Xem Nhiều 5/2023 #️ Bị Cảm Cúm Tháng Thứ 2 Của Thai Kỳ, Bà Bầu Không Nên Chủ Quan # Top 12 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bị Cảm Cúm Tháng Thứ 2 Của Thai Kỳ, Bà Bầu Không Nên Chủ Quan # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Cảm Cúm Tháng Thứ 2 Của Thai Kỳ, Bà Bầu Không Nên Chủ Quan mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bà bầu bị cảm cúm thường do hệ miễn dịch bị suy giảm vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi. Khi đó, các loại vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể và làm tổn thương các tế bào, dẫn đến các bệnh lý khác nhau. Đồng thời, mang thai luôn khiến các mẹ mệt mỏi do ốm nghén nên càng dễ tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng, sốt, ho và cảm cúm xuất hiện.

Thông thường, mẹ bầu bị cảm cúm tháng thứ 2 của thai kỳ thường có những dấu hiệu sau: Sốt cao trên 37 độ C và kéo dài từ 3 – 4 ngày, đau đầu, đau nhức cơ thể, cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, ho, khó chịu trong người và có thể bị nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng.

Vậy mang thai tháng thứ 2 bị cúm có nguy hiểm không?

Khi mang thai, hệ miễn dịch suy yếu nên khiến bà bầu bị cảm cúm. Tuy đây chỉ là bệnh lý thông thường nhưng nếu không được chăm sóc hợp lý sẽ rất dễ gây nhiều biến chứng trong thai kỳ. (Ảnh minh họa: Internet)

Cảm cúm khi mang thai chỉ là căn bệnh vô hại với mẹ bầu và thai nhi nếu được điều trị đúng cách. Theo đó, nếu mẹ bầu chỉ bị hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh thì chỉ là dấu hiệu của bệnh cảm thông thường hoặc viêm mũi dị ứng. Còn ngược lại, cảm cúm có thể đe dọa đến sức khỏe của thai nhi nếu mẹ bị sốt cao, nôn ói, chóng mặt… thì cần phải cẩn trọng vì vi khuẩn cúm có thể gây dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, bệnh down và thậm chí có thể gây sảy thai, thai chết lưu ở tháng thứ 2 của thai kỳ.

Vì vậy, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám và trao đổi tình trạng bệnh với bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Ngoài ra, để tránh dị tật bẩm sinh, mẹ bầu nên theo dỗi sát những lần siêu âm thai kỳ ở các mốc quan trọng là 7, 12, 22, 32 tuần. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tiến hành các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như Double Test và Triple Test.

Khi bị cảm cúm tháng thứ 2 mẹ bầu nên làm gì?

Điều quan trọng nhất khi bị nhiễm cúm ở tháng thứ 2 của thai kì là mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để nhận được những lời khuyên và phương pháp điều trị tốt nhất.

Không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật hoặc nhiễm trùng thai nghén,… nếu không được dùng đúng chỉ định, liều dùng và chức năng.

Nếu bị cúm ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như: Uống nước lá kinh giới và tía tô, ăn cháo trứng và tía tô, ăn tỏi hoặc xông mặt bằng các loại lá thuốc như: Lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại và xông từ 5 – 10 phút.

Khi bị cảm cúm, bà bầu cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại bệnh tật. (Ảnh minh họa: Internet)

Phòng tránh cảm cúm khi mang thai tháng thứ 2

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và súc miệng bằng nước muối hàng ngày.

Ăn uống đủ chất và phong phú các chất dinh dưỡng. Đồng thời, cần uống nhiều nước mỗi ngày.

Bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc những nơi đông người.

Tham khảo ý kiến bác sĩ về các mũi tiêm phòng cúm khi mang thai. Lưu ý, cần khám thai định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Bị Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 4, Bà Bầu Nên Làm Gì?

Cảm cúm là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết như: Nắng, mưa, khí hậu nắng ẩm đột ngột, thất thường,… hoặc có thể lây từ người bị bệnh. Theo đó, cảm cúm sẽ gây cảm giác đau nhức toàn thân, các cơ bắp nặng nề, rất mỏi mệt. Khi cảm cúm có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu bình thường, không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu sốt kèm buồn nôn, chóng mặt thì mẹ bầu phải thận trọng vì virus cúm có thể làm thân nhiệt thai phụ tăng lên gây sốt, sổ mũi, rát họng, rối loạn sự trao đổi chất sinh độc tố, ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy hiểm hơn, virus có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai, gây bệnh tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, không có não,… Sốt cao và độc tố còn kích thích co bóp tử cung, gây hiện tượng sảy thai hoặc sinh non.

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 khiến mẹ bầu rất hoang mang và lo lắng. (Ảnh minh họa: Internet)

Bà bầu làm gì nếu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4?

Nghỉ ngơi, thư giãn nếu chỉ bị cảm cúm bình thường.

Uống đủ nước để ngăn chặn mất nước khi sốt. Đồng thời, uống thêm nước ép trái cây giàu vitamin C, chẳng hạn nước cam, giúp tăng miễn dịch.

Nếu mẹ bầu cảm thấy chán ăn thì có thể bồi dưỡng cho cơ thể với chế độ ăn loãng như cháo, súp, sữa ấm… để giúp cơ thể mau phục hồi.

Hạn chế việc vận động, không để cơ thể quá nóng, ra nhiều mồ hôi.

Ăn tỏi để diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và các loại vi rút gây bệnh bởi rong tỏi chứa thành phần kháng sinh allicinin, giàu glucogen, fitonxit là “khắc tinh” của cảm cúm.

Bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt và làm dịu đau nhức nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Nếu sau 2-3 ngày không thuyên giảm những triệu chứng cảm cúm, thấy nôn ói, khó thở, sốt cao, choáng váng,… thì nhanh chóng đến khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp, không nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tỏi là loại thực phẩm giúp mẹ bầu trị cảm cúm hiệu quả. (Ảnh minh họa: Internet)

Khi bị cảm cúm mẹ bầu nên cẩn trọng khi dùng thuốc

Khi đang mang thai, việc mẹ bầu dùng thuốc để trị bệnh cảm cúm lại không được khuyến khích bởi việc này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đa số các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai sớm, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Nhiều mẹ bầu vẫn tự ý mua thuốc uống với tâm lý uống một chút sẽ không ảnh hưởng hoặc lơ là vì nghĩ rằng cảm mạo một chút không sao nên dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi bị cảm trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị tốt nhất, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Tăng cường hệ miễn dịch, chẳng còn lo bệnh cúm

Ngoài việc rèn luyện cho cơ thể thích nghi với thời tiết hay tăng cường luyện tập thể thao, luôn giữ ấm cho cơ thể …

Ăn gì, uống gì để nhanh khỏi cảm cúm?

Khi bị cúm, bạn cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, giảm stress và ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp tăng cường miễn dịch. …

12 giải pháp tự nhiên giảm cúm không cần thuốc

Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng thường dễ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Căng thẳng, thiếu ngủ …

Phòng Cảm Cúm Cho Bà Bầu Tháng Thứ 9

Cảm cúm khi mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ tuy không còn quá nguy hiểm với mẹ và bé, nhưng không phải vì thế mà mẹ có thể lơ là cảnh giác bởi khi chưa sinh con ra khỏe mạnh thì dù là một việc rất nhỏ cũng có thể trở thành nguy cơ gây hại.

Bà bầu cảm cúm cần điều trị thế nào?

Thường thì những triệu chứng cảm cúm sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thai kỳ và sức khỏe của thai nhi. Nhưng khi bị cảm cúm nặng, nếu nhiệt độ cơ thể mẹ kéo dài ở 39 độ C thì mẹ nên thận trọng bởi vì cơ thể bị sốt cao cộng với độc tính của virus cúm có thể gây kích thích co bóp tử cung, gây nên hiện tượng sảy thai hoặc là sinh sớm.

Dù cho tình trạng sảy thai muộn rất ít khi xảy ra nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận, dè chừng vì cho đến tháng thứ 7, 8 hay 9 vẫn không có điều gì là đảm bảo cho đến khi mẹ sinh em bé an toàn.

Đồng thời, mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, cho là không muốn ăn đi nữa. Ngoài ra mẹ cũng nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh.

Trị cảm cúm tự nhiên để bảo vệ thai nhi

Bà bầu tháng thứ 9, 8 , 7Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ khi các triệu chứng nặng thêm hoặc tăng thêm các triệu chứng như là mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, sốt cao kéo dài.

– Uống nước gừng hoặc đường đỏ: Khi có dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm hoặc vừa đi ngoài trời lạnh trở về, mẹ nên pha một cốc nước gừng đường đỏ ấm để uống và lên giường đi ngủ. Sáng hôm sau dậy, mẹ sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều.

– Bổ sung kẽm: Trong chế độ dinh dinh cho bà bầu bị cảm cúm, nên bổ sung vitamin kẽm, Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đậu đỗ.

– Bổ sung thêm vitamin C: Có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh…

– Súc miệng bằng nước muối vào mỗi buổi tối và sáng.

– Rửa mặt vào mỗi buổi sáng bằng nước lạnh.

– Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh hoặc là đến chỗ đông người khi đang vào mùa dịch.

– Tập luyện thể dục thường xuyên.

– Tiêm phòng cảm cúm trước thai kỳ 3 tháng và hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm nhắc lại ở các lần mang thai kế tiếp vì mũi tiêm phòng cúm chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm để phòng ngừa bà bầu bị cảm ở tháng thứ 9.

Bà Bầu Bị Cảm Cúm 3 Tháng Đầu Thai Kỳ Liệu Có Đáng Lo?

Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lo lắng và phải thật bình tĩnh để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu chỉ bị cảm cúm thông thường, mẹ bầu nên thử vận dụng các phương pháp dân gian, không dùng đến thuốc và theo dõi tại nhà. Trường hợp sốt cao, sốt li bì hoặc nghi ngờ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn thì điều mẹ bầu cần làm lúc này là đến gặp bác sĩ và làm theo chỉ định. Các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị và cho lời khuyên thích hợp nhất cho bạn.

Mẹ bầu nên cẩn thận khi bị cảm cúm 3 tháng đầu thai kỳ

Xịt nước muối để thông mũi

Ngồi nghiêng người ra phía trước một chút, há miệng

Đặt bình xịt vào 1 bên mũi,

Bóp nhẹ cho nước muối từ bên này chảy qua bên kia

Và làm ngược lại với mũi bên kia, ngày 2-3 lần

Vệ sinh mũi mỗi ngày khi bị nghẹt mũi với nước muối sinh lý theo cách như trên sẽ giúp các mẹ rửa sạch vi khuẩn, dịch nhầy trong mũi ra ngoài, giúp thông mũi và chống viêm sưng mũi một cách hiệu quả.

Vệ sinh mũi đúng cách sẽ giúp mũi thông thoáng, chống viêm sưng mũi hiệu quả

Súc miệng bằng nước muối

Cũng với nước muối sinh lý, mẹ bầu khi bị cảm cúm 3 tháng đầu thai kỳ có thể dùng để súc miệng, khò trong cổ họng để giúp giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, viêm sưng họng. Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, làm giảm cảm giác khó chịu khi bị cảm cúm cho các mẹ trong suốt thai kỳ.

Nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể

Khi cơ thể nhiễm cúm, mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể để mau lại sức, không nên làm việc quá nhiều, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Chọn tư thế ngủ thật thoải mái, nằm nghiêng, lót gối hoặc mền dưới bụng tạo cảm giác êm ái. Nếu nghẹt mũi gây khó chịu, hãy kê gối nâng cao đầu tạo cảm giác dễ chịu, giúp đờm không bị trào ngược.

Uống nước ấm giúp cơ thể nhẹ nhàng, thông mũi dễ hơn, tránh tình trạng mất nước và khô rát họng.

Mẹ bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu, cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, do đó, mẹ bầu nên tắm nước ấm, không nên tắm nước lạnh, cũng không nên ngâm mình trong nước quá lâu. Xông hơi cũng giúp giải cảm và làm thông mũi hiệu quả đấy!

Bôi dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm

Bổ sung các loại thực phẩm chống cảm cúm

Bổ sung các loại trái cây có vitamin C giúp tăng sức đề kháng

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần phải bồi bổ nhiều loại thực phẩm đa dạng để tăng sức đề kháng và tránh được nguy cơ khiến bà bầu bị cảm cúm lúc mang thai. Các nhóm thực phẩm sau sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ cần lưu ý:

Các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, bưởi, cam, quýt, cherry, việt quất vừa giúp tăng sức đề kháng, vừa giúp chống oxy hoá.

Uống nước chanh đặc biệt hiệu quả khi mắc chứng viêm họng vì có thể giảm đau rát và dịch nhầy. Nước chanh ấm pha với mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt, đồng thời giúp giảm triệu chứng nghén, chóng mặt, mệt mỏi.

Mẹ cũng có thể dùng hành tây vì trong hành tây có chứa hoạt chất phytochemical có thể giảm viêm phế quản và viêm nhiễm cơ thể.

Gừng cũng là thực phẩm rất tốt để chữa cảm cúm, giúp giữ ấm cơ thể, thải độc và cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng ợ nóng cho mẹ bầu.

Bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, canxi, … theo hướng dẫn của Bác sỹ để có một thai kỳ khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất.

Bạn đang xem bài viết Bị Cảm Cúm Tháng Thứ 2 Của Thai Kỳ, Bà Bầu Không Nên Chủ Quan trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!