Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Ngủ Nhiều Có Tốt Cho Sức Khỏe Hay Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Từ trước đến nay, tình trạng bà bầu ngủ nhiều khá thường gặp. Bởi vì cảm giác mệt mỏi trong lúc có thai khiến cho nhiều mẹ bầu rất dễ buồn ngủ. Nhiều trường hợp mẹ bầu ngủ với thời gian quá 8 giờ 1 ngày. Vậy thì việc mẹ bầu ngủ nhiều như thế có tốt cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Tình trạng bà bầu ngủ nhiều
Bạn đang mang thai và kiệt sức? Mang thai là một công việc khó khăn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy hơi mệt mỏi khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải ngủ mọi lúc, bạn có thể bắt đầu lo lắng.
Theo National Sleep Foundation, thời lượng ngủ cần thiết để có sức khỏe tốt thay đổi theo độ tuổi. Nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày ở độ tuổi mà hầu hết phụ nữ nhận thấy mình có thai.
Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên ngủ liên tục từ 9 đến 10 giờ và bạn đang có giấc ngủ chất lượng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn thức nhiều lần trong đêm hoặc bị rối loạn giấc ngủ, bạn có thể cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trên giường hơn bình thường.
2. Vì sao giấc ngủ lại quan trọng đối với bà bầu
Đối với bà bầu nói riêng và mọi người nói chung, giấc ngủ khá quan trọng. Khoa học đã chứng minh rằng giấc ngủ cần thiết cho tất cả những chức năng quan trọng của cơ thể. Cũng như phục hồi năng lượng và cho phép não bộ xử lý thông tin mới mà nó đã tiếp nhận trong khi thức.
Nếu không ngủ đủ giấc, bạn không thể suy nghĩ rõ ràng, phản ứng nhanh, tập trung và kiểm soát cảm xúc. Thiếu ngủ kinh niên thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Riêng đối với mẹ bầu, giấc ngủ giúp các mẹ phục hồi lại năng lượng, lấy lại tinh thần. Đồng thời giảm cảm giác mệt mỏi khi mang thai. Lưu lượng tuần hoàn khắp cơ thể phục hồi, sức khỏe của thai nhi nhờ vậy cũng ổn định.
3. Nguyên nhân khiến bà bầu ngủ nhiều hơn người thường
Thông thường, bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng máu và mức progesterone của bạn tăng lên.
Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khá buồn ngủ. Vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn sẽ mang thêm cân nặng của em bé và cảm xúc lo lắng về việc sắp chuyển dạ. Điều đó có thể khiến bạn khao khát được dành thêm thời gian trên giường.
4. Bà bầu ngủ nhiều có nguy cơ gì không?
Một nghiên cứu đã lập luận rằng có thể có nguy cơ ngủ quá nhiều trong tam cá nguyệt thứ ba của bạn. Trong nghiên cứu, những phụ nữ ngủ hơn 9 giờ liên tục mà không bị quấy rầy. Đồng thời thường xuyên ngủ không yên giấc trong tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ thai chết lưu cao hơn.
Những người cảm thấy rằng những đêm dài hơn, không ngủ yên là kết quả của việc giảm chuyển động của thai nhi. Đặc điểm ấy không phải là nguyên nhân của thai chết lưu. Mặc dù bạn có thể không muốn ngủ quên, nhưng bạn nên dành ít nhất 8 giờ trên giường. Bởi vì có một số lợi ích tiềm năng để ngủ đủ giấc trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
5. Ngủ trong thai kỳ có lợi ích gì hay không?
Một nghiên cứu trước đây cho thấy những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn. Đồng thời có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần những phụ nữ ngủ nhiều hơn 6 giờ.
Hơn nữa, họ phát hiện ra rằng những phụ nữ bị gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng có thời gian chuyển dạ lâu hơn. Đi kèm với tình trạng đó là khả năng sinh mổ cao gấp 5,2 lần.
Ngoài ra, nghiên cứu trên động vật cho thấy ngủ không đủ giấc khi mang thai có thể ảnh hưởng lâu dài đến con cái. Vì vậy, nếu thức dậy nhiều lần vào nửa đêm, bạn sẽ muốn dành thêm một chút thời gian để ngủ nhiều hơn.
6. Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ khi mang thai
Khi mang thai, bạn sẽ có thể ngủ nhiều hơn bình thường. Trong nhiều trường hợp là khó ngủ, trằn trọc. Những yếu tố sau đây là nguyên nhân có thể gặp:
6.1. Sự thay đổi nội tiết tố
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, huyết áp và lượng đường trong máu của bạn giảm xuống. Điều này có khả năng dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Tăng mức progesterone trong giai đoạn này cũng có thể khiến bạn muốn ngủ nhiều hơn.
6.2. Hội chứng chân không yên
Nhiều phụ nữ mang thai trải qua một số đêm khó chịu do phải di chuyển chân. Nó có thể được kích hoạt bởi nồng độ estrogen tăng cao hoặc thiếu axit folic và sắt.
6.3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Cơ vòng ở đáy thực quản mở ra để đưa thức ăn vào dạ dày. Ở phụ nữ bị bệnh trào ngược, cơ này sẽ lỏng lẻo. Nó cho phép thức ăn và chất lỏng trào ngược vào cổ họng. Mang thai có thể dẫn đến tình trạng trào ngược. Bởi vì áp lực tăng thêm lên vùng dạ dày có thể cản trở sự đóng lại bình thường của cơ vòng dưới thực quản.
6.4. Rối loạn giấc ngủ khi mang thai
Bà bầu ngủ nhiều là do những rối loạn giấc ngủ thường xảy ra trong quá trình mang thai. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. bạn có thể thấy mình dành nhiều thời gian trên giường nhưng lại không có được giấc ngủ ngon.
Một lý do dẫn đến chứng mất ngủ là do đau nhức khi mang thai. Sự căng thẳng và lo lắng gia tăng xung quanh việc sinh nở. Đi kèm với mối bận tâm chăm sóc một đứa trẻ. Tất cả những điều ấy cũng có thể khiến bạn thức quá lâu so với giờ đi ngủ bình thường.
6.5. Tình trạng ngưng thở khi ngủ
Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu hơi thở của bạn bị hạn chế trong khi ngủ. Một đánh giá của những Nguồn tin đáng tin cậy cho thấy một số thai phụ bị ngưng thở khi ngủ.
6.6. Đi tiểu thường xuyên khi mang thai
Vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể thấy mình thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh. Nguyên nhân là vì em bé đang lớn của bạn đã tạo thêm áp lực cho bàng quang của bạn.
Bạn có thể cố gắng hạn chế lượng nước uống ngay trước khi đi ngủ để giúp giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy nhớ rằng không nên uống quá ít nước vì có thể gây một số rối loạn nhất định. Chẳng hạn như táo bón, khô miệng, thiểu ối,…
7. Những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ khi mang thai
Nói chung, vấn đề bà bầu ngủ nhiều đôi khi không tốt cho sức khỏe. Ngủ nhiều quá 8 giờ mỗi ngày và thường xuyên sẽ càng làm cho bạn mệt mỏi hơn. Từ sự không tỉnh táo, ngầy ngật, tinh thần của bạn sẽ không được thoải mái. Điều đó sẽ có thể gây ra những nguy cơ nhất định trong thai kỳ.
Chính vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ khi mang thai. Bao gồm:
7.1. Sử dụng gối dành cho bà bầu
Bạn thường hay nằm ngửa hoặc chỉ đơn giản là không thể có được tư thế thích hợp. Khi ấy, một chiếc gối dành cho bà bầu có thể giúp bạn cảm thấy được nâng đỡ và thoải mái khi ngủ.
7.2. Giải quyết những mối bận tâm
Bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng về việc sinh nở. Có điều gì khác trong tâm trí của bạn khiến bạn khó ngủ vào ban đêm hay không? Giải quyết bất kỳ mối bận tạm nào đang khiến tâm trí bạn phải lo lắng. Điều đó có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
7.3. Thay đổi thói quen
Nếu bà bầu ngủ nhiều là do thói quen thì bạn nên luyện tập dần dần cách từ bỏ thói quen ấy. Bạn hãy ngủ không quá 8 giờ mỗi ngày. Và nếu có thể, bạn hãy cài đồng hồ báo thức để ngồi bật dậy sau khoảng thời gian bạn đã đặt ra.
Bên cạnh việc thay đổi thói quen ngủ nhiều thì mẹ bầu cũng nên luyện tập một số thói quen. Chẳng hạn như đi ngủ vào một giờ cố định. Thức dậy vào một thời điểm xác định. Không suy nghĩ nhiều khi ngủ,…
7.4. Tập thể dục hàng ngày
Một trong những lợi ích tiềm năng của việc tập thể dục là cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Bạn sẽ dễ dàng hoàn thành các hoạt động ban ngày. Đồng thời, tập thể dục còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới.
7.5. Một số biện pháp khác
Một số biện pháp khác có thể giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ bao gồm:
Mát xa cơ thể. Nó có thể làm giảm một số cơn đau nhức do mang thai và cải thiện tâm trạng của bạn.
Tạo không gian ngủ lý tưởng. Bạn có thể cân nhắc để đồ điện tử bên ngoài phòng ngủ. Đồng thời đầu tư vào một tấm đệm mới. Đảm bảo rằng bạn có một căn phòng gọn gàng. Hoặc thậm chí điều chỉnh bộ điều nhiệt đến nhiệt độ hoàn hảo trước khi bạn đi vào giấc ngủ.
Nếu bạn nhận thấy rằng mình không có giấc ngủ chất lượng vào ban đêm. Hoặc cảm thấy quá mệt mỏi vào ban ngày, bạn có thể chợp mắt khi có thể. Chỉ cần cố gắng đảm bảo rằng thời gian không quá dài và không làm mất thói quen ngủ vào ban đêm của bạn.
8. Lời kết
Nói chung, tình trạng bà bầu ngủ nhiều không phải quá xa lạ. Tuy nhiên, nếu ngủ nhiều và thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ bầu nên tập dần những thói quen tốt cho giấc ngủ. Cũng như vệ sinh giấc ngủ một cách khoa học. Mục đích là để gìn giữ sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong bụng.
Ăn Rau Sống Nhiều Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?
Rau sống là một loại thực phẩm ưa thích của người Việt Nam, dùng kèm với nhiều loại món ăn và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta.
Rau sống thường là các loại rau thơm gia vị, một số loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất như xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế,…) có tác dụng làm ngon mịệng, chống ngán khi ăn các món thịt, cá nhiều dầu, mỡ, hay các món chiên, xào, nướng, quay,… Rau sống thường ăn kèm theo bằng cách kẹp, cuốn với các món mặn, hoặc ăn trực tiếp.
Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Ăn rau sống có tốt không?
Nguy cơ mắc bệnh nếu ăn rau sống không đúng cách
Trong rau sống có chứa rất nhiều vitamin như vitamin A, C, E,… và một lượng chất xơ rất tốt cho quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, rau sống còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại một số loại bệnh như: ung thư, bệnh trĩ,…
Tuy nhiên, nếu ăn rau sống không đúng cách thì bạn sẽ có nguy cơ rước bệnh vào thân. Vì trong các loại rau sống có tàn lưu các loại thuốc trừ sâu, nếu không biết cách rửa sạch sẽ người ăn rất dễ bị ngộ độc thuốc trừ sâu. Ngoài ra, trong rau sống còn có các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa chó mèo, sán lá gan,… đều là những mối nguy hại cho sức khỏe con người, gây các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường tiêu hóa; giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng gây thiếu máu, thiếu vitamin A, B, C,… làm người nhiễm bị suy nhược cơ thể.
Trứng giun đũa chó hay méo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim. Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài.
Ở thể năng, khi ấu trùng định vị ở những nơi như hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật toàn thể hóa, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nêu không phát hiện kịp thời.
Cách ăn rau sống an toàn tốt cho sức khỏe
Vậy ăn rau sống như thế nào là tốt cho sức khỏe? Các bạn phải tự trang bị cho mình những kiến thức về cách ăn rau sống đúng cách và an toàn để luôn đảm bảo tốt cho sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình bạn.
Khi dùng rau sống, để hạn chế bệnh từ rau sống thì phải đặc biệt lưu ý khi lựa chọn các loại rau cải xanh, chọn lựa rau an toàn tại các cửa hàng rau sạch có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, việc rửa rau cải cũng là một vấn đề cũng hết sức quan trọng.
Trước tiên bạn hãy nhặt rau thật sạch, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Thông thường chúng ta sẽ rửa rau theo cách là cho tất cả rau vào một chậu nước rồi rửa từng lá một. Với cách rửa này, dù bạn có rửa thật nhiều nước thì cũng chẳng bao giờ bạn có thể loại hết được vi khuẩn bám trên rau. Cách rửa sau sống nhanh và sạch nhất đó chính là bạn hãy rửa rau trực tiếp dưới vòi nước chảy. Bởi dòng nước chảy sẽ làm trôi đi những giun, sán, vi khuẩn còn bám trên rau. Với cách rửa như vậy rau sống sẽ sạch và an toàn hơn.
Ngoài ra, việc chần rau qua nước sôi trước khi ăn cũng được rất nhiều người áp dụng. Bởi khi ở nhiệt độ cao những vi khuẩn sẽ chết hết và không thể gây hại cho cơ thể bạn được. Các vị thuốc của rau có trong thảo dược ty bach thao
Lưu ý:
Bạn nên phân loại và để riêng các loại rau cải dùng để ăn sống với các loại thực phẩm khác; rau cải và thịt cá cần để riêng khi rửa để tránh nhiễm các loại vi khuẩn giữa chúng.
Bạn nên để rau thật ráo nước rồi mới ăn, bởi khi rau còn dính nước lã chúng ta ăn vào sẽ rất dễ bị đau bụng (nhất là trẻ em).
Những người tuyệt đối không nên ăn các loại rau sống
Phụ nữ mang thai: Thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị tiêu diệt, đó là những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi.
Người bị đau dạ dày: Người bị đau dạ dày không nên ăn loại thức ăn, nước uống kích thích niêm mạc dạ dày như các loại rau thơm, rau sống, nước sốt, rau quả có chứa nhiều xơ sợi, thức ăn chua, cay, không ăn nhiều dưa, cà muối, các loại xúc xích, dăm bông, các loại thịt dai, có gân, sụn.
Người bị viêm đại tràng: Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Khi bị viêm đại tràng, người bệnh không nên ăn rau sống, vì nhiều loại rau sống có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, khi ăn vào dễ khiến thành ruột bị “cọ xát”.
Người dễ bị cảm cúm: Rau sống có chức năng kích thích ăn uống và thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên, những người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn rau sống. Mặc dù vậy, với những người thể trạng tốt, sức khỏe ổn định, ít bị cảm thì lại có thể dùng rau sống để điều trị cảm cúm.
Với những chia sẻ ăn rau sống nhiều có tốt không trên giúp các bạn biết được những tác hại của việc ăn rau sống không đúng cách cũng như cách ăn rau sống an toàn đảm bảo tốt cho sức khỏe. Với đa dạng các thứ rau gia vị, rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn.
Có thể bạn đang quan tâm:
Ăn Sầu Riêng Có Béo Không? Có Tốt Cho Sức Khỏe Bà Bầu Hay Không?
Sầu riêng là loại quả thuộc họ Cẫm Quỳ, được trồng chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như: Miền nam Việt Nam, Lào, Thái Lan.
Loại quả này có nhiều gai ở vỏ, có hình cầu, vỏ có màu xanh hoặc nâu. Khi chín loại quả này có mùi rất nồng, nếu chưa quen, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó ngửi.
Cung cấp nguồn năng lượng vô cùng dồi dào cho sức khỏe
Với một trái sầu riêng, các nhà khoa học đã chứng minh loại quả này cung cấp một lượng dinh dưỡng nhiều gấp 3 lần so với chuối.
Vì vậy, nếu sử dụng sầu riêng là món tráng miệng cho mỗi bữa sáng, chắc chắn bạn có thể nạp đầy đủ năng lượng cho suốt cả 1 ngày vận động.
Sở hữu một lượng xơ rất lớn
Xơ được xem là chất hỗ trợ rất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu được cung cấp một lượng xơ vừa đủ, hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động một cách nhanh, hiệu quả hơn, từ đó giúp đào thải tốt các chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể.
Giúp xương khớp vận động một cách tốt hơn.
Trong thành phần của sầu riêng cũng chứa khá nhiều canxi, đây được xem là một trong những dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình hỗ trợ phát triển hệ xương khớp.
Cải thiện sinh lực nam giới
Đây được coi là công dụng được rất nhiều anh em yêu thích khi sử dụng trái sầu riêng. Có thể nhiều người chưa biết, trong thành phần của trái sầu riêng cũng chứa rất nhiều các khoáng chất giúp cải thiện sinh lực và nuôi dưỡng tinh trùng.
Vì vậy, sầu riêng cũng được coi là một trong những loại quả hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh vô sinh.
Sở hữu rất nhiều thành phần dinh dưỡng cũng như công dụng vô cùng ưu việt như trên, tuy nhiên, chính những vấn đề này lại khiến nhiều người đặt ra câu hỏi “liệu ăn sầu riêng có béo không?”
Calo được xem là một trong những yếu tố cơ bản để xác định món ăn sẽ hỗ trợ tăng hay giảm cân. Sầu riêng cũng không được xem là một ngoại lệ.
Theo như phân tích của các chuyên gia, một múi sầu riêng sẽ có hàm lượng calo khoảng 235 Kcal, tương đương với 1 quả sầu riêng sẽ có hàm lượng calo vào khoảng 1000KCAL.
Với lượng calo như chúng tôi giới thiệu tới bạn ở trên, nếu mỗi thi thoảng bạn ăn 1 đến 2 múi sầu riêng, điều này sẽ không gây ra sự biến đổi gì với cân nặng của bạn.
Nhưng nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ gặp phải tình trạng tăng cân mất kiểm soát đó.
Tuy nhiên, với những người vừa mới bị tăng cân, bạn cũng không nên quá lo lắng khi ăn sầu riêng. Vì trên thực tế, loại quả này cũng chứa khá nhiều chất xơ, hỗ trợ rất tốt cho bạn trong việc kích thích trao đổi chất và tiêu hóa.
Điều quan trọng là bạn phải có chế độ cũng như kiểm soát về liều lượng, thời điểm và cách ăn sầu riêng để không bị tăng cân.
⏩⏩⏩Có thể bạn chưa biết: Ăn quả hồng có béo không?
Ngoài ăn trực tiếp trái sầu riêng, thì việc sử dụng các món ăn được chế biến từ loại quả này có thực sự gây béo hay không? Cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu một cách chi tiết để có được cho mình câu trả lời thực sự phù hợp.
Với sầu riêng, cũng như trái mít, bạn hoàn toàn có thể tận dụng để thưởng thức ngay cả phần hạt của loại quả này.
Hạt sầu riêng được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị bùi bùi, ngậy ngậy, vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
Ngoài ra, trong thành phần của hạt sầu riêng cũng chứa khá nhiều các chất cần thiết cho cơ thể, có thể kể đến như: Protein, vitamin, canxi, đạm.
Nếu biết sử dụng hạt sầu riêng đúng cách, loại hạt này còn hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình giảm cân.
Vì hàm lượng tinh bột cũng như xơ của nó có thể hỗ trợ rất tốt cho bạn trong quá trình trao đổi chất, loại bỏ mỡ thừa cũng như giúp bạn giúp bạn tăng cảm giác no trong mỗi bữa ăn.
🔥 🔥 🔥Tìm hiểu thêm: Phương pháp giảm cân hiệu quả bằng hạt mít
Nếu đã từng thưởng thức bánh pía sầu riêng, chắc hẳn bạn sẽ không còn quá xa lạ với vị ngọt gắt của món ăn này.
Điều này có thể giúp bạn khẳng định được rằng, trong thành phần của loại bánh này chứa rất nhiều đường, các chất béo, phụ gia,…
Ngoài ra, nếu bạn ăn bánh pía vào buổi tối, khả năng tăng cân còn cao hơn từ 3 đến 4 lần so với việc bạn ăn vào ban ngày.
Như vậy, nếu bạn đang bị béo phì hay trong chế độ giảm cân, tốt nhất, bạn nên tránh xa loại bánh này, tránh việc khiến cơ thể bị tích tụ mỡ thừa quá mức.
🔔 🔔 🔔Đọc thật chậm: Ăn bánh gạo có béo không
Để có thể ăn sầu riêng mà không bị béo phì, việc cần làm của bạn là có được cho mình một chế độ ăn thực sự lành mạnh, hợp lý, từ đó tránh được việc tăng cân mất kiểm soát khi thưởng thức loại quả này.
Tuy nhiên, như chúng tôi phân tích ở trên, nếu đang trong thời gian giảm cân hay sở hữu cân nặng quá lớn, tốt nhất, bạn nên tránh xa loại quả này.
Trong vòng 2 đến 3 ngày đầu, bạn chỉ nên ăn 2 múi sầu riêng
Sau đó, bạn tiếp tục giảm khoảng 4 đến 5 ngày ăn 1 múi sầu riêng
Cuối cùng khi đã quen, bạn có thể giảm còn khoảng 1 tuần 1 múi sầu riêng.
Đặc biệt, khi thưởng thức sầu riêng, bạn tuyệt đối không được bỏ thêm các thành phần như đường, sữa. Điều này có thể khiến cơ thể của bạn bị tích tụ mỡ thừa, tăng cân mất kiểm soát.
Ngoài những vấn đề chúng tôi đã giới thiệu ở trên, chúng tôi xin gửi tới bạn những lưu ý quan trọng sau đây, giúp bạn có thể trả lời rõ được các vấn đề như: Làm thế nào để chọn được sầu riêng thơm ngon, bổ dưỡng? Bà bầu hay trẻ nhỏ ăn sầu có tốt không?..
Với việc chọn sầu riêng, bạn chỉ cần để ý tới phần vỏ bên ngoài là đã có thể đánh giá được mức độ chín, thơm ngon,…. Của quả mình định mua. Cùng tham khảo ngay một số mẹo nhỏ vô cùng hữu ích cho việc lựa chọn sầu riêng ngay sau đây:
Nên lựa chọn những quả vẫn còn cuống, đặc biệt là khi bóp, cuống vẫn còn phải tiết ra nhựa. Điều này chứng tỏ sầu riêng vừa mới được hái xong.
Ngửi thử mùi sầu riêng trước khi chọn, tốt nhất, bạn nên chọn quả đã có mùi hương nồng nặc.
Sầu riêng vào độ thơm ngon nhất là khi vỏ của loại quả này có màu xanh và hơi ửng vàng.
Ngoài ra, bạn nên kiểm tra phần gai của trái sầu riêng. Tốt nhất, bạn nên chọn những quả có gai thực sự cứng, chắc.
✍️ ✍️ ✍️ Nên xem: Những cách chọn na giảm cân hiệu quả
Có rất nhiều chị em mang thai thường loại bỏ sầu riêng ra khỏi khẩu phần ăn của bản thân vì tính nóng của loại quả này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu chị em có chế độ ăn sầu riêng một cách thực sự hợp lý, thì loại quả này hoàn toàn cũng đem lại rất nhiều lợi ích thú vị đó.
Tuy nhiên, chị chỉ ăn sầu riêng với lượng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, nóng trong người, ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Khi bé bắt đầu bước vào thời điểm ăn dặm, đặc biệt là vào thời điểm mùa đông, chị em có thể cho bé ăn một lượng sầu riêng vừa phải, giúp tăng cường dưỡng chất cho bé.
Phải dằm nát sầu riêng, tránh việc để bé gặp phải tình trạng hóc, nghẹn.
Không nên cho trẻ ăn vào mùa hè, vì tính nóng của loại quả này có thể khiến bé gặp phải các vấn đề như nổi mẩn, rôm.
Khi trẻ bị sốt, bạn tuyệt đối không cho bé ăn sầu riêng, tránh để tình trạng diễn biến nặng hơn.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có được cho mình những kinh nghiệm vô cùng thú vị trong việc xác định được ăn sầu riêng có béo không.
Ngoài ra, với các chuyên gia, nếu gặp phải tình trạng mỡ thừa sau sinh, bạn sẽ rất khó để có thể loại bỏ mỡ thừa với các phương pháp điều trị tại nhà.
Loại bỏ mỡ thừa tới 90% chỉ sau 1 lần duy nhất
Không tốn quá nhiều thời gian cho việc hồi phục sau khi thực hiện hút mỡ
Loại bỏ mỡ thừa ở rất nhiều vị trí như: Giảm mỡ vùng bụng, mỡ đùi,…
Để tìm hiểu chi tiết về công nghệ giảm béo này, bạn hoàn toàn có thể liên hệ theo số 19006466 để được tư vấn cụ thể.
Bạn đang xem: Ăn sầu riêng có béo không? Có tốt cho sức khỏe bà bầu hay không? trong Kiến thức giảm mỡ nhanh
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
Tư Thế Nằm Ngủ Nào Là Tốt Nhất Cho Sức Khỏe?
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Ngủ yên mỗi ngày 6 đến 8 giờ là cần thiết cho một cơ thể và tâm trí khỏe mạnh. Một giấc ngủ ngon sẽ cho phép bộ não của bạn tràn đầy năng lượng cho ngày hôm sau và giúp bạn học hỏi và ghi nhớ thông tin mới tốt hơn. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể bạn có cơ hội chữa lành, sửa chữa tim và mạch máu, bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim và huyết áp cao.
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể bạn nghỉ ngơi và giúp xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tóm lại, giấc ngủ của bạn sẽ quyết định tâm trạng của bạn vào ngày hôm sau. Nó cũng ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ và phản ứng. Do đó, khi bạn ngủ ngon, bạn sẽ chu đáo hơn, đưa ra quyết định tốt hơn, sáng tạo và lành mạnh hơn.
Tư thế nằm ngửa
Nằm ngửa là một tư thế ngủ tốt để ngăn ngừa đau lưng
Tư thế này ngăn ngừa đau lưng, đau cổ, giảm xuất hiện nếp nhăn, giúp bộ ngực săn chắc, giảm trào ngược. Tuy nhiên, điều tệ hại là ở tư thế này chúng ta lại ngáy nhiều hơn.
Khi nằm ngửa, các bộ phận trên cơ thể được duỗi thẳng, không bị cong bất thường, điều này giúp cho đầu thoải mái hơn rất nhiều, cổ và cột sống được thăng bằng. Nằm ngửa giúp ngăn ngừa sự trào ngược vì khi gối đầu, đầu được nâng lên, dạ dày phía dưới thực quản. Do vậy mà acid và thức ăn ở dạ dày không thể trào lên được.
Tư thế nằm ngửa giảm các nếp nhăn xuất hiện, bởi khi bạn nằm ngửa không có vật gì tác động lên khuôn mặt, ngực của chúng ta cũng được nâng đỡ tốt nhất, sức nặng cơ thể cũng không gây ra sự co giãn trong khi ngủ.
Tuy vậy, khi nằm ngửa, chúng ta lại dễ mắc chứng ngáy trong khi ngủ. Bởi vì, khi nằm ngửa không khí qua mũi và miệng bị hạn chế rất nhiều, từ đó, đường hô hấp có phần bị hạn chế, chúng ta thở khó hơn, dẫn đến hiện tượng ngáy ngủ.
Do đầu và đầu gối là hai vị trí quan trọng, vì vậy khi dùng gối cố định và nâng đỡ hai vị trí này, độ cong của cột sống sẽ được ổn định một cách tự nhiên. Tuy nhiên, với những người không quen ngủ ở tư thế nằm ngửa ban đầu sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Sau một thời gian điều chỉnh sẽ dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn rất nhiều.
Tư thế nằm nghiêng
Cách đặt gối kê ở tư thế nằm ngửa và nằm nghiêng
Ở vị trí này, cơ thể ngả sang bên trái, phần vai trái sẽ bị áp lực, cánh tay trái nằm dưới hoặc hơi tiến lên trên, chân được xếp chồng lên nhau, hơi cong và đầu gối được nâng lên trên cơ thể.
Nằm nghiêng khi ngủ rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Kết quả một cuộc nghiên mới đây cứu của Thổ Nhĩ Kỳ được đăng tải trên tạp chí Sleep and Hypnosis cho thấy những người có triệu chứng ợ nóng được khuyên nên chọn cách ngủ nằm nghiêng về bên trái. Với tư thế ngủ này, triệu chứng ợ nóng sẽ giảm đi đáng kể nhưng lại rất dễ gặp ác mộng. Nó cũng giúp bạn ổn định xương cột sống. Tư thế ngủ này cũng giúp giảm hiện tượng trào ngược axit dạ dày và bạn ngáy ít hơn.
Nằm nghiêng bên trái cũng giúp tránh được các tác động bất lợi của tình trạng ngủ ngáy. Phụ nữ mang thai đặt một chiếc gối dưới bụng hoặc giữa đầu gối, giúp làm giảm áp lực lên bàng quang và giảm đau lưng.
Tuy nhiên, ở tư thế này, các cơ quan nội tạng ở ngực có thể dịch chuyển, phổi đè nặng lên tim. Áp lực gia tăng này ảnh hưởng đến chức năng của tim, khả năng làm suy tim. Ngoài ra, áp lực lên dây thần kinh ở cánh tay trái hoặc chân cũng gây ra các vấn đề về vai, lưng dưới do sự thay đổi độ cong của cột sống.
Giống tư thế nằm nghiêng bên trái, nằm nghiêng bên phải tránh các tác động bất lợi của ngủ ngáy. Tuy nhiên, khi nằm nghiêng sang phải các cơ quan nội tạng lại dịch sang bên phải, tim dịch chuyển trung thất về phía phổi phải, làm giảm thể tích phổi, ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu và làm căng thẳng hệ tim mạch.
Ngoài ra, áp lực lên dây thần kinh của cánh tay phải hoặc chân dẫn đến chấn thương do nén hoặc đau thần kinh. Như vậy, ngủ nghiêng bên trái hay phải thường xuyên có thể gây ra đau lưng dưới, đau hông, các bệnh về tim và phổi.
Tư thế nằm cong như bào thai trong bụng mẹ
Tác dụng của tư thế nằm này là tránh tật ngáy ngủ, những phụ nữ mang thai ngủ ngon hơn. Mặt bất lợi là đau lưng, đau cổ, xuất hiện nếp nhăn, ngực không săn chắc.
Với tư thế này, đầu gối co sát lên phần cằm, cằm lại tiếp xúc với ngực, tư thế nằm co người kiểu này khiến bạn như có cảm giác tư thế của một thai nhi trong bụng mẹ. Đến lúc thức giấc, bạn sẽ thấy đau lưng, tư thế này cũng làm cho bệnh viêm khớp phát triển nặng hơn. Tư thế nằm co người giúp bạn cảm thấy thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng ta thường xuyên nằm ở ở tư thế này sẽ làm cho bầu sữa chảy xệ và nếp nhăn trên mặt cũng theo đó xuất hiện sớm hơn.
Cách khắc phục những nhược điểm của tư thế nằm này là nên nằm thẳng người, không nên để cơ thể chúng ta trong tư thế gò bó, khó thư giãn. Phương pháp này giúp bạn phát huy hết tác dụng của tư thế nằm cong người, cũng như hạn chế tối đa những bất lợi mà tư thế này gây ra.
Tư thế nằm sấp
Nằm sấp là nguyên nhân gây đau cổ, vai gáy khi thức dậy
Có lẽ tư thế này là tư thế ngủ bất lợi nhất đối với các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt, khi bạn tránh để không bị đau lưng, đau cổ, giảm nếp nhăn, mong có bộ ngực săn chắc. Điểm tích cực duy nhất mà tư thế nằm sấp mang lại là giảm tối đa chứng ngáy ngủ.
Nằm sấp khiến cột sống của chúng ta không đúng tư thế, điều này tạo lực lên các cơ và khớp xương dẫn đến tăng sự kích thích thần kinh như có cảm giác tê, đau và ngứa.
Nếu bạn cứ duy trì tư thế nằm sấp, bạn sẽ thường xuyên quay trái, quay phải. Lúc ngủ như vậy chúng ta sẽ không có cảm giác bị đau nhưng sau đó, dần dần chúng ta sẽ thấy cổ bị đau do nằm sấp.
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Ngủ Nhiều Có Tốt Cho Sức Khỏe Hay Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!