Xem Nhiều 3/2023 #️ Bà Bầu Nên Làm Gì Khi Đã Quá Ngày Dự Sinh Mà Chưa Chuyển Dạ? # Top 11 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bà Bầu Nên Làm Gì Khi Đã Quá Ngày Dự Sinh Mà Chưa Chuyển Dạ? # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Nên Làm Gì Khi Đã Quá Ngày Dự Sinh Mà Chưa Chuyển Dạ? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo chuyên gia, một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, nhưng nhiều bà bầu quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ. Vậy bà bầu nên làm gì trong trường hợp này?

Theo thống kê, chỉ có từ 3-5 % bà bầu sinh nở đúng tời gian dự kiến, hầu hết đều sinh sớm hoặc sinh muộn trong khoảng thời gian 2 tuần. Ngày nay, y học phát triển, mẹ bầu đi khám thai thuận tiện và thường xuyên nên việc phát hiện và điều trị sớm các thai quá ngày dự sinh đã làm giảm đáng kể tình trạng chết thai cũng như sơ sinh. Khi đã biết thai đã quá ngày dự kiến sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì các mẹ cần phải đi thăm khám và theo dõi một cách đều đặn hơn.

 

Mẹ cần đi khám bác sĩ khi đã quá ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Nguyên nhân gây ra tình trạng sinh con già tháng

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dựa vào những biểu hiện lâm sàn đã có kết luận để phát hiện ra những đối tượng sau thường có nguy cơ bị quá ngày dự sinh :

Tiền sử hộ sản gia đình, có người thân có số thai kỳ kéo dài hơn bình thường (43 – 44 tuần)

Phụ nữ bị béo phì

Những thai phụ gặp vấn đề về nhau thai

Mẹ bầu mang thai lần đầu hoặc mang thai là con trai,..

Cách xử lý khi thai quá ngày dự kiến sinh

Dân gian thường mách nhau nhiều cách chữa mẹo khi thai quá ngày dự sinh. Tuy nhiên, không nên vì quá lo lắng, nôn nóng mà áp dụng những cách này , có thể tự mình hại mình. Thay vào đó, mẹ cần thực hiện nghiêm tất cả các chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả việc khám thai thường xuyên và theo dõi cử động của thai nhi.  Dấu hiệu chính xác nhất cho biết thai nhi vẫn ổn là căn cứ vào các chuyển động của bé.  Nếu thai đã quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần, tốt nhất mẹ nên ở lại bệnh viện để được theo dõi. Nếu thấy tim thai bất thường hoặc không chuyển động, xuất hiện nước ối có màu, thai nhi giảm hoạt động… các bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con, sử dụng các can thiệp y khoa. Trong quá trình mổ chỉ định lấy thai, các bác sĩ sẽ kích thích, tạo cơn co tử cung giống như chuyển dạ cho mẹ bầu.  Nếu không gặp phản ứng gì tiêu cực từ, mẹ tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm này sau 24-48 giờ. Sau đó mẹ hoàn toàn có thể thực hiện ca sinh nở như bình thường

 

Thực tế hiện nay, nhiều thai phụ quá ngày dự sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ thì hầu hết đều muốn sinh con bằng phương pháp mổ đẻ nhiều hơn là muốn gây chuyển dạ bằng phương pháp khởi phát chuyển dạ.Tuy nhiên, thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ chưa hẳn là thai đã già tháng, vì vậy mẹ bầu đừng lo lắng thái quá, vội vã yêu cầu được mổ lấy thai.   

Làm Gì Khi Thai Quá Ngày Dự Sinh Mà Vẫn Chưa Chuyển Dạ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ là trường hợp mẹ bầu mang thai kéo dài hơn 40 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Thai quá ngày dự sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi cũng như mẹ bầu.

1. Thai quá ngày dự sinh nguy hiểm thế nào?

Ngày dự sinh là ngày bác sĩ dự đoán là em bé sẽ chào đời, được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ.

Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày hay 40 tuần, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ. Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần sau ngày dự sinh) thì gọi là thai trễ ngày. Với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày dự sinh.

Thai quá ngày chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên, vấn đề này thường chỉ xảy ra ở một số ít trường hợp thai quá ngày dự sinh.

Thai chết lưu.

Thai nhi quá lớn.

Thai nghén quá kỳ.

Có phân trong phổi thai nhi, khiến em bé gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng sau sinh.

Lượng nước ối giảm khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Thai quá ngày dự sinh tăng khả năng thai phụ cần phải hỗ trợ nếu sinh thường hoặc phải sinh mổ. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh cũng cao hơn khi thai quá ngày dự sinh.

2. Thai quá ngày phải làm sao?

2.1 Thực hiện các xét nghiệm

Khi bà bầu quá ngày dự sinh chưa đến 1 tuần thì chưa cần xét nghiệm. Đến thời điểm thai nhi được 41 tuần tuổi, bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thai.

Các xét nghiệm theo dõi khi thai quá ngày dự sinh gồm:

Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi: Sử dụng máy monitor để theo dõi đáp ứng của thai nhi, giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai quá ngày dự sinh, đôi khi sẽ kết hợp với siêu âm.

Thử nghiệm Non-stress Test: đo nhịp tim của thai nhi trong một khoảng thời gian thường là 20 phút. Kết quả được ghi nhận là có phản ứng (kết quả tốt) hoặc không có phản ứng (kết quả xấu). Kết quả xấu không kết luận được thai nhi không khỏe mạnh, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác mới để chẩn đoán chính xác tình trạng thai quá ngày dự sinh.

Xét nghiệm CST: theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Bác sĩ sẽ tiêm hormone oxytocin vào cơ thể sản phụ qua đường tĩnh mạch để gây cơn co thắt cơ tử cung giống như khi đang sinh thật. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của em bé như thế nào khi xuất hiện những cơn gò tử cung khi sinh.

2.2 Biện pháp giục sinh

Khi thai phụ quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, bác sĩ cân nhắc lựa chọn các phương pháp sau để giục sinh:

Lóc ối: Bác sĩ đeo găng tay, dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi thành tử cung.

Phá vỡ túi nước ối: tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối để làm vỡ ối, qua đó kích thích chuyển dạ.

Oxytocin: loại thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ, được tiêm theo đường tĩnh mạch vào cánh tay thai phụ. Liều lượng có thể tăng dần theo thời gian nhưng phải theo dõi cẩn thận.

Các chất tương tự Prostaglandin: những loại thuốc này được đặt trong âm đạo để làm chín muồi cổ tử cung.

Làm giãn nở cổ tử cung: Bác sĩ đặt ống thông có gắn 1 quả bong bóng rất nhỏ vào cuối cổ tử cung của thai phụ. Sau đó, nước được bơm vào quả bóng đến khi căng, nó gây ra tác động áp lực giúp cổ tử cung mở ra và khơi mào quá trình chuyển dạ.

Những phương pháp giục sinh này có thể gây một số rủi ro cho mẹ và em bé như: thay đổi nhịp tim thai, co bóp tử cung quá mạnh, nhiễm trùng, khởi phát chuyển dạ không có tác dụng…Như vậy, khi thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, mẹ bầu nên sớm tới khám tại các cơ sở y tế để được các bác sỹ sản khoa có kinh nghiệm chẩn đoán, đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Theo đó, để cuộc chuyển dạ diễn ra thuận lợi, an toàn, mẹ cần chuẩn bị tâm lý tốt và trang bị những kiến thức về một số vấn đề như các phương pháp giảm đau trong khi sinh, cách rặn đẻ và thở khi sinh thường đúng cách, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn, cũng như chăm sóc trẻ trong giai đoạn chu sinh,…

Đối với người lần đầu tiên làm mẹ thì không tránh khỏi những thiếu sót, chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề chăm sóc thai sản cũng như chăm sóc trẻ sau sinh. Hiểu được quá trình mang nặng đẻ đau và mong muốn xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh.

Nỗi ám ảnh lớn nhất của các sản phụ sinh mổ chính là các cơn đau sau khi sinh vì lúc này thuốc tê đã hết tác dụng. Từng cử động dù chỉ nhỏ nhất cũng khiến vết mổ đau buốt.

Khi sinh mổ tại Vinmec, sản phụ sẽ được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm. Đây là phương pháp gây tê giúp ngăn chặn các tín hiệu đau được truyền lên não, khiến sản phụ không cảm thấy đau đớn gì, giúp sản phụ thoải mái nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe, chăm sóc em bé và tận hưởng trọn vẹn niềm vui làm mẹ.

Ngoài ra, Vinmec còn áp dụng kỹ thuật gây tê thần kinh thẹn giúp giảm đau tầng sinh môn và hạ vị, dù là sinh thường hay sinh mổ thì phương pháp này cũng hỗ trợ sản phụ “vượt cạn” một cách dễ dàng nhất.

Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ. Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa hàng đầu.

Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xử Trí Khi Mang Thai Quá Ngày Sinh Mà Mẹ Bầu Chưa Biết Chuyển Dạ

Thai quá ngày dự kiến sinh, già tháng,…Đây chính là thai nhi đến ngày chào đời để gặp bố mẹ và gia đình nhưng vẫn nằm trong bụng mẹ chưa có 1 dấu hiệu gì của chuyện dạ hay sắp sinh.

Nhưng nếu thai già tháng qúa ngày sinh 9 tháng 10 ngày hay 41 tuần đây là tình trạng báo động sự sống của thai nhi nằm trong tử cung đang có sự suy giảm nên khi được đến bệnh viện được chỉ định mổ lấy thai ngay

Xử trí khi mang thai quá ngày sinh mà mẹ bầu chưa biết chuyển dạ Đánh giá sức khỏe của thai nhi khi quá ngày dự kiến sinh

Khi có báo động của dự kiến ngày sinh đã quá ngày các mẹ cần lưu ý đến bệnh viện ngay để được theo dõi và tư vấn, có rất nhiều bà mẹ chưa đến 42 tuần được theo dõi sát trước khi sinh nở.

Ở bệnh viện được các bác sỹ đánh giá tình trạng nước ối và bánh rau nếu tình trạng nước ối không được trong quá ít, độ xơ bánh rau chiếm tỷ lệ cao mà không đảm bảo dinh dưỡng chuyển hóa năng lượng từ mẹ sang con thì sẽ được xử trí mổ lấy thai ngay.

Tim thai của bé được các bác sỹ theo dõi đo nhịp tim liên tục nếu có biểu hiện nhịp tim đập không đều yếu dần đi cũng sẽ được bác sỹ tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai để bảo vệ an toàn cho mẹ và con.

Các mẹ lưu ý khi thai gần đến ngày sinh nở khoảng từ 40 tuần trở đi mẹ nên kiểm tra thai thường xuyên hơn và có dấu hiệu lạ cần báo ngay cho bác sỹ tốt nhất 3 – 5 ngày 1 lần.

Đối với thai quá ngày mà cổ tử cung thuận lợi

Các bác sỹ cần được quan tâm chú ý đến tuổi thai, tình trạng cổ tử cung và mong muốn của mẹ bầu cần phân tích kỹ cho người mẹ các tác nhân lợi ích khi lựa chọn phương pháp chờ khi xuất hiện chuyển dạ tự nhiên, khởi phát chuyển dạ khi đã quá ngày tuổi của thai nhi.

Nếu cổ tử cung thuận lợi sẽ giúp mẹ bầu sinh nở tốt hơn nhưng được các bác sỹ khuyến khích mổ lấy thai thấp sẽ tốt nhất và an toàn cho mẹ và con hơn.

Thai phụ quá ngày với cổ tử cung không thuận lợi

Đẻ chủ động nhờ và chờ đẻ chuyển dạ tự nhiên biến chứng thấp nhưng khi cổ tử cung không thuận lợi mà thai đã quá 42 tuần thì nên thực hiện khởi phát chuyển dạ khi có kết quả tốt ở tuần 41. Do vậy hiện nay đa số mọi người chọn phương pháp mổ lấy thai khi bị già tháng mà không có dấu hiệu chuyển dạ

Mẹ Phải Làm Sao Khi Thai Quá Ngày Dự Sinh?

by Nguyễn Năm104 Views

Tình trạng thai nhi quá ngày sự sinh

Khi em bé ở trong bụng mẹ quá 42 tuần hay hơn 9 tháng 10 ngày thì được gọi là thai quá ngày dự sinh. Theo thống kê cho rằng khoảng 12% phụ nữ chẩn đoán là hiện tượng này thì chỉ có khoảng 4% là quá ngày dự sinh thực sự. Còn lại khoảng 8% là nhầm lẫn trong tính toán ngày dự sinh.

Ngày dự sinh là ngày gì và các nguyên nhân tính lệch ngày dự sinh?

Theo chuyên gia ngày dự sinh nằm trong khoảng 38 tuần đến 40 tuần nên nếu vượt qua 40 tuần nghĩa là bà bầu đã quá ngày dự sinh.

Một số nguyên nhân tính lệch ngày dự sinh như: mẹ không nhớ được ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt hay là ngày rụng trứng. Do đó, khi tính ngày dự sinh có một sai lệch nhất định. Bên cạnh đó, do mẹ mắc một số bênh như béo phì, mang thai lần đầu hay mẹ có tiền sử đã mang thai già tháng. Những điều này làm cho ngày dự sinh của mẹ không rõ ràng.

Nguy cơ có thể xảy ra khi mang thai quá ngày dự sinh

Mang thai quá ngày dự sinh sẽ gây rất nhiều tác hại cho cả mẹ và bé như sau:

Khi thai nhi bước sang tuần thứ 41 là thời điểm thai nhi bắt đầu già đi nên các chức năng cung cấp chất dinh dưỡng bắt đầu giảm xuống nên ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Hàm lượng oxi cung cấp cho em bé giảm đi đáng kể nên ảnh hưởng đến hô hấp của em bé. Nếu để càng lâu sẽ đe dọa đến tính mạng của thai nhi nên mẹ cần hết sức chú ý.

Bên cạnh đó, khi quá ngày sinh còn làm ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi, hệ thần kinh, sốt cao và đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột. Khi em bé sinh ra thì cơ thể rất yếu vì hệ miễn dịch kém, cơ thể suy dinh dưỡng hay da nhăn nheo…

Nếu quá ngày dự sinh khoảng 3 tuần thì nguy cơ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ rất cao. Do đó, khi thai nhi quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần thì mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và có biện pháp phù hợp xử lý trong trường hợp.

Ngoài ra, khi mẹ bầu gặp trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến bà bầu như: thai nhi sẽ phát triển quá lớn làm mẹ bầu khó sinh và gây đau đớn hơn. Hậu quả nghiêm trọng hơn là thai nhi sẽ bị tử vong trong quá trình chuyển dạ. Nguyên nhân gây ra tử vong là do dây rốn bị chèn ép khi cơn gò tử cung xuất hiện.

Mẹ phải làm gì khi thai quá ngày dự sinh?

Khi mẹ đã quá ngày dự sinh thì cách tốt nhất là mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và làm các xét nghiệm để kiểm tra một số vấn đề như:

Thai nhi đã đến giai đoạn trưởng thành chưa?

Bây giờ, sức khỏe của em bé có bị ảnh hưởng hay đe dọa do quá ngày dự sinh chưa?

Kiểm tra xem thai nhi có đủ sức để chịu được một cuộc chuyển dạ hay không?

Một số phương pháp y học được bác sĩ kiểm tra như siêu âm đo đạc kích thước của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối của mẹ. Bác sĩ sẽ dựa vào những kết quả và momg muốn của bà bầu để có những biện pháp phù hợp nhất.

Nếu mẹ mong muốn sinh thường thì bác sĩ sẽ làm một số chỉ định thử nghiệm được gọi là nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin. Lúc này, bác sĩ sẽ truyền cho bạn một dung dịch glucose 5% có pha thêm 5 đơn vị oxytocin.

Công dụng của dung dịch này để tạo 3 cơn gò tử cung trong mỗi 10 phút. Khi đó, mẹ bầu đã được gắn máy monitor để theo dõi tim em bé với cơn gò trong khoảng 3 phút. Nếu lúc đó, bác sĩ xem kết quả và nhận thấy em bé có thể chịu được cơn chuyển dạ này thì sẽ chịu được cơn chuyển dạ thực sự.

Vì vây, bác sĩ phải kiểm tra chắc chắn rằng thai nhi đã đủ trưởng thành và có thể chịu được cơn chuyển dạ nhân tạo. Khi đó, bác sĩ sẽ cho bạn sanh thường nên mẹ cứ yên tâm bác sĩ sẽ lựa chọn cách tốt nhất cho mẹ.

Nếu em bé đã phát triển quá to, không chịu được cơn chuyển dạ nhân tạo hay bạn đã có vết mổ của thai cũ…Khi đó, cách tốt nhất để không ảnh hưởng đến cả em bé và mẹ bầu là bác sĩ sẽ mổ để có thể lấy em bé ra.

Vậy nên, bà bầu không nên quá lo lắng và mệt mỏi khi thai quá ngày dự sinh để không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Điều tốt nhất mẹ làm bây giờ là nghỉ ngơi, tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, giảm căng thẳng…

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Nên Làm Gì Khi Đã Quá Ngày Dự Sinh Mà Chưa Chuyển Dạ? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!