Cập nhật thông tin chi tiết về Bác Sĩ Trần Thị Kim Xuyến Tư Vấn Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Thai Kỳ mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến tư vấn tầm quan trọng của xét nghiệm thai kỳ
14h ngày 26/07/2018, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Quốc tế City đã có những chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ qua chương trình Giao lưu trực tuyến do Bệnh viện Quốc tế City và Webtretho phối hợp tổ chức.
Em hiện đang mang thai được 7 tuần. Cách đây 2 tuần khi em chưa biết mình mang thai, em có bị cảm cúm và có uống thuốc cảm. Em muốn làm xét nghiệm sàng lọc đầu thai kỳ thì nên làm những xét nghiệm gì ạ?
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Chưa biết được thuốc của bạn có làm dị tật thai nhi không, nhưng trong 3 tháng bạn cần làm các xét nghiệm:
1. Xét nghiệm máu:
Đánh giá xem có thiếu máu, có nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV và bệnh viêm gan siêu vi B, đồng thời xác định nhóm máu ABO và Rhesus (vì có những trường hợp người mẹ có nhóm máu Rhesus âm là nhóm máu hiếm, cần phải được biết trước để bác sĩ dự phòng chích thuốc anti D để tránh có thể mất tim thai đến lần có thai sau, và dự trù máu cho cuộc sanh.
Đồng thời xác định Rubella thai kỳ. Vì nếu có nhiễm Rubella sẽ gây bất thường trên thai nhi như bệnh lý tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể.
Xét nghiệm Double test là cần thiết để xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, và giới tính.
2. Siêu âm:
Để xác định thai trong hay ngoài tử cung, tuổi thai, tình trạng thai: 1 thai, trên 2 thai, dọa sảy, thai ngừng phát triển… Và đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần.
Các xét nghiệm, siêu âm này không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ giúp phát hiện sớm bất thường trên thai nếu có.
Mong bác sĩ tư vấn giúp là nếu trước thai kì mà cháu chưa làm sàng lọc di truyền thì trong 3 tháng đầu có làm được không? Kết quả của 2 giai đoạn có khác biệt gì không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Sàng lọc di truyền của 1 cặp vợ chồng trước khi kết hôn hoặc trước khi mang thai là khảo sát những bệnh lý có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Còn khảo sát bất thường hay khảo sát di truyền của thai nhi có thể biết được bệnh lý do đột biến gen hay bệnh lý di truyền từ bố mẹ (chọc dò ối, xác định 23 cặp nhiễm sắc thể). Thân ái.
Em bị sẩy thai vào ngày 18/6 vừa rồi, thai được 6 tuần. Trước khi mang thai em chưa tiêm phòng vacxin gì hết, em không rõ nguyên nhân em bị sẩy thai nên em không biết phải làm cách nào để lần mang thai sau được an toàn. Xin Bác sĩ tư vấn giúp em.
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Chào bạn. Những virus có thể gây dị tật cho thai nếu bạn mắc phải trong 3 tháng đầu thai kỳ: Rubella, CMV, Toxoplasma… Virus và vi trùng lây bệnh từ mẹ cho thai: Giang mai, HIV, lậu,.. Những bệnh lý di truyền từ bố mẹ sang con: Thalassemia, thiếu men G6PD, bệnh thừa sắt… Bạn cần phải làm xét nghiệm máu để xem có nhiễm virus, vi trùng, hay mang những bệnh lý di truyền trên để bác sĩ sẽ tư vấn và cho lời khuyên dựa trên các kết quả của bạn cho lần có thai kế tiếp. Thân ái.
Mong bác sĩ tư vấn giúp là bị trễ kinh bao lâu hay ở thời điểm nào thì nên đi siêu âm ngả âm đạo ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Bác sĩ cho cháu hỏi phương pháp dự đoán tuổi thai qua biện pháp siêu âm ở 3 tháng đầu thai kỳ có chính xác không ạ hay là nên dựa vào kết quả siêu âm những tháng cuối thai kỳ ạ?
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Chào bạn, tính tuổi thai qua siêu âm chỉ mang tính chất tương đối, chỉ áp dụng cách tính tuổi thai này trong trường hợp không nhớ ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc vòng kinh quá dài. Có 3 cách tính tuổi thai:
Tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh: Các chỉ số siêu âm sẽ mất dần độ chính xác trong các tháng cuối thai kỳ vì có nhiều bé phát triển tốt sẽ có đường kính lưỡng đỉnh lớn trong khi các bé khác cùng tuổi lại có đường kính nhỏ hơn.
Tính tuổi thai dựa theo đường kính túi thai: Túi thai 5mm tương đương thai 4,5 tuần. 10mm tương đương với 5 tuần, 20mm tương đương với 6 tuần. Tuy nhiên, từ tuần thứ 6 trở đi túi thai hình bầu dục nên khó đo đường kính chính xác.
Tính tuổi thai dựa vào chiều dài đầu mông: Từ tuần thứ 6 phôi thai có thai nhìn thấy rõ, nên có thể sử dụng chiều dài đầu mông để tính tuổi.
Thưa bác sĩ, trong 3 tháng đầu các bà bầu cần phải làm bao nhiêu xét nghiệm là thực sự cần thiết? Đi ra bệnh viện, phòng khám thì đều được tư vấn là cái nào cũng quan trọng. Cháu tìm hiểu trên mạng thì nơi nói là 8, 9 hay là 11. Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Chào cháu, Các xét nghiệm bắt buộc cho thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Xét nghiệm máu: Đánh giá xem có thiếu máu, có nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV và bệnh viêm gan siêu vi B, đồng thời xác định nhóm máu ABO và Rhesus (vì có những trường hợp người mẹ có nhóm máu Rhesus âm là nhóm máu hiếm, cần phải được biết trước để bsi dự phòng chích thuốc anti D để tránh có thể mất tim thai đến lần có thai sau, và dự trù máu cho cuộc sanh.
Đồng thời xác định Rubella thai kỳ. Vì nếu có nhiễm Rubella sẽ gây bất thường trên thai nhi như bệnh lý tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể.
Xét nghiệm Double test là cần thiết để xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, và giới tính.
Siêu âm: Để xác định thai trong hay ngoài tử cung, tuổi thai, tình trạng thai: 1 thai, trên 2 thai, dọa sảy, thai ngừng phát triển… Và đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần. Các xét nghiệm, siêu âm này không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ giúp phát hiện sớm bất thường trên thai nếu có. Thân ái.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Khoa Phụ sản Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 – 8402) để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn.
Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/
Thai Nhi Mấy Tháng Quay Đầu? Tầm Quan Trọng Của Vấn Đề Này
Từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi phát triển đầy đủ tất cả các bộ phận cơ quan, phần lớn thai nhi đều nằm hướng môn về phía tử cung của người mẹ. Nhưng để có thể dễ dàng chào đời được thuận lợi, thì thai nhi sẽ quay đầu trược trở lại. Tùy thuộc vào từng số lần sinh con, tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu, tại từng thời điểm của thai nhi quay đầu cũng sẽ khác nhau. Vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba, 95% thai nhi sẽ quay đầu hướng xuống dưới tử cung, tại vị trí quay đầu xuống dưới sẽ giúp cho thời gian chuyển dạ sẽ diễn ra ngắn hơn, về quá trình sinh con được thuận lợi hơn, cũng như đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
1. Tại sao phải để ý tình trạng thai nhi quay đầu?
+ Khi mẹ bầu rặn, thì đầu của trẻ sơ sinh chính là bộ phận đầu tiên sẽ được xuất hiện. Nếu thai nhi quay đúng vào vị trí, sẽ giúp làm giảm các biến chứng khi sinh con, rút ngắn cho thời gian chuyển dạ cũng như giúp cho bạn sẽ không quá đau đớn, hạn chế các tình trạng rủi ro.
+ Lúc thai nhi quay đầu, thì các hành động này sẽ gây ra áp lực lên tử cung của mẹ, và từ đó sẽ làm cho cổ tử cụng mở rộng ra, gây kích thích sự sản xuất của các nội tiết tố cần thiết nhất ở khu vực này.
+ Tại tư thế cúi đầu, thì đầu của em bé sẽ chạm tới đáy xương chậu. Đây cũng chính là phần rộng nhất tại khu vực này và trẻ sẽ dễ dàng đi qua, và từ đó qua quá trình chào đời được diễn ra mà không hề gặp phải bất kể trở ngại gì.
2. Thai nhi quay đầu ở tuần bao nhiêu?
Việc thai nhi quay đầu chính là giai đoạn quan trọng nhất, khi thai nhi có tư thế quay đầu hướng xuống phía dưới phần xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Chuẩn bị sinh con, tử cung của người mẹ sẽ mơ rộng ra, gây ra các cơn gò co thắt và lúc này, thiên thần bé nhỏ của bạn sẽ chào đời một cách tự nhiên, an toàn và thuận lợi nhất.
Vậy thai nhi mấy tháng quay đầu? Với mỗi thai nhi đều có một thời điểm quay đầu khác nhau, điều này còn tùy thuộc vào khá nhiều số lần mà mẹ mang thai.
+ Mẹ mang thai lần đầu thì thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thứ 34 và 35.
+ Mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi sẽ quay đầu muôn hơn, từ tuần tứ 36 hoặc 37.
+ Có nhiều trường hợp thai nhi quay đầu khá sớm ở tuần thứ 28.
Thai nhi sẽ quay đầu chỉ duy nhất 1 lần, và giữ cho tới khi mẹ sinh bé ra, thường khi thai nhi sẽ bắt đầu tập tành việc quay đầu thì báo cho mẹ về thời khắc chuẩn bị lọt lòng.
3. Dấu hiệu thai nhi quay đầu như thế nào?
+ Các bác sĩ có thể giúp bạn xác định về vị trí đầu của trẻ bằng việc nắn bụng, sử dụng máy nghe tim thai hoặc siêu âm hình ảnh thai nhi.
+ Khi bạn ấn nhẹ nhàng xung quanh bùng xương mu và cảm thấy có gì đó cứng và tròn, thì đó chính là đầu của con trẻ. Và ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng có nhiều bà mẹ có thể nhầm giữa mông của trẻ thành đầu nhưng thực chất mông bé sẽ mề hơn.
+ Mẹ bầu cũng có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim, khi nghe thấy tiếng phát ra từ trong bụng dưới, thì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã quay đầu.
+ Ngoài ra có một số dấu hiệu khác có thể cảm nhận được con yêu đã quay đầu đúng chưa chính là: tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng với những cú đạp mạnh ở phía bụng trên. Trong đó với các tiếng đập nhẹ được phát ra từ tay của trẻ và các ngón tay bé, còn với các cú đạp mạnh từ đầu gối và bàn chân.
4. Thai nhi nào cũng quay đầu, có phải như thế?
Theo thông thường vào thai kỳ cuối, thai nhi sẽ tự động quay đầu để chuẩn bị cho thời khắc chào đời, nhưng không phải thai nhi nào cũng quay đầu đúng vào thời điểm, đôi khi sẽ không quay đầu, gây ra tình trạng ngôi thai ngược, cản trở cho quá trình sinh thường.
Với việc xác định thời điểm thai nhi quay đầu cũng như kiểu ngôi thai là khá cần thiết, giúp cho các mẹ có chuẩn bị thật tốt về các lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. Trong đó với các kiểu ngôi thai thường hay gặp như sau:
+ Ngôi đầu:
Ngôi đầu chính là kiểu ngôi thai thông thường, mỗi khi thai nhi ở tư thế đầu quay xuống dưới và hướng tới âm đạo, còn phần mông hướng về phía ngực của mẹ. Ngôi thai đầu, ngôi mặt hay còn gọi là ngôi chỏm đều là những tư thế tạo thuận lợi để mẹ sinh thường, nếu trẻ không quá nặng cân.
+ Ngôi mông:
Ngôi mông chính là tình trạng ngôi thai ngược, khi đầu của bé hướng lên phía trên, còn mông sẽ hướng xuống phần dưới âm đạo. Trong thường hợp này, thai nhi sẽ khó sinh hơn so với ngôi đầu, tùy thuộc vào từng kiểu ngôi mông mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ hay sinh theo đường âm đạo.
+ Ngôi xiên hoặc ngôi ngang:
Ngôi thai xiên hay ngôi thai ngang chính là tư thế mà lưng của thai nhi luôn hướng tới phía dưới, 1 bên bả vai có thể sẽ chạm vào phần cửa ra. Với trường hợp này, khi bác sĩ khác có thể sẽ sờ vào vai của trẻ, và mẹ có thể sẽ được chỉ định sinh mổ bởi các các bộ phận của trẻ đều khá lớn, không thể sinh thường được.
5. Những vấn đề về mẹ bầu hoặc thắc mắc về thai nhi tuần 30:
a – Sự phát triển của thai nhi tuần 30:
Khi thai nhi ở tuần 30, lúc này sẽ có chiều dài khoảng 30,6cm, cân nặng khoảng 1,5kg, kích thước sẽ bằng trái bí lớn, tay chân của trẻ có thân nhìn đều đầy đặn. Đây cũng chính là giaid doạn mà thai nhi đang trong đà tăng trường nhanh chóng và có những trẻ có thể sẽ quay đầu để chuẩn bị cho giai đoạn lọt lòng.
Ở tuần thai 30 đã bắt đầu ngọ ngậy nhiều hơn, lộn nhào, đạp khiến cho mẹ bầu có thể sẽ bị đau hoặc mất ngủ. Nhưng các mẹ yên tâm với những tín hiệu này sẽ báo hiệu cho sự phát triển của trẻ đang khỏe mạnh.
Khi thai nhi 30 tuần tuổi, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy thỉnh thoảng có sự co bóp ở phần tử cung, và còn gọi là các cơn gò co thắt Braxtaon Hicks, thường sẽ kéo dài tầm 30 giây, không xảy ra liên tục và gây ra đau đớn.
Với những dấu hiệu này chỉ do các bé đang cố gắng xay trở mình, quay đầu hoặc vận động mà thôi, những lúc này thì các mẹ cũng nên thữ giãn, nghỉ ngơi và nên bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới. Với những cơn co thắt thường xuyên diễn ra và gay đau nhiều thì các mẹ cần phải cẩn thận bởi đây có thể sẽ là dấu hiệu sinh con non.
b – Thai nhi 30 tuần tuổi chưa quay đầu có sao không?
c – Thai nhi khi chưa quay đầu thì mẹ bầu cần làm gì?
Khi thai nhi quay đầu sẽ giúp cho mẹ bầu sinh con được dễ dàng hơn, bởi vậy, nếu thai nhi chưa quay đầu, thì mẹ bầu cũng có thể tập một số động tác đơn giản nhất để hỗ trợ cho bé:
+ Không nên ngồi quá nhiều: Bạn không nên ngồi lì một chỗ quá nhiều mà thường xuyên đi lại, giải, vận động để cơ thể luôn thoải mái và giúp trẻ dễ quay đầu.
+ Đặt phần đầu gối thấp hơn mông: Khi ngồi kê mông cao bằng đệm hoặc gối nhỏ, hoặc bạn có thể lựa chọn loại ghế đổ người ra phía trước, đầu gối thấp hơn hông sẽ giúp cho thai nhi quay đầu được dễ dàng.
+ Nằm nghiêng: Việc nằm nghiêng không chỉ giúp cho các mẹ giảm bớt áp lực, giúp lưu thông máu và oxy được dễ dàng mà còn giúp cho bé cũng dễ dang quay đầu được tốt hơn.
+ Nghe nhạc: Vào thời điểm tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi sẽ có các phản ứng với tiếng ồn từ bên ngoài. Bởi vậy, điều bạn cần làm ở đây là chơi một vài bản nhạc êm dịu, đặt tai nghe ở vùng xương chậu phía dưới, lúc này con yêu của bạn sẽ nghe thấy và rồi dần di chuyển xuống nơi phát ra tiếng động mạnh.
+ Không được đặt chân lên cao khi nằm ngừa: Với điều này sẽ khiến cho trẻ xoay sai tư thế, và đó đó sẽ kéo dài quá trình chuyển dạ và gây ra đau lưng dữ dội trong khi sinh con.
+ Quỳ tứ chi: Bạn có thể áp dụng phương pháp quỳ tứ chi theo tư thế em bé tập bò, sau rướn người lên vài phút. Bạn cũng có thể thực hiện với phương pháp này vài lần mỗi ngày để giúp bé dễ dàng xoay đầu xuống dưới.
Đối với việc theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe cũng như về sự phát triển của thai nhi chính là điều hết sức cần thiết. Bởi vậy, mẹ bầu nên tìm tới các cơ sở y tế có uy tín, tận tâm, để được bác sĩ thăm khám và có những lời khuyên tốt nhất cho mẹ.
Độ Quan Trọng Của Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai
Xét nghiệm máu khi mang thai rất cần thiết, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi nó sẽ giúp phát hiện những bất thường và trục trặc về sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi để có những điều chỉnh kịp thời.
Xét nghiệm máu khi mang thai không mang tính chất bắt buộc, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:
1/ Phát hiện hội chứng Down
Vào tam cá nguyệt đầu tiên, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.
2/ Xác định nhóm máu
Phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị. Thông thường, nhóm máu O là phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB.
Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.
3/ Kiểm tra hàm lượng sắt
Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.
Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn.
4/ Phát hiện bất thường hồng cầu
Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi.
7/ Chẩn đoán viêm gan B
Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.
8/ Phát hiện bệnh giang mai
Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trể là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…
9/ Tìm kháng thể HIV
Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.
MarryBaby
Tư Vấn Bác Sĩ: Tháo Vòng Tránh Thai Bao Lâu Thì Quan Hệ Được?
Mục Lục
Vòng tránh thai là gì? Có mấy loại
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được đặt vào tử cung với tác dụng ngừa thai hiệu quả, ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Hiện nay, việc sử dụng vòng tránh thai đã trở nên phổ biến hơn vì tính an toàn, đơn giản và kinh tế mà nó mang lại.
Thông thường, vòng tránh thai được làm bằng nhựa dẻo hoặc bằng đồng tương đối bền, dễ sử dụng và không ảnh hưởng quá nhiều đến “chuyện ấy”. Để có nhiều sự lựa chọn cho chị em phái nữ, hiện vòng tránh thai được chia làm 2 loại:
Vòng tránh thai chứa đồngVòng tránh thai nội tiếtCó hình dáng chữ T và chất liệu đồng được gắn ở phần thân chữ T.
Là vòng tránh thai chứa hormone có hình dạng chữ T.
Cơ chế hoạt động– Chất đồng được gắn lên vòng tránh thai có tác động mạnh mẽ lên enzim tham gia vào quá trình xâm nhập của tinh trùng vào lớp niêm mạc tử cung, ngăn cản quá trình thụ thai.
– Các ion đồng được giải phóng ra hàng ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng cũng như thay đổi môi trường tử cung khiến cho tinh trùng không thể gặp được trứng.
– Lượng hormone progesterone được giải phóng từ tử cung ngăn cản sự rụng trứng và làm chất nhầy ở tử cung dày lên, đặc quánh. Từ đó, làm cho tinh trùng khó khăn khi xâm nhập vào trong.
– Ngoài ra, lớp niêm mạc tử cung bị làm mỏng ngăn cản quá trình thụ thai.
Ưu điểm– Giá thành rẻ, tác dụng ngừa thai lên đến 10 năm.
– Đây cũng được xem là biện pháp ngừa thai khẩn cấp ngay khi đặt.
– Có thời hạn sử dụng trong 3 – 5 năm.
– Chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn, hạn chế tình trạng đau bụng và lượng máu ra ít hơn.
– Không ảnh hưởng đến sức khỏe do phần nội tiết từ vòng tránh thai chỉ tác động tại niêm mạc tử cung.
Tư vấn bác sĩ: Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Vòng tránh thai được xem là biện pháp ngừa thai hiệu quả. Tuy nhiên, khi chị em có ý định sinh con, vòng tránh thai hết hạn hay mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần nhanh chóng tiến hành thủ thuật tháo vòng.
Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Vậy, tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được? Theo nhận định của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa: Tháo vòng tránh thai là một thủ thuật ngoại khoa khá đơn giản nhưng cần được tiến hành cẩn thận với sự hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ giỏi. Đồng thời, một trong những chỉ định được bác sĩ yêu cầu sau khi tháo vòng tránh thai đó là kiêng quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian nhất định.
Để đảm bảo an toàn, sau từ 7 – 10 ngày tháo vòng chị em có thể quan hệ tình dục trở lại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sau 15 ngày hoặc dựa theo các yếu tố như:
✔ Tình trạng sức khỏe: Đối với chị em có sức khỏe tốt, thể trạng khỏe mạnh, tháo vòng với dự định sinh con mà không phải do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác thì không cần kiêng cữ quá lâu. Ngược lại, nếu “vùng kín” đang trong tình trạng viêm nhiễm nặng, mắc các bệnh lý viêm tử cung, ung thư cổ tử cung, chảy máu âm đạo bất thường,… thì cần kiêng quan hệ lâu hơn.
✔ Phương pháp thực hiện tháo vòng: Hiện nay có nhiều kỹ thuật tháo vòng tránh thai không đau, không chảy máu, không gây tổn thương cho tử cung. Do vậy, tùy theo phương pháp thực hiện tháo vòng mà chị em sẽ được tư vấn thời gian quan hệ phù hợp.
✔ Tình trạng vòng tránh thai: Dù ít hay nhiều thì đặt vòng tránh thai theo thời gian cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tử cung và âm đạo. Để tránh biến chứng nguy hiểm, chị em nên dành chút ít thời gian đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra, nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường cần tiến hành xử lý ngay để đảm bảo chất lượng đời sống tình dục và khả năng mang thai sau này.
Tóm lại, tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được tùy theo cơ địa mỗi người. Để biết được số ngày chính xác, chị em nên tiến hành thăm khám để có sự hỗ trợ tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Vấn đề cần lưu ý sau khi tháo vòng tránh thai
Ít hay nhiều vòng tránh thai cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, để ngăn chặn những tác dụng phụ không mong muốn, chị em cần:
Kiêng làm việc nặng, xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Dĩ nhiên, sau khi tháo vòng tránh thai cơ thể của chị em sẽ chịu sự tổn thương không nhỏ. Ngoài việc bổ sung những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cũng như “vùng kín” chị em cần những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe.
❋ Kiêng làm việc nặng, có chế độ nghỉ ngơi điều độ
Sau khi thực hiện thủ thuật tháo vòng, chị em cần nghỉ ngơi từ 1 – 2 tiếng và tránh đi lại nhiều, nhất là lên xuống cầu thang. Đồng thời, trong một tuần chị em không làm những công việc nặng nhọc, nữ giới không nên làm công việc nặng nhọc, tránh những hoạt động thể thao leo núi, bơi lội,…
Cần chú ý vệ sinh “vùng kín” đúng cách, không nên vệ sinh quá nhiều lần, không nên thụt rửa, sử dụng chất tẩy rửa hay ngâm trong bồn nước quá lâu. Đây đều là những việc làm gián tiếp gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa vì lúc này tử cung được phục hồi hoàn toàn.
Chị em không nên mang thai ngay sau khi vừa tháo vòng tránh thai. Đây là cách để bảo vệ sức khỏe cũng như chức năng sinh sản vì đặt vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng đến tử cung dù thời gian dài hay ngắn.
Vậy nên, chị em dành ít nhất 2 – 3 tháng để tử cung phục hồi, đảm bảo sức khỏe tốt để tăng khả năng thụ thai. Hơn nữa, chị em nên thăm khám sức khỏe cẩn thận trước khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Với những thông tin được chia sẻ trên, hy vọng đã giúp nữ giới hiểu rõ được việc tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được? Để đảm bảo an toàn cũng như cho lời khuyên hữu ích nhất, chị em có thể tìm đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi để nhờ sự hỗ trợ nhanh chóng.
Chúng tôi hiện được xem là địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản hàng đầu tại khu vực miền Trung nói chung và TP Vinh Nghệ An nói riêng. Với sự phục vụ tận tình đến từ đội ngũ y – bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thực hiện kế hoạch hóa gia đình sẽ kịp thời hỗ trợ nhanh chóng.
Ngoài việc áp dụng những thủ thuật, kỹ thuật tháo vòng tránh thai hiện đại, khoa học, chúng tôi còn mang đến quy trình thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp. Tại đây, chị em không mất thời gian chờ đợi quá lâu như bệnh viện công, từ đó giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí di chuyển.
Để tạo điều kiện cho tất cả mọi người, phòng khám đưa ra mức phí thực hiện vô cùng hợp lý. Mọi khoản phí được niêm yết, công khai, minh bạch theo quy định của Cơ quan chức năng, tuyệt đối không xảy ra tình trạng “chặt chém” như một số phòng khám khác.
Bạn đang xem bài viết Bác Sĩ Trần Thị Kim Xuyến Tư Vấn Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Thai Kỳ trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!