Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viêm Phổi Địa Phương Của Lợn (Suyễn Lợn) (Swine Enzootic Pneumonia: Sep) mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trang chủ
Chăn nuôi – Thú y
Lượt xem: 20055
Bệnh viêm phổi địa phương của lợn (suyễn lợn) (Swine Enzootic Pneumonia: SEP)
1. Nguyên nhân
Bệnh viêm phổi địa phương của lợn hay còn gọi là bệnh Suyễn lợn là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể mạn tính do Mycoplasma gây ra cho lợn ở mọi lứa tuổi đặc biệt lợn từ 1-3 tháng tuổi với các triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản phổi. Bệnh được coi là nguyên nhân tiên phát gây bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn.
Tỷ lệ mắc bệnh cao, nhưng tỷ lệ chết thấp khoảng 10%, nếu kế phát các bệnh truyền nhiễm khác thì tỷ lệ chết tăng cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi do lợn còi cọc, chậm lớn, chi phí điều trị lớn, chi phí phòng bệnh và chi phí thức ăn tăng.
Bệnh thường xảy ra vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột: Mưa, gió, trời lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, ngột ngạt nhiều khí độc NH3, H2S, CO2, mật độ nuôi không phù hợp, nuôi quá đông, thức ăn nghèo các chất vi lượng, Vitamin A, D, E…
2. Phương thức truyền lây
- Lây trực tiếp: từ lợn ốm sang lợn khoẻ qua đường hô hấp hoặc có thể truyền dọc từ lợn nái chửa mang trùng sang con trong giai đoạn bào thai.
- Lây gián tiếp: thông qua con đường vận chuyển, mua bán phải đàn lợn mang trùng. Bệnh có đặc điểm cục bộ, chỉ xảy ra trong khu chăn nuôi, trong trại có bệnh.
3. Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh dài từ 1- 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1-3 ngày. Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản phổi và thông thường có 2 thể bệnh: á cấp tính và mãn tính.
3.1. Thể cấp tính
Lúc đầu triệu chứng rất nhẹ, khó phát hiện bệnh, lợn ốm thường rời đàn, đứng hoặc nàm ở góc chuồng, chậm lớn, ăn kém, da nhợt nhạt.
Thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ 39,5 – 400C.
Lợn hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy, thở khó, ho nhiều. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.
Do phổi tổn thương nên con vật khó thở, thở nhanh và nhiều, tần số hô hấp tăng. Lợn há mồn để thở, ngồi như chó ngồi để thở, vật thở dốc, hóp bụng để thở, xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp. Một số lợn bệnh chảy nước mắt, nước mũi, sùi bọt mép, niêm mạc miệng, mũi, mắt thâm tím do thiếu oxy.
Nếu không điều trị, lợn bệnh sẽ chết sau 7- 20 ngày. Tỷ lệ chết phụ thuộc rất nhiều vào lứa lợn nuôi, sức đề kháng của cơ thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như bệnh thứ phát.
3.2. Thể mạn tính
Thể này thường từ thể cấp tính chuyên sang. Lợn con và lợn nái không có chửa hay mắc. Lợn bệnh ho húng hắng liên tục và bệnh kéo dài, ho khan, có khi ho giật từng cơn rồi nôn mửa, lưng cong, cổ vươn, mõm cúi xuống, ho đến khi long đờm ra thì cơn ho mới dừng. Lợn khó thở nặng.
Lợn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn còi cọc.
Da lợn kém bóng, lông cứng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy da bị quăn và xuất hiện nhiều vảy nâu.
Một số trường hợp bị viêm khớp và vì thế chúng đi lặc, đôi khi thấy liệt và bán liệt. Ở lợn nái, có thể có thấy thai chết lưu, sảy thai và con chết yểu.
Nếu bị bội nhiễm thì lợn bệnh ho thường xổ mũi như mủ khiến bức tranh lâm sàng trở nên phức tạp.
Nếu lợn bệnh qua được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị tổn thương nặng, lợn trở nên còi cọc và chậm lớn.
5. Bệnh tích
Vùng viêm sưng rắn, xung huyết phân biệt rõ với tổ chức phổi bình thường. Các hạch lâm ba phổi cũng sưng to và xung huyết.
Chỗ viêm ở phổi cứng dần, màu đỏ nhạt hoặc xám nhạt, mặt bóng láng, trong suốt, bên trong có chất keo nên gọi là viêm thể kính.
Vùng phổi viêm dầy đặc lại, cứng rắn, bị gan hóa ở trạng thái như thịt gọi là phổi bị nhục hóa, cắt ra có nước hơi lỏng màu tráng xám có bọt. Bóp miếng phổi được cắt ra thấy chảy nhiều nước đỏ đục, bỏ vào nước thấy phổi chìm.
Đặc điểm nổi bật của bệnh suyễn là các thùy phổi bị viêm ở 2 bên phổi đối xứng giống nhau.
6. Phòng bệnh
* Vệ sinh chuồng trại
- Thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ, chuồng trại luôn đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tránh ẩm ướt.
- Thực hiện phun thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi 1 lần/tuần.
- Sau mỗi đợt nuôi tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; dùng nước vôi 10 – 20% quét kỹ tường chuồng, nền chuồng rắc vôi bột; để chống chuồng 15 ngày, trước khi nhập lợn vào nuôi tiến hành quét sạch vôi bột ở nền chuồng và phun lại thuốc khử trùng một lần nữa.
* Con giống
Con giống nhập vào nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ vùng an toàn dịch, được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, thực hiện nuôi cách ly theo dõi 15 ngày mới nhập đàn.
* Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Cho lợn ăn, uống đầy đủ, đúng khẩu phần đảm bảo chất lượng.
- Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
- Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp.
* Phòng bệnh thuốc
Định kỳ trộn kháng sinh vào thức ăn cho lợn ăn liên tục 5-7 ngày/tháng (Tylosin hoặc Tiamulin với liều 10-20 mg/kg TT)
* Phòng bệnh bằng vắc xin:
- Vắc xin Respisure: tiêm bắp, lần 1: 7 ngày tuổi, tiêm lần 2; 21 ngày tuổi, sau 6 tháng tiêm lần 3; nái chửa tiêm trước khi sinh 2 tuần. Liều 2ml/con.
- Vắc xin Respisure 1 ONE: tiêm bắp, liều 2ml/con; tiêm cho lợn khỏe mạnh từ 1 tuần tuổi trở lên.
- Vắc xin Mypravac suis: tiêm bắp, lần 1: 7 ngày tuổi, lần 2: 21 ngày tuổi, liều 2ml/con.
7. Điều trị
Sử dụng kháng sinh đồng thời vừa trộn thức ăn cho lợn ăn toàn đàn và tiêm cho những con ốm:
- Trộn Tylosin hoặc Tiamulin với liều 10-20 mg/kg TT cho toàn đàn ăn liên tục 5-7 ngày.
- Tiêm bắp cho những lợn ốm, dùng 1 trong các loại thuốc sau:
+ Marbofloxaxin: liều 1ml/20kg TT, tiêm 3 lần, cách 2 ngày tiêm 1 lần.
+ Draxxin: liều 1ml/40kg TT, tiêm 2 lần, sau 4 ngày tiêm mũi 2.
+ Tylosin: Liều 20mg/kg TT, tiêm bắp thịt, ngày 2 lần, liệu trình: 6 ngày.
+ Tiamulin: Liều 20mg/kg thể trọng, có thể kết hợp với Kanamycin với liều 20 mg/kg thể trọng hoặc Gentamycin, liệu trình 6 – 7 ngày.
- Sử dụng các loại thuốc trợ tim, trợ sức cho con vật như: Cafein, Vitamin B1, Vitamin C… Kết hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
Chi cục Thú Y Nam Định
Tweet
Khắc Phục Lợn Bị Ho
Khắc phục lợn bị ho
Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến bà con nguyên nhân và cách phòng, trị hiện tượng lợn bị ho; từ đó có những cách thức chăm sóc và phòng bệnh đúng phương pháp. 1. Nguyên nhân lợn bị ho:
– Do phổi bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
– Do thời tiết khí hậu không thuận lợi: gió nhiều, lạnh, đang nắng to gặp thời tiết mưa lạnh đột ngột.
– Do chuồng nuôi chật, không thoáng khí và nhiều bụi, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối…
Lưu ý: Khi lợn đã bị mắc bệnh viêm phổi (nhiễm khuẩn hoặc siêu vi khuẩn), cộng thêm thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi để bệnh suyễn, bệnh viêm phổi phát sinh, phát triển mạnh trên đàn lợn, tình trạng bệnh khó kiểm soát. Lợn nái đang mang thai bị bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lợn con sau này.
2. Triệu chứng:
– Lợn bị bệnh ở phổi, sẽ ho nhiều vào ban đêm, khi ho sẽ kéo dài, thở mệt, thở bụng, và có dấu hiệu khó thở, lợn có thể chảy nước mũi đục.
– Các trường hợp lợn ho do thời tiết, bụi thường ho ít hơn, thở khó không rõ.
3. Phòng trị lợn bị ho:
– Đối với ho do thời tiết: Giữ ấm, tránh gió, chú ý cho ăn ướt.
– Khi lợn bị ho nhẹ: Bà con có thể sử dụng thuốc Baci super 2% cho lợn uống hoặc trộn thức ăn trong 3-5 ngày, các triệu chứng ho sẽ thuyên giảm
– Lợn ho do mắc bệnh viêm phổi:
+ Dùng thuốc tiêm TIAMULIN 10% 1ml/10kg thể trọng.
+ Thuốc TILOSIN – 200 1ml/20 kg thể trọng.
(Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc khác như: Streptomycin, Erytromycin hoặc Camplyptin).
Tiêm mỗi ngày 1 lần, liên tục từ 3-5 ngày, nghỉ 3 ngày sau đó tiêm cho đến khi hết triệu chứng. Chú ý cho lợn nghỉ ngơi, ít vận động mạnh.
Nguồn: P.V
Ngoài ra, bà con cần giữ vệ sinh chuồng trại bằng cách khử trùng chuồng trại, giữ chuồng thông thoáng sạch sẽ.
Lợn Bị Ho Chữa Trị Như Thế Nào ?
1-Đàn lợn 30 kg, 1 con bị ho đã nửa tháng nay, ho nhiều vào ban đêm, đã dùng thuốc, cứ đỡ vài ngày lại bị lại. 2-Lợn bị sốt, thở khó, nằm dài, bại liệt, bỏ ăn và chết, mổ ra thì thấy một bên phổi bị thâm đen, một bên có bọt màu hồng, gan thâm đen, thận bị sưng 3-Lợn nái 15 ngày nữa là đẻ nhưng đang bị ho, vẫn ăn bình thường, có lây sang những con khác 4-Lợn nái phối giống được hơn 10 ngày, hiện đang bị ho, xin hỏi như thế có ảnh hưởng đến lợn con hay không, cách điều trị như thế nào
5-Lợn bị ho gần 1 tháng, ăn uống bình thường đã tiêm thuốc thú y nhưng không có tác dụng, xin hỏi cách khắc phục như thế nào?
Lợn bị ho do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất: Do phổi bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus
Thứ hai do Thời tiết khí hậu không thuận lợi: gió nhiều, lạnh, đang nắng to gặp thời tiết mưa lạnh đột ngột.
Thứ ba: Do Chuồng nuôi chật, không thoáng khí và nhiều bụi, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối, lợn bị Stress…
Thường lợn bị bệnh ở phổi sẽ ho nhiều vào ban đêm, khi ho sẽ kéo dài, thở mệt, thở bụng, và có dấu hiệu khó thở, lợn có thể chảy nước mũi đục.
Các trường hợp heo ho do thời tiết, bụi,.. có thể nhầm với với ho do bị bệnh phổi, nhưng ho ít hơn, thở khó không rõ. Khi giữ ấm, tránh gió, chú ý cho ăn ướt sẽ giảm ho ngay.
Lưu ý: Khi lợn đã bị mắc bệnh viêm phổi(nhiễm khuẩn hoặc siêu vi khuẩn) cộng thêm Thời tiết chuyển lạnh đột ngột là điều kiện thuận lợi để bệnh suyễn, bệnh viêm phổi phát sinh, phát triển mạnh trên đàn lợn, tình trạng bệnh khó kiểm soát. Lợn nái đang mang thai bị bệnh này thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lợn con sau này.
+ Trước hết chuồng nuôi phải thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế mùi hôi, khử trùng chuồng trại ngày/lần.
+ Dinh dưỡng cân đối phù hợp theo từng giai đoạn, lứa tuổi.
+ Thức ăn sạch sẽ, không để nhiễm nấm mốc, vi khuẩn.
+ Thường xuyên và định kỳ khử trùng chuồng trại.
+ Phòng bệnh cho lợn bằng chế phẩm AKH SUPER một cách hiệu quả, ít tốn kém: Hòa AKH SUPER với nước hoặc thức ăn cho lợn ăn 3-5 ngày/lần (có tác dụng phòng bệnh hiệu quả).
Trường hợp lợn bị ho thường xuyên, ho dữ dội và tỷ lệ ho trong đàn tăng mạnh thì nhiều khả năng đàn lợn đang mắc một căn bệnh mãn tính trên đường hô hấp. Trường hợp này bà con cần sử dụng AKH SUPER 500C theo phương pháp trị bệnh (theo HD của chế phẩm: 30ml/con/ngày chia 2 bữa). Sử dụng điều trị từ 3-7 ngày, tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ để có liệu trình và thời gian sử dụng phù hợp. AKH SUPER không có tác dụng phụ, không gây hiện tượng kháng thuốc, không ảnh hưởng đến gan – thận khi sử dụng điều trị lâu dài. Ngoài ra AKH SUPER có thể phòng và trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở lợn con, bệnh sưng phù đầu E.Coli, bệnh bại huyết trên ngan vịt…
Lưu ý: Nếu hiện tượng ho chỉ xảy ra trên một cá thể lợn nào đó thì nhiều khả năng lợn ho là do niêm mạc đường hô hấp bị kích thích. Trường hợp lợn ho dữ dội và tỷ lệ lợn ho tăng lên trong đàn thì nguyên nhân thường do một bệnh cấp tính nào đó. Cần phải có biện pháp kỹ thuật xử lý kịp thời.
Ăn Gan Lợn Khi Mang Thai Lợi Hay Hại?
(18/11/2018)
Mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi nạp vào cơ thể bất cứ loại thực phẩm nào trong suốt quá trình mang thai. Dù gan lợn có mang lại những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời thế nào thì mẹ bầu cũng phải lưu ý khi sử dụng. Vậy ăn gan lợn khi mang thai lợi hay hại?
Ăn gan lợn khi mang thai lợi hay hại?
Cách chọn gan lợn cho mẹ bầu
Ngoài những lợi ích dinh dưỡng kể trên, mẹ bầu cũng cần biết gan chính là cơ quan tập trung nhiều chất cặn bã có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời, đây cũng là nơi trú ngụ của các ký sinh trùng, tiêu biểu là sán. Do đó, nếu mẹ bầu không may chọn phải gan của những con lợn mắc một số bệnh như: viêm gan, ung thư,… sẽ chứa nhiều virut và độc tố gây bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Chế biến gan lợn đúng cách
Bên cạnh việc lựa chọn thì chế biến gan lợn như thế nào cho đúng để không gây độc hại cũng là vấn đề mà mẹ bầu cần lưu ý. Tuyệt đối không được ăn gan lợn cùng với vitamin C. Vì hàm lượng nguyên tố đồng trong gan lợn khá dồi dào và khi gặp vitamin C sẽ làm cho loại vitamin này mất đi chức năng vốn có, thậm chí nó còn bị biến đổi thành những chất độc gây hại cho sức khỏe của mẹ.
Mẹ bầu không được ăn gan lợn chưa được nấu chín kỹ. Vì những loại sán ký sinh trong gan hoàn toàn có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bạn đang xem bài viết Bệnh Viêm Phổi Địa Phương Của Lợn (Suyễn Lợn) (Swine Enzootic Pneumonia: Sep) trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!