Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Đẻ Dấu Hiệu Có Thai Sau Chuyển Phôi Đông Lạnh mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuyển phôi đông lạnh đang là một phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể sinh con nhờ can thiệp y tế, tỷ lệ thành công của các ca thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới là khoảng 30-40%, do đó sau khi tiến hành phương pháp này nhiều cặp vợ chồng nóng lòng muốn biết liệu có thành công không? Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi đông lạnh là gì? Bài viết này sẽ giúp các bạn có them một số kiến thức nhận biết dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi đông lạnh.
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp thụ tinh có sự can thiệp của y học trong đó trứng của mẹ và tinh trùng của người bố được lấy ra ngoài cơ thể, sau đó trứng và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cơ thể tạo thành phôi, phôi sau thụ tinh được nuôi dưỡng bên ngoài sau 2-5 ngày lại được chuyển vào cơ thể người mẹ để nuôi dưỡng thành bào thai.
Quá trình này gồm 2 bước:
Bước 1: Thụ tinh trứng của người vợ với tinh trùng của người chồng trong phòng thí nghiệm tạo thành phôi.
Bước 2: Chuyển phôi sau khi thụ tinh vào trong tử cung của người vợ.
Phương pháp này áp dụng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn không thể có thai theo phương pháp tự nhiên do trứng và tinh trùng không thể gặp nhau trong cơ thể. Các trường hợp nên sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
– Nguyên nhân từ người mẹ: Tắc vòi trứng (tắc 2 bên), dị dạng tử cung
– Nguyên nhân từ người bố: Tình trùng yếu, số lượng ít, thụ tinh nhân tạo nhiều lần không thành công
Chuyển phôi đông lạnh là gì? Nên chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh?
Chuyển phôi là bước tiếp theo trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh tạo thành phôi, phôi được nuôi bên ngoài từ 2-5 ngày thì bắt đầu được chuyển lại vào cơ thể người mẹ (chuyển phôi tươi) nhưng hiện nay các bác sĩ cũng có thể trữ phôi đông lạnh và chuyển vào cơ thể mẹ sau nếu gia đình yêu cầu hoặc do người mẹ chưa đủ điều kiện để chuyển phôi (chuyển phôi đông lạnh).
Thông thường phôi sẽ được đông lạnh ở giai đoạn đầu của quá trình phân chia. Tất cả các phôi thu được khi phân chia sẽ đều được nuôi dưỡng, sau đó chọn ra 2 phôi tốt nhất để cấy vào trong cơ thể mẹ, nếu có nhiều hơn 2 phôi có chất lượng tốt, có thể đông lạnh các phôi này lại để dự phòng trường hợp chuyển phôi thất bại, hoặc dùng cho những lần sinh nở sau.
Nhiều cặp vợ chồng cũng tiến hành đông lạnh phôi để trữ cho những lần sinh nở sau do chất lượng trứng và tinh trùng lúc trẻ tốt hơn so với khi qua ngưỡng 35-40 tuổi. Cũng có thể đông lạnh phôi ở giai đoạn tiền nhân trong trường hợp buồng trứng bị quá kích và tử cung chưa đủ điều kiện để cấy phôi tươi.
Các bước thực hiện chuyển phôi đông lạnh
Chuẩn bị nội mạc tử cung: Có 3 cách chuẩn bị nội mạc tử cung, phù hợp với từng trường hợp cụ thể
+ Theo dõi chu kỳ tự nhiên: Thích hợp với người mẹ có chu kỳ kinh đều, có phóng noãn và không muốn can thiệp y tế. Tuy nhiên, phương pháp này thường không chủ động, khó thực hiện theo chương trình và không phải chu kỳ nào cũng có sự phóng noãn. Ngoài ra, yếu tố tuổi cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nội mạc tử cung, tỉ lệ thành công sẽ giảm dần khi người mẹ càng lớn tuổi.
+ Kích thích buồng trứng gây phóng noãn: Sử dụng clomiphen citrat, gonadotrophin gây kích thích buồng trứng. Nhược điểm của phương pháp này là dễ bị mất chu kỳ, người mẹ phải dùng thuốc, chịu tác dụng không mong muốn của thuốc, tăng chi phí, phải theo dõi chặt chẽ và thời gian chuyển phôi kém linh động
+ Bổ sung estrogen và progesterone: Là ưu tiên lựa chọn cho những người không còn chức năng buồng trứng. Đối với những người còn chức năng buồng trứng, người ta sử dụng GnRH để gây ức chế chức năng buồng trứng hoặc đơn giản hơn là dùng estrogen và progesterone để chuẩn bị nội mạc tử cung. Ưu điểm của phương pháp này là có thể chuẩn bị NMTC tốt hơn, có kiểm soát, linh động trong việc lựa chọn thời điểm thích hợp để chuyển phôi.
Rã đông phôi: sẽ có 1 tỷ lệ các phôi bị ỏng trong quá trình rã đông, bác sĩ loại bỏ phôi này, và chọn phôi tốt nhát để chuyển vào tử cung
Chuyển phôi vào buồng tử cung: Thông thường bác sĩ sẽ chọn 2 phôi tốt nhất sau rã đông để chuyển vào buồng tử cung của người mẹ, tăng khả năng thụ thai. Chuyển thai được tiến hành sau khi đã chuẩn bị nội mạc tử chúng tôi khi chuyển phôi khoảng 14 ngày, người mẹ được xét nghiệm nồng độ HCG trong máu để xác định xem liệu có thai hay không.
Dấu hiệu có thai sau khi chuyển phôi đông lạnh
Các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi đông lạnh có thể xuất hiện rất sơm khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi, hoặc cũng có thể xuất hiện muộn hơn, hoặc cũng có thể không có dấu hiệu gì. Các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi đông lạnh có thể có một hoặc nhiều các dấu hiệu sau:
Đau âm ỉ bụng dưới: Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ bám và làm tổ khiến bạn thấy tức bụng dưới và đau âm ỉ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu có thai điển hình nhất sau chuyển phôi. Đây là khoảng thời gian cực kỳ nhạy cảm, thai rất dễ bị động, bạn nên tạo điều kiện tốt nhất để thai bám vào thành tử cung bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, nhất là ngồi xổm, rặn, lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng.
Thay đổi ngực: Lúc này bạn để ý bầu ngực mềm hơn, đau và lớn hơn, có khi là tức ngực, đau núm ti. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ sau khi mang thai. Trong quá trình mang thai ngực cũng to dần và có hiện tượng thâm ở đầu ti. Đây cũng là 1 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn mang thai đấy.
Ra máu báo: Một dấu hiệu khá tin tưởng báo hiệu bạn có thai, bạn có thể thấy 1 chút máu ở đáy quần lót, nguyên nhân là trong quá trình phôi làm tổ, có thể làm tổn thương nhẹ lớp niêm mạc và gây chảy máu. Lượng máu rất ít, còn nếu lượng máu ra nhiều thì đấy là một dấu hiệu nguy hiểm cần sự thăm khám của bác sĩ.
Tăng nhiệt độ thân nhiệt: Khi bạn có thai, nhu cầu chuyển hóa trong cơ thể cũng tăng lên, nên bạn luôn có cảm giác nóng. Một nguyên nhân khác nữa là do sự thay đổi nồng độ hóc môn thời kỳ mang thai. Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước, không nên dùng thuốc hạ sốt hay uống các loại thảo dược.
Cơ thể mệt mỏi: Đây là dấu hiệu không điển hình, tuy nhiên nếu cảm giác mệt mỏi kéo dài nhiều ngày, kèm theo sợ mùi thức ăn hoặc thèm ăn một cách mãnh liệt, có thể bạn đã mang thai rồi. Nôn buồn nôn cũng là dấu hiệu thời kỳ thai nghén.
Nhiều mẹ khi thấy các dấu hiệu trên, vì quá nóng lòng sẽ mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, do các mẹ đang dùng thuốc nội tiết nên que thử có thể gây nhầm lẫn, dương tính giả khi thử, kết qủa thử que không chính xác. Do đó tốt nhất bạn không nên thử que để không bị ảnh hưởng tâm lý, gây lo lắng, thất vọng, buồn chán. Mọi cảm xúc tiêu cực đều ảnh hưởng không tốt cho quá trình mang thai.
Để có thể xác định chính xác liệu bạn có thai sau khi chuyển phôi đông lạnh hay không, bạn nên chờ đến ngày thứ 14 sau chuyển phôi đông lạnh, các mẹ đến bệnh viênh để lấy máu thử beta HCG. Nồng độ beta HCG sau 2 tuần chuyển phôi đông lạnh nếu đạt được nồng độ 25 IU/l thì xác định là có thai. Nếu sau 2 ngày nồng độ HCG tăng lên hơn 2 lần được xác định là có thai.
Thông qua bài viết trên hy vọng các mẹ sẽ tìm cho mình được câu trả lời dấu hiệu có thai sau chuyển phôi đông lạnh, đồng thời hiểu hơn về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi đông lạnh. Điều quan trọng là các mẹ hãy giữ tinh thần thật thoải mái để con yêu sẽ sớm về bên bố mẹ. Chúc các ông bố bà mẹ sớm được đón những thiên thần bé nhỏ của mình.
Dấu Hiệu Có Thai Sau Chuyển Phôi Trữ
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi trữ
Hôm nay chuyên gia của sức khỏe vàng sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về dấu hiệu có thai sau chuyển phôi với hy vọng người phụ nữ mang thai và gia đình cẩn trọng bảo vệ sự an toàn và phát triển không ngừng của thai nhi trong thời gian tới. Bởi vì, người phụ nữ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm phải khó khăn lắm mới có thể có thai nên không thể vì sơ ý không biết mà làm điều có hại cho thai nhi dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Nhận biết dấu hiệu có thai sau chuyển phôi
Thụ tinh trong ống nghiệm được hiểu là tình trạng tinh trùng và trứng được gặp nhau, thụ tinh ở trong môi trường ống nghiệm, tạo thành phôi thai. Sau khi thấy phôi thai phát triển ổn định, tốt, bác sĩ sẽ từ từ đưa vào tử cung của người phụ nữ để làm tổ và phát triển như bình thường (gọi là chuyển phôi trữ).
Sau khi chuyển phôi trữ, nếu phôi thai phát triển tốt với sự hình thành từ từ của một thai nhi thì sẽ có sự xuất hiện của các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi trữ giống như dấu hiệu có thai thông thường. Và ngược lại, sau khi chuyển phôi trữ, phôi thai có thể không làm tổ được, bị chết và đẩy ra ngoài nên sẽ không có thai, không sự xuất hiện bất cứ dấu hiệu có thai nào.
Một số dấu hiệu có thai điển hình sau khi chuyển phôi trữ thành công, thông thường sẽ xuất hiện sau khoảng từ 8 – 12 ngày, đó là: đau nhói ở vùng bụng; cảm giác căng tức ngực; thân nhiệt tăng, cảm giác nóng trong người; cơ thể mệt mỏi…
Đau nhói ở vùng bụng
Tại sao người phụ nữ lại có dấu hiệu đau nhói ở vùng bụng khi chuyển phôi trữ thành công? Chuyên gia cho biết, sau khi chuyển phôi trữ thành công, phôi thai sẽ cắm sâu vào tử cung để làm tổ nên sẽ gây ra cảm giác đau nhói và nặng bụng, cảm giác đau này không quá dữ dội nên không cần quá lo lắng.
Cảm giác căng tức ngực
Giống như có thai thông thường, có thai sau khi chuyển phôi trữ thành công cũng vậy, người phụ nữ sẽ cảm thấy căng tức hai bên ngực, và thấy ngực càng ngày càng to dần lên theo sự gia tăng kích thước của thai nhi. Nếu người phụ nữ quan sát kỹ còn có thể thấy hai bên ngực to không đồng đều, có thể là bên trái to hơn bên phải hoặc ngược lại bên phải to hơn bên trái. Ông cha ta đã dùng kinh nghiệm này để nhận biết dấu hiệu có thai con trai hay con gái đấy.
Thân nhiệt tăng, cảm giác nóng trong người
Tăng thân nhiệt hơn so với bình thường vào thời điểm mang thai là hiện tượng vô cùng bình thường, hiển nhiên, gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai, có thể là một trong các dấu hiệu có thai sau khi chuyển phôi điển hình. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do: sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi; và sự thay đổi nồng độ hóc môn thời kỳ mang thai.
Cơ thể mệt mỏi
Phụ nữ mang thai sau khi chuyển phôi trữ thành công cũng giống như phụ nữ mang thai thông thường đều có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, do cơ thể phải hoạt động mạnh mẽ tăng cường hơn rất nhiều so với lúc chưa mang thai để chào đón thai nhi nên mệt mỏi là điều hiển nhiên.
Lưu ý: Thụ tinh trong ống nghiệm được coi là giải pháp mang thai cuối cùng có thể áp dụng nên cần hết sức cẩn trọng. Để có một cơ thể khỏe mạnh nuôi dưỡng tốt cho thai nhi, người phụ nữ cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (nhất là những thực phẩm giàu chất sắt, canxi, vitamin… cần thiết cho bà bầu), ăn những thực phẩm lành tính, tránh xa chất kích thích, môi trường gây hại, thăm khám bác sĩ định kỳ…
Các bạn có những thắc mắc liên quan tới dấu hiệu có thai sau chuyển phôi hoặc gặp phải vấn đề sức khỏe cần sự tư vấn, trợ giúp của chuyên gia sức khỏe vàng hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí
# 1Dấu Hiệu Mang Thai Sau Chuyển Phôi
08/10/2018 21.335 lượt xem
Chuyển phôi trong IVF là gì?
IVF là phương pháp hữu ích cho những trường hợp mẹ tuổi đã cao, khó có con, ống dẫn trứng của mẹ gặp vấn đề, chất lượng tinh trùng của bố thấp.
Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, bác sĩ lấy trứng ra từ cơ thể mẹ và thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Trứng được thụ tinh (phôi) sau đó được chuyển vào tử cung của mẹ. Tại đây, phôi sẽ bám vào niêm mạc tử cung và có thể phát triển tiếp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quá trình này không thành công, phôi không bám vào được tử cung.
Khi phôi được chuyển vào tử cung của người phụ nữ, bác sĩ sẽ tiêm hoặc cho uống progesterone trong vòng 8-10 ngày. Hormone này thường được buồng trứng tạo ra để làm dày lớp niêm mạc tử cung, giúp phôi bám dễ dàng hơn.
Sau khoảng 12-14 ngày làm sau chuyển phôi, mẹ sẽ nhận thấy một vài dấu hiệu để xem mình đã có thai hay chưa.
Dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi
Có 2 loại phôi là phôi đông lạnh (phôi trữ) và phôi tươi. Phôi đông lạnh phôi được trữ lạnh sau IVF thay vì đưa vào cơ thể mẹ. Việc chuyển phôi đông lạnh sẽ được thực hiện sau khi chuyển phôi tươi thất bại.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi đông lạnh (dấu hiệu có thai sau chuyển phôi trữ) hoàn toàn giống với dấu hiệu có thai sau chuyển phôi tươi.
Các dấu hiệu ấy bao gồm:
Ra đốm máu
Khi phôi thai gắn vào niêm mạc tử cung, nó có thể gây ra một số kích ứng và tổn thương các mạch máu. Điều này gây chảy máu nhẹ và người mẹ có thể nhận thấy những đốm máu ở quần lót. Thậm chí, mẹ có thể bị co thắt hoặc đau nhức. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho của thai kỳ.
Bị lỡ kỳ kinh nguyệt
Dù có thai do thụ tinh trong ống nghiệm hay do thụ thai tự nhiên thì việc chậm kinh là một trong những dấu hiệu sớm nhất và quan trọng nhất cho thấy người phụ nữ đang mang bầu.
Ngực căng tức
Ngực của mẹ có thể căng và cảm thấy đau khi mang thai. Đây là dấu hiệu sớm của thai kỳ.
Mệt mỏi hoặc chán nản
Thông thường, các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán chường trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do nồng độ hormone progesterone tăng cao. Nội tiết tố này giúp em bé lớn lên, đồng thời nó làm chậm quá trình trao đổi chất của mẹ, khiến mẹ ít năng lượng hơn. Các mẹ bầu sẽ lấy lại được mức năng lượng bình thường vào khoảng tháng thứ 4.
Ốm nghén
Chị em cũng có thể bị buồn nôn hoặc ốm nghén khi mang thai. Triệu chứng này thường chấm dứt ở tháng thứ ba hoặc thứ tư, nhưng có một số phụ nữ nôn suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, rất nhiều dấu hiệu trong số này không có nghĩa là bạn đã mang thai. Những loại thuốc mà người mẹ dùng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệp cũng có thể gây ra những biểu hiện ấy. Chẳng hạn như progesterone (dùng trong điều trị IVF) có thể gây căng tức ngực, buồn nôn. Chỉ có làm thử thai mới chắc chắn việc bạn đã có thai hay chưa.
Làm gì trong lúc chờ đợi
Hai tuần chờ kết quả của cuộc điều trị có thể khiến mẹ bầu rất căng thẳng. Người mẹ có thể trải qua hàng loạt cảm xúc, từ lo lắng, sợ hãi cho tới hy vọng, dự đoán. Dưới đây là một số mẹo có thể hữu ích trong thời gian này:
Hãy thở chậm và sâu mỗi khi cảm thấy lo lắng. Điều này sẽ giúp mẹ bầu bình tĩnh hơn.
Hãy làm những gì mình thích trong khi chờ đợi kết quả. Điều này có thể sẽ phân tán sự chú ý của mẹ đối với những suy nghĩ tiêu cực và khiến mẹ không còn cảm thấy lo lắng nữa. Trong thực tế, đây có thể là thời điểm hoàn hảo để làm điều mình yêu.
Đừng nói với quá nhiều người về việc điều trị của mình. Nó rất hữu ích bởi bạn sẽ không phải nghĩ cách đáp lời họ nếu việc điều trị không thành công.
Trò chuyện với chồng và thảo luận xem hai bạn sẽ làm gì nếu như điều trị thất bại, chẳng hạn như cả hai sẽ ra ngoài xem một bộ phim hoặc bạn muốn ở một mình một khoảng thời gian.
Nếu nhận được kết quả tiêu cực, hãy nhớ rằng bạn có thể thử lại nếu muốn.
Điều cần chú ý khi làm IVF
Dưới đây là một số điều mẹ bầu nên thận trọng khi chờ đợi kết quả chuyển phôi
Bác sĩ sẽ nói cho mẹ bầu biết mức độ được vận động khi thực hiện IVF. Tốt nhất là mẹ nên có hoạt động vừa phải, tránh tập luyện khiến nhịp tim và nhiệt độ cơ thể tăng quá nhiều.
Nên tránh xa đồ ngọt nhân tạo và thực phẩm có chứa bột ngọt trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Hãy tới bệnh viện ngay nếu như mẹ bầu bị chảy máu âm đạo nhiều, bị sốt, đau bụng, cổ, vùng chậu hoặc chân,chóng mặt hay choáng váng. Đây có thể là dấu hiệu của chửa ngoài dạ con hoặc nhiễm trùng.
Hiện nay, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo IUI trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp các cặp vợ chồng sinh con bình thường trong trường hợp người chồng bị yếu sinh lý, tinh trùng yếu, rối loạn chức năng sinh dục,…hoặc người vợ bị dị dạng, khuyết tật các bộ phận như cổ tử cung, vòi trứng,… Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp điều trị vô sinh, hãy đến để được tư vấn nhé!
Xem thêm
>> Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
> Mang thai tháng đầu đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Dấu Hiệu Có Thai Sau Chuyển Phôi Quan Trọng Mẹ Cần Biết
Sau giai đoạn chuyển phôi, quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tạm thời khép lại và người mẹ sẽ chờ đợi những dấu hiệu có thai để biết kết quả có thành công hay không.
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp điều trị hiếm muộn cho các trường hợp:
Tắt nghẽn ống dẫn trứng.
Lạc nội mạc tử cung.
Tinh trùng ít, yếu, dị dạng.
Không tinh trùng trong tinh dịch cần lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn.
Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng nhiều lần thất bại.
Xin trứng.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm giúp các cặp đôi tăng khả năng có con và mang lại niềm vui cho nhiều gia đình.
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là bước thứ 2 của quy trình thụ tinh nhân tạo (thụ tinh trong ống nghiệm). Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 48 giờ sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ.
Để tăng khả năng thụ thai thành công
Mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai vào tử cung mẹ.
Chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 – 3 ngày hoặc đã được tiêm hormone ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên.
Mục đích là để lớp nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi
Có cảm giác đau và nặng bụng dưới
Đây là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi thường gặp nhất.
Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến mẹ thấy bụng dưới nặng và đau âm ỉ (đau nhẹ).
Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm điển hình nhất.
Trong khoảng thời gian này, mẹ nên
Hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang.
Không quan hệ vợ chồng.
Để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.
Cảm giác đau ngực sau khi chuyển phôi
Sau khi quá trình chuyển phôi đã diễn ra thành công, chị em hãy thử cảm nhận điểm khác biệt của phần ngực mình. Bạn sẽ cảm thấy căng tức bầu ngực, và dường như kích thước của ngực càng ngày càng to dần lên, theo sự gia tăng kích thước của thai nhi trong bụng mẹ.
Nếu chú ý quan sát rõ hơn, chị em sẽ cảm nhận kích thức của cả hai bầu ngực không đồng đều, bên to bên nhỏ.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi là mệt mỏi, thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng bức
Cơ thể mệt mỏi cũng là dấu hiệu điển hình khi phôi đã làm tổ thành công đấy. Đừng lo lắng, hãy cố thư giãn và nghỉ ngơi.
Sở dĩ cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, là vì nó phải hoạt động mạnh mẽ cũng như tăng tốc độ hơn rất nhiều so với lúc chưa mang thai. Để chuẩn bị cho thật tốt quá trình phát triển của thai nhi đang dần hình thành trong bụng mẹ.
Thân nhiệt tăng lên sau khi trứng đã làm tổ thành công, là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi và có thể gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do: sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi, và sự thay đổi nồng độ hóc môn thời kỳ mang thai.
Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi
Lượng hormone cao hơn mức bình thường cũng khiến các mẹ gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu. Sau đó, trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Mẹ sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhiều mẹ sốt ruột với những dấu hiệu này sẽ mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, do tác động của lượng hormone tiêm vào cơ thể nên kết quả của que thử thai thường không chính xác.
Lưu ý sau chuyển phôi
Cần biết và thực hiện đúng những lưu ý sau để quá trình chuyển phôi để có tỉ lệ thành công cao hơn.
Lưu ý về chế độ ăn uống sau chuyển phôi
Bổ sung dinh dưỡng và hạn chế một số thực phẩm sau
Cần bổ sung cho mình thật nhiều rau quả, chất xơ cũng như các loại củ, uống nhiều nước lọc và cả ngũ cốc…
Hạn chế không được ăn những thức ăn nóng có nhiều ớt, tiêu.
Không sử dụng đồ hộp hoặc uống rượu bia, chất kích thích.
Hạn chế sử dụng cafe cùng những chất kích thích vì chúng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc làm tổ của phôi thai. Đồng thời khiến cho việc bám vào thành tử cung khó khăn.
Điều này giúp cho quá trình đi đại tiện diễn ra thuận lợi hơn. Bởi lẽ sau khi đã chuyển phôi thành công, nếu chị em bị táo bón gây rặn ép sẽ khiến cho phôi thai rơi ra khỏi nơi bám và ra bên ngoài.
Cần uống ít nước trong thời gian mới chuyển phôi. Vì để sau khi vừa chuyển phôi thai xong thì thời gian mắc tiểu càng lâu tới càng tốt.
Lưu ý về chế độ sinh hoạt sau chuyển phôi
Cần hạn chế sử dụng điện thoại khi vừa mới chuyển phôi. Đảm bảo tăng tỉ lệ thành công.
Cần phải giữ cho tâm trạng thoải mái và dễ chịu. Tuyệt đối không được để bản thân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hay tức giận dễ gây tình trạng đau tim, tức ngực làm ảnh hưởng đến phôi thai.
Nên đi bộ ngắn giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái hơn.
Cần phải thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
Cần tránh những vận động mạnh, tránh giận giữ, tránh căng thẳng, lo âu.
Nếu thấy bản thân có những triệu chứng bất thường cần đến bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn đang xem bài viết Bà Đẻ Dấu Hiệu Có Thai Sau Chuyển Phôi Đông Lạnh trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!