Xem Nhiều 6/2023 #️ Bà Bầu Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Ngao(Nghêu): Dinh Dưỡng Mang Thai # Top 7 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bà Bầu Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Ngao(Nghêu): Dinh Dưỡng Mang Thai # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Ngao(Nghêu): Dinh Dưỡng Mang Thai mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngao là thực phẩm khá ngon được nhiều yêu thích, hơn hết nó còn chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu đối với bà bầu ngao có thực sự là thực phẩm an toàn và có cho mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu không? Vậy hãy đến với chúng tôi hôm nay để đi tìm câu trả lời thắc mắc, đồng thời hiểu rõ hơn về dinh dưỡng 3 tháng đầu cho mẹ thông qua bài viết: Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn ngao, cùng xem nào!

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn ngao?

Ngao hay còn gọi là nghêu là một họ động vật thân mềm hai mảnh vỏ, chuyên sống chủ yếu ở nước ven biển, có nhiều cát, sỏi đá. Đây được biết đến là loài hải sản có giá trị kinh tế cao, không tốn nhiều công sức chăm sóc, rất dễ nuôi và cũng mang đến nhiều lợi ích. Ngao không chỉ được biệt đến làm nên các món như: ngao hấp thái chua cay, ngao hấp sả, canh ngao nấu chua, ngao xào rau muống… mà ngao biết là thực phẩm vô cùng giàu chất dinh dưỡng, hơn hết có lợi có sức khỏe.

Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thịt ngao có chứa nhiều 10,8%; lipid 1,6%; carbuahydrat 4,65%; calcium, sắt, phosphor, vitamin A, B1, B2, PP… Trong đông y, thịt ngao được biết có tính hàn, vị ngọt mặn, không độc, có tác dụng giải độc, lợi thủy, hóa đờm… và chữa trị nhiều bệnh khác. Chính vì vậy, ngao không chỉ thực phẩm dinh dưỡng cho mọi người mà nó đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và sau khi sinh.

Tuy nhiên, bà bầu cần phải ăn ngao đúng cách để tránh ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Đối với sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu và cả giai đoạn mang thai cần tránh ăn ngao chưa nấu chín. Không chỉ riêng ngao mà các thực phẩm khác cũng cần phải được nấu chín. Ngao được bắt từ ven biển nên rất dễ bị nhiễm khuẩn và có ký sinh trùng, vi khuẩn, do đó cần lựa chọn ngao còn sống, sạch sẽ và nấu kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bà bầu 3 tháng đầu ăn ngao có tác dụng gì?

Hỗ trợ phòng tránh thiếu sắt

Được biết ngao cũng là thực phẩm chứa nhiều thành phần sắt – đây là yếu tốt thiết yếu đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Nhu cầu sắt cho bà bầu tăng gấp 4 lần so với bình thường, chính vì vậy cần được dung nạp qua thực phẩm giàu sắt bằng cách bổ sung qua viên sắt hoặc thực phẩm tự nhiên như ăn quả lựu, cà rốt, bí đỏ, thịt bò, súp lơ…

Nguồn canxi lý tưởng cho mẹ và thai nhi

Nhu cầu canxi của mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai hết sức cần thiết. Và như các bạn đã biết, canxi là yếu tố quyết đến hệ khung xương của con người và làm nên tóc, răng chắc khỏe. Hơn hết, trong 3 tháng đầu mang thai, nhu cầu canxi của mẹ cần dung nạp là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg và 3 tháng cuối là 1.500mg.

Mẹ có thể tập thể dục nhẹ buổi sáng, thư giãn, nghe nhạc và đặc biệt nên bổ sung thêm các món ăn như trái cây, món ăn vặt và đặc biệt là ngao. Ngao giúp các mẹ dễ chịu hơn, tinh thần sảng khoải, có thể đẩy lùi được phiền muộn và khó chịu trong người. Thật tuyệt phải không nào, vậy còn băn khoăn gì mà không bổ sung ngao vào bữa cơm ngay hôm nay nào.

Tình trạng làn da khô ráp, rạn nứt, sạm thâm trong thời gian mang thai rất nhiều chị em gặp phải.Và để có thể ngăn ngừa, hạn chế dấu hiệu lão hóa này mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Bên cạnh việc mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi thì ngao sẽ là món ăn không nên bỏ qua. Bởi vì hàm lượng vitamin A, khoáng chất tự nhiên trong ngao khá nhiều, sẽ giúp các bà mẹ cung cấp đầy đủ cho da, giúp làn da khỏe mạnh, chắc khỏe và tránh lão hóa.

Trị ho đờm cho mẹ bầu

Theo đông y cho biết, thịt ngao có tính hàng, giải độc, tiêu khát và đặc biệt trị ho đờm vô cùng hiệu quả. Vì trong thời gian mang thai bà bầu dường như cần hạn chế sử dụng thuốc tây, do đó bên cạnh các bài thuốc nam thì mẹ có thể sử dụng ngao để chữa trị bệnh này. Và cách sử dụng ngao chữa ho đờm cho mẹ bầu như sau: Thịt ngao 200g, gừng tươi 20g, vỏ quýt 20g, dầu ăn 50ml. Cho dầu ăn vào chảo đun đến sôi già, đổ thịt ngao vào xào tới săn, cho gừng tươi và vỏ quýt thái chỉ vào đảo cùng, sau 5 phút bắc ra ăn nóng.

Tăng cường hệ tiêu hóa

Ngoài ra, ngao còn được biết giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, có khả năng tăng cảm giác ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, đây sẽ là thực phẩm vàng cho bà bầu 3 tháng đầu trải qua giai đoạn ốm nghén. Và đặc biệt các thành phần dinh dưỡng trong ngao còn tham gia vào nhiều quá trình phản ứng chuyển hóa của cơ thể.

Món ăn ngon từ ngao dành cho bà bầu

Canh ngao nấu sấu chua ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: + Ngao: 600gr (hoặc nhiều hơn nếu nhà đông người) + Sấu: 3-4 quả nhỏ + Cà chua: 2 quả + Gừng: 1 mẩu cỡ đốt ngón tay cái + Hành: 1 củ + Hành hoa, rau răm, thì là + Gia vị, hạt nêm, mắm

Cách làm canh chua nấu sấu cho bà bầu

Bước 1: Ngao mua về cần ngâm nước vo gạo qua đêm hoặc trong vòng 4 tiếng đồng hồ, nên thay nước 2 lần và có thể cắt vài lát ớt bỏ vào ngao sẽ nhanh nhả hết cát ra. Sau khi rửa ngao sạch sẽ thì cho ngao lên bếp luộc chín.

Bước 2: Sau khi ngao hả hết miệng tức là ngao đã chín và vớt ngao ra rổ hoặc bát. Nước trong nồi để nguyên cho lắng cặn sau đó chắt lấy phần nước trên để dùng nấu canh, phần cặn bỏ đi.

Bước 3: Tách thịt của ngao ra bát,cho thêm ít muối, vị tinh, tiêu ướp sơ.

Bước 4: Khử hành cho cà chua vào xào chín mềm với một ít gia vị. Cho tiếp phần ngao vào xào cho ngấm rồi sau đó cho sấu đã cạo vỏ, rửa sạch bỏ vào nấu chung.

Bước 5: sử dụng nước luộc ngao đổ vào và nấu tầm vài phút cho nước sôi trở lại sau đó tắt bếp và cho rau thơm vào.

Vì ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm, có thể gây sẩy thai vì vậy trong món canh chua này chúng ta thay dứa bằng quả sấu. Nếu như không có quả sấu các mẹ có thể dùng cà chua hoặc me để giúp món canh có vị chua đậm đà hơn.

Canh ngao nấu rau muống me

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

+ Ngao: 500g + Rau muống: 1 bó + Me: 1 quả

Bước 1: Ngao mua về cần ngâm nước vo gạo qua đêm hoặc trong vòng 4 tiếng đồng hồ, nên thay nước 2 lần và có thể cắt vài lát ớt bỏ vào ngao sẽ nhanh nhả hết cát ra. Sau khi rửa ngao sạch sẽ thì cho ngao lên bếp luộc chín.

Bước 2: Vớt ngao ra bát và để phần nước ngao trong 15 phút cho cặn lắng xuống đáy. Sau khi lắng bạn lấy phần nước trên và bỏ phần cặn đi.

Bước 3: Bóc phần thịt ngao ra và nếu như thịt vẫn còn đất, cát thì có thể đem đi rửa sạch qua với nước.

Bước 4: Rau muống nhặt lấy phần ngọt, cộng và bỏ bớt phần lá, ngâm muối rửa sạch sẽ. Me rửa sạch vỏ, luộc qua cho mềm rồi dằm nát cùng ít nước luộc me.

3 Tháng Đầu Mang Thai Nên Ăn Gì? Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu

Consieupham.com hôm nay sẽ chia sẻ đến các mẹ chế độ dinh dưỡng cần có trong 3 tháng đầu mang thai.

3 tháng đầu mang thai nên ăn gì? Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu nên chú ý ăn các thực phẩm có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoán chát thiết yếu. Các chất dinh dưỡng sau đây các mẹ nên chú ý bổ sung:

1, Axit folic

Những thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh (màu xanh càng đậm càng tốt như rau dền, củ cải, bông cải…), đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi… là những thực phẩm rất dồi dào axit folic mà bà bầu nên bổ sung hàng ngày.

Theo Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày. Trong quá trình đi khám thai nếu bác sĩ yêu cầu mẹ nên bồ sung axit folic bằng dạng thuốc thì mẹ bầu nên bổ sung thêm để thai nhi phát triển bình thường.

Chắc mẹ bầu nào cũng biết đến công dụng của sắt trong quá trình mang thai. Bổ sung sắc đầy đủ có thể giúp mẹ tăng thêm lượng máu giúp nuôi sống bào thai được tót hơn. Ngoài ra sắc còn có tác dụng vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi từ mẹ vào bào thai tốt hơn. Ngoài ra sắc có thể tăng cường hễ miễn dịch ở trẻ và hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Nếu không bổ sung sắc đầy đủ mẹ bầu có thể dẫn đến tình trang thiếu sắc làm người mệt mỏi, da xanh…

Một số thực phẩm giàu sắc mà mẹ bầu nên ăn như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…

3, Canxi

Trong thời kỳ mang thai nhất là 3 tháng đầu tiên bào thai bắt đầu hình thành hệ cơ và xương sống. Nếu người mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu canxi của con thông qua đường ăn uống thì người mẹ sẽ bị mất một lượng canxi từ xương dẫn đến tình trạng người mẹ mệt mỏi, đau cơ, chuột rút… biểu hiện nặng hơn là người mẹ sẽ xuất hiện những cơ co giật do bị tụt can xi. Ngoài ra nếu nếu mẹ thiếu can xi có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ, đứa trẻ sinh ra sẽ có những dị tật ở xương người thường thấp lùn khó phát triển. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung canxi một cách kịp thời để bù đắp lượng can xi bị thiếu hụt.

Các thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn để bổ sung can xi như: cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, dê sữa bột hay từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt…

Ngoài ra nếu mẹ bầu thiếu can xi trầm trọng có thể uống thêm thuốc bổ sung can xi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết trên thì Protein cũng không phần kém quan trọng. Protein trong giai đoạn 3 tháng đầu có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể, vận chuyển ô-xi trong máu, đồng thời tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn dịch, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ.

Thực phẩm giàu protein mà mẹ bầu nên bổ sung trong chế độ ăn của mình như: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…

Vì Protein có rất nhiều trong thực phẩm nên bạn không cần phải uống thêm thuốc để bổ sung. Có một chế độ ăn hợp lý chứa nhiều protein là đủ rồi.

5, Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoán chất giúp bổ sung thêm các vi chất thiết yếu. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng cũng rất quan trọng trong quá trình hình thành thai nhi trong 3 tháng đầu và các tháng tiếp theo. Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin và khoán chất có thể giúp mẹ bầu không bị táo bón, đầy hơi, sạm da, rạn da trong quá trình mang thai.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất chủ yếu từ các loại rau xanh. Mẹ bầu nê ăn nhiều loại rau xanh để bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất nhất. Một số loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho…

Lưu ý: Trong 3 tháng đầu mẹ bầu chỉ cần tập trung bổ sung các chất dinh dưỡng trên với một hàm lượng đủ theo nhu cầu không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trang tăng cân. Trong 3 tháng đầu mẹ nên tăng từ 1 đến 2,5 kg là phù hợp. Không nên tăng quá vì giai đoạn này thai nhi còn nhỏ đang trong quá trình hình thành ăn nhiều thừa chất sẽ không tốt cho thai nhi.

Thực phẩm tái sống

Thực phẩm nhiễm độc

Thực phẩm chưa tiệt trùng

Thực phẩm đóng gói sẵn

Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích

Ngoài ra một số thực phẩm mẹ bầu nên kiêng ăn tuyệt đối trong 3 tháng đầu vì chúng có thể gây sẩy thai như: rau răm, rau sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm…

Bà bầu ăn gì tránh ốm nghén trong 3 tháng đầu

Vì sao trong 3 tháng đầu các mẹ bầu thường hay bị ốm nghén. Đây là biểu hiện của sự thay đổi bất thường trong cơ thể của người mẹ. Rất nhiều hooc môn mới được sinh ra và người mẹ chưa kịp thích nghi nên sinh ra tình trang ốm nghén. Đây là biểu hiện rất bình thường của mỗi mẹ bầu, có mẹ chỉ kéo dài 3 tháng đầu thì hết, nhưng cũng có mẹ kéo dài cho đến khi sinh. Nhưng một điểm không được tốt của quá trình ốm nghén là mẹ bầu sẽ ít ăn hơn, hoặc bị hạng chế ăn một số thực phẩm do nhìn thấy hoặc ngửi thấy sẽ bị nôn. Nên để giảm và hạng chế ốm nghén, mẹ bầu nên chú ý đến một số biện pháp như sau:

Tránh ăn phải các thức ăn có thể làm tăng tình trạng ốm nghén.

Khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dễ ăn mà ít bị nghén.

Trong quá trình ăn không nên uống nước để tránh bị ốm nghén

Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, sả… và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…

Nên đánh răng với kem có mùi thơm dễ chịu, chỉ dùng ít kem để tránh tình trạng nôn mửa. Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế,húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…

Chúc mẹ sinh con mẹ tròn con vuông!

Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Trong 3 tháng đầu chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu rất quan trọng, vì vậy mẹ bầu cần phải hết sức chú ý và chọn cho mình một chế độ ăn uống hợp lý.

Mẹ bầu chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều trong 3 tháng đầu mà chỉ cần ăn uống đầy đủ như bình thường và cung cấp thêm một số chất bổ sung. Khi mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ tăng cân quá nhanh và dễ bị nứt rạn da ở bụng, đùi và ngực, khó lấy lại dáng như trước khi sinh.

Bữa ăn của thai phụ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: bột, đạm, béo, vitamin chất khoáng, chất xơ. Thai phụ cũng nên uống nhiều nước, chia nhỏ khẩu phần ăn, uống bổ sung các loại vitamin theo sự hướng dẫn của các bán sĩ. Không uống các loại nước chứa cồn, gas, caffein, soda. Không ăn đồ sống, đồ quá lạnh, không ăn các thực phẩm có thủy ngân.

Sau sinh giới thiệu thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu với những bữa ăn đơn giản mà mẹ bầu có thể tự chuẩn bị ở nhà:

1. Cá chép hấp

Nguyên liệu: 1 con cá chép tươi khoảng 600 gram, thịt heo ba chỉ 150 gram, nấm tai mèo 50 gram, bún tàu 2 cuộn, cà chua 1 quả, hành, ngò, gia vị.Cách làm: – Làm sạch cá, để ráo nước.

– Thịt heo thái mỏng ướp với chút hạt nêm, tiêu, đường, hành tím băm nhỏ chờ một lát cho thấm gia vị.

– Ngâm nấm mèo cho mềm rồi cắt nhỏ, bún tàu cũng đem ngâm và cắt khúc vừa ăn.

– Cho cá vào đĩa sâu lòng, cho thịt lợn lên trên mặt cá, và hấp khoảng nửa tiếng.

– Sau đó cho bún tàu, nấm mèo, cà chua, ớt, lên trên cùng và rưới thêm chút nước mắm. Hấp thêm chừng 5 phút thì lấy cá ra.

2. Canh chân giò lạc nhân

Nguyên liệu: Lạc nhân 50 gram, giò heo 5oo gram, hành củ, hành lá, gừng, gia vị Cách làm: – Chân giò làm sạch, chặt thành từng miếng dài 2,5cm. – Cho nồi lên bếp và cho thêm khoảng 1,5 lít nước. Sau đó cho chân giò, lạc đã giã và gừng, hành củ vào, đun sôi và hớt hết bọt nổi lên bỏ đi, cho nhỏ lửa, nêm nếm gia vị vào rồi hầm tiếp.

Tin tức tổng hợp, chúng tôi

chúng tôi – Kênh thông tin giúp mẹ:

Chăm sóc thai kì

Làm đẹp

Kinh nghiệm ở cữ

Những điều cần biết khi nuôi dưỡng bé.

chúng tôi là website thuộc chủ quản của Cty TNHH Quốc Hưng

Hãy kết nối với chúng tôi qua email:

mail.earthmama@gmail.com

Hotline: 1900 58 58 69

Bà Bầu Nên Ăn Gì Đủ Dinh Dưỡng Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu khá quan trọng, vì nó có thể ảnh huởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu không bổ sung đủ axit folic cho cơ thể trong giai đoạn này, nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh của bé rất cao.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu chị em mang thai nào cũng nên quan tâm. Bởi vì dinh dưỡng trong thai kỳ có tính quyết định tới việc em bé sau khi chào đời có khỏe mạnh, thông minh hay không. Việc ăn các thực phẩm gây hại cho sức khỏe thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị tật, phát triển chậm hoặc tăng các nguy cơ mắc bệnh hậu sản cho mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ phải thay đổi nhiều thói quen ăn uống. Việc bà bầu nên ăn gì và lựa chọn thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu không hẳn là quá khó đối với những mẹ chăm đọc và chăm nấu nướng. Thậm chí, mẹ hoàn toàn có thể “oder” trực tuyến nếu đang bị những cơn ốm nghén viếng thăm. Vậy bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Những dưỡng chất cần thiết trong 3 tháng đầu

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn tế bào phôi đang phân hóa cũng như bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể.

Tam cá nguyệt thứ nhất bà bầu không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên bổ sung thêm khoảng 300 calories mỗi ngày để có thể tăng thêm từ 1 đến 2,5 kg trong thời gian này. Đặc biệt, đừng quên những dưỡng chất quan trọng sau đây để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bầu nhé!

Axit folic: Có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của thai nhi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường a-xít folic ngay từ lúc mới “nhen nhóm” ý định mang thai. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mg folic trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình.

Sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Khi cơ thể thiếu sắt, lưu lượng máu cung cấp cho cơ thể mẹ bầu sẽ giảm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, thiếu sắt cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

Canxi: Thai nhi cần canxi để phát triển hệ xương, răng của mình. Nếu không có đủ nhu cầu cần thiết, bé cưng sẽ bào mòn dần canxi trong cơ thể mẹ bầu, tăng nguy cơ mẹ sau sinh bị loãng xương do thiếu canxi. Để Canxi được hấp thụ tối đa mẹ nên bổ sung thêm vitamin D3, có thể mua sản phẩm tại đây!

Protein: Vừa duy trì năng lượng cho cơ thể, bổ sung protein khi mang thai vừa giúp ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường ở thai nhi. Nguồn năng lượng từ protein thường chiếm từ 10-35% lượng calories cơ thể cần, tương đương với khoảng 55 – 192 gram/ ngày.

Để bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho con, hoặc trong thời gian mang thai mẹ thường xuyên bị nghén không ăn uống ngon miệng mẹ nên uống thêm các loại sữa dành riêng cho mẹ bầu. Tham khảo và mua sản phẩm ngay!

Những thực phẩm tốt cho bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Giai đoạn đầu thai kỳ, nếu thực sự băn khoăn việc bà bầu nên ăn gì mẹ có thể tin tưởng một số thực phẩm sau:

Vừa chứa sắt, vừa giàu folic, súp lơ là món ngon không thể thiếu trong thực đơn của mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đổi vị với các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh. Chúng cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Để bổ sung axit folic và ngăn ngừa thiếu máu, mẹ nên bổ sung thêm các loại viên uống dành cho mẹ bầu. Mua sản phẩm!

Họ hàng nhà đậu

Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu. Mẹ có thể dùng đậu để nấu chè, vừa dinh dưỡng, vừa dễ làm. Tuy nhiên, đừng cho quá nhiều đường nếu không muốn bị tác dụng ngược mẹ bầu nhé!

Mẹ có thể bổ sung protein từ các loại sữa cho mẹ bầu, mua sản phẩm tại đây!

Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…

Đây là những loại trái có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Những mẹ nào thắc mắc bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè cũng có thể thử nhấp nháp những hương vị trái cây này.

Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Hơn nữa, đậu phộng cũng chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn nhiều đậu phộng cũng gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, cũng như làm bà bầu bị nóng trong người. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên ăn một nhúm nhỏ đậu phộng, bầu ơi.

Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.

Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn. Đồng thời, lượng omega 3 trong cá hồi cũng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.

Nếu các loại cá giàu vitamin D và canxi như cá hồi có mùi tanh, khó ăn nhưng mẹ vẫn muốn đủ chất cho thai nhi, mẹ có thể uống bổ sung hai chất dinh dưỡng này. Mua ngay sản phẩm!

Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.

Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.

Thực đơn giải đáp thắc mắc có thai nên ăn gì

Bữa sáng: 1 ly sinh tố chuối, dâu + 1 tô ngũ cốc trộn sữa

Ăn vặt: Đu đủ cắt miếng nhỏ

Bữa trưa: Mì ý với thịt gà thêm một muỗng sốt mayone béo ngậy. Bạn cũng có thể ăn kèm thêm xà lách hoặc rau diếp và canh củ cải, cà rốt. Thêm một ly nước chanh nữa là hoàn thành bữa trưa dinh dưỡng của bạn.

Ăn vặt: Bánh quy ăn kèm với phô mai + một chén nhỏ hạnh nhân hoặc đậu phộng.

Bữa xế: Sinh tố dâu + một ít đậu nành sấy

Bữa tối: Nui xào thịt + một miếng bánh chuối nho nhỏ. Trước khi đi ngủ, uống thêm một ly sữa để đủ lượng canxi cần thiết, bầu nhé!

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Những thông tin trong bài viết trên hi vọng đã cung cấp cho mẹ những thông tin cần thiết nhất để có thai kỳ khỏe mạnh.

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Ngao(Nghêu): Dinh Dưỡng Mang Thai trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!