Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Khó Thở 3 Tháng Cuối Liệu Có Nguy Hiểm? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ở thời điểm tam cá nguyệt thứ 3, bạn rất háo hức để đón chào em bé của mình. Tuy nhiên, tại thời điểm này, bạn phải trải qua nhiều cơn đau nhức khiến bạn lo lắng. Trọng lượng và áp lực tăng lên mỗi tuần khiến mẹ bị khó thở và các vấn đề về tiêu hóa.
Theo thống kê, hơn 70% bà bầu cảm thấy khó thở ở tuần thứ 25 trở đi. Tùy vào nhiều yếu tố mà mức độ khó thở cũng khác nhau.
Mẹ có thể cảm thấy khó thở ở bất cứ thời điểm nào, kể cả lúc nghỉ ngơi. Cảm giác khó thở lúc đầu có thể hơi đáng sợ. Nó còn được gọi là “cơn đói không khí”, nói cách khác là bạn đang “thèm khát” không khí. Mặc dù đôi khi nó có thể khiến bạn khó chịu nhưng loại khó thở này trong thai kỳ là không tiềm ẩn nguy hiểm.
Tuy nhiên, các biểu hiện khó thở xảy ra với tần suất nhiều và mức độ nặng nề hơn thì thật nguy hiểm. Khó thở ở giai đoạn này có nhiều nguyên nhân và có thể sẽ có tác động xấu đến cả mẹ và bé.
Bởi vì tử cung của bạn ngày càng lớn hơn theo tốc độ tăng trưởng của thai nhi. Vì vậy, nó tạo ra một lực đẩy ấn vào cơ hoành, làm giới hạn không gian làm việc của khoang phổi. Điều này, khiến việc thở có thể trở nên khó khăn hơn.
Đây là câu hỏi mong đợi của các mẹ bầu ở giai đoạn cuối. Có thể bạn đang trải qua thời kỳ kinh khủng nhất của thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy khó thở hơn đáng kể vào cuối thai kỳ khi em bé di chuyển xuống xương chậu của bạn. Thời điểm này thường vào khoảng tháng cuối thai kỳ. Lúc này, phần thông khí ở phổi không bị cản trở, mẹ sẽ không còn bị lo lắng nữa…
Tôi có thể ngăn chặn khó thở ở cuối thai kỳ không?
Hãy chắc chắn rằng bạn luôn giữ cho lưng thẳng và tạo với đầu một đường thẳng. Nằm nghiêng sang trái sẽ giúp dễ lấy không khí hơn và giảm áp lực xuống cơ hoành.
Tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện nhịp thở và giảm nhịp tim của bạn. Hãy tham khảo các chuyên gia, để học một số bài tập nhẹ nhàng ở giai đoạn này.
Nếu bạn chưa bắt đầu tập luyện, bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu tập yoga trước khi sinh . Hít thở là trọng tâm của việc tập yoga, và việc kéo dài thêm có thể cải thiện tư thế của bạn và giúp bạn có nhiều chỗ để thở hơn.
Chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn! Hãy lắng nghe những gì cơ thể bạn đang nói. Điều này giúp bạn thay đổi để thích nghi tốt với nhu cầu cơ thể bạn.
Bạn càng lo lắng thì mức độ khó thở cũng càng tăng. Nhịp tim nhanh, tim hoạt động nhiều nhưng vẫn không đủ oxy cho cơ thể. Hơi thở của bạn càng trở nên ngắn, bạn mất nhiều sức để bắt đầu hít vào. Vì vậy, bạn nên có khoảng thời gian thử giãn đan xen trong công việc của bạn.
Bổ sung sắt từ thực phẩm và viên bổ sung là điều cần thiết. Hàm lượng sắt cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là 30-60 mg. Đảm bảo được nồng độ sắt sẽ hạn chế được nguy cơ thiếu máu, chóng mặt, khó thở,…trong thai kỳ. Một số nguồn thực phẩm giàu sắt được bác sỹ khuyên dùng như: thịt đỏ, rau xanh, kiwi,…
Bạn hãy chủ động tìm hiểu, học hỏi và lựa chọn nguồn dinh dưỡng phù hợp cho bản thân. Sự lựa chọn khoa học của bạn quyết định phần lớn sức khỏe thai kỳ và trí tuệ của trẻ. Bạn nên chú trọng bổ sung các nguồn dinh dưỡng tự nhiên để ngăn chặn thiếu hụt vitamin thai kỳ. Một số thực phẩm bổ máu như: hải sản, thịt gà, rau củ, trái cây, ngũ cốc,…
Bà Bầu Khó Thở 3 Tháng Cuối Do Đâu, Có Nguy Hiểm Không?
Khó thở khi mang thai 3 tháng cuối không phải là hiện tượng hiếm gặp, đây là một trong những điều mà gần như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là thời gian thai phát triển nhanh nhất và có sự thay đổi rõ rệt về kích thước nên có thể gây nên nhiều hiện tượng như đau, cơ thể mẹ nặng nề và khó thở.
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối thai kỳ do đâu?
Hiện tượng có bầu khó thở 3 tháng cuối của thai kỳ có nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có:
Vào tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu dễ bị khó thở hơn
– Sự phát triển của tử cung
Giai đoạn 3 tháng cuối thai phát triển nhanh và mạnh hơn. Cơ hoành là cơ hoạt động kết hợp với phổi để đưa không khí vào phổi. Từ lúc mang thai, tử cung phát triển lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của em bé, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ thì tử cung phát triển mạnh hơn, to hơn đã chèn ép lên cơ hoành, cơ hoành bị ức chế nên hạn chế đưa không khí lên phổi khiến mẹ bầu bị khó thở.
Thai phát triển lớn dần lên, tử cung to hơn chèn ép lên cơ hoành
– Sự thay đổi của các hormone
Càng vào những giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh nhiều hormone progesterone, đây là một hormone bình thường hỗ trợ cho quá trình mang thai. Tuy nhiên, khi hormone này sản sinh cũng sẽ đồng thời khiến cho mẹ cảm thấy khó thở, thở không thoải mái và hiện tượng này càng rõ rệt hơn vào những tháng cuối của thai kỳ.
– Thiếu máu
Thiếu máu là vấn đề thường gặp ở bà bầu và nếu kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, mẹ có thể thấy mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt và khó thở… Nếu 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu bị thiếu máu thì hiện tượng khó thở sẽ nhiều hơn và mẹ cần phải thay đổi sinh hoạt của mình, dinh dưỡng để bổ sung sắt giảm tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm.
– Tích nước
Khi mang thai, và đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ thì cơ thể của người mẹ thường có hiện tượng tích nước gây nên phù nề ở một số bộ phận. Trong đó có phổi, xoang mũi… cũng gây nên hiện tượng khó thở cho mẹ.
– Tim hoạt động nhiều
Khi vào 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đang trên đà phát triển để sớm được sinh ra nên khiến tim hoạt động nhanh hơn, nhiều hơn để cung cấp máu cho thai nhi. Điều đó cũng khiến cho mẹ bầu có cảm giác khó thở.
– Bệnh lý
Nếu mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn, bệnh ho… thì cũng có thể khiến mẹ thấy khó thở.
Hen suyễn cũng là nguyên nhân gây khó thở khi có thai 3 tháng cuối
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Đối với bà bầu 3 tháng cuối khó thở là một hiện tượng bình thường bởi sự thay đổi của hormone và kích thước tử cung chèn ép lên phổi gây nên. Khi đó mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng là có thể cảm thấy bình thường không nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy hơi thở nặng nề, cơ thể yếu dần đi sau những trận trống ngực đập liên hồi, tim đập nhanh quá mức, đập không đều thì đó đều là những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần lập tức tới gặp bác sĩ ngay.
Đặc biệt, ở những mẹ bầu bị mắc bệnh hen suyễn thì bất cứ cảm giác khó thở, khó chịu nào cũng nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có những biện pháp xử lý kịp thời.
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối thai kỳ nên làm sao?
Để giúp mẹ bầu giảm thiểu khó thở khi mang thai 3 tháng cuối thì các bác sĩ đều khuyên:
– Mẹ hãy thở bằng bụng thay vì bằng ngực
Mẹ hãy thư giãn, hít thở bằng mũi, hít thật sâu để phổi và bụng đầy khí, giữ hơi thở lại 1s rồi thở bằng miệng thật nhẹ nhàng cho đến khi bụng và phổi xẹp lại. Mẹ lặp lại sau 5 – 10 phút chu trình này sẽ giúp mẹ giảm thiểu khó thở.
– Thở bằng miệng
Mẹ hãy hít thở chậm, hít sâu vào bằng mũi và thở từ từ bằng miệng. Thực hiện 5 phút đến 10 phút 1 lần sẽ giúp giảm khó thở.
– Tư thế nằm và ngồi phù hợp
Khi ngồi mẹ hãy chú ý ngồi thẳng lưng, thoải mái. Khi nằm thì nên nằm nghiêng sang trái để giúp phổi lấy không khí dễ hơn và giảm áp lực xuống cơ hoành sẽ giảm đáng kể tình trạng khó thở khi mang thai 3 tháng cuối.
Tư thế nằm thoải mái sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được khó thở
– Tâm lý thoải mái
Mẹ hãy luôn giữ cho mình một tâm lý thoải mái, thư giãn và nghỉ ngơi phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ thể dễ chịu hơn.
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối không hiếm gặp và nếu mẹ bầu có bất cứ nghi ngờ nào về sức khỏe của mình hãy lập tức tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có những biện pháp xử lý kịp thời.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ba-bau-kho-tho-3-thang-cuoi-do-dau-co-nguy-hiem-khong…
Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bà Bầu Bị Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Nguy Hiểm Không?
Thủ phạm chính gây nên cảm giác khó thở khi mang thai tháng cuối thường do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ. Sự gia tăng hormone khi mang thai, đặc biệt là progesterone, trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não của bạn. Hệ quả, bạn cảm thấy hơi thở gấp gáp và khó khăn hơn. Ngoài ra, khi mang thai, tử cung của bạn sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, làm bạn cảm thấy khó thở.
Bà bầu bị khó thở khi mang thai tháng cuối
Khó thở khi mang thai tháng cuối là tình trạng có thể mắc phải của một số mẹ bầu. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi bất thường, khiến cho phần lớn mẹ bầu bị khó thở, đặc biệt là các tình trạng ở tháng cuối thai kỳ. Nhưng, triệu chứng này khá phổ biển nên mẹ bầu đừng lo lắng quá nhiều. Hãy để Dichvuhay.vn giải đáp thắc mắc và mách nước mẹ bầu những mẹo hay nhé giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn nhé.
+ Tác động của hormone: Sự gia tăng mạnh mẽ của hormone progresterone trong suốt thai kỳ, là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là cuối thai kỳ. Sự gia tăng hormone này là hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại gì đến sức khỏe của bạn và thai nhi. Nhưng nó có thể kèm theo triệu chứng khó thở, khiến mẹ phải nỗ lực nhiều mới có thể thở sâu và thoải mái được.
+ Sự phát triển của tử cung: Cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể, hoạt động kết hợp với phổi để đưa không khí vào phổi. Trong suốt thời gian mang thai, tử cung của mẹ sẽ phát triển lớn dần để thích nghi với sự phát triển của em bé. Khi tử cung phát triển càng lớn ở các tháng cuối, sẽ gây sức ép ngược lên cơ hoành của bạn. Tử cung bị chèn ép, cơ hoành càng bị hạn chế, gây nên tình trạng khó thở.
+ Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi: Đây là tình trạng thường xảy ra ở các chị em trong quá trình mang thai. Khi cơ thể không được bổ sung đủ sắt, các mẹ sẽ bị thiếu máu. Lâu ngày, tình trạng này trở nên nghiêm trọng, khiến mẹ cảm thấy khó thở. Một số triệu chứng của cơ thể thiếu máu: mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, móng tay giòn,…. Các mẹ cần phải đi gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn về khẩu phần ăn hợp lý, bổ sung lượng sắt còn thiếu cho cơ thể.
Bị mất ngủ khi mang thai tháng cuối phải làm sao?
Nguyên nhân có thể do các yếu tố cơ bản sau: Những thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể, cộng thêm tác dụng phụ khi mang thai, ảnh hưởng không ít cũng nhiều lên hệ tiêu hóa mẹ bầu. Từ đó, gây nên chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng và cuối cùng dẫn đến chứng mất ngủ.
Vị trí ngủ không thoải mái cũng có thể làm bà bầu ngủ không ngon, không sâu giấc. Một số thai phụ còn bị ảnh hưởng tâm lý bởi những giấc mơ xung quanh thai nhi và đây cũng là một trong các nguyên nhân gây xáo trộn giấc ngủ của mẹ bầu. Không ít mẹ bầu bị chuột rút “hành hạ” mỗi đêm nhiều đến nỗi không tài nào chợp mắt được. Chứng đi tiểu liên tục trong thai kỳ cũng dễ dẫn đến hiện tượng mất ngủ khi mang thai. Tất cả những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến mẹ bầu ngủ không sâu và rất khó ngủ trở lại sau khi thức dậy giữa chừng. Cách khắc phục:
+ Kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra. Đọc sách, vận động nhẹ nhàng hoặc tắm, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn, đồng thời hạn chế được chứng chuột rút. Tư thế ngủ khi mang thai tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái vì sẽ giúp lượng máu đến thai nhi dễ dàng hơn. Cố gắng đặt chiếc gối kê ở phần bụng khi nằm nghiêng và đặt gối giữa hai đùi để tư thế ngủ được dễ chịu và thoải mái.
+ Lo lắng khi mang bầu là điều hiển nhiên, nhất là những ai lần đầu làm mẹ, nhưng thái quá lại không nên. Mẹ bầu nên tập trung thư giãn, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và tập luyện điều độ. Tránh dùng đồ ăn, thức uống cay và nóng, chứa caffeine gây rối loạn giấc ngủ. Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối, nhất là sau 8 giờ tối để tránh đi tiểu đêm. Không xem tivi, đọc sách báo, dùng điện thoại trên giường.
+ Duy trì thói quen ngủ đúng giờ cũng có thể giúp cơ thể bạn lắng xuống để chuẩn bị cho một đêm ngon giấc. Mặc dù việc chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình có thể là một hoạt động hấp dẫn làm bạn dễ quên giờ giấc,nhưng hãy nhớ rằng cần phải đặt nhu cầu của bạn lên ưu tiên hàng đầu. Tập thể dục điều độ, nhất là bộ môn yoga có thể giúp bầu dễ ngủ hơn.
Những thiên thần nhỏ đang chuẩn bị chào đời sắp tới đây sẽ nhằm vào năm 2019 tuổi của con bạn sinh ra sẽ hợp với những cái tên như thế nào chắc hẳn các bậc cha mẹ đang nóng lòng lắm rồi phải không nào? Bản mệnh được xem xét dựa theo lá số tử vi và theo năm sinh, tùy theo bản mệnh của con bạn có thể đặt tên phù hợp theo nguyên tắc Ngũ Hành tương sinh tương khắc. Dựa theo Tử Vi, các tuổi tương ứng sẽ như sau:
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi cung Thổ
Dần, Mão cung Mộc
Tỵ, Ngọ cung Hỏa
Thân, Dậu cung Kim
Tí, Hợi cung Thủy
Hợi, Tý, Sửu là tam hội nên những tên có liên quan và cùng nghĩa với Tý (như các chữ thuộc bộ Thủy, Băng, Bắc, Khảm), Sửu sẽ khiến vận mệnh của người tuổi Hợi nhận được sự trợ giúp đắc lực của tam hội. Hợi, Mão, Mùi là tam hợp nên những chữ thuộc bộ Mộc, Nguyệt, Mão, Dương rất phù hợp với người tuổi Hợi (do mèo còn được gọi là “mão thố”, “nguyệt thố” và chúng đều thuộc phương Đông, hành Mộc cũng thuộc phương này). Do đó, những tên người tuổi Hợi nên dùng gồm: Mạnh, Tự, Hiếu, Tồn, Học, Giang, Hà, Tuyền, Hải, Thái, Tân, Hàm, Dương, Hạo, Thanh, Nguyên, Lâm, Sâm, Đông, Tùng, Nhu, Bách, Quế, Du, Liễu, Hương, Khanh, Thiện, Nghĩa, Khương… Để đặt tên hợp mệnh cho bé sinh năm 2019 bạn có thể kết hợp theo từng năm sinh để lựa chọn tên theo bản mệnh phù hợp nhất, ví dụ:
Canh Dần (2010), Tân Mão (2011): Tòng Bá Mộc (cây tòng, cây bá)
Nhâm Thìn (2012), Quý Tỵ (2013): Trường Lưu Thủy (nước chảy dài)
Giáp Ngọ (2014), Ất Mùi (2015): Sa Trung Kim (vàng trong cát)
Bính Thân (2017), Đinh Dậu (2017): Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi)
sinh năm 2020 Mậu Tuất, Kỷ Hợi (2019): Bình Địa Mộc (cây mọc đất bằng)
Như vậy, nếu con bạn sinh năm 2019 mệnh Mộc thì bạn có thể chọn tên liên quan tới Thủy (nước), Mộc (cây) hay Hỏa (lửa) để đặt tên cho con bởi Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa… Các tuổi khác cũng tương tự, dựa vào Ngũ Hành tương sinh, tránh tương khắc sẽ giúp mọi sự hạnh thông, vạn sự như ý.
Kết: Nếu mẹ bầu căng thẳng quá sẽ khiến mẹ khó thở hơn. Vì vậy mà mẹ cần tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng tránh làm việc vội vàng, hấp tấp, các công việc gây căng thẳng, áp lực cho cơ thể. Mẹ cần tránh mang vác đồ nặng. Khi ngủ nên kê cao gối và cao chân để để máu dễ dàng lưu thông hơn. Thở bằng miệng cũng là một trong những cách hay giúp mẹ bầu có thể dễ dàng hít thở. Cách này, giúp mẹ lấy được nhiều oxy, giúp mẹ thư giãn và thoải mái, giảm được căng thẳng. Đặc biệt với các mẹ có vấn đề về hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang, hen suyễn nên cần chú ý hơn để tránh các biểu hiện bất thường khi hô hấp.
Tags: mang thai tháng cuối, cơn gò tử cung, bà bầu nên ăn gì, dinh dưỡng, thai kỳ, mang thai tháng cuối nên ăn gì, khó thở, đau lưng, phù chân
Bà Bầu Khó Thở 3 Tháng Cuối Nguyên Nhân Do Đâu
Khó thở khi mang thai 3 tháng cuối là một trong những triệu chứng khó chịu thường gặp ở mẹ bầu. Vậy nguyên nhân bà bầu khó thở 3 tháng cuối là do đâu, tình trạng này có nguy hỉm không và cách khắc phục nó như thế nào?
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu
Sự phát triển của tử cung
Giai đoạn 3 tháng cuối thai nhi phát triển nhanh và mạnh hơn. Cơ hoành là cơ hoạt động kết hợp với phổi để đưa không khí vào phổi của mẹ. Từ lúc mang thai, tử cung của mẹ phát triển lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của em bé, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ thì tử cung phát triển mạnh hơn, to hơn đã chèn ép lên cơ hoành, cơ hoành bị ức chế nên hạn chế đưa không khí lên phổi khiến các mẹ bầu bị khó thở.
Bị thiếu máu
Khi mang thai, cơ thể của các mẹ cần lượng sắt nhiều hơn bình thường để sản xuất các tế bào hồng cầu cần thiết và đưa oxy đi nuôi dưỡng thai nhi cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Việc thiếu sắt cũng có nghĩa là thiếu máu sẽ khiến cơ thể của các mẹ làm việc nhiều hơn so với mức bình thường để tạo oxy, dẫn đến mẹ bầu khó thở.
Bệnh về cơ tim chu sản
Bệnh có thể xảy ra cho bà bầu trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh, đây là một loại hiếm gặp của bệnh suy tim. Các triệu chứng của bệnh thường thấy như: sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khiến cho bà bầu khó thở.
Sự thay đổi hormone
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể các bà bầu sẽ sản sinh rất nhiều hormone progesterone, đây là một hormone khá bình thường, chỉ hỗ trợ cho quá trình mang thai. Nhưng khi hàm lượng hormone này gia tăng thì nó sẽ khiến cơ thể mẹ khó thở, thở không thoải mái, biểu hiện trên càng rõ rệt vào giai đoạn cuối, khi sắp sinh nở.
Bệnh thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, làm ảnh hưởng đến quá trình hít thở của mẹ. Nếu không được khắc phục kịp thời, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở, ho, đau ngực…
Do nằm ngủ tư thế sai
Trong một số trường hợp, mẹ bầu nằm ngủ thường bị khó thở, do bụng to, khi nằm ngủ tình trạng tử cung chèn lên cơ hoành càng tăng vì vậy sẽ khiến các mẹ bầu khó thở hơn nhiều so với khi các mẹ ngồi hoặc đi lại.
Tích nước
Đa số các mẹ bầu trong tam cá nguyệt cuối thường bị phù nề chân tay do tình trạng tích nước. Khi bị phù nề thì việc tích nước nhiều ở trong cơ thể các mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và xoang mũi, gây ra sự khó khăn khi thở.
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối có sao không?
Đối với bà bầu 3 tháng cuối khó thở là một hiện tượng bình thường bởi sự thay đổi của hormone và kích thước của tử cung chèn ép lên phổi gây nên. Khi đó mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng là có thể cảm thấy bình thường không nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu các mẹ cảm thấy hơi thở nặng nề, cơ thể yếu dần đi sau những trận trống ngực đập liên hồi, tim đập nhanh quá mức, đập không đều thì đó đều là những dấu hiệu nguy hiểm các mẹ bầu cần lập tức tới gặp bác sĩ ngay.
Đặc biệt, ở những mẹ bị mắc bệnh hen suyễn thì bất cứ cảm giác khó thở, khó chịu nào cũng nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có những biện pháp xử lý kịp thời.
Giải pháp cho bà bầu khó thở 3 tháng cuối
Để cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai 3 tháng cuối, các mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng
Khi mang bầu, các mẹ nên hạn chế làm việc nặng và nghỉ ngơi thường xuyên hơn, nhất là khi có biểu hiện khó thở.
Thay đổi tư thế
Việc thay đổi tư thế phù hợp sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ thở hơn.Trong trường hợp mẹ bầu bị khó thở khi nằm về đêm thì có thể chèn gối vào lưng và phần thân trên, tránh để thai nhi gây áp lực lên phổi. Ngoài ra, việc chọn tư thế nằm nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch cũng là cách giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng khó thở.
Vận động nhẹ nhàng
Nếu thường xuyên bị khó thở khi mang thai, chị em nên thực hiện các bài tập thở hoặc vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… giúp điều hòa nhịp tim, cải thiện nhịp thở.
Cải thiện chế độ ăn uống đủ chất
Ngoài việc bổ sung thuốc sắt theo đơn của bác sỹ, các mẹ có thể chế biến các món ăn ngon đảm bảo dinh dưỡng. Hàng ngày, bà bầu ăn chuối để vừa bổ sung kali vừa bổ sung lượng sắt hiệu quả.
Các mẹ có thể ăn thêm các món nấu từ thịt bò, chế biến từ bí đỏ với nhiều cách khác nhau như luộc, xào tỏi, ninh với xương hoặc làm kem bí đỏ, mỗi tuần nên ăn 3 quả trứng gà cũng là nguồn bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng khác hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể uống thêm nước cam, lượng vitamin C giúp cơ thể bà bầu hấp thụ sắt tốt hơn.
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Khó Thở 3 Tháng Cuối Liệu Có Nguy Hiểm? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!