Xem Nhiều 3/2023 #️ Bí Quyết Chuẩn Bị Trước Khi Mang Thai Để Sẵn Sàng Cho Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh # Top 6 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bí Quyết Chuẩn Bị Trước Khi Mang Thai Để Sẵn Sàng Cho Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Chuẩn Bị Trước Khi Mang Thai Để Sẵn Sàng Cho Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thời kỳ trước khi thụ thai ngày càng được coi là quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai và thế hệ tương lai. Các yếu tố như chế độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng của mẹ, có thể được sửa đổi trước khi thụ thai.

Chuần bị trước khi mang thai cần kĩ lưỡng để có 1 thai kì khỏe mạnh

Điều này có ảnh hưởng quan trọng đến môi trường tử cung và sự phát triển của thai nhi. Do đó, giai đoạn tiền thụ thai ​​được coi là giai đoạn quan trọng trong đó các biện pháp can thiệp có thể dẫn đến cả lợi ích ngắn hạn, bằng cách giảm các biến chứng thai kỳ và kết quả sinh nở bất lợi, và tăng cường sức khỏe lâu dài.

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Trước khi mang thai mẹ cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng các vấn đề sau:

Kế hoạch hóa gia đình và kiểm soát sinh sản

Mọi phụ nữ nên suy nghĩ về sức khỏe của mình cho dù có kế hoạch mang thai hay không. Một lý do là khoảng một nửa số trường hợp mang thai không được lên kế hoạch. Mang thai ngoài ý muốn có nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân cao hơn.

Một lý do khác là, mặc dù có những tiến bộ quan trọng trong y học và chăm sóc trước khi sinh, vẫn có khoảng 1 trong 8 em bé được sinh ra quá sớm. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu tại sao và làm thế nào để ngăn ngừa sinh non.

Nhưng các chuyên gia đồng ý rằng phụ nữ cần phải khỏe mạnh hơn trước khi mang thai. Bằng cách tìm hiểu về các vấn đề lợi ích sức khỏe và rủi ro trước khi mang thai, bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề có thể ảnh hưởng đến bạn hoặc em bé sau này.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn

Trước khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về chăm sóc sức khỏe tiền thu thai. Bác sĩ sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trước khi mang thai cần chuẩn bị gì cho bạn.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi thăm về bất kỳ vấn đề mang thai nào trước đây, các loại thuốc mà bạn hiện đang sử dụng, tiêm chủng mà bạn có thể cần, và các bước bạn có thể thực hiện trước khi mang thai để ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.

Tiền sử bệnh như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiểu đường, tuyến giáp, huyết áp cao…mẹ cần khai báo với bác sĩ để được theo dõi.

Mẹ nên thông báo với bác sĩ các bệnh đang mắc trước khi mang thai

Dừng các loại thuốc trước khi mang thai

Uống thuốc trong khi mang thai cần có sự chỉ định của bác sĩ bao gồm một số loại thuốc theo toa và thuốc không kê đơn và chế độ ăn uống hoặc thảo dược. Bởi vì nhiều thuốc sẽ gây dị tật thai nhi nghiêm trọng hoặc sẩy thai.

Tiêm phòng để chuẩn bị trước khi mang thai

Những mũi tiêm phòng cho phụ nữ mang thai rất quan trọng sẽ giúp bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kì. Một số mũi như uốn ván, viêm gan, cúm…

Bổ sung axit folic trước khi mang bầu

Axit folic là vitamin B9 cần được bổ sung cho phụ nữ ít nhất 1 tháng trước khi mang thai giúp phòng chống các khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Cuộc sinh nở sẽ diễn ra tốt đẹp hơn, hạn chế sinh non nếu mẹ được bổ sung axit folic đầy đủ.

Bổ sung axit folic trước khi mang thai ngăn ngừa dị tật thai nhi

Tránh sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu, chè đều nên được loại bỏ trong chế độ ăn uống của phụ nữ trước và trong khi mang thai. Những yếu tố này sẽ tăng nguy cơ tử vong, dị tật cho thai nhi..

Chất hóa học độc hại như bụi, khói, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, diệt cỏ đều tác động lên khả năng sinh sản của con người. Phụ nữ sẽ khó mang thai hơn, thai nhi bị nhiễm độc lâu dài dẫn đến suy thai, dị tật bẩm sinh…

Vì thế, trước khi ý định có thai, phụ nữ nên tránh sự tiếp xúc với những chất ô nhiễm này để bảo vệ bé yêu khỏe mạnh.

Cân bằng cân nặng hợp lý

Thừa cân và béo phì khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc chứng tiền sản giật, sẩy thai, đẻ chúng tôi mắc những bệnh tiểu đường thai kì. Tuy nhiên, thiếu cân cũng là vấn đề nguy hiểm vì mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển, lâu dần sẽ gây suy thai.

Kiểm soát cân nặng của mình thật hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của thai kì với chế độ ăn khoa học lành mạnh là bước chuẩn bị trước khi mang thai cần thiết.

Có được tinh thần thoải mái

Sức khỏe tinh thần là cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động khi chúng ta đương đầu với cuộc sống. Để trở nên tốt nhất, bạn cần cảm thấy tốt về cuộc sống của mình và coi trọng bản thân. Mọi người đôi khi cảm thấy lo lắng, buồn bã hoặc căng thẳng.

Chắc hẳn thông qua bài viết, các bạn đã biết cần chuẩn bị gì trước khi mang thai rồi chứ. Vì đây là một giai đoạn rất quan trọng nên các bạn càng lập kế hoạch và hành động càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nếu những cảm giác này không biến mất và chúng cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy nhờ giúp đỡ. Nói chuyện với bác sĩ của bạn hoặc một chuyên gia tư vấn tâm lý và lựa chọn cách điều trị phù hợp với bạn.

Chuẩn Bị Trước Khi Mang Thai Như Thế Nào Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Chuẩn bị trước khi mang thai là một việc làm nhất thiết nên thực hiện đối với mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên, không phải cặp đôi nào cũng biết rõ ngay từ đầu chuẩn bị như thế nào cho chu đáo. Để đảm bảo bé yêu của mình sinh ra được khỏe mạnh thông minh và được hưởng trọn vẹn những gì tốt nhất, bạn nên dành khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng, chuẩn bị cho kế hoạch mang thai với một số việc làm cụ thể như đề cập trong nội dung sau đây.

Chuẩn bị trước khi mang thai là một việc làm cần thiết đối với mỗi cặp vợ chồng – Ảnh Internet

1. Khám sức khỏe là một việc quan trọng để chuẩn bị trước khi mang thai

Chuẩn bị trước khi mang thai việc đầu tiên bạn không thể bỏ qua là việc khám sức khỏe. Nếu bạn muốn sinh ra một em bé khỏe mạnh thì trước tiên bạn hãy là những ông bố bà mẹ khỏe mạnh. Để đảm bảo điều đó, bạn cần phải khám sức khỏe trước khi mang thai. Điều này giúp bạn biết rõ tình trạng sức khỏe của mình hơn, có thể lên kế hoạch và thời điểm sức khỏe tốt nhất cho việc thụ thai. Khám sức khỏe trước khi mang thai còn sớm phát hiện ra một bệnh ở cơ thể (nếu có) để điều trị kịp thời, và đây cũng cách để giúp bạn tăng khả năng thụ thai.

Chuẩn bị trước khi mang thai bạn không nên bỏ qua việc khám sức khỏe – Ảnh Internet

2. Chích ngừa đầy đủ

Chuẩn bị trước khi mang thai khoảng 6 tháng, bạn nên chích ngừa một số loại vắc xin để phòng bệnh trong quá trình mang thai. Chích ngừa là cách để bạn đảm bảo sức khỏe của mình, cũng như sức khỏe thai kỳ sau đó. Nếu không chích ngừa, một số bệnh khi mắc phải ở thời kỳ mang thai có thể sẽ lây truyền từ mẹ sang con, làm cho thai nhi gặp phải một số vấn đề nguy hiểm, khả năng cao dẫn đến tình trạng thai nhi bị dị tật thậm chí là sinh non, tử vong.

Như vậy chích ngừa đầy đủ trước khi mang thai là một việc làm nhất định cần thực hiện. Một số vắc-xin cần chích ngừa trước mang thai như sởi, quai bị, rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan siêu vi B.

Chích ngừa trước khi mang thai là một việc cần thiết – Ảnh Internet

3. Chuẩn bị trước khi mang thai bạn không nên bỏ qua vấn đề dinh dưỡng

Trước khi mang thai bạn cũng cần chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng. Dinh dưỡng là điều kiện giúp bạn sớm thụ thai và chuẩn bị một sức khỏe tốt để chào đón bé yêu.

Các bác sĩ cũng khuyên bạn nên có một cân nặng phù hợp trước khi mang thai, bởi quá gầy hay quá mập cũng ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Như vậy, bạn nên điều chỉnh cân nặng của mình sao cho phù hợp, bạn nên bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn nếu quá gầy hoặc có chế độ ăn uống hợp lý nếu bạn quá mập.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh – Ảnh Internet

Một số dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chuẩn bị trước khi mang thai như một số thực phẩm giàu sắt, axit folic, canxi, kẽm, vitamin b,…Các loại thực phẩm có chứa các chất này có thể kể đến như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… Bạn cần hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, và bỏ thói quen dùng café, nước ngọt, bia, thực phẩm có chứa chất kích thích nói chung.

Ngoài dinh dưỡng bổ sung như đề cập, chị em phụ nữ cũng có thể sử dụng viên uống tổng hợp trước và trong quá trình mang thai. Viên tổng hợp góp phần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hợp lý, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ thật kỹ trước dùng.

4. Tài chính cũng là điểm lưu ý của các cặp đôi khi chuẩn bị trước mang thai

Trong suốt 9 tháng mang thai bạn sẽ phải đi khám thai rất nhiều lần và bên cạnh đó là những xét nghiệm, siêu âm, sàng lọc…chính vì vậy bạn cần chuẩn bị kỹ về mặt tài chính để thực hiện tất cả các việc trên. Bên cạnh đó bạn cũng cần một khoản chi phí để sắm những đồ dùng, vật dụng, sữa, quần áo cho bé yêu.

Để giảm bớt chi phí tiền khám thai và khi sinh nở bạn có thể tham gia bảo hiểm. Nói đến bảo hiểm, có 2 loại hình bảo hiểm bạn có thể tham gia là bảo hiểm thai sản và bảo hiểm y tế. Khi tham gia bảo hiểm bạn sẽ được chi trả một phần tiền khám thai và chi phí khi sinh. Nếu bạn có ý định mua bảo hiểm thai sản thì bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai khoảng từ 9 đến 12 tháng, còn bảo hiểm y tế bạn có thể mua trong thời gian bạn mang thai.

Chuẩn bị trước khi mang thai về tài chính giúp bạn chủ động hơn trong mọi việc

5.Tìm hiểu về bệnh viện phụ sản nơi bạn khám và sinh nở

Chuẩn bị trước khi mang thai bạn nên tìm hiểu về một số bệnh viện phụ sản là một việc cần thiết, bạn có thể lựa chọn cho mình một bệnh viện hay phòng khám, bác sĩ tốt nhất để khám thai và sinh nở. Một bệnh viện uy tín sẽ đem lại cho bạn sự yên tâm và đảm bảo về chất lượng, sự tận tâm của các bác sĩ. Hiện nay có rất nhiều bệnh viện lớn cả bệnh viện công và bệnh viện tư, tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình mà bạn lựa chọn cho phù hợp. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ bạn bè và người thân để tìm được một bệnh viện như mong muốn.

6. Bổ sung axit folic để chuẩn bị trước khi mang thai

Cần bổ sung Axit folic để chuẩn bị trước khi mang thai

Tại sao axit folic lại quan trọng trong quá trình mang thai – một câu hỏi không phải bất kỳ chị em nào cũng biết, nhất là các chị em mới mang thai lần đầu. Axit folic giúp ngăn ngừa một số bệnh dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh. Ống thần kinh được hình thành rất sớm trong những tháng đầu tiên cho nên, bổ sung axit folic hàng ngày trước khi mang thai là rất quan trọng. Bạn có thể bổ sung axit folic bằng cách mỗi ngày uống 1 viên axit folic và sử dụng thực phẩm giàu axit folic như bông cải, đậu phộng, nước cam. Lưu ý về việc uống viên axit folic, bạn nên tìm đến bác sỹ chuyên khoa để tư vấn trước khi uống để bảo đảm quá trình sử dụng an toàn và hiệu quả.

Chuẩn bị trước khi mang thai – như bạn đã thấy khá rõ, đây là một trong những việc quan trọng. Trong sự chuẩn bị đó, có ít nhất 6 lưu ý bạn cần thực hiện, để chuẩn bị tốt cho việc thụ thai và mang thai. Không dừng lại ở việc chỉ người vợ mới cần thực hiện điều này hay làm điều nọ cho giai đoạn chuẩn bị, người chồng cũng cần cộng tác chuẩn bị, trợ giúp vợ mình, chia sẻ cùng vợ những băn khoăn, lo lắng. Các bạn nên nhớ rằng, sự chuẩn bị đến từ hai phía bao giờ cũng đạt hiệu quả tốt nhất.

Thảo Nguyên tổng hợp

Bổ Sung Thuốc Gì Trước Khi Mang Thai Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Hầu hết các phụ nữ đều suy nghĩ rằng chỉ cần uống thuốc bổ sung khi mang thai. Nhưng để thai nhi thực sự khỏe mạnh thì tốt nhất nên uống thuốc bổ sung từ 3 tháng trước khi mang thai. Theo cơ chế sinh học của cơ thể, trứng phát triển và chín trong khoảng 3 tháng trước khi được phóng ra để sẵn sàng chờ đợi tinh trùng đến thụ tinh. Do đó, để trứng có chất lượng tốt nhất trước khi bước vào quá trình thụ tinh, người phụ nữ nên uống thuốc bổ từ khoảng 3 tháng trước khi mang thai.

Bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai mang lại lợi ích gì?

Nên bổ sung thuốc gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Acid folic

Acid folic là một loại vitamin (vitamin B9). Nó được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như lúa mì, bột ngô, bông cải xanh, măng tây, đậu xanh… và nó cũng có thể được dùng dưới dạng các viên bổ sung để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở giai đoạn sớm đặc biệt là tật nứt đốt sống và tật không não. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất nên bổ sung acid folic là khoảng 2-3 tháng trước khi mang thai cho đến khi mang thai được 12 tuần. Bổ sung đầy đủ acid folic trước khi mang thai sẽ giúp tích tụ một lượng acid folic trong cơ thể để bảo vệ em bé tương lai tránh khỏi các nguy cơ dị tật ống thần kinh đến 70 %.

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi

Việc bổ sung acid folic có thể thông qua chế độ ăn uống những thực phẩm giàu folate, đây là dạng acid folic tự nhiên. Tuy nhiên, ngay cả một chế độ ăn uống lành mạnh cũng không có đủ acid folic cho người phụ nữ chuẩn bị mang thai nên việc uống thuốc bổ sung acid folic là rất quan trọng. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo các phụ nữ đang có ý định mang thai nên bổ sung 400 microgam acid folic mỗi ngày. Với những phụ nữ có nguy cơ cao hơn như những phụ nữ mang thai trước đây đã có con bị dị tật ống thần kinh hoặc đang điều trị chống co giật hoặc có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh được khuyến cáo nên uống 5 mg acid folic mỗi ngày và tăng hàm lượng acid folic trong chế độ ăn hằng ngày.

Sắt

Sắt được sử dụng để tạo ra huyết sắc tố, thành phần mang oxy của hồng cầu. Nếu cơ thể bạn không có đủ chất sắt, các mô và cơ quan của cơ thể bạn sẽ không nhận được oxy mà chúng cần để hoạt động bình thường.

Bổ sung sắt trước khi mang thai rất quan trọng

Lượng sắt khuyến nghị của phụ nữ là 18 mg mỗi ngày, nhưng phụ nữ mang thai cần khoảng 27 mg mỗi ngày. Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân… Bổ sung sắt trước khi mang thai giúp cơ thể người phụ nữ tích trữ một lượng sắt đảm bảo được nhu cầu sắt tăng cao ở giai đoạn mang thai sắp tới. Các mẹ nên đi khám bác sĩ để biết tình trạng sắt hiện tại của cơ thể để được tư vấn bổ sung hàm lượng sắt phù hợp. Bên cạnh việc bổ sung viên sắt, các mẹ cũng có thể bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống hàng ngày như thịt đỏ, đậu phụ và rau xanh đậm.

Canxi và Vitamin D

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ nữ muốn mang thai nên tiêu thụ khoảng 1.000 mg mỗi ngày, bởi vì khi bạn mang thai, em bé đang phát triển của bạn sẽ cần canxi cho quá trình hình thành xương và răng.

Bổ sung thuốc gì trước khi mang thai?

Omega 3 (DHA và EPA)

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung omega-3 trước khi mang thai làm tăng dòng máu đến tử cung giúp tăng khả năng thụ thai thành công và giúp bổ sung dinh dưỡng để thai làm tổ. Ngoài ra,DHA và EPA còn rất quan trọng đối với hệ thần kinh và sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh sau này (trên thực tế, 60% bộ não của con người được tạo thành từ DHA).

DHA giúp não bé phát triển và phòng ngừa trầm cảm sau sinh cho mẹ

Bên cạnh đó, omega 3 còn có vai trò trong việc duy trì một tâm trạng ổn định.Thiếu omega-3 cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Vì vậy, ở những phụ nữ có ý định mang thai nên bổ sung omega-3 ngay vì nó không chỉ giúp tăng khả năng thụ thai mà còn rất tốt cho sức khỏe của người phụ nữ sau sinh và em bé sau này.

Một số lưu ý khi uống thuốc bổ sung trước khi mang thai?

Bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai rất tốt cho sức khỏe nhưng các mẹ cũng lưu ý không nên làm dụng thuốc bổ quá mức. Bên cạnh việc sử dụng thuốc bổ sung thì vẫn phải duy trì một chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dinh dưỡng và một chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Lưu ý gì khi bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai cho mẹ?

Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai Để Có Thai Kì Khỏe Mạnh?

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai là câu hỏi của rất nhiều người. Quá trình mang thai thật sự không đơn giản. Bạn phải chuẩn bị thật kĩ trước khi mang thai để mọi thứ về sau được thuận lợi.

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Bạn đã sẵn sàng làm mẹ

Trước khi quyết định mang thai, bạn hãy tự hỏi mình đã thật sự sẵn sàng. Tự vấn với những câu hỏi sau:

Hai vợ chồng đều muốn có con?

Bạn có đủ sức để làm mẹ?

Hai bạn đã có đủ trách nhiệm với con cái?

Ai sẽ chăm sóc bé?

Bạn có thể làm tốt công việc và chăm sóc gia đình?…

Trả lời những câu hỏi trên, nếu hợp lí, bạn đã có thể làm mẹ rồi. Hãy chuẩn bị các bước tiếp theo.

Khám sức khỏe

Có ý định mang thai, việc đầu tiên bạn phải làm là kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh của bạn, gia đình bạn và thuốc bạn đang sử dụng. Bạn có thể ngừng uống hoặc thay đổi một vài loại thuốc để chuẩn bị mang thai. Bạn phải kiểm tra các bệnh hen suyễn, huyết áp, tiểu đường…Những bệnh này cần được kiểm soát kĩ trong thai kì. Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát các bệnh lây qua đường máu, tình dục.

Kiểm tra di truyền

Hai bạn phải thực hiện kiểm tra di truyền để chắc chắn không mắc bệnh nghiêm trọng về di truyền. Nếu bạn có rối loạn di truyền, bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Xét nghiệm này được thử qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.

Không sử dụng các chất kích thích, giảm lượng caffeine

Bạn phải bỏ rượu bia, thuốc lá, ma túy…từ bây giờ. Thuốc lá có thể dẫn đến sinh non, xảy thai. Đối với nam giới, thuốc lá khiến số lượng tinh trùng sẽ thấp và yếu. Các chất kích thích, gây nghiện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi.

Muốn mang thai, bạn nên tránh tiêu thụ thực phẩm chứa caffeine. Hấp thụ caffeine sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Mỗi ngày bạn không nên dùng quá 200ml cà phê.

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mang thai. Gây ra một số biến chứng như huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Béo phì khi mang thai gây ra hội chứng macrosomia – em bé lớn hơn bình thường. Làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh thường và sinh mổ. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh.

Thiếu cân cũng rất nguy hiểm khi mang thai. Thiếu cân dẫn đến sinh non, con nhẹ cân, có nguy cơ gặp vấn đền khi sinh. Ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của bé.

Tránh để cơ thể bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng gây hại trực tiếp đến mẹ và bé. Một số bệnh nhiễm trùng gây dị tật bẩm sinh.

Bạn có thể phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách: Rửa tay thường xuyên, không ăn uống thực phẩm chưa nấu, mang găng tay khi làm vườn, tiêm ngừa cúm…

Chú ý đến tâm trạng

Phải luôn vui vẻ, giữ tinh thần lạc quan, điều đó sẽ giúp rất nhiều cho việc mang thai. Hãy giảm căng thẳng bằng cách đi bộ, trò chuyện…Bạn có thể tập Yoga hoặc ngồi thiền để cải thiện tâm lí.

Chuẩn bị tài chính

Tài chính là vấn đề rất quan trọng. Trước khi mang thai, bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền và mua bảo hiểm. Khoản tiền này dùng chăm sóc bạn lúc mang thai, khi sinh con và sau sinh. Bảo hiểm sẽ chi trả một phần, giúp bạn giảm nỗi lo về tài chính.

Ngừng uống thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai sẽ khiến kinh nguyệt của bạn không ổn định. Ngừng uống thuốc tránh thai giúp kinh nguyệt của bạn ổn định, dễ thụ thai hơn.

Bổ sung dưỡng chất là nhiệm vụ quan trọng khi chuẩn bị mang thai

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể là việc rất quan trọng trước khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng cho vợ: Ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc. Tránh thực phẩm dùng đường hóa học, thực phẩm đột biến gen…

Chế độ dinh dưỡng cho chồng: Bổ sung nhiều kẽm và vitamin E, giúp tinh trùng khỏe mạnh. Ăn nhiều cà rốt để bổ sung vitamin A và D.

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Chuẩn Bị Trước Khi Mang Thai Để Sẵn Sàng Cho Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!