu của mẹ, mẹ sẽ thấy hình dáng bụng của mình thay đổi. Bụng sẽ nặng ở phần dưới hơn so với thời điểm trước đó.

Hiện tượng tụt bụng là thai nhi chuyển vị trí xuống thấp hơn, nằm trong khung chậu của người mẹ để chuẩn bị chào đời. Hiện tượng này thường xảy ra vào những tuần cuối thai kỳ và là một trong những triệu chứng báo hiệu cơn chuyển dạ đang cận kề. Nhưng thời gian ở mỗi bà bầu sẽ khác nhau, cũng như tùy vào việc bà bầu sinh con lần đầu hay sinh con thứ. Đối với người sinh con lần đầu, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh. Còn với người sinh con thứ, tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.

Các dấu hiệu tụt bụng mẹ nên biết

– Khi em bé tụt xuống khung xương chậu của mẹ, mẹ sẽ thấy hình dáng bụng của mình thay đổi. Bụng sẽ nặng ở phần dưới hơn so với thời điểm trước đó.

– Mẹ bầu dễ thở hơn khi em bé tụt xuống thấp. Trong quá trình phát triển, thai nhi lớn dần và liên tục tạo áp lực vào bụng, sườn và phổi. Vì thế các bà bầu thường gặp triệu chứng khó thở, thở ngắn, hụt hơi. Tuy nhiên khi em bé nằm gọn trong khung chậu của mẹ, áp lực cũng bớt đi nhiều nên mẹ thở dễ dàng hơn.

Tụt bụng có phải là dấu hiệu sắp sinh?

– Buồn tiểu nhiều hơn do em bé gần sát với bàng quang, gây áp lực lên bàng quang.

Tụt bụng là dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ. Ngoài ra mẹ bầu cần chú ý đến những dấu hiệu sau, xảy ra ngay sau khi có hiện tượng tụt bụng:

– Âm đạo chảy máu, có thể do tử cung đang giãn mở ra và cơn chuyển dạ sẽ đến sớm thôi.

– Em bé ít vận động hơn trong bụng mẹ cũng là một dấu hiệu báo sinh cần chú ý. Sau khi bị sa bụng, mẹ bầu cần theo dõi chuyển động của thai nhi, phòng trừ trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra như suy thai, thai thiếu ối… Nếu mẹ phát hiện em bé ít đạp, mẹ có thể đến khám bác sỹ và xin tư vấn về cách đếm cử động của thai nhi.

– Mẹ bầu bỗng có tâm lý “dọn ổ”, giặt giũ quần áo, chuẩn bị đồ đạc, trang hoàng nhà cửa… Hiện tượng tâm lý thú vị này dù chưa được giải thích khoa học nhưng nó là một trong những dấu hiệu báo sinh chính xác nhất.

– Bị tiêu chảy cũng là triệu chứng hay xảy ra trước ngày dự sinh. Càng về gần ngày dự sinh, triệu chứng tiêu chảy càng rõ rệt.

Ý nghĩa của hiện tượng tụt bụng

– Vỡ ối, rỉ ối là dấu hiệu cơn chuyển dạ sắp bắt đầu, chỉ khoảng sau vài giờ hoặc ngắn hơn. Đây cũng là triệu chứng báo động, mẹ cần đến bệnh viện ngay để tránh nguy cơ bị cạn ối, gây nguy hiểm cho thai nhi.

Tụt bụng là dấu hiệu đáng mừng, cho biết cơn vượt cạn sắp đến. Thời gian bé di chuyển xuống khung chậu của mẹ mất khoảng vài tuần hoặc vài ngày. Khi biết chắc mình đã tụt bụng, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục để sinh thường dễ dàng hơn.

– Tuy nhiên khi tụt xuống thấp như vậy, em bé lại tăng áp lực lên trực tràng. Lý do tại sao các mẹ bầu hay bị táo bón nặng về những ngày cuối của thai kỳ. Táo bón nếu để lâu sẽ gây bệnh trĩ (sưng tĩnh mạch hậu môn). Để phòng ngừa nguy cơ này, mẹ cần duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và uống nước nhiều hơn. Nếu cảm thấy đau trực tràng hoặc chảy máu khi đại tiện, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.

Theo chúng tôi

– Mẹ cũng cảm thấy áp lực nhiều ở phần bụng dưới. Áp lực này khiến mẹ đi lại nặng nề chậm chạp. Hiện tượng phù chân trầm trọng hơn nhiều. Tốt nhất mẹ nên tránh đứng quá lâu hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Thi thoảng đi lại để tăng lưu thông mạch máu.

– Hiện tượng tụt bụng là hiện tượng rất cần thiết cho thai kỳ. Nó như một bước chuẩn bị cho cơ thể trong cơn vượt cạn sắp tới.

Kiến Thức Mang Thai: Bụng Bầu Tụt Bao Lâu Thì Sinh?

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh? Đây là câu hỏi được nhiều bà mẹ lần đầu mang thai quan tâm nhất. Muốn biết được cụ thể sinh vào thời điểm nào thì cần tới bệnh viện.

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh?

Khi thai nhi nằm ở ngôi thuận đồng thời bụng bầu tụt xuống thấp chính là điều kiện thuận lợi cho mẹ bầu chuẩn bị vượt cạn dễ dàng. Tuy nhiên, tụt bụng bao lâu thì sinh vẫn chưa có cơ sở khoa học rõ ràng nào khẳng định được cả vì nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, mẹ cần quan sát các thay đổi, các dấu hiệu xuất hiện trong cơ thể mình để chuẩn bị kịp thời cho quá trình vượt cạn.

Hiện tượng tụt bụng khi mang thai diễn ra sớm thường xảy ra ở các mẹ bầu có thai nhi ngôi thuận, cho thấy một phần cơ thể bé sẽ chui ra ngoài rất dễ vì đang ở vị trí nửa trên xương chậu.

Các mẹ lần đầu mang thai nên lưu ý dấu hiệu này bởi bụng bầu tụt thường xảy ra ở tháng cuối của thai kỳ, thường là 2-3 tuần trước ngày dự sinh, kèm theo đó có thể là các cơn gò chuyển dạ giả.

Tuy nhiên, để biết được chính xác thời điểm nào là sắp sinh và cần nhập viện khi thấy bụng bầu tụt xuống thấp là cực kỳ khó. Thời gian của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau đồng thời còn tùy thuộc vào việc sinh con so hay con rạ. Nếu là con so thì hiện tượng bụng bầu tụt sẽ xảy ra khoảng 2-4 tuần trước thời điểm dự sinh. Nếu là con rạ thì hiện tượng này thường xảy ra ngay trước khi cơn gò chuyển dạ thật.

Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối chính xác, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Một số mẹ sẽ cảm nhận được bụng tụt thấp khoảng 4 tuần trước thời điểm dự sinh nhưng em bé sinh ra lại chậm hơn 2 tuần, cũng có mẹ lại chuyển dạ trong khi không hề thấy bụng bầu tụt trước đó.

Thậm chí có những mẹ bầu cảm thấy bụng tụt nhưng sau đó lại không bị nữa. Đơn giản là vì đầu thai nhi chưa cố định hoàn toàn ở vị trí cụ thể nào cả, tụt xuống rồi lại đẩy ngược trở lên.

Mẹ bầu không chỉ nhìn thấy được sự khác biệt của bụng mà còn có thể cảm nhận được rõ ràng. Bụng mẹ trông như đang ở vị trí thấp hơn, có thể ngả về trước nhiều hơn.

Nguyên nhân chính là thai nhi đã lọt vào khoang chậu, giải tỏa sức ép của tử cung đè lên cơ hoành, nhờ vậy mà mẹ có thể hít thở dễ dàng hơn. Một số dấu hiệu rõ rệt khác giúp nhận biết bụng bầu tụt như:

Mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn, dễ thở hơn do em bé đã nằm gọn trong vùng khung chậu của mẹ, áp lực bớt đi nhiều hơn.

Quan sát bầu ngực còn chạm vào phần trên của bụng không, nếu không thì chắc chắn con yêu đã tụt sâu xuống dưới.

Mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn do khi bụng bầu tụt, thai nhi sẽ nằm gần sát bàng quang, gây áp lực lên bàng quang.

Đi lại khó khăn hơn.

Xuất hiện các cơn đau nhói tại vùng sàn chậu do đầu em bé đè ép mạnh lên.

Trọng tâm cơ thể của mẹ bầu thay đổi nên có cảm giác mất thăng bằng.

Từ đầu đã mang thai bụng dưới nên khi em bé di chuyển xuống thấp, khó nhận thấy được.

Không có triệu chứng khó tiêu hay khó thở, hoặc thường xuyên đi vệ sinh trong suốt thai kỳ.

Có vài trường hợp khó nhận biết bụng bầu tụt như:

Khám bên trong để xem đầu em bé đã nằm trong khung chậu hay chưa?

Nhấn bụng mẹ để xem ngôi thai đã cố định ở 1 vị trí hay chưa hay vẫn có khả năng thay đổi?

Khi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ dựa trên 2 dấu hiệu khác để xác định bụng bầu tụt hay chưa, đó là:

Bạn đang xem bài viết Bụng Bầu Tụt Khi Mang Thai Là Như Thế Nào Và Các Dấu Hiệu Bụng Tụt trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!