Xem Nhiều 5/2023 #️ Ba Bầu Hay Đau Đầu Chóng Mặt Có Ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi Không ? # Top 7 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # Ba Bầu Hay Đau Đầu Chóng Mặt Có Ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi Không ? # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ba Bầu Hay Đau Đầu Chóng Mặt Có Ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi Không ? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một số biểu hiện ở phụ nữ khi mang thai là dấu hiệu cảnh báo bà bầu cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến bản thân hoặc thai nhi. Vì vậy theo lời khuyên của bác sỹ việc bà bầu hay bị đau đầu nhất thiết phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và tìm ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Tình trạng đau đầu thường là biểu hiện của bệnh lý nào?

1. Chứng ốm nghén:

Nhiều bà bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất thường bị chứng ốm nghén hành hạ, biểu hiện của việc này là luôn có cảm giác buồn nôn và nôn, không ăn hay ngửi được một số mùi, nhiều người sợ mùi dầu mỡ, mùi cơm, mùi thơm nước hoa, mùi nước xả… Khi phải ngửi những mùi này, thường bị đau đầu, nhưng tình trạng này sẽ hết khi không còn ngửi thấy mùi đó nữa.

2. Stress:

Rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị đau đầu do thường xuyên lo lắng quá mức, căng thẳng, hay cau có khi có thai dẫn tới trầm cảm hay stress, trong một số trường hợp đau đầu dai dẳng, kéo dài các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc để các bà bầu sử dụng.

3. Tụt huyết áp:

Cũng vì lý do mới mang bầu nên việc bổ sung chất dinh dưỡng chưa đầy đủ, hoặc do cơ thể mỏi mệt, người gầy ốm, xanh xao, khó ăn, không ăn được hoặc có tiền sử huyết áp thấp cũng rất dễ dẫn tới tình trạng đau đầu khi mang thai. Nhiều bà bầu có cảm giác chóng mặt khi thay đổi tư thế như đang ngồi mà đứng lên đột ngột hoặc không có sự chuẩn bị trước khi ngồi dậy khi đang nằm.

4. Nhiễm độc thai nghén:

các bác sỹ đã chỉ ra rằng việc bị đau đầu kéo dài kèm theo một số biểu hiện như sốt, huyết áp tăng cao, chóng mặt có thể là dấu hiệu của việc bà bầu bị tiền sản giật, một trong các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

5. Chấn thương sọ não:

Trong một số trường hợp tai nạn, nếu chẳng may bà bầu bị va đập hoặc chấn thương, sau đó có biểu hiện đau đầu dai dẳng, sốt, hoa mắt, chóng mặt thì cần đến gặp bác sỹ ngay để làm các xét nghiệm cần thiết và tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

Tại sao bà bầu hay bị đau đầu ?

Khi mang thai việc tăng cân ở bà bầu là điều rất bình thường, việc lưu lượng máu tăng lên, quá trình cung cấp máu lên não có thể bị ảnh hưởng khiến cho bà bầu bị đau đầu. Đôi khi do bà bầu có sở thích sử dụng các đồ uống, thức ăn có tính cay, nóng, chất kích thích khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn, căng thẳng đầu óc có thể dẫn tới đau đầu.

Hoặc do một số bệnh lý liên quan đến huyết áp, thần kinh cũng khiến bà bầu bị đau đầu. Tùy theo mức độ đau đầu và các biểu hiện đi kèm để bà bầu tìm đến các bác sỹ và cơ sở y tế uy tín để giúp giải quyết vấn đề này, không làm ảnh hưởng đến cả thai kỳ.

Bà bầu bị đau đầu nên làm gì ?

1. Kiểm soát cảm xúc:

Trong thai kỳ, việc thay đổi cảm xúc đôi khi khiến bà bầu cảm thấy không thoải mái, lo lắng, căng thẳng… vì vậy để tránh bị mất ngủ, khó thở, đau đầu bà bầu cần giữ cho mình tâm lý vui vẻ, lạc quan, nên nghe các bản nhạc nhẹ nhàng, vui vẻ, có thể học cách ngồi thiền, thư giãn tinh thần, không nên quá gò bó hay cứng nhắc trong vấn đề xung quanh mình.

2. Thực hiện lịch khám thai đầy đủ:

Theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, luôn lắng nghe cơ thể để khi có biểu hiện khác thường cần thông báo và thăm, khám kịp thời. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và em bé được tốt nhất, bản thân mỗi người mẹ cần có kỹ năng nhất định trong việc chuẩn đoán một số bệnh thông thường để trao đổi với bác sỹ khi cần thiết.

3. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng, đủ chất:

Nên bổ sung các thực phẩm nhiều sắt đảm bảo bà bầu không bị thiếu máu gây đau đầu, chóng mặt. Nên uống đủ nước bằng nhiều cách như nước nguội, nước ép trái cây, nước sinh tố hoa quả, nước canh… để việc lưu thông máu được thuận lợi.

4. Tích cực tập luyện thể dục thể thao:

Để điều hòa và lưu thông máu, bà bầu nên tham khảo và tập các bài tập dành riêng cho bà bầu như đi bộ, bơi hoặc tập yoga. Việc luyện tập thể thao không chỉ giúp bà bầu có cơ thể khỏe mạnh hơn, nó còn giúp bà bầu chuyển dạ dễ hơn, có nhiều sức khỏe để chịu đựng các cơn đau khi chuẩn bị sinh con.

5. Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học:

Nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, hạn chế việc xem điện thoại trước khi ngủ để không gây căng thẳng. Có thể đọc một vài trang sách yêu thích. Trước khi ngủ có thể ngâm chân với nước ấm có pha thêm vài giọt dầu, tinh dầu hoặc tắm với nước ấm để cơ thể được thư giãn.

Tùy theo mức độ, các bà bầu bị đau đầu nên đến tư vấn bác sỹ, trường hợp cần thiết sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc hỗ trợ để xử lý triệt để chứng đau đầu. Vì vậy, dù có bất cứ biểu hiện khác thường nào trong thai kỳ, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, bà bầu cũng nên biết và có thông tin về nguồn gốc của bệnh cũng như các bệnh lý liên quan.

Cảnh Báo: Bà Bầu Bị Đau Đầu Chóng Mặt Có Thể Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi!

Bà bầu bị đau đầu chóng mặt là hiện tượng rất phổ biến ở ba tháng đầu thai kỳ và giảm dần thậm chí là biến mất hoàn toàn trong giai đoạn thai kỳ thứ hai, khi các hormone trở nên ổn định. Tuy nhiên trong thời gian chờ đợi, chúng ta vẫn phải áp dụng những cách chữa đau đầu cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Tại sao bà bầu bị đau đầu chóng mặt?

Bà bầu bị đau đầu chóng mặt có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi nó là biểu hiện thường gặp của một số bệnh từ thông thường đến phức tạp như cảm cúm, tim mạch hay thậm chí là tiền sản giật, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Hormone nội tiết tố thay đổi khi mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đầu ở bà bầu.

+ 3 tháng đầu tiên: Do sự thay đổi hormone, căng cơ, thay đổi vóc dáng, xáo trộn tuần hoàn máu ở cơ thể bà mẹ.

+ 3 tháng cuối: Do trọng lượng của thai nhi tăng lên, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến mẹ bầu bị đau đầu đó là:

+ Tình trạng ốm nghén, căng thẳng và mệt mỏi cũng góp phần làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

+ Bà bầu còn bị đau đầu do mắc chứng viêm xoang khi mang thai.

+ Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh tác động không nhỏ đến hệ thần kinh của mẹ bầu.

cách chữa đau đầu cho bà bầu

+ Một số yếu tố khác làm tăng chứng đau đầu ở bà mẹ là: chế độ ăn uống quá nhiều caffein, thiếu ngủ, uống ít nước, đói, hạ đường huyết…

– Ảnh hưởng của chứng đau đầu khi mang thai đến mẹ bầu và thai nhi

Chứng đau đầu khi mang thai thường “hành hạ” mẹ bầu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không ít mẹ bầu nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường và bỏ qua nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết đau đầu thai kỳ báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số ở 3 tháng đầu mang thai.

Đi kèm với bệnh này, đó là chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối. Tác dụng phụ của đau đầu, mệt mỏi khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, lối sống và cả chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo đó, sức khỏe của bầu và cả sự phát triển của thai nhi bị tác động không tốt.

Một số cách chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả, an toàn

– Sữa tươi ít béo

Chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi và kali, sữa tươi ít béo bổ sung độ ẩm cần thiết cho cơ thể. Nó còn giúp bù đắp và cân bằng chế độ dinh dưỡng quá nhiều sodium hay muối. Không chỉ là cách chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả, uống 2 ly sữa mỗi ngày giúp cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

– Cá béo

Thực phẩm giúp giảm đau đầu đa phần chứa nguồn dồi dào vitamin B và a-xít folic. Vì vậy, bà bầu nên chịu khó ăn các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ. Loại cá béo này cũng giúp giảm sưng, viêm, tăng gấp đôi khả năng ngăn ngừa chứng đau đầu.

– Đậu trắng

Đậu trắng giàu magiê, là nguồn thực phẩm chống đau đầu hiệu quả vì tác dụng chống co cơ và các mạch máu gây nhức đầu, mệt mỏi. Gợi ý thực phẩm giàu magiê: Chuối, hạnh nhân, bơi, rau bina và quả mơ.

– Quả anh đào

Không thể phủ nhận lợi ích của trái cây đối với bà bầu, trong đó anh đào là loại trái cây thích hợp giúp giảm đau đầu hiệu quả. Chứa hợp chất chuyển đổi thành oxit nitric trong máu, đó là lý do anh đào có thể ngăn ngừa đau đầu. Thực phẩm tương tự: Củ cải đường.

– Dưa lưới

Chứa nhiều nước và potassium, dưa lưới giúp chống lại cơn đau đầu hiệu quả. Mỗi quả dưa lưới chứa 66mg magiê, khoảng 16% nhu cầu cần thiết hằng ngày.

– Khoai tây

Khoai tây là loại củ chứa rất nhiều potassium, có thể chữa đau đầu do thiếu nước. Mỗi củ khoai tây chứa 25% nhu cầu hằng ngày của bạn.

– Liệu pháp mùi hương

Dùng tinh dầu ngửi trực tiếp hoặc đốt đèn xông tinh dầu là giải pháp giảm đau nhức đầu được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Một số loại tinh dầu có thể được sử dụng bao gồm: tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương, tinh dầu quế…

– Uống trà gừng

Một số công trình nghiên cứu cho thấy trà gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau. Một ly trà gừng ấm có thể giúp bà bầu đẩy lùi cơn đau nhức đầu, mệt mỏi.

– Tắm vòi hoa sen

Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen giúp giảm ngay sự khó chịu do đau đầu khi mang thai gây ra. Thư giãn trong bồn tắm với nước ấm thêm chút tinh dầu, bà bầu cũng sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.

– Chườm lạnh

Dùng khăn lạnh đắp lên trán cũng là cách chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả, đặc biệt là chứng đau nửa đầu.

– Tập thể dục thường xuyên

Duy trì thói quen luyện tập đều đặn, nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, lại vừa tốt cho tinh thần của mẹ bầu. Dành thời gian để thiền, tập các bài tập yoga cho thai phụ hay liệu pháp thôi miên để thư giãn và giảm stress, đau đầu.

– Mát xa cổ vai lưng

Sự thả lỏng cơ thể, cảm giác thoải mái sẽ giúp bạn giảm được những mệt mỏi vùng cổ, vai, lưng. Nếu có điều kiện, bạn nên tìm tới tiệm spa có dịch vụ mát xa dành riêng cho bà bầu hoặc nhờ tới “bàn tay vàng” của ông xã.

– Bài thuốc dân gian trị đau đầu cho bà bầu HIỆU QUẢ tại nhà!

– Các bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ thường gặp cha mẹ nên biết

Bà Bầu Bị Chóng Mặt Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị chóng mặt phải làm sao?

Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bà bầu sẽ có cảm giác lâng lâng, choáng váng, mất thăng bằng sau khi đứng lên, cúi xuống hoặc thậm chí đang di chuyển bình thường. Nhìn chung, chóng mặt không phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng nào, nhưng trong một số trường hợp có thể gây ra các tác động tiêu cực. Vậy bà bầu bị chóng mặt phải làm sao? Cách trị chóng mặt an toàn khi mang thai là gì?

Bà bầu bị chóng mặt được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ và không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bên cạnh đó, để trị chứng đau đầu khi mang thai, bà bầu hãy có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên vận động và tập các bài tập thể dục nhẹ để tăng cường sức khỏe.

Nguyên nhân bà bầu bị chóng mặt

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và có thể bao gồm cả những thay đổi khác nhau xảy ra trong cơ thể. Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối phổ biến hơn giai đoạn 3 tháng giữa. Cụ thể có những nguyên nhân sau:

1. Thay đổi hormone và hạ huyết áp

Khi mang thai, nồng độ hormone của mẹ thay đổi để giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể để hỗ trợ việc em bé phát triển trong tử cung. Lưu lượng máu tăng có thể khiến bà bầu bị huyết áp thấp, hay còn là chứng hạ huyết áp ở phụ nữ mang thai. Huyết áp thấp có thể khiến bà bầu bị chóng mặt, choáng váng đôi khi đi kèm triệu chứng buồn nôn, đặc biệt là khi chuyển từ nằm xuống hay từ ngồi sang đứng lên.

2. Ốm nghén

Bà bầu bị chóng mặt nguyên nhân là do chứng ốm nghén, buồn nôn khi mang thai. Theo nghiên cứu, có đến 85% phụ nữ bị ốm nghén, hay còn gọi là hội chứng hyperemesis gravidarum, bao gồm các tình trạng buồn nôn nghiêm trọng, sụt cân, rối loạn chất điện giải. Những tình trạng này là một trong những nguyên nhân khiến thai phụ bị chóng mặt.

3. Thai nhi lớn dần và gây áp lực lên tử cung

Thai nhi lớn dần, khiến bụng căng và to ra để bảo bọc bé, điều này khiến áp lực lên tử cung mẹ bầu ngày một lớn hơn. Áp lực lên tử cung cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt. Nguyên nhân này thường phổ biến giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi mà thai nhi đang lớn dần lên.

Dấu hiệu bà bầu bị chóng mặt

Phụ nữ mang thai bị chóng mặt thường có những biểu hiện sau:

Những trạng thái chóng mặt khi mang thai thường gặp:

Bà bầu bị chóng mặt buồn nôn 3 tháng cuối.

Bà bầu bị chóng mặt toát mồ hôi.

Bà bầu bị chóng mặt nhức đầu.

Bà bầu chóng mặt buồn nôn.

Cách trị chóng mặt cho bà bầu hiệu quả

1. Đến gặp bác sĩ

Bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bà bầu trị chóng mặt khi mang thai bằng các phương pháp như:

Lời khuyên về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.

Bị chóng mặt nên uống thuốc gì?

Thậm chí, một số tình trạng cần thiết thì phải được theo dõi.

2. Không tự ý dùng thuốc

Phụ nữ mang thai bị chóng mặt không nên tự ý sử dụng thuốc, dù là thuốc, miếng dán hay bất kỳ phương pháp nào mà chưa có ý kiến của bác sĩ. Những phương pháp bà bầu sử dụng, đôi khi sẽ không phù hợp với cơ địa mẹ lúc đó. Nếu dùng sai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

3. Chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng

Bà bầu bị chóng mặt nên có một chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng. Đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Những vitamin và khoáng chất tốt sẽ mang đến cho mẹ bầu một cơ thể khỏe mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu gây bệnh.

4. Uống nhiều nước

Bà bầu bị mất nước, thiếu nước cũng dẫn đến chóng mặt khi mang thai, do đó hãy đảm bảo rằng mẹ bầu cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Bà bầu cần uống đủ từ 2,5 lít đến 3 lít nước mỗi ngày (tương đương 8-12 ly nước).

5. Vận động và tập thể dục

Bà bầu tập thể dục và vận động sẽ rất tốt cho sức khỏe. Những bài tập thể chất sẽ giúp cơ thể mẹ thêm khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, từ đó giúp tránh các tình trạng xấu như chóng mặt, đau đầu, sốt hay cảm cúm,…Tuy nhiên, hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với tình trạng sức khỏe, không nên vận động quá sức.

Những bài tập thể dục dành cho bà bầu được chuyên gia khoa sản gợi ý: đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, ngồi thiền, chạy bộ chậm. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện các động tác như vươn vai, xoay cổ tay, cổ chân, xoay cổ,…

Bà bầu bị chóng mặt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trường hợp xấu đó là bà bầu bị chóng mặt có thể bị té ngã. Trường hợp ngã nhẹ có thể không sao, nhưng nếu ngã nặng thì sẽ ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Dù bà bầu bị té ngã kiểu nào, cũng nên ngay lập tức đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Nếu bị chóng mặt, bà bầu hãy cố gắng giữ bình tĩnh và nhanh chóng tìm một điểm tựa để giữ thăng bằng. Các điểm tựa đó có thể là: tường, cầu thang, bàn, ghế hay bất kỳ vật nào có thể giúp mẹ tựa vào.

2. Ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi

Bà bầu bị chóng mặt buồn nôn hay chóng mặt đau đầu đều sẽ khiến mẹ mệt mỏi. Mệt mỏi khiến bà bầu ăn không ngon, bỏ bữa, dẫn đến cơ thể thêm yếu, suy nhược và không có đủ chất dinh dưỡng. Cơ thể mẹ không đủ chất dinh dưỡng thì khả năng bảo vệ thai nhi cũng kém đi. Thai nhi không có đủ dưỡng chất thì sẽ ốm yếu, chậm phát triển, khả năng sinh non cao, dị tật hay thậm chí chết lưu.

Quá trình phát triển sau này của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, trẻ sinh ra có khả năng nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, khả năng nhận thức và học hỏi kém, khả năng giao tiếp và biểu đạt cũng kém so với các bạn cùng tuổi.

Lưu ý khi bà bầu bị chóng mặt

Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị chóng mặt nên ăn:

Thực phẩm giàu vitamin B6: ngũ cốc, thịt gà, trứng, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu (đậu đen ,đậu phộng, đậu nành, đậu xanh,…), các loại hạt (hạt điều, quả phỉ, hồ trăn, đậu phộng), quả óc chó, cải bó xôi, quả bơ, chuối,…

Thực phẩm tăng cường protein: thịt gà, thịt vịt, thịt heo, trứng, đậu hũ, các loại đậu, hải sản, súp lơ xanh, ngô, chà là,…

Uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.

Sữa ít béo.

Các sản phẩm từ đậu nành: sữa đậu nành, đậu hũ, đậu nành rang,…

Mẹ bầu bị chóng mặt buồn nôn kiêng ăn uống những gì:

Hạn chế ăn mặn.

Thức ăn nhanh: snack, khoai tây chiên, bánh quy giòn, thịt nguội, xúc xích,…

Thực phẩm chứa nhiều đường.

Đồ uống kích thích: rượu, bia, cà phê.

Thức ăn chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ.

3. Bà bầu bị chóng mặt kiêng gì?

Thai phụ bị chóng mắt kiêng làm gì:

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trờ, ở ngoài trời nắng quá lâu.

Không đến những nơi đông người và những nơi có không khí náo nhiệt, ồn ào.

Không vận động, làm việc quá sức.

4. Bà bầu bị chóng mặt cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:

Phụ nữ có thai bị chóng mặt cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:

Té ngã, ngất xỉu.

Cơn chóng mặt tới đột ngột hoặc kéo dài.

Sốt cao (trên 39 độ).

Tức ngực, khó thở.

Tim đập nhanh.

Chán ăn, bỏ bữa.

Buồn nôn, đổ mồ hôi.

Đau đầu, đầu óc qua cuồng, không tập trung được.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị chóng mặt phải làm sao? Bà bầu bị chóng mặt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị chóng mặt.

Nguồn: Tổng hợp

Bà Bầu Bị Đau Nửa Đầu Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không?

Bà bầu bị đau nửa đầu phải làm sao?

Bệnh đau nửa đầu hay còn được gọi là những cơn đau đầu do các mạch máu ở vùng não gây ra do sự co thắt, giãn nở của các mạch máu. Khi các mạch máu giãn ra, chúng gây ra những cơn đau dữ dội ở nửa bên trái hoặc bên phải. Ở phụ nữ mang thai, lượng máu tăng lên và sự thay đổi của hormon là nguyên nhân chính của những cơn đau như thế này. Đau nửa đầu khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ và thông thường sẽ tự mất đi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, đây lại là dấu hiệu báo nguy mà mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận. Vậy bà bầu bị đau nửa đầu phải làm sao?

Bà bầu bị đau nửa đầu được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Sự thay đổi nội tiết tố

2. Huyết áp không ổn định

3. Tăng cân trong thai kỳ

Thai nhi lớn dần, trọng lượng cơ thể mẹ cũng ngày một tăng lên. Ở 3 tháng cuối, khi trọng lượng của thai nhi tăng lên đáng kể cũng gây cản trở quá trình lưu thông máu lên não dẫn đến chứng đau nửa đầu khi mang thai.

4. Hiện tượng co cơ

Triệu chứng co cơ xuất hiện phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt trong những tháng cuối. Hệ cơ phải kéo dài nhằm thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình co cơ, lượng hormone serotonin gia tăng khiến bà bầu phải đối mặt với hội chứng đau nửa đầu.

5. Những nguyên nhân khác

Bà bầu bị đau nửa đầu nguyên nhân còn do thói quen ăn một số chất kích thích như cà phê, thời tiết thay đổi, ảnh hưởng của stress.

Các dấu hiệu khi bà bầu bị đau nửa đầu

Các triệu chứng của đau nửa đầu thường dễ nhận biết, điển hình như:

Đau nhiều ở một bên đầu.

Mắt nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.

Buồn nôn.

Có thể nhìn không rõ, mắt bị mờ trong giây lát.

Những tình trạng đau nửa đầu thường gặp ở bà bầu

Bà bầu bị đau nửa đầu bên trái.

Bầu bị đau nửa đầu bên phải.

Mẹo dẫn gian chữa đau đầu cho bà bầu.

Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 7.

Thuốc đau đầu cho bà bầu.

Đau nửa đầu có phải mang thai.

Cách điều trị đau nửa đầu cho mẹ bầu

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị đau nửa đầu, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:

Đau nhiều ở một bên đầu, cơn đau kéo dài không thuyên giảm.

Mắt nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.

Buồn nôn.

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ trị đau nửa đầu tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Ngủ đủ giấc.

Điều chỉnh tư thế phù hợp khi ngồi, ngủ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Dùng khăn hoặc gạc mềm để chườm ở xung quanh phần đầu, mắt và thái dương. Đồng thời, các mẹ cũng nên sử dụng một chiếc khắn lạnh để đặp sau cổ.

Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

Tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng để thả long và thư giản cơ thể.

Massage nhẹ nhàng vùng cổ và lưng.

Yoga, thiền, châm cứu là những liệu pháp thư giãn sẽ giúp mẹ cải thiện phần nào chứng đau đầu.

Tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm có thêm tinh dầu. Lưu ý, không nên tắm quá lâu, tối đa 15 phút.

Bà bầu bị đau nửa đầu có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Thông thường, triệu chứng đau nửa đầu đơn thuần khi mang thai không gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Mẹ bầu bị đau nửa đầu vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nửa đầu kéo dài không thuyên giảm và kèm theo một số dấu hiệu khác như buồn nôn hoặc suy giảm thị lực thì các mẹ nên đến bệnh viện ngay lập tức để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì lúc này, bệnh đã trở nặng, có thể đe dạo đến sự an toàn của thai nhi. Khả năng cao dẫn đến biến chứng tiền sản giật khi mang thai.

Những lưu ý khi bà bầu bị đau nửa đầu

Bà bầu bị đau nửa đầu nên ăn gì?

Bổ sung đầy đủ nước và khoáng chất cho cơ thể. Các nhóm thực phẩm giàu khoáng chất magie, nước như: dưa, táo, lê, rau diếp,…

Uống các loại sữa để bổ sung canxi cho cơ thể và cho não bộ.

Chuối và khoai tây.

Các loại hạt như hạt ngũ cốc, hạnh nhân, hạt điều, đậu nành để bổ sung magie và giảm các cơn đau nửa đầu cho các bệnh nhân.

Bổ sung vitamin E từ rau chân vịt, bắp cải xanh, súp lơ xanh,…

Bà bầu bị đau nửa đầu không nên ăn gì?

Những thực phẩm bà bầu bị đau nửa đầu không nên ăn:

Rượu, bia và các đồ uống có cồn.

Thịt nguội, thịt hun khói.

Đồ ăn nhanh.

Nước ngot.

Cà phê.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị đau nửa đầu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị đau nửa đầu trong thai kỳ?

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Bạn đang xem bài viết Ba Bầu Hay Đau Đầu Chóng Mặt Có Ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi Không ? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!