Xem Nhiều 3/2023 #️ Báo Động 11 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Lưu Ý! # Top 7 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Báo Động 11 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Lưu Ý! # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Báo Động 11 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Lưu Ý! mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1/ Giảm chứng ợ nóng

Ợ nóng là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu cho các mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ, do sức ép ngày càng lớn của thai nhi lên dạ dày của mẹ, làm axit dễ tràn vào khí quản. Tuy nhiên, trong những tuần gần đến ngày dự sinh, triệu chứng này sẽ giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân là do bé cưng đang dịch chuyển dần xuống phía dưới khung xương chậu để chuẩn bị cho hành trình chào đời của mình.

2/ Cơn đau dưới thắt lưng

Mẹ bầu cảm nhận được cơn đau dưới thắt lưng chứng tỏ hành trình quay đầu của bé cưng đang diễn ra khá suôn sẻ. Các cơn đau này có thể sẽ diễn ra một tuần trước ngày dự sinh, và có thể làm mẹ cảm thấy hơi khó chịu.

Mách nhỏ cho mẹ: Nâng cao chân, nhờ anh xã xoa nhẹ lưng hoặc làm ấm lưng bằng cách chườm nóng sẽ giúp mẹ làm dịu cơn đau hiệu quả.

Cơn đau thắt lưng sẽ xuất hiện một tuần trước ngày dự sinh

3/ Tăng tiết nhầy âm đạo

Chất nhầy đóng vai trò như một cái nút “bịt kín” cổ tử cung trong suốt thai kỳ. Khi ngày dự sinh cận kề, chất nhầy trong cổ tử cung sẽ trở nên lỏng hơn và nước ối dễ dàng rò rỉ hay vỡ hẳn.

Trước khi sinh một tuần, bầu có thể thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ. Đến bệnh viện ngay nếu thấy dịch này bắt đầu tuôn thành dòng. Có khả năng cổ tử cung đã bắt đầu mở để chuẩn bị cho việc ra đời của bé yêu rồi mẹ ơi.

4/ Rỉ sữa non

Không chỉ diễn ra trong thời gian cho con bú, triệu chứng rỉ sữa non còn xuất hiện trong khoảng 3 tháng trước ngày dự sinh.

Trước vài tuần khi con yêu chào đời, bạn có thể sẽ nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ này rõ nhất. Đây chính là sữa non “thần thánh” đầy dinh dưỡng các mẹ thường truyền tai nhau.  Nếu vết sửa rỉ dính áo, bầu có thể mua miếng lót chuyên dụng đặt trong áo ngực để tránh ướt áo.

5/ Tiêu chảy

Vào khoảng vài giờ trước khi bé cưng ra đời, các hormone sinh nở sẽ khiến tử cung của mẹ bầu co giãn gây nên hiện tượng tiêu chảy.

6/ Sưng phù môi âm đạo

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác sưng phù ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, bao gồm môi âm hộ – lối dẫn vào âm đạo. Dấu hiệu sắp sinh này là do sự gia tăng của thể tích máu trong cơ thể đấy. Hơn nữa, sau tuần 37, khi em bé dịch chuyển xuống vùng xương chậu đã vô tình tạo nên một sức ép lên âm hộ.

7/ Đi tiểu thường xuyên hơn

Trong suốt thai kỳ, ắt hẳn các mẹ đã quá quen với việc đi tiểu thường xuyên rồi đúng không? Nhưng dấu hiệu này sẽ tăng nhiều hơn nữa trong tuần cuối khi bé cưng chào đời. Áp lực của thai nhi lên bàng quang ngày càng tăng là nguyên nhân dẫn dến việc đi tiểu thường xuyên hơn.

Một lời khuyên quan trọng cho mẹ bầu lúc này: Duy trì việc uống nước nếu bạn không muốn dẫn đến hiện tượng cơ thể thiếu nước. Tránh uống cà phê, nước giải khát có đường, bởi những thức uống này có xu hướng sẽ kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn.

8/ Bản năng làm tổ

Ba tháng cuối tháng kỳ là khoảng thời gian mệt mỏi, uể oải nhất của mẹ bầu do cơ thể lúc này đã trở nên cồng kềnh hơn hẳn. Nhưng bỗng nhiên sau một giấc ngủ dài, bạn cảm thấy cơ thể lại tràn đầy năng lượng và có hứng thú bắt tay vào dọn dẹp lại “tổ ấm” của mình.

Càng gần đến ngày dự sinh, bạn sẽ nhận thấy bản năng “làm tổ” của mình trổi dậy

9/ Thay đổi dáng đi

Ở phương Tây, có môt cách nói khá hài hước rằng nếu dáng đi của mẹ bầu trông giống như sự pha trộn giữa anh cao bồi và chú vịt thì đó là dấu hiệu con yêu sắp ra đời. Nguyên nhân của dấu hiệu sắp sinh này là do xương chậu đã giãn ra chuẩn bị cho việc sinh nở, dẫn đến sự ảnh hưởng dáng đi của các mẹ.

Tuy nhiên, nếu dáng đi của bạn thay đổi kèm theo cảm giác khó chịu, đó có thể là dấu hiệu đau vùng chậu thắt lưng. Hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được cung cấp một quá trình vật lý trị liệu an toàn cho mẹ và bé. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu những bài tập thích hợp hoặc cho bạn sử dụng vành đai chuyên dụng để hỗ trợ xương chậu.

10/ Cơn co thắt thường xuyên

Thông thường, những cơn co thắt sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Nếu gặp dấu hiệu này gần vào ngày dự sinh, bạn cần đến bệnh viện ngay.

11/ Vỡ nước ối

Nước ối vỡ đồng nghĩa với việc các thiên thần nhỏ sẽ bị mất đi môi trường tự nhiên. Nước ối có thể tuôn thành dòng hoặc kéo theo là từng giọt dịch lỏng nhỏ chậm dễ làm mẹ nhầm tưởng là hiện tượng chảy nước tiểu trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Vỡ nước ối luôn là một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ nhất báo hiệu bé yêu sắp chào đời. Vì thế, khi hiện tượng này xảy ra, các nữ hộ sinh sẽ yêu cầu bạn phải sinh bé ngay lập tức vì nguy cơ nhiễm trùng nước ối xảy ra với mẹ bầu lúc này sẽ tương đối cao. Đồng thời, các mẹ cần lưu ý nước ối nên có màu trắng đục gần giống với nước vo gạo. Nếu nước ối có màu xanh – dấu hiệu bị nhiễm trùng, bạn cần đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kiểm tra.

                Nguồn : Marrybaby.vn

6 Dấu Hiệu “Báo Động” Bà Bầu Sắp Sinh

Nếu bị vỡ ối chứng tỏ bạn sắp sinh

Đây là 1 trong những tín hiệu rõ nhất ở người chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có 15-25% mẹ bầu chuyển dạ gặp hiện tượng này. Nguyên nhân là do màng ối bị rách, dẫn đến tình trạng chảy nước ối từ âm đạo.

Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa nước ối và nước tiểu, bởi trong những tháng cuối cùng của kỳ mang thai, thai nhi to gây áp lực lên bàng quang của mẹ tạo ra chứng tiểu không kiểm soát. Khi nhận thấy mình bị vỡ nước ối, các mẹ có thể sinh 24 h sau đó.

Khi cổ tử cung bắt đầu giãn nở, nước nhờn thoát ra khỏi ngoài âm đạo

Khi cổ tử cung bắt đầu giãn nở, bạn sẽ thấy có nước nhờn thoát ra khỏi ngoài âm đạo. Những chất này bầy nhầy, dính nhớt, có màu nâu, hồng hoặc đỏ nhạt. Thông thường, nếu hiện tượng ra chất nhầy này xảy ra thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vài ngày nữa, cũng có người phải đến 1-2 tuần sau.

Khi chuyển dạ, bạn sẽ cảm thấy rùng mình, ớn lạnh

Kể cả trong mùa hè nóng bức, bạn cũng sẽ cảm thấy rùng mình và ớn lạnh trước dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này, mẹ bầu nên thư giãn, tắm nước nóng, hít thở thật sâu và chuẩn bị tâm lý chờ ngày sinh nở.

Sa bụng là 1 trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo bạn sắp đến ngày sinh

Đây là 1 trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo bạn sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống, đồng thời dễ thở hơn hẳn. Tuy nhiên, lúc này áp lực sẽ đè lên bàng quang nhiều hơn, chứng tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát sẽ xuất hiện với tần số dày hơn.

Sắp đến giây phút vượt cạn, tiêu chảy là dấu hiệu tự nhiên của cơ thể

Cận kề giây phút chuyển dạ, hooc môn prostaglandin sẽ kích thích ruột mở thường xuyên hơn và tiêu chảy là 1 trong những hiện tượng thường thấy trước khi sinh như một hành động tự nhiên của cơ thể, làm rỗng ruột để dọn đường cho em bé ra ngoài.

Chúc các mẹ thật bình tâm vượt qua được kì “khai hoa nở nhụy”!

Tin Liên Quan

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sớm, Chính Xác Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Khi Sắp Đến Ngày Sinh

Dấu hiệu chuyển dạ được coi như tín hiệu chính xác nhất giúp các mẹ bầu biết được mình sắp lâm bồn trước hoặc sau thời gian dự kiến sinh. Thai ở tuần thứ 38 thường có những dấu hiệu gì?

Khi nào mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ?

Dấu hiệu chuyển dạ thường xuất hiện ở giai đoạn cuối và là dấu hiệu kết thúc thúc thời kỳ thai nghén. Ở giai đoạn sắp sinh này, cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi dấu hiệu khác thường và những dấu hiệu này không quá nguy hiểm, ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Đây là những triệu chứng báo hiệu việc sắp sinh em bé.

Nhiều mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sớm, thường là những mẹ lần đầu mang thai. Vì thế các mẹ phải để ý, cẩn trọng với những hiện tượng này và tuyệt đối không được dùng thuốc, hay bất cứ vật dụng gì làm hạn chế, xóa bỏ cảm giác đau, mệt mỏi, đi ngoài.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên nhập viện khẩn cấp để được bác sĩ khám, đưa ra kết luận sẽ đẻ mổ hay đẻ thường. Không nhập viện thì mẹ bầu có khả năng cao sẽ đẻ rơi, đẻ bất ngờ không kịp đến bệnh viện. Những trường hợp đẻ rơi, bất ngờ rất nguy hiểm và để lại biến chứng về sau cho mẹ và bé vì không có bác sĩ đỡ đẻ. Việc đó cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của mẹ và cả bé.

Với phụ nữ, mỗi lần sinh đẻ là một lần bước qua cửa tử, vì vậy khi có các dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 hoặc trước sau đó thì cần lưu tâm và đến đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ, đỡ đẻ một cách an toàn, dễ dàng.

Chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau nhẹ do những cơn co thắt, dấu hiệu chuyển dạ giả hình thành. Các cơn đau này diễn ra với tần suất thưa thớt, con đau nhẹ. Nhưng với những cơn chuyển dạ thật thì thường xảy ra trước ngày dự sinh khoảng 2 tuần. Dấu hiệu chuyển dạ thật là những cơn đau thắt tử cung quằn quại, dữ dội, thậm chí là vỡ ối và kèm theo nhiều dấu hiệu khác.

Tùy cơ địa mỗi người nên thời gian chuyển dạ sinh khác nhau. Có người chuyển dạ sinh con ngay lập tức, có người lại chờ từ 5 – 14 tiếng mới có thể sinh. Sinh con so sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn con thứ. Quá trình chuyển dạ sinh con được chia làm 3 giai đoạn cụ thể như sau.

Giai đoạn đầu: Xóa, mở cổ tử cung

Ở giai đoạn này, các cơn co thắt tử cung bắt đầu tăng mạnh về cường độ, đồng thời cổ tử cung cũng bắt đầu giãn ra. Thời gian hoạt động của việc chuyển dạ, mỗi cơn co thắt sẽ mất khoảng 45 giây, các cơn co thắt cách nhau 1 – 2 phút. Đây là giai đoạn kéo dài nhất, vất vả nhất mà các mẹ đều phải trải qua trong quá trình chuyển dạ sinh con.

Giai đoạn đầu này thường kéo dài đồng nghĩa với việc chị em phải chống chọi với các cơn đau ở vùng bụng, đau lưng dưới, đau tức ở tầng sinh môn, chân tay mẹ bầu có triệu chứng đau, run rẩy, thậm chí là buồn nôn, nóng hoặc rét bất thường.

Khi cổ tử cung được mở hoàn toàn, giai đoạn sổ thai nhi sẽ bắt đầu đẩy bé ra bên ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt. Thời gian rặn đẻ của mẹ thường là 1 tiếng đồng hồ với con so, và nhanh hơn với con rạ. Trong giai đoạn này, các cơn co thắt vẫn xuất hiện đều, mạnh nhưng không đau dữ dội như giai đoạn 1.

Đây là giai đoạn sau khi em bé đã ra đời, nhưng lúc này cổ tử cung vẫn làm nhiệm vụ co bóp, nhau thai bong ra thành tử cung và được đẩy đi ra bằng đường âm đạo. Trong giai đoạn này, các mẹ sẽ không thấy đau thắt như trước, cơn đau nhẹ nhàng như bị “đèn đỏ” mỗi tháng. Giai đoạn này, các mẹ nên cố rặn để đẩy hết, sạch nhau thai ra ngoài để hoàn tất quá trình chuyển dạ, vượt cạn an toàn.

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Khi mẹ bầu vỡ ối, buộc phải nhập viện khẩn cấp. Việc vỡ ối sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không tới bệnh viện. Màng ối có tác dụng giúp thai nhi bao bọc, bảo vệ thai, giúp lúc bé chào đời qua âm đạo của mẹ dễ dàng hơn vì có chất bôi trơn của nước ối. Từ tuần 38 trở đi, các mẹ bầu sẽ dễ gặp dấu hiệu chuyển dạ thực sự này.

Việc vỡ nước ối nhưng mẹ không nhập viện ngay sẽ khiến thai nhi gặp khó khăn khi chào đời. Vì thế khi có dấu hiệu rò rỉ nước ối, vỡ ối mẹ nên di chuyển tới viện ngay để được bác sĩ can thiệp, đưa ra cách đỡ đẻ tốt, an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Xuất hiện các cơn thắt cổ tử cung nhiều, mạnh hơn

Ở tuần 37 trở đi, mẹ bầu dễ gặp hiện tượng bị đau mạnh, quặn thắt lại. Đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thật. Nó là các cơn co thắt cổ tử cung, các chị em sẽ thấy đau dữ dội, khó chịu. Các cơn đau này sẽ bắt đầu từ lưng dưới xuống bụng dưới và dồn đến 2 chân.

Là dấu hiệu sắp sinh nên tần suất cơn co thắt sẽ xuất hiện nhiều, liên tục, các cơn đau cách nhau chỉ 5 phút. Việc cổ tử cung co thắt mạnh, tạo nên những cơn đau gây cảm giác khó chịu cho mẹ là dấu hiệu bé sắp chào đời. Mẹ không quá lo lắng về vấn đề này, nhưng khi có hiện tượng đau, co thắt thì nên tới viện ngay lập tức.

Dấu hiệu chuyển dạ ra dịch nhầy, ra máu hồng

Nếu mẹ bầu để ý, gần kề ngày sinh lượng dịch nhầy ở âm đạo sẽ được tiết ra nhiều, đặc hơn thông thường. Hiện tượng này là do nút nhầy bịt kín cổ tử cung có tác dụng ngăn viêm nhiễm, nó sẽ bong ra trong cổ tử cung.

Nút nhầy này có dấu hiệu nhận dạng là một miếng lớn hay nhỏ có màu vàng nhạt, sền sệt, màu gần giống lòng trắng trứng gà. Nếu nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Nhiều người gọi đây là máu hồng hay gọi là máu báo sắp sinh. Khi các dịch nhầy, máu báo sinh này xuất hiện nó báo hiệu cho mẹ biết đây là dấu hiệu chuyển dạ sinh mẹ cần lưu ý.

Dấu hiệu chuyển dạ ra dịch nhầy, ra máu hồng mới là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh em bé chứ chưa sinh ngay. Vì phải chờ cổ tử cung mở thì mới chính xác được. Nhưng có hiện “máu báo sinh” các mẹ nên đến viện để bác sĩ theo dõi, kịp thời đỡ đẻ.

Bị chuột rút, đau lưng nhiều

Từ tuần 37 hoặc 38 mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng bị chuột rút, đau lưng nhiều liên tục, di chuyển khó khăn đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu. Khi ở giai đoạn cuối thai kỳ, các cơ khớp ở xương chậu và tử cung được kéo dãn ra để chuẩn bị tốt nhất cho việc bé chào đời nên mẹ luôn có triệu chứng đau lưng, mệt mỏi, chuột rút.

Trường hợp bị chuột rút, đau lưng nhiều, không thể chịu được mẹ nên đến viện ngay để bác sĩ khám, theo dõi để đảm bảo an toàn, sức khỏe tốt nhất cho mẹ.

Với những mẹ lần đầu mang thai, dấu hiệu chuyển dạ này thường biểu hiện rất rõ. Trước 1, 2 tuần bé chào đời, thai sẽ dịch chuyển xuống phía bụng dưới của mẹ để dễ cho việc sinh đẻ. Nhưng với những người sinh con thứ thì dấu hiệu này không rõ, chỉ thấy rõ khi bắt đầu chuyển dạ thật.

Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu chuyển dạ trước 1 tuần, vì thế mẹ nên chuẩn bị đến viện khám, chờ đẻ và bắt đầu vượt cạn.

Một trong những dấu hiệu chuyển dạ thực sự, cần phải đến viện gấp mẹ bầu nên lưu ý là việc cổ tử cung mở. Cổ tử cung mở tức bé đã sẵn sàng chào đời. Tốc độ mở của từng mẹ bầu khác nhau, có người nhanh người chậm. Nhưng để an toàn, chính xác nhất mẹ nên tới viện kiểm tra và chuẩn bị tâm lý lâm bồn.

Tín hiệu này rất chuẩn, chính xác về việc mẹ sắp sinh em bé. Vì thế, thấy cổ tử cung mở, dù chưa có những cơn co thắt đau bụng quằn quại, ra dịch hồng… thì mẹ cũng nên đến viện nằm theo dõi.

Cận kề ngày sinh, mẹ bầu luôn có những triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chán ăn, muốn nằm một chỗ, lười vận động… Những triệu chứng này là do tâm lý lo lắng, hoang mang trước khi sinh. Bụng càng to, mẹ đi lại càng khó khăn, kèm theo những cơn đau co thắt, đau lưng, lúc nào cũng thấy mệt là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý.

Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần, liên tục qua các ngày thì mẹ nên tới các bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi. Dấu hiệu chuyển dạ này thường các mẹ không để ý vì nó giống biểu hiện của người bình thường, nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh của mẹ bầu.

Không tăng cân hoặc sụt cân

Từ khi có bầu, mẹ bầu sẽ tăng cân đáng kể theo tháng. Nhưng ở cuối tuần thứ 38, 39 mẹ bầu sẽ không tăng cân, thậm chí còn bị sụt cân. Nguyên nhân là do lượng nước ối trong bụng mẹ đang giảm dần xuống để chuẩn bị cho quá trình em bé chào đời. Vì vậy mẹ không cần lo ngại gì về vấn đề này.

Trường hợp sụt cân từ 2kg trở đi, trong thời gian ngắn mẹ nên đến việc kiểm tra ngay. Nhưng nếu mẹ vẫn giữ nguyên cân nặng, giảm cân không đáng kể thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng tốt nhất, ở những tuần cuối thai kỳ mẹ bầu nên tích cực đi khám thai để rõ nhất về thời gian sinh.

Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có dấu hiệu bị tiêu chảy mà không rõ nguyên nhân dù đã có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo thì mẹ đừng quá lo lắng. Đây là dấu hiệu báo hiệu mẹ chuyển dạ sắp sinh.

Nguyên nhân mẹ bị tiêu chảy cuối thai kỳ là do đường ruột của mẹ tự vệ sinh để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới.

Có dấu hiệu này và bị nhiều tiêu chảy trong nhiều ngày mẹ bầu nên tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám, không tự ý dùng thuốc chữa tiêu chảy vì đây là tín hiệu báo bé yêu sắp chào đời.

Gần cuối tháng sinh, mẹ sẽ có tình trạng đi tiểu nhiều hơn thông thường. Do thai nhi tụt xuống phần xương chậu phía dưới tạo áp lực lên bàng quang, vì thế mẹ hay buồn tiểu, đi nhiều lần trong ngày.

Đây cũng là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý, mặc dù dấu hiệu này hơi khó nhận biết.

Về những tuần cuối của kỳ cuối thai kỳ, phần khung xương chậu của mẹ được mở rộng, giãn ra. Tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình chuyển dạ bắt đầu và hoạt động một cách tốt nhất.

Khi thấy các cơ, khớp giãn ra mẹ đừng quá lo lắng. Vì đây chỉ là một trong những dấu hiệu của việc chuẩn bị chuyển dạ sinh con thôi.

Do thai quay đầu, lớn ở những tháng cuối, với sự thay đổi của nội tiết tố, các dây thần kinh làm cho các mạch máu được nuôi dưỡng ở tầng sinh môn, âm đạo giãn rộng ra. Hiện tượng vùng kín của mẹ sưng là dấu hiệu của chuyển dạ sau sinh, nó sẽ giúp thai nhi dễ dàng ra ngoài hơn.

Dấu hiệu này không có gì nguy hại nên mẹ không cần lo lắng quá.

Mẹ bầu lưu ý, thời gian dự kiến sinh chưa chắc là chính xác 100%. Có người sẽ sinh sớm hoặc sinh muộn hơn ngày sinh dự kiến, vì thế khi thấy có những dấu hiệu chuyển dạ thật hay quá ngày dự sinh chưa có dấu hiệu gì mẹ nên tới bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ tư vấn, đưa ra phương pháp sinh đẻ phù hợp, an toàn nhất để chào đón bé yêu ra đời.

Theo Phấn Phấn (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Dấu Hiệu Mẹ Bầu Sắp Sinh: Ra Máu Báo Khoảng Bao Lâu Thì Sinh?

Mẹ bầu mang thai cận kề ngày dự sinh thường lo lắng không biết mình có ra máu báo chuyển dạ không, hay ra máu báo thì khoảng bao lâu thì sinh?

Ra máu báo nghĩa là gì?

Ra máu báo thực chất là việc cổ tử cung tiết ra chất nhầy. Khi mang thai, chất nhầy này có nhiệm vụ bảo vệ màng ối cũng cũng thai nhi trong buồng tử cung tránh bị tấn công bởi các vi khuẩn nếu xuất hiện ở âm đạo. Chất nhầy này có màu trong suốt, hoặc trắng đục, có khi nhuốm chút máu tươi hoặc ngả nâu, có thể đặc sệt hoặc dính.

Trước khi mẹ bầu có các cơn co thắt dạ con, chất nhầy (hoặc còn gọi là nút nhầy – gọi như vậy nhưng thực tế không có chiếc nút nào mà chỉ có nhiều lớp niêm mạc tử cung dày xếp lên nhau tạo thành nút bảo vệ thai nhi trước tác động của môi trường bên ngoài) thoát chảy ra ngoài theo đường âm đạo, chuẩn bị cho cuộc vượt cạn phía trước.

Vì dịch nhầy đôi khi có màu đỏ tươi hoặc ngả nâu sẫm màu nên người ta mới gọi là ra máu báo và chị em sắp đến giờ “khai hoa nở nhụy”.

Những trường hợp ra máu báo trong thai kỳ

Dịch nhầy có lẫn chút máu hồng có thể xuất hiện trong một số trường hợp:

– Sau khi khám phụ khoa hoặc sau khi giao hợp. Trong trường hợp này, chị em có thể theo dõi thêm tình trạng sức khỏe, nếu thấy có nhiều các dấu hiệu bất thường khác thì cần đi khám sớm để chắc chắn thai nhi vẫn khỏe mạnh, an toàn.

– Những tháng cuối mang thai, cổ tử cung bắt đầu mỏng và giãn dần khiến các mạch máu ở đây bị rách và chảy máu vào dịch nhầy.

– Mẹ bầu vỡ ối chuẩn bị cuộc sinh, lúc này nước ối và dịch nhầy hòa vào nhau, không còn màu trong suốt.

– Khi mẹ sinh, lúc chuyển dạ và cả khi rặn đẻ các dịch nhầy này sẽ thoát ra ngoài khi cổ tử cung mở. Điều này có thấy em bé chuẩn bị chào đời trong ít giờ tới.

Ra dịch nhầy cổ tử cung nghĩa là mẹ bầu chuyển dạ đúng không?

Việc dịch nhầy cổ tử cung tiết ra có thể diễn ra trong những giai đoạn nhất định của thai kì. Nếu nó xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ thì có thể cho biết cổ tử cung đang giãn mở chứ cũng không khẳng định là dấu hiệu chuyển dạ.

Việc chuyển dạ chỉ thực sự diễn ra khi mẹ bầu cảm thấy đau do các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên hoặc bị vỡ ối chứ không phải ra dịch nhầy.

Hiện tượng ra máu báo nghĩa là thai nhi dễ bị nhiễm khuẩn phải không?

Dù nút nhầy bung ra, máu báo xuất hiện thì thai nhi trong bụng mẹ vẫn được an toàn trong túi nước ối.

Ra máu báo bao lâu thì sinh?

Như đã nói ở trên, không phải khi chuyển dạ chất nhầy cổ tử cung mới tiết ra mà chúng xuất hiện khi có sự giãn mở cổ tử cung nhất định.

Bên cạnh đó, ra dịch nhầy trong những tuần cuối dự sinh kèm theo biểu hiện như bụng tụt thấp, rỉ ối hay ra máu báo với đặc điểm dịch nhầy đổi màu từ sắc trắng trong sang màu trắng đục, có thể lốm đốm chút máu đỏ tươi, phớt hồng hoặc ngả nâu (dân gian hay gọi là ra máu cá) cho thấy mẹ bầu sắp lâm bồn. Đặc biệt khi ra máu báo kèm theo cơn gò tử cung thì bạn nên nhanh chóng vào viện để sớm gặp con yêu trong vòng 12-48 giờ sắp tới.

Như vậy, hiện tượng ra máu báo chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mà là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đã sẵn sàng cho việc sinh nở. Chị em cũng không cần phải quá nôn nóng, vội vàng hấp tấp khi đã hiểu ra máu báo bao lâu thì sinh. Tư tưởng thoải mái, tâm lý vui vẻ sẽ giúp chị em trải qua cuộc vượt cạn dễ dàng và thuận lợi hơn.

Theo Phương Thanh/Khám phá!

Bạn đang xem bài viết Báo Động 11 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Lưu Ý! trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!