Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí Chế Độ Ăn Cho Bà Bầu Không Tăng Cân mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bật mí chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân. Ngày nay, có lẽ do cuộc sống sung túc khiến hầu hết các mẹ bầu đều tăng cân vượt chuẩn và vấn đề ăn uống thế nào để con tăng cân nhanh mà mẹ không thành ‘sumo’ được tất cả chị em bầu bí quan tâm.
Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân
Cụ thể các đồ ăn trong ngày cho bà bầu như sau:
– Tinh bột: Ngày ăn 2-3 bát cơm, buổi sáng thì thường ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch hoặc gạo lức thôi.
– Thịt: Muốn đủ sắt và con tăng cân đều thì nên ăn thịt bò. Ngoài ra, ăn thêm thịt lợn, thịt gà. Chị em cũng đừng bỏ qua hải sản như ngao, cua, ghẹ, trai, ốc hến, trùng trục, ghẹ vv… vì chúng rất giàu canxi. Nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2-3 bữa.
– Cá: mỗi tuần 2-3 bữa, có thể ăn đa dạng các loại cá: cá chép, trôi, rô phi, cá hồi,… Cá là nguồn thực phẩm rất giàu Omega 3 (hay còn gọi là DHA), một axit béo rất tốt cho não bộ của bé, tăng cường trí thông minh, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ về dị ứng thức ăn và bệnh eczema cho bé.
– Rau: Theo chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân, mỗi bữa ăn có đủ rau xanh. Nên ăn những loại rau có màu đậm bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Ăn đa dạng luân phiên trong tuần.
– Uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, loại không đường để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ), đây là điều quan trọng nhất trong chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân.
Ngoài ra, hãy bổ sung thêm 3 bữa phụ đan xen vào buổi sáng (9-10h sáng), chiều (15-16h chiều) và sau khi ăn tối tầm 1-2 tiếng, tức là khoảng 9h tối với một ly sữa tươi và chút hoa quả, và đồ ăn vặt.
Thêm nữa, các mẹ hãy uống viên vitamin tổng hợp mỗi ngày để bổ sung thêm sắt, canxi và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp không cung cấp đủ các dưỡng chất này qua thực phẩm.
Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.
2. Ăn nhiều bữa nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt
Chị em nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tăng số lượng đồ ăn vặt lên. Trong các thức ăn nhanh chứa rất nhiều đường, cholesterol làm cân nặng mẹ bầu tăng vù vù mà lại chẳng bổ sung được tí calo nào cho cơ thể, đi ngược lại với chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân.
3. Bỏ ngay suy nghĩ ăn cho cả con
Mẹ bầu thường ăn nhiều gấp đôi vì tưởng là tốt cho cả con. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều chưa chắc đã là việc làm tốt cho thai nhi, vì trong từng giai đoạn mang thai, em bé sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để phát triển. Mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng nhanh không ngờ, cần ăn theo chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân để tốt cho cả mẹ và bé.
4. Duy trì thói quen luyện tập
Theo các nhà khoa học, duy trì thói quen tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu mà còn giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tập những bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… thường xuyên giúp mẹ bầu tăng năng lượng, cải thiện hơi thở, tránh tăng cân quá nhanh.
Bật Mí Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Không Làm Tăng Cân
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu như thế mới hợp lý luôn là thắc mắc hàng đầu của các thai phụ. Mẹ bầu nào cũng quan tâm đến dinh dưỡng ngay từ khi mới mang thai, nhưng nhiều mẹ còn mông lung không biết mình nên ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào để bé nhận đủ dưỡng chất trong 9 tháng.
Vì phải nạp vào cơ thể gấp nhiều lần dinh dưỡng so với bình thường, cân nặng của mẹ bầu thường tăng “vù vù”, khó kiểm soát. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu nên như thế nào để mẹ không tăng cân mà bé vẫn khoẻ mạnh? Quan niệm sai lầm khiến mẹ bầu tăng cân “ăn cho 2 người” Ở Việt Nam, quan niệm ăn cho 2 người này rất phổ biến, tuy nhiên nó đã được các nhà khoa học chứng minh là hoàn toàn sai lầm. Việc ăn gấp đôi không làm cho em bé hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn mà ngược lại chỉ “béo” mẹ.
Tác nhân khác làm mẹ bầu tăng cân vù vù Uống quá nhiều sữa bà bầu
Sữa dành cho mẹ bầu được bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cho bà bầu như canxi, sắt, axit folic, các vitamin, axit béo có lợi cho não như omega 3, omega 6, DHA, … Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những chất nói trên không chỉ có trong sữa bà bầu mà vẫn có trong nhiều loại thực phẩm đơn giản hằng ngày.
Chính vì thế nếu mẹ có chế độ ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải uống thêm sữa bầu dẫn đến tình trạng bà bầu tăng cân quá mức, thậm chí có thể gây khó sinh.
Nghén đồ ngọt
Trong kỳ thai nghén, rất nhiều bà bầu thèm ăn đồ ngọt và thường thích nhấm nháp bánh ngọt, nước ngọt để giảm cơn buồn nôn. Tuy nhiên, bánh và nước ngọt chứa rất nhiều năng lượng và đường, nếu được nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở thai phụ. Lượng đường quá cao còn khiến bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Bà bầu nên hạn chế ăn bánh, uống nước ngọt để dễ kiểm soát cân nặng của mình.
Ăn thực phẩm chế biến sẵn
Thường các mẹ khi bầu không muốn vận động nhiều, vì tiện nên hay mua các thực phẩm đã được chế biến sẵn ngoài hàng. Tuy nhiên, sử dụng thực phẩm chế biến trong khi mang thai là tác nhân làm mẹ tăng cân quá mức, thậm chí các bệnh như tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khác. Mẹ cần hiểu chế độ dinh dưỡng cho bà bầu có vai trò quan trọng đặc biệt tới sự phát triển của thai nhi cũng như cho sức khỏe của chính mẹ. Vì thế phải duy trì dinh dưỡng hợp lý, khoa học, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các tình trạng bệnh lý bảo đảm an toàn cho sự phát triển của trẻ.
Bật mí nguyên tắc ăn giúp “ăn mẹ vào con” Ăn đủ chất
Dinh dưỡng cho bà bầu cần 4 nhóm dinh dưỡng chính:
Nhóm chất bột (200-250gr/ngày): có trong gạo, ngô, khoai tây, khai lang, sắn, …
Nhóm chất đạm (60-100gr/ngày): có trong thịt, cá, tôm cua, trứng, các loại đậu, đỗ, …
Nhóm chất béo (70-80gr/ngày): có trong dầu mỡ, vừng, lạc, các loại hạt, …
Nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất (25-30/ngày): có trong các loại rau xanh, các loại củ và trái cây chín… Chất xơ giúp mẹ bầu giải quyết những bệnh lý tiêu hóa thường gặp như đầy hơi, ợ nóng, táo bón, trĩ, …
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cần đủ vitamin và khoáng chất như:
Canxi (1200-1500mg/ngày): giúp cung cấp cho sự phát triển của bé, giúp bé phát triển hệ xương toàn diện và khỏe mạnh. Tham gia điều hòa quá trình đông máu, tạo điều kiện cho sự đông máu tự nhiên. Bảo vệ mẹ chống loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy do thiếu canxi.
Sắt (50-60mg/ngày): đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo enzyme miễn dịch và hình thành hồng cầu. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.
Vitamin A (770 mcg/ngày) : là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển về hình thái, chức năng và sự nguyên vẹn của mắt, vitamin A còn có tác dụng toàn thân, đặc biệt đối với sự phát triển xương của thai nhi.
Vitamin D (200-400 mcg/ngày): Vitamin D khi mang thai rất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng của thai nhi. Vitamin D cần cho sự hấp thu canxi, giữ vai trò quyết định trong quá trình phát triển của xương khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin D khi mang thai có thể đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Vitamin B9 (400-500 mcg/ngày): là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu, giúp mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận cơ thể. Đặc biệt, Vitamin B9 còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, dị tật tim và dị tật bẩm sinh về miệng là hở môi và vòm miệng.
Chia nhỏ bữa ăn
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp cơ thể mẹ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày như trước khi mang bầu, mẹ nên ăn 6 bữa một ngày với khẩu phần ăn bao gồm 25% đạm (cá, thịt,..), 25% tinh bột (cơm, khoai, bánh mì,…) và 50% rau củ các loại. Ngoài ra, mẹ bầu nên đa dạng hóa các loại thực phẩm, không nên ăn quá nhiều và liên tục một món bất kì nào đó. Một số lưu ý dinh dưỡng cho mẹ bầu:
Hạn chế tối đa đồ ngọt và các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn
Chú trọng và các nhóm thực phẩm có lợ như sữa, phô mai cứng, sữa chua không đường,…
Không nên kiêng quá mức tinh bột vì đây là thành tố cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ và bé, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, không bị đói nhanh mà không lo tăng cân nhanh.
Ăn chậm nhai kỹ
Do những thay đổi hormone trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen ăn nhanh, ăn vội, vừa ăn vừa xem TV hay điện thoại. Thay vào đó, mẹ bầu nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày, hoàn thiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Thói quen này còn kiềm chế mẹ ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.
Uống nhiều nước
Trung bình một ngày, mẹ bầu cần uống từ 8-10 cốc nước tương đương 1,8-2 lít nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày đem lại lợi ích lớn cho chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Đối với mẹ bầu lo tăng cân, uống nước thường xuyên sẽ giúp mẹ giảm bớt cảm giác thèm ăn đó!
Tập luyện nhẹ nhàng
Nhiều mẹ bầu quan niệm tập luyện là không tốt cho sự phát triển của con. Thực tế, việc tập luyện khi mang thai không những giúp tăng cường sức khỏe cho chính mẹ bầu mà còn tạo điều kiện cho thai nhi khỏe mạnh. Tập luyện rèn luyện cơ thể đi đôi với dinh dưỡng cho mẹ bầu tốt sẽ làm việc vượt cạn dễ dàng, hơn nữa có thể tránh được tình trạng tăng cân vù vù vì nạp quá nhiều năng lượng. Bước sang tháng thứ 4 mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo các hình thức vận động, tập thể dục như đi bộ, đi bơi, tập yoga.
Nguồn: Siêu thị mẹ và bé Tuticare
Chế Độ Ăn Cho Bà Bầu Không Tăng Cân, Con Khỏe Mẹ Đẹp
Nhiều mẹ khi mang thai thường lo lắng: Ăn vào mẹ mà không vào con? Làm sao để xây dựng chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân mà con vẫn phát triển toàn diện, tốt nhất có thể?
Cùng tham khảo chia sẻ của mẹ Ngọc Châm, trong thời gian mang thai, chị chỉ tăng 5kg, nhưng con sinh ra nặng 3-4 kg.
Sau 9 tháng mang bầu, điều khiến mẹ Nguyễn Ngọc Châm (Hà Nội) hài lòng nhất là cô đã sinh được cậu con trai bụ bẫm nặng tới 3,4kg mà không phải bận tâm đến chuyện giảm cân sau sinh bởi trong suốt thời gian bầu bí, cô chỉ tăng 5kg.
Khi được hỏi: “Liệu việc tăng cân ít như thế có sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé?”
Bà mẹ hai con cho biết: “Thực chất mọi người cứ nghĩ tăng 5-6 là sợ con bị ảnh hưởng nhưng không phải thế. Tuy nhiên mình cũng không khuyên các mẹ nhịn ăn để ép cân tăng ít quá nhé. Trong suốt thai kỳ, mình chỉ tăng 5kg mà con mình sinh ra được 3,4kg, điều này chứng tỏ con mình trong bụng vẫn phát triển rất tốt. Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, mình luôn theo dõi kỹ càng và khám thai đúng lịch. Quan trọng là biết cách phân bổ dinh dưỡng để không vào mẹ.”
Vì không tăng cân nhiều nên ngay sau khi từ bàn đẻ xuống, cô đã về mức cân nặng như thời chưa bầu bí. Hai tháng sau sinh, Nguyễn Ngọc Châm đã tự hào khoe vòng hai không tỳ vết trong bộ ảnh cực quyến rũ và đã khiến không ít người ngưỡng mộ.
Bà mẹ hai con cũng đã dành chút thời gian rảnh rỗi chia sẻ trên facebook cá nhân về chế độ ăn uống đúng cách khi mang thai để dưỡng chất chỉ vào con mà không vài mẹ. Ngay sau khi đăng tải, bài viết đã nhận được hơn 2.300 lượt “like” và hơn 1.800 lượt chia sẻ. Hầu hết các mẹ đều tỏ ý ngưỡng mộ Nguyễn Ngọc Châm tuy nhiên cũng có những bình luận cho rằng cô tăng cân như thế là quá ít so với chuẩn và lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.
Được sự đồng ý của nhân vật, xin trích dẫn chia sẻ về chế độ ăn uống khi mang thai của bà mẹ 2 con này:
“Hôm nay như đã hứa em sẽ chia sẻ bí quyết của em với mọi người nhé. Trong suốt quá trình mang thai 9 tháng em chỉ tăng 5kg và khi sinh con ra bé nhà e 3,4kg (nói thật là định giữ không chia sẻ để mình mình đẹp thôi ý).
Thực sự quan niệm của nhiều mẹ Việt còn khá cổ hủ không tiên tiến như các nước đang phát triển, cứ nghĩ có bầu là phải ăn nhiệt tình, ăn cho cả mẹ cả con. Quan điểm đó là vừa hại bạn lại vừa hại con bạn nữa đó.
Mình may mắn vì trong công việc gặp được những bác sĩ hiểu biết và khoa học, đã cho mình những chia sẻ quý báu trong việc ăn uống khi mang thai. Chính mình đã trải ngiệm rất an toàn và hiệu quả 100% do bác sỹ viện dinh dưỡng chia sẻ nhé các mẹ.
Khi mang thai chúng ta sẽ chia thành 3 giai đoạn giai đoạn một từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 3, giai đoạn hai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, giai đoạn ba từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9. Vì mỗi giai đoạn thai nhi phát triển mỗi khác nên ăn chế độ dinh dưỡng cũng phải phù hợp từng giai đoạn. Chị em nên ăn theo chế độ dinh dưỡng như sau nhé:
Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân giai đoạn 1
Từ tháng thứ 1-3: Con phát triển về hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể như: tim, phổi… Trong giai đoạn này nên bổ sung những thứ như các loại vitamin tổng hợp hay thuốc bổ cho nhai nhi. Khi uống thuốc bổ sung vitamin sẽ chỉ vào con mà không vào mẹ đâu nhé. Giai đoạn này phát triển cơ quan chính nên các mẹ cần nạp những thứ phát triển cơ quan não bộ, chứ không nên ăn những thứ như tinh bột, đồ ngọt….
Nhiều bà mẹ ăn tinh bột hay nhiều đồ ăn ngọt ở tháng này nói thật chỉ vào mẹ thôi chứ không vào con đâu. Cho nên giai đoạn này ai mà nghén ăn cơm hay tinh bột thì thôi rồi vèo vèo lên cân cũng nhiều lắm luôn. Mà hầu hết muốn con to thì không nên ăn tinh bột vào tháng này. Nên ăn nhẹ nhàng như bình thường song cẩn trọng kĩ lưỡng chọn thức ăn cho bà bầu hơn vì khi mang bầu nên ăn uống sạch sẽ.
Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân giai đoạn 2
Từ tháng thứ 3-6: Trẻ hình thành xong hầu hết các bộ phận trong cơ thể, đại loại đã hình thành hình dạng và các bộ phận cơ thể con người như chân – tay…. Bây giờ là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác…- những cơ quan để cảm nhận và cử động.
Để tốt cho con, các mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt, như đồ hải sản. Tháng này các mẹ vẫn uống thuốc bổ để phát triển thai nhi nhưng sữa bầu nên giảm dần. Ăn uống như bình thường không ăn nhiều tinh bột. Mỗi bữa chỉ 1 bát cơm nhưng ăn rất nhiều thức ăn và không ăn đồ ngọt. Ăn đồ ngọt nhiều trong quá trình mang thai không tốt sẽ bị tiểu đường thai nghén dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé và có thể dẫn đến bé bị bệnh tim mạch nhé. Uống sữa bầu nhớ hạn chế sữa nào quá ngọt vì sữa bầu tăng cân rất nhanh. Nếu bạn nào mà hay bị đói thì nên ăn nhiều hoa quả để quên đi cơn đói. Nếu bạn nào thèm ăn cơm nên ăn nhiều bữa chia nhỏ ra, mỗi bữa chỉ 2 thìa cơm ăn gọi là cho đỡ thèm. Chứ đừng thèm mà ăn đến 3-4 bát thì thực sự hối hận không kịp.
Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân giai đoạn 3
Từ tháng thứ 6-9: Thai nhi phát triển về da và thịt, đại loại là lớp mỡ dưới da. Giai đoạn này giúp bé bớt nhăn nheo hơn những tháng trước nên cần phát triển cân cho bé theo kg các mẹ mong muốn ở. Chị em nên bắt đầu ăn nhiều tinh bột và cấp tốc uống sữa để tăng cân nhanh, bản thân mình uống nhiều sữa giai đoạn này còn tăng cân rất nhanh luôn.
Ở giai đoạn này, mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ ngày, ngày uống 2-3 ly sữa. Trẻ sẽ phát triển về chỉ số cân nặng nhưng chỉ nên dưới 3 đến 3,5 kg. Nếu phát triển hơn ngoài 3,5kg thì bé dễ bị bệnh tim mạch (dễ chứ không phải bị). Ngoài ra, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Việc uống nhiều nước sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân hay biến dạng mặt nhé.
Ngoài ra các mẹ cũng nên uống nước dừa ngày 2 đến 3 quả. Ngày trước được cái em thích uống nước dừa, ngày uống 4-5 quả thay nước lọc luôn nên đẻ 2 đứa con đứa nào cũng trắng muốt luôn. Các mẹ tăng cân nhiều quá vừa không tốt cho sức khỏe lại làm cơ thể không phản ứng kịp khiến da không co giãn, đàn hồi kịp sẽ dễ bị rạn da và sau sinh da bị chảy xệ.
Chúc các mẹ thành công trong công cuộc làm đẹp!”
Theo Khám phá
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Không Tăng Cân, Con Đủ Chất
Tăng cân trong quá trình mang thai là điều bình thường và cần thiết để cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu chị em tăng quá nhanh và quá nhiều sẽ có rất nhiều các vấn đề về sức khỏe có khả năng xảy ra, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ. Vậy để có một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không tăng cân nên lưu ý điều gì?
1/ Mẹ bầu tăng cân bao nhiêu là hợp lý?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, trong toàn bộ thai kỳ, chị em có sức khỏe bình thường, mang thai một nên tăng cân trong khoảng 9-15kg. Một số trường hợp khác:
Mẹ bầu có cơ địa gầy, bị thiếu cân thì nên tăng 12,7-18,3 kg.
Mẹ bầu gặp tình trạng thừa cân, chỉ nên tăng từ 7-10kg.
Nếu mang thai đôi thì cân nặng khuyến cáo ở mức từ 16-20,5kg.
Ngoài ra lưu ý về tăng cân trong từng giai đoạn như sau:
3 tháng đầu thai kỳ: thường ít tăng bởi ốm nghén hoặc tăng trong khoảng từ 1-2kg.
3 tháng giữa và cuối, mỗi tuần tăng khoảng 5 lạng do lượng hormone giờ đây bắt đầu tăng, kích thích sự thèm ăn.
2/ Tập trung vào các nhóm chất chính
Nhóm bổ sung năng lượng và xây dựng cơ thể
Năng lượng cho cơ thể chị em là khoảng 2.200 kcal/ ngày, đây cũng là mức năng lượng trong 3 tháng đầu. 3 tháng giữa mức này tăng thêm 360kcal/ ngày và 3 tháng cuối là tăng thêm 475kcal/ ngày. Khi này từ tháng thứ 3 trở đi, mẹ sẽ tăng 0,4kg/tuần. Mẹ thiếu cân tăng 0,5kg/tuần còn nếu thừa cân thì nên tăng 0,3kg/tuần.
Khi này các chất dinh dưỡng cần chú ý bổ sung đặc biệt cần thiết là chất đạm để xây dựng mô cơ thể mẹ, đặc biệt là mô tuyến vú, xây dựng nhau thai, bào thai. Ngoài ra nhóm chất béo, tốt nhất là chất béo không bão hòa để xây dựng hệ thống thần kinh, màng tế bào và tăng hấp thụ nhóm vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
>>> Xem thêm: Ruốc hàu Bavabi giàu dinh dưỡng cần thiết cho mẹ trong giai đoạn mang thai
Vitamin A: Cần bổ sung 800 μg/ngày, không nên quá mức gây dị tật thai nhi. Có trong thực phẩm gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh đậm,…
Vitamin D: Hình thành xương, tăng khả năng hấp thụ phopho, canxi, tránh cho trẻ nguy cơ bị loãng xương, nhuyễn xương hay hạ canxi máu gây co giật,… Mẹ có thể hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng hoặc ăn các thực phẩm như trứng, gan cá, các lọa cá béo, sữa bầu,…
Vitamin B1: Phòng bị phù nề khi mang thai. Dồi dào trong các thực phẩm như gạo xay rối, thịt heo, cá, các loại đậu,…
Canxi: Tạo răng và hình thành hệ xương. Thường có trong rau xanh, đậu, sữa, cá,…
Acid folic (vitamin B9): Cần bổ sung 600 μg /ngày cần thiết để tạo máu, ngăn dị tật ống thần kinh ở tại nhi. Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như bông cải xanh, măng tây, bắp cải,…
Sắt: Ngăn nguy cơ thiếu máu thai kỳ, có nhiều trong thực phẩm như gan, thịt,, nước mắm,…
I ốt: Lượng bổ sung 200μg/ngày, ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai, sinh non hay chậm phát triển trẻ. I ốt dồi dào trong thực phẩm như cá biển, rong biển, muôid
3/ Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu không tăng cân nhiều
Tăng cân ở mức độ vừa phải, đúng và đủ chất giúp thai nhi phát triển tốt mà sức khỏe mẹ vẫn tốt, vóc dáng vẫn đẹp. Chị em nên áp dụng các nguyên tắc dưới đây:
Chú trọng vào bữa sáng: Bữa ăn này luôn cần bổ sung nhiều dưỡng chất để bù năng lượng thiếu hụt vào ban đêm và cung cấp năng lượng cho ngày mới đầy sức khỏe.
Chia nhỏ các bữa ăn: Tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu dễ khiến cho mẹ cảm thấy chán ăn, khó tiêu hóa. Vậy nên hãy chia nhỏ khẩu phẩn vừa giúp dễ nạp thức ăn, vừa đủ năng lượng.
Ăn vặt vừa phải: Mẹ bầu thường xuyên thấy nhạt miệng nên thèm ăn vặt, nhưng nếu ăn quá nhiều thì đây sẽ là nguyên nhân khiến mẹ tăng cân không kiểm soát đấy.
Nhai kỹ, ăn chậm: Cách ăn này giúp hệ tiêu hóa “nhẹ gánh” hơn, tăng hấp thu dinh dưỡng trong đồ ăn và hạn chế ăn quá nhiều.
Tăng cường đi bộ và vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày.
Ăn uống khoa học chính là chìa khóa giúp cả mẹ đẹp, con khỏe. Chị em hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không tăng cân khi xây dựng khẩu phần ăn nhé
>>> Tham khảo: Thức ăn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào là đủ chất
Bạn đang xem bài viết Bật Mí Chế Độ Ăn Cho Bà Bầu Không Tăng Cân trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!