Cập nhật thông tin chi tiết về Bảng Cân Nặng Chuẩn Của Song Thai Theo Tuần mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tốc độ phát triển của thai nhi tốt hơn hết nên được theo dõi bởi bác sĩ. Bạn đừng chủ quan dùng duy nhất bảng cân nặng của song thai mà bỏ qua những lần khám thai quan trọng khác. Bạn cũng nên lưu ý là không có gì bất thường
Cách đọc bảng cân nặng của song thai
Tốc độ phát triển của thai nhi tốt hơn hết nên được theo dõi bởi bác sĩ. Bạn đừng chủ quan dùng duy nhất bảng cân nặng của song thai mà bỏ qua những lần khám thai quan trọng khác. Bạn cũng nên lưu ý là không có gì bất thường nếu như cân nặng của cặp song sinh nằm dưới mức trung bình. Trọng lượng trung bình là giá trị mà sẽ có50% số thai nhi lớn hơn mức này, và 50% còn lại thì nhỏ hơn. Nó đơn giản là để bạn phân biệt bé đang nằm trong nửa thấp hay nửa cao mà thôi. Nhằm giúp bạn một cái nhìn toàn diện và đúng hơn về kích cỡ to nhỏ của song thai, chúng tôi cũng cung cấp thêm cho bạn thông tin cân nặng ở bách phân vị thứ 10 và bách phân vị thứ 90.
Bách phân vị thứ 10 và bách phân vị 90 là gì?
Nếu cân nặng đo được của song thai bằng hoặc nhỏ hơn cân nặng ở bách phân vị thứ 10, thì có nghĩa là cặp song sinh đang nằm trong 10% số trẻ có trọng lượng thấp nhất. Và ngược lại, nếu cân nặng ước tính bằng hoặc cao hơn cân nặng ở bách phân vị thứ 90, thì cặp sinh đôi đang nằm trong 10% trẻ có trọng lượng cao nhất. Nếu bạn cảm thấy lo lắng về sự phát triển của hai bé, bạn có thể gọi thoại – gọi video tư vấn thêm với các bác sĩ nhi và các bác sĩ dinh dưỡng. Sự phát triển của song thai là một trong những đặc điểm quan trọng cần được theo dõi cùng với những xét nghiệm khác.
Trọng lượng ước tính của song thai cùng trứng
Tuần thai Bách phân vị thứ 10 Trọng lượng trung bình Bách phân vị thứ 90
22
434 gram
522 gram
628 gram
23
508 gram
609 gram
731 gram
24
587 gram
702 gram
840 gram
25
687 gram
820 gram
979 gram
26
790 gram
941 gram
1120 gram
27
894 gram
1063 gram
1263 gram
28
1020 gram
1210 gram
1435 gram
29
1154 gram
1367 gram
1620 gram
30
1299 gram
1537 gram
1819 gram
31
1463 gram
1730 gram
2046 gram
32
1631 gram
1929 gram
2281 gram
33
1785 gram
2110 gram
2496 gram
34
1944 gram
2300 gram
2721 gram
35
2100 gram
2486 gram
2943 gram
36
2271 gram
2691 gram
3190 gram
37
2417 gram
2869 gram
3404 gram
Trọng lượng ước tính của song thai khác trứng
Tuần thai Phần trăm thứ 10 Trọng lượng trung bình Phần trăm thứ 90
22
437 gram
508 gram
590 gram
23
506 gram
589 gram
685 gram
24
591 gram
689 gram
803 gram
25
681 gram
795 gram
929 gram
26
776 gram
908 gram
1062 gram
27
866 gram
1015 gram
1190 gram
28
989 gram
1163 gram
1367 gram
29
1097 gram
1293 gram
1524 gram
30
1251 gram
1479 gram
1749 gram
31
1385 gram
1642 gram
1947 gram
32
1531 gram
1821 gram
2166 gram
33
1687 gram
2014 gram
2404 gram
34
1823 gram
2183 gram
2614 gram
35
1985 gram
2386 gram
2869 gram
36
2123 gram
2561 gram
3089 gram
37
2230 gram
2697 gram
3261 gram
Bảng Tiêu Chuẩn Cân Nặng Thai Theo Tuần Của Who
Dựa vào bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế, mẹ bầu có thể theo dõi, đánh giá được con yêu phát triển có đúng tiêu chuẩn hay không qua các chỉ số về cân nặng, chiều dài cơ thể ở mỗi tuần tuổi.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung – Phó khoa Phụ sản hiếm muộn – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ.
Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung – Phó khoa Phụ sản hiếm muộn – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là căn cứ xác định, đánh giá sự phát triển của bé yêu. Tuy nhiên mỗi bé có sự phát triển khác nhau, vì thế dựa vào đây mẹ có thể biết bé đang phát triển tốt, đúng tiêu chuẩn, quá hoặc thiếu cân nặng mà có cách điều chỉnh phù hợp, giúp thai nhi phát triển ổn định.
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo WHO 2019
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi 2019 được đo, xác định, đánh giá theo tổ chức Y tế Thế giới. Các mẹ có so sánh kết quả, các chỉ số siêu âm và cân nặng thai nhi trong bảng sau để xác định con yêu có phát triển bình thường hay không.
– Từ tuần 1 – tuần 7: Thai đang trong quá trình thụ thai, hình thành phôi thai. Vì vậy, cân nặng và chiều dài thai nhi chỉ có thể xác định từ tuần 8.
– Thai được đo theo chiều ngang của bé.
– Từ tuần 8 – tuần 19: Đo từ phần đầu đến phần mông của bé.
– Từ tuần 20- 42: Đo từ đầu đến hết gót chân bé.
– Từ tuần 32: Bé bước vào giai đoạn tăng tốc, tăng nhanh về cân nặng và chiều cao.
– Tuần thai xác định được cân nặng thai nhi chuẩn nhất là: Tuần 12, tuần 20, tuần 32.
Nếu các bé chênh lệch cân nặng, chiều cao không đáng so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì bé vẫn phát triển bình thường.
Kích thước tương đương của thai nhi theo tuần
Từng tuổi thai, mẹ bầu tăng cân thế nào để tốt cho con yêu?
Cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con yêu và đánh giá mẹ có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng tốt. Vậy mẹ tăng cân như thế nào là an toàn, tốt cho sự phát triển của thai nhi?
Mức cân nặng của mẹ sẽ được tính thông qua chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể). Khi tính, biết được chỉ số BMI mẹ sẽ chủ động hơn và biết nên tăng bao nhiêu cân là đủ, tốt cho cả mẹ và bé.
Công thức tính chỉ số BMI như sau:
BMI = Trọng lượng: (Chiều cao x 2)
Trong đó, chiều cao tính bằng m và trọng lượng tính bằng Kg.
Ví dụ: Mẹ bầu có cân nặng là 58kg, chiều cao là 1m57.
Sẽ tính được BMI = 58 : (1,57 X 2) = 18,4.
Như vậy, dựa vào chỉ số BMI trước khi mang thai, theo từng trường hợp các mẹ nên tăng ở mức cân sau:
– Mẹ có BMI bình thường, mang đơn thai: Tăng 9 – 12kg.
– Với các mẹ mang thai đôi: Nên tăng từ 16 – 20kg.
– Với các mẹ béo phì: Tăng từ 5 – 9kg.
– Với các mẹ thiếu cân: Tăng từ 12 – 18kg.
Để tăng cân theo đúng tiêu chuẩn, ổn định tránh tình trạng béo phì, thiếu cân, bệnh tiểu đường, thai suy dinh dưỡng, tiền sản giật… mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt nhất.
Thai nhi thừa hoặc thiếu cân mẹ phải làm gì?
Để biết được thai nhi thừa hoặc thiếu cân so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần, các mẹ có thể đi siêu âm.
Phương pháp siêu âm sẽ đo, xác định chính xác các chỉ số cơ thể như: Cân nặng, kích thước, nhịp tim, vị trí thai nằm, nước ối, nhau thai… của bé. Từ kết quả siêu âm, mẹ có thể so sánh với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi 2019 để có thể điều chỉnh chế độ ăn, dưỡng thai giúp con phát triển tốt nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi theo tuần
1. Yếu tố di truyền
Trường hợp bố mẹ hoặc có bố/mẹ là người châu Âu thì con sẽ có cân nặng, chiều cao nhiều hơn so với cân nặng chuẩn thai nhi.
2. Số lượng thai
Nếu mẹ mang song thai trở lên thì cân nặng sẽ nhỏ, nhẹ hơn đơn thai.
3. Độ tuổi sinh đẻ
Bà bầu dưới 18 và trên 35 tuổi thì thai nhi sẽ có cân nặng thấp hơn trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 – 30.
4. Cân nặng của mẹ
Mẹ bị béo phì thì con sẽ nặng, ngược lại mẹ tăng cân quá ít thì thai sẽ nhẹ cân, kém phát triển.
5. Thứ tự con trong gia đình
Thông thường con thứ sẽ nặng cân hơn con đầu, nếu đẻ quá dày 3 năm 2 đứa thì con thứ sẽ nhẹ cân hơn con đầu.
6. Vóc dáng của mẹ
Nếu mẹ có vóc dáng cao, nặng cân thì con sẽ cân nặng, chiều cao lớn hơn. Còn với mẹ có vóc dáng thấp, nhẹ cân thì ngược lại.
7. Sức khỏe của mẹ
Mẹ bị các bệnh như trầm cảm, huyết áp, chất kích thích thì con sẽ nhẹ cân, kém phát triển. Trường hợp mẹ bị béo phì, tiểu đường thai kỳ con sẽ lớn hơn bình thường.
8. Giới tính thai nhi
Thông thường các bé gái sẽ có cân nặng nhẹ hơn các bé trai.
9. Chế độ sinh hoạt ăn uống
Mẹ có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt, lành mạnh, tập thể dục đều đặn thì con sẽ nặng cân, phát triển ổn định. Nếu mẹ ăn uống, sinh hoạt thất thường, sử dụng các chất kích thích khi mang thai con sẽ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Mẹ nên làm gì để con tăng cân đúng tiêu chuẩn?
Để con tăng cân đúng theo bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, các mẹ cần áp dụng và thực hiện các bí quyết sau đây:
– Không sử dụng các chất kích thích như: Đồ uống có cồn, ga, cafein, thuốc lá…
– Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu sắt, canxi, chất đạm, omega 3, vitamin, axit folic…
– Chế độ sinh hoạt khoa học: Mẹ bầu không thức đêm, không làm việc quá sức, đi bộ, tập yoga mỗi ngày.
– Đi khám thai định kỳ để theo dõi, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh lý mà mẹ và thai nhi gặp phải.
– Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan tránh để stress trong quá trình mang thai.
– Tham gia các lớp tiền sản.
Dựa vào bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần, mẹ bầu có thể theo dõi và biết con yêu phát triển tốt không? Ở từng tuổi mỗi bé sẽ có kích thước khác nhau, vì vậy nếu bé không chênh lệch nhiều so với cân nặng thai nhi chuẩn thì mẹ không nên lo lắng, bé vẫn phát triển đều.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/bang-tieu-chuan-can-nang-thai-theo-tuan-cua-who-d2252…
Theo Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung – Phó khoa Phụ sản hiếm muộn – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
▷ Bảng Cân Nặng Chuẩn Thai Nhi Theo Tuần Mới Nhất 2022 Theo Who
Cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ theo tuần chuẩn nhất với 3 cột mốc: tuần 12, tuần 20 và tuần thứ 32 của thai kỳ tương ứng với: chiều dài, mức tăng cân tương ứng của bà bầu.
Cân nặng của thai nhi ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Cân nặng và chiều dài của thai nhi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Yếu tố di truyền
Vóc dáng của mẹ trước khi có bầu
Tuổi của bà mẹ mang thai
Chế độ dinh dưỡng của mẹ đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân.
Các bệnh lý bà mẹ mắc phải: Nếu mẹ bị thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường thai kỳ thì cân nặng của con cũng bị ảnh hưởng.
Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sẽ sinh con thiếu cân và ngược lại
Số lượng thai trong bụng mẹ, nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của từng bé cũng nhẹ hơn bình thường.
Cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi theo từng tuần
Mẹ bầu có biết chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần được đo như thế nào không? Cách đo cụ thể như sau:
Từ 8 – 19 tuần, bé sẽ được đo từ đầu đến mông: Lúc này, chân của thai nhi bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo cho chính xác về cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được của bé gọi là chiều dài đầu mông.
Từ tuần 20 – 42, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước và cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, các đường nét cuối cùng của bé được hình thành.
Bảng Chiều cao cân nặng của thai nhi theo tuần
Thai thừa cân có tốt không?
Thai nhi to là một trong những nguyên nhân khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ. Khi trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ: bị hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của em bé không kịp điều chỉnh). Điều này dẫn đến một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… Thậm chí, nếu không có kế hoạch dinh dưỡng sau này hợp lý, em bé sẽ rơi vào tình trạng béo phì rất khó cứu vãn, cùng với nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư…
Thai thiếu cân có sao không?
Nếu để tình trạng thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, khi ra đời em bé thường có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình lọt lòng. Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.
Cân nặng của mẹ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?
Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng. Nếu mẹ bầu tăng quá ít cân sẽ khiến cho thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển, bé có nguy cơ sinh non khá cao. Ngược lại, các mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cao hơn vì thai quá to.
Tốt nhất, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình dao động cân nặng từ 10-12 kg trong suốt quá trình mang thai. Đối với những thai phụ mang thai đôi nên tăng từ 16-20 kg. Những mẹ bầu có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5- 2 kg trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Nếu bị thiếu cân so với mức chuẩn, mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5 kg. Trong khi đó, nếu mẹ thừa cân chỉ nên tăng khoảng 1kg từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng khoảng 0,5 nửa kg mỗi tuần là phù hợp.
Từ khóa:
bảng cân nặng thai theo tuần tuổi 2020
bảng cân nặng thai nhi theo tuần webtretho
đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi
bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế
cân nặng thai nhi 35 tuần
Nguồn :
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-2004615
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Theo Tuần Tuổi (Cập Nhật 2022 Theo Who)
Cân nặng thai nhi đạt tiêu chuẩn có thể giúp mẹ yên tâm phần nào về sự phát triển và sức khỏe của con, cũng như sức khỏe của bản thân mình. Đây là lý do mà Marry Baby muốn chia sẻ với mẹ bảng cân nặng thai nhi theo tuần trong bài viết này, xin mời mẹ theo dõi nhé.
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, trong các buổi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số thai nhi theo tuần cần thiết, trong số đó có chiều cao và cân nặng của thai nhi. Nhờ những số liệu này, bác sĩ sẽ cho mẹ biết về tình hình phát triển của thai nhi cũng như các lưu ý về chế độ dinh dưỡng, tập luyện cần thiết của mẹ để bé cưng phát triển tốt nhất.
Để biết thai 22 tuần tuổi nặng bao nhiêu, có cách biệt gì với thai ở tuần thứ 16, 12, 23, 28 và các tuần thai cuối như thế nào, mẹ có thể tham khảo chi tiết ngay sau đây nhé.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần (cập nhật 2019 theo WHO)
Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:
Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ có thể tham khảo để theo dõi sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, mẹ không cần phải miễn cưỡng để cố đạt được 100% các chỉ số như bảng này. Bởi vì ngay từ những tháng đầu của thai kỳ, chiều cao, cân nặng của mỗi thai nhi đã có đã có sự khác nhau.
Yếu tố ảnh hưởng cân nặng chuẩn thai nhi
Yếu tố di truyền, chủng tộc: Đây là một trong những yếu tố có ảnh hướng đến cân nặng của thai nhi
Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường, béo phì thường có nguy cơ sinh con lớn, nặng cân hơn
Vóc dáng của mẹ: Nếu mẹ có tạng người to lớn thì thai nhi cũng dễ to hơn bình thường
Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, mẹ nếu tăng cân quá nhiều thì khả năng thai nhi cũng có cân nặng vượt mức dẫn đến nhiều khả năng mẹ phải chọn phương pháp đẻ mổ
Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân
Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai thì cân nặng của từng bé cũng có thể ít hơn bình thường.
Thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi thai có tốt không?
Nếu thai nhi có chiều dài đo được nhiều hơn so với mức bình thường khoảng 3cm thì nghĩa là bé đang có kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.
Thai nhi quá lớn có thể khiến sản phụ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con, đồng thời cũng khiến trẻ có nguy cơ gặp một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, ung thư.
Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai có sao không?
Nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân như:
Chức năng nhau thai có tốt và vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi hay không
Dây rốn có vấn đề hay không
Chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo không
Mẹ có gặp vấn đề về tinh thần không
Khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh sao cho phù hợp. Ví dụ như mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc cần nghỉ ngơi như thế nào cho hợp lý.
Thai nhi quá nhỏ dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng hoặc sức khỏe yếu khi chào đời. Ngoài ra, bé cũng dễ mắc bệnh viêm phổi, vàng da do sức đề kháng yếu.
Cân nặng của mẹ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?
Trong thời gian mang thai, vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng, nếu mẹ bầu tăng quá ít cân, thai nhi sẽ không nhận được đủ chất dinh dưỡng để phát triển, từ đó dẫn đến nguy cơ bé bị sinh non cao. Ngược lại, những mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ lại dễ có nguy mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc phải sinh mổ do thai nhi quá lớn. Vì thế, mẹ nên chú ý đạt được mức cân nặng như sau để bảo vệ sức khỏe và giúp cho quá trình sinh nở thuận lợi nhé.
1. Mức cân nặng trong suốt thai kỳ
Mẹ nên giữ cơ thể ở mức cân nặng giao động từ 10-12kg
Trường hợp mang thai đôi, mẹ cũng chỉ nên tăng từ 16-20kg
2. Mức cân nặng ở tam cá nguyệt đầu tiên
Nếu mẹ có mức cân nặng bình thường thì nên tăng từ 1,5-2kg
Trường hợp bị thiếu cân, mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5kg
Những mẹ thừa cân thì chỉ tăng khoảng 1kg.
3. Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ
Trường hợp mẹ bầu có cân nặng bình thường thì có thể tăng khoảng nửa kg mỗi tuần
Trường hợp bị thừa cân, mẹ chỉ nên tăng khoảng 200-300g mỗi tuần
Mách mẹ cách để đạt chuẩn cân nặng thai nhi
Theo nghiên cứu, cân nặng chuẩn của thai nhi và lượng sữa mẹ tiêu thụ mỗi ngày có liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, mỗi cốc sữa mẹ “nạp” vào trong bụng có thể giúp bé tăng khoảng 41g trọng lượng. Vì vậy, nếu thai nhi đang bị nhẹ cân thì mẹ bầu nên tích cực uống nhiều sữa giúp bé đạt được cân nặng tiêu chuẩn nhé.
1. Đối với thai nhi vượt quá cân nặng tiêu chuẩn
a. Tập thể dục
Nghiên cứu trên tạp chí Sản – Phụ khoa (Mỹ) cho thấy, việc vận động thường xuyên, khoảng 30 phút/ngày bắt đầu từ tuần thai thứ 29 sẽ giúp cân nặng của mẹ và bé đạt chuẩn, không bị tăng quá đà. Vì thế, mẹ nên thường xuyên luyện tập những môn thể dục phù hợp với bà bầu để hạn chế việc bé bị tăng cân quá nhiều.
b. Ăn uống khoa học
Đối với thai nhi vượt quá nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn thì mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như sau:
Tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây tốt cho việc kiểm soát cân nặng nhưng vẫn đảm bảo chất như: Táo, dâu, cải bó xôi, bông cải xanh (súp lơ xanh)
Hạn chế lượng tinh bột
Không ăn các loại bánh, kẹo, đồ ăn nhanh
Không uống nước ngọt, đồ ăn nhiều đường
Uống nhiều nước
c. Tránh căng thẳng, stress
Bà bầu cũng cần nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng. Bởi vì, căng thẳng, stress cũng có thể gây ra tình trạng béo phì cho thai phụ.
2. Đối với thai nhi nhẹ cân hơn nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn
a. Tập thể dục
Tập thể dục nhẹ nhàng có lợi cho quá trình trao đổi chất, từ đó giúp thai phụ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn để cung cấp cho thai nhi.
b. Ăn nhiều bữa
Tăng cường bữa ăn trong ngày giúp mẹ bầu nạp được nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi dưỡng thai nhi.
c. Tránh căng thẳng
Căng thẳng mệt mỏi cũng có thể khiến bà bầu và thai nhi khó tăng cân.
d. Bổ sung thực phẩm bổ sung
Mẹ bầu có thể dùng các thực phẩm bổ sung để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi theo chỉ định của bác sĩ.
e. Uống sữa dành cho bà bầu
Khi việc ăn uống thường ngày không đủ cung cấp dinh dưỡng cho thai kỳ thì mẹ bầu nên uống sữa dành cho bà bầu để giúp thai nhi tăng cân đúng chuẩn.
Quan tâm đến sự phát triển của thai nhi mẹ nào cũng muốn biết con mình có đủ cân không, có phát triển chiều dài đúng tiêu chuẩn không. Marry Baby hy vọng với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần trong bài viết này có thể giúp các mẹ theo dõi tốt hơn sự phát triển của bé, từ đó có hướng điều chỉnh dinh dưỡng, cũng như chế độ ngủ, nghỉ, luyện tập hợp lý để bảo vệ sức khỏe thai kỳ.
Bạn đang xem bài viết Bảng Cân Nặng Chuẩn Của Song Thai Theo Tuần trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!