Xem Nhiều 6/2023 #️ Bà Bầu Đi Ngoài Ra Máu Có Sao Không Và Cách Xử Lý An Toàn # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bà Bầu Đi Ngoài Ra Máu Có Sao Không Và Cách Xử Lý An Toàn # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Đi Ngoài Ra Máu Có Sao Không Và Cách Xử Lý An Toàn mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đi ngoài ra máu là một trong những vấn đề mà bà bầu rất dễ gặp khi mang thai. Tình trạng này cảnh báo một số vấn đề sức khỏe cần sớm quan tâm. Chỉ cần xử lý đúng cách thì mẹ bầu sẽ tránh được nhiều vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

Bà bầu đi ngoài ra máu nguyên nhân do đâu?

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ gặp tình trạng đi ngoài ra máu do nhiều nguyên nhân. Thường thấy nhất là do vùng hậu môn hay trực tràng đang gặp vấn đề. Mà sức nặng của thai nhi, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu hợp lí là những yếu tố chính kích hoạt.

1. Táo bón

Vấn đề này có thể khởi phát ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Nguyên nhân thường là do các hormone trong cơ thể phụ nữ tiết ra nhiều hơn gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tình trạng táo bón khiến cho việc đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Bà bầu sẽ thường xuyên phải dùng sức rặn để đại tiện dễ hơn. Cùng với đó là phân cứng có thể khiến cho niêm mạc trực tràng hay hậu môn bị tổn thương và chảy máu. Đây cũng chính là lý do khiến các mẹ bầu dễ bị đi ngoài ra máu.

2. Bệnh trĩ

Khi mang thai nguy cơ mắc bệnh trĩ ở các mẹ bầu cũng sẽ tăng lên bởi những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Đặc biệt là khi thai nhi càng lớn thì sức đè nén lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng sẽ càng gia tăng.

Chính điều này đã khiến cho các cấu trúc mô liên kết để nâng đỡ tĩnh mạch suy yếu dần. Từ đó tạo cơ hội cho những búi trĩ được hình thành và dần tụt ra khỏi lỗ hậu môn.

Bệnh trĩ khi mang thai cũng có thể là hệ quả của tình trạng táo bón trong thai kỳ kéo dài mà không được kiểm soát. Bệnh trĩ không chỉ khiến cho bà bầu bị chảy máu khi đại tiện mà còn gây căng tức và đau rát hậu môn.

3. Nứt kẽ hậu môn

Tình trạng nứt kẽ hậu môn là một hệ quả của táo bón và trĩ. Nó sẽ xuất hiện khi bà bầu cố gắng đại tiện. Việc co giãn quá mức của các cơ xung quanh ống hậu môn sẽ khiến cho niêm mạc và mạch máu bị nứt.

Đây cũng là một trong những lý do khiến bà bầu bị ra máu khi đi đại tiện. Tình trạng nứt kẽ hậu môn nếu không can thiệp sẽ khiến cho vết nứt lớn lên. Điều này tạo cơ hội cho vấn đề viêm nhiễm phát sinh gây lở loét.

4. Chảy máu trực tràng

Đây là một trong những tình trạng rất phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào trong đó có phụ nữ mang thai. Triệu chứng đặc trưng của chảy máu trực tràng đó là mẹ bầu bị ra máu khi đại tiện.

Bên cạnh việc đi ngoài ra máu, bà bầu còn gặp các triệu chứng khác đi kèm. Điển hình như trực tràng căng cứng và đau nhức, cảm thấy chóng mặt hay choáng váng. Nguy hiểm hơn, tình trạng chảy máu trực tràng trở nên nghiêm trọng có thể khiến mẹ bầu ngất xỉu.

Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không?

Tình trạng đi ngoài ra máu ở bà bầu là vấn đề cần chú ý theo dõi sát sao. Bởi đây chính là hiện trạng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ.

Nếu bà bầu chỉ bị đi ngoài ra máu trong khoảng 1 – 2 ngày, sau đó tự hết thì được coi là bình thường và không đáng quan ngại. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ khiến nhiều vấn đề phát sinh.

Máu ra nhiều và kéo dài sẽ khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu máu, mệt mỏi… Lúc này, lượng máu sẽ không cung cấp đủ cho sự phát triển của thai nhi khiến trẻ bị còi cọc, nhẹ cân, suy dinh dưỡng khi sinh ra.

Mẹ bầu hãy thận trọng hơn khi tình trạng đi ngoài ra máu là do táo bón. Nhất là ở những tuần đầu mang thai. Bởi lúc này thai nhi chưa bám chắc vào tử cung, việc cố gắng mót rặn để đại tiện có thể khiến bà bầu đối diện với nguy cơ sảy thai.

Thai kỳ chính là giai đoạn rất nhạy cảm, chính vì thế để khắc phục các vấn đề sức khỏe cũng sẽ khó khăn hơn. Bởi việc điều trị không đúng phương pháp không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn nguy hiểm đến thai nhi.

Khi bị đi ngoài ra máu, tốt nhất mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám khi:

Tình trạng không tự cải thiện sau 1 – 2 ngày

Hậu môn có dấu hiệu nứt lớn, đau rát

Máu chảy ra quá nhiều

Tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn đi kèm

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các thủ thuật y khoa chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó có thể đưa ra được phác đồ chữa trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu cũng có thể được cải thiện tốt khi bà bầu chú ý đến các vấn đề sau đây:

1. Giảm áp lực cho vùng bụng

Việc giảm áp lực cho vùng bụng cũng sẽ khiến bà bầu đại tiện được dễ dàng hơn. Đồng thời còn giúp giảm tình trạng đi ngoài ra máu khi tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị tổn thương.

Các mẹ bầu có thể ngồi xổm khi đi vệ sinh để làm giảm áp lực cho vùng bụng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Một số bài tập thể dục nhẹ như yoga, đi bộ… cũng rất phù hợp với mẹ bầu lúc này.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bà bầu cần điều chỉnh ngay chế độ ăn khi bị đi ngoài ra máu. Bởi chế độ ăn uống tác động rất nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện chức năng của đại tràng để giúp bình thường hóa trạng thái phân cũng như số lần đi tiêu. Rau xanh, gạo nâu, táo lê, chuối, mâm xôi… là những thực phẩm nên được các mẹ bổ sung vào khẩu phần ăn.

Bên cạnh đó, các mẹ cần tránh các thực phẩm khiến hoạt động của hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực. Điển hình nhất là thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ chế biến sẵn…

Việc ăn uống lành mạnh không chỉ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa mà còn giúp bà bầu ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón.

3. Uống nhiều nước

Hoạt động của hệ tiêu hóa cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn khi bạn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Khi đang bị đi ngoài ra máu, bà bầu cần chú ý bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Việc uống đủ nước đặc biệt quan trọng hơn khi mẹ bầu đang mắc chứng táp bón hay bị bệnh trĩ. Bù đủ nước sẽ kích thích quá trình chuyển hóa. Từ đó giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

4. Thiết lập thói quen đại tiện theo giờ

Đây cũng là một trong những cách giúp bà bầu hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu. Buổi sáng khi thức dậy là thời gian được cho là phù hợp nhất để đại tiện.

Việc đại tiện theo một khung giờ nhất định được cho là có thể làm giảm áp lực cho trực tràng và hậu môn. Ngoài ra, các mẹ cũng chú ý không nên nhịn đại tiện. Bởi có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém đi và gây áp lực cho tĩnh mạch trực tràng cũng như hậu môn.

Mẹ bầu chia sẻ về hành trình thoát khỏi bệnh trĩ – Kỳ tích nhờ phương thuốc cổ truyền

5. Vệ sinh hậu môn

Vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm khi các bà bầu bị nứt kẽ hậu môn hay mắc bệnh trĩ. Việc vệ sinh hậu môn đúng cách có thể ngăn ngừa việc hình thành các ổ áp xe khiến hậu môn nóng rát sưng đỏ. Nặng nề hơn là có thể kèm theo các ổ mủ cùng tình trạng viêm nhiễm lan trên diện rộng.

Bà bầu có thể dùng lá diếp cá đun với nước để vệ sinh hậu môn. Thành phần Isoquercetin và Quercetin có trong diếp các sẽ giúp củng cố thành mạch, sát khuẩn cũng như kháng viêm.

Nếu tình trạng đi ngoài ra máu không thể tự hết trong vài ngày thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay. Tuyệt đối không được chủ quan để tránh những hệ lụy nguy hiểm phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Hướng dẫn bài tập giúp đánh bay táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhanh

Ra Máu Khi Mang Thai Phải Làm Gì Và Cách Xử Lý An Toàn

Ra máu khi mang thai phải làm gì? Đây là hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Nếu thấy ra máu đỏ tươi nhiều kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau mỏi thắt lưng, đau bụng… Cần đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu gây thai ngoài tử cung, thai lưu, dọa sảy thai…

Ra máu khi mang thai phải làm gì?

Bà bầu bị ra máu thế nào là bình thường?

Ra máu khi mang thai là hiện tượng bình thường và không phải lo lắng. Thường thì tới tháng thứ 3 của thai kì, cơ thể bà bầu sẽ tiết ra một lượng nhỏ máu nhạt màu. Bởi trong thời gian này, cơ thể tiết ra một loại hormone mới khiến cho cơ thể tiết ra một ít máu để điều tiết quá trình sinh lý.

Ra máu khi mang thai thế nào là nguy hiểm?

Chảy máu trong 3 tháng đầu thai kì có thể là triệu chứng của dọa sảy. Thường thì cứ 5 người sẽ có 1 người bị sảy thai trước tuần thứ 12 của thai kì. Có khoảng 50% bà bầu có hiện tượng chảy máu trong quá trình mang thai nhưng không bị sảy thai. Có một số trường hợp trứng thụ tinh và làm tổ tại thành tử cung nên gây ra hiện tượng bong tróc và chảy máu trong 1-2 tuần đầu tiên. Hiện tượng này kéo dài khoảng 1-2 ngày là hết.

Dấu hiệu sảy thai bà bầu cần lưu ý: Đau bụng giống như đang có kinh nguyệt. Chảy máu âm đạo, xuất hiện những giọt máu nhỏ hoặc có thể là máu cục. Có tâm trạng lo lắng, bất an. Không còn triệu chứng mang thai như buồn nôn, ngực không đau.

Cách xử lý khi bà bầu bị ra máu

Thống kê cho thấy có khoảng 30% trường hợp bà bầu ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm. Quan trọng, nếu bị chảy máu khi mang thai cần báo ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời. Vậy a máu khi mang thai phải làm gì? bị r

Cần theo dõi lượng máu chảy ở âm đạo thông qua băng vệ sinh để biết mình ra bao nhiêu máu khi mang thai. Và máu có màu đỏ, màu hồng, máu cục hay máu tươi.

Nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể nguyên nhân chảy máu khi mang thai là gì để có cách khắc phục kịp thời và tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai, động thai…

Cách khắc phục bà bầu bị ra máu cần có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý: Tốt nhất bà bầu nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn thực phẩm lỏng, dễ tiêu và nên bổ sung món cháo cá chép hay uống nước củ gai rất tốt cho người bị động thai.

Không quan hệ tình dục trong thời gian ra máu khi mang thai.

Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ hàng ngày kể cả khi không bị ra máu nữa để tránh nguy cơ viêm nhiễm.

Cách phòng tránh bà bầu bị chảy máu hồng

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bị chảy máu khi mang thai trước tiên mẹ bầu không nên quá lo lắng và tham khảo thông tin tư vấn của bác sĩ để phòng tránh hiện tượng ra máu hồng khi mang thai hoặc bất kì triệu chứng mang thai gây nguy hiểm nào khác.

Ra máu khi mang thai phải làm gì? Mẹ bầu nên đi khám thai và siêu âm theo đúng định kì để sớm phát hiện và có cách xử lý sớm nhất khi thai nhi có bất thường nào.

Nên đi khám phụ khoa định kì trước và trong thời kì bầu bí để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa và có cách điều trị sớm nhất.

Ngay cả khi không có bất kì dấu hiệu nào chảy máu khi mang thai, bà bầu cũng nên thường xuyên chú ý vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Bà Bầu Bị Chảy Máu Cam Khi Mang Thai Có Sao Không &Amp; Cách Xử Lý An Toàn Hiệu Quả

Trong thời gian mang thai một trong những vấn đề đối với bà bầu là một số bà bầu bị chảy máu cam đặc biệt trong giai đoạn đầu và cuối nên khiến các mẹ bầu khá là lo lắng. Trong giai đoạn mang thai bất cứ một hiện tượng nào cũng khiến các bà bầu lo lắng hết vậy một số bà bầu tò mò không biết tại sao lại chảy máu cam. Cùng với đó là cách điều trị hiệu quả nhất mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi vẫn khiến nhiều người suy nghĩ.

1. Ảnh hưởng của việc bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

Chảy máu cam một vài lần ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giữa thai kì không gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Tình trạng chảy máu cam như đã nêu, là một biểu hiện do những biến đổi lượng hormone trong cơ thể thai phụ. Tuy vậy nếu tình trạng chảy máu cam diễn ra thường xuyên và đột ngột, đặc biệt là ở giai đoạn các tháng cuối thai kỳ, bà bầu cần đảm bảo kiểm tra lại tình trạng cơ thể mẹ và thai nhi đảm bảo.

Chảy máu cam còn có thể là nguyên nhân tác động gây thiếu máu và suy nhược ở thai phụ. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể tác động đến quá trình hình thành của thai nhi. Do đó nếu giai đoạn chảy máu xuất hiện ở các tháng đầu, cần thường xuyên bổ sung các loại dinh dưỡng bổ máu để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Những trường hợp chảy máu cần được lưu ý

Tình trạng chảy máu cam thông thường khi được sơ cứu đúng cách sẽ thuyên giảm sau 10-15 phút. Nếu quá trình chảy máu vẫn xảy ra liên tục sau quá 20 phút, mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bà bầu nên tìm gặp bác sĩ ngay lập tức.

Máu chảy nhiều đột ngột đến mức trào ngược vào khoang miệng cần được cấp cứu kịp thời, đảm bảo bà bầu có thể thở được và không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam

Có đến 20% phụ nữ đang mang thai xuất hiện triệu chứng chảy máu cam, đặc biệt là trong giai đoạn giữa thai kì. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng chảy máu cam ở bà bầu là do những thay đổi hormone tác động, khiến mạch máu mở rộng hơn và dễ dàng bị phá vỡ.

Hormone nữ có tên gọi chính là progesterone và estrogen có tác dụng thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu. Do đó tác động cơ thể sản xuất máu nhiều hơn, khiến tác động mạch máu quá mạnh lên thành mũi gây tuôn trào. Từ đó chảy máu cam xuất hiện.

Bên cạnh đó những nguyên nhân cảm cúm, cảm lạnh ở bà bầu cũng khiến lớp niêm mạc bên trong mũi bị ảnh hưởng, sưng lên và khô, yếu hơn thông thường. Khiến những mạch máu nhỏ trong mũi bị phá vỡ, gây chảy máu nhẹ.

3. Phòng tránh chảy máu cam khi mang thai như thế nào

Phòng hơn chữa, thai phụ cần có những biện pháp giữ gìn cơ thể để đảm bảo không xuất hiện tình trạng chảy máu cam. Những giải pháp phòng ngừa tốt nhất nên biết:

Luôn giữ mũi được ẩm, không quá khô. Không tác động mạnh đến lỗ mũi với những thói quen như ngoáy mũi, rửa mũi quá mạnh và sạch… để tránh gây tổn thương vùng khoang mũi.

Tạo môi trường trong lành và có đủ độ ẩm trong nhà, nếu những ngày thời tiết quá hanh khô để đảm bảo hô hấp ổn định.

Uống nhiều nước và bổ sung các khoáng chất cần thiết để đảm bảo ngăn chặn màng tiết nhầy quá nhiều, khiến các mô khác có thể bị mất nước, khô gây chảy máu cam.

4. Bà bầu nên làm gì khi bị chảy máu cam

Giống với những biện pháp sơ cứu cho người bình thường, bà bầu nên thực hiện đúng cách để giảm tình trạng chảy máu cam hiệu quả

Máu sẽ tự đông lại sau 20 phút, dùng bông chấm nhẹ để ngăn máu chày quá nhiều.

Tuyệt đối không đưa tay hay tăm bông ngoáy sâu vào bên trong mũi. Không nên uống nước nóng, các mạch máu sẽ bị giãn nở bên trong mũi.

Không hỉ mũi hay nằm ngửa đầu. Máu ra nhiều đột ngột sẽ chảy vào miệng gây khó thở và sặc cho bà bầu.

Ngồi nghỉ, đầu hướng về phía trước và bịt mũi khoảng 5-7 phút.

Thở đều và nghiêng đầu về phía trước để máu không chảy ngược vào cổ họng. Ngửa cổ sẽ khiến máu chảy nhiều vào cổ họng, gây cảm giác buồn nôn.

Cách Xử Lý Thai Ngoài Ý Muốn An Toàn Nhất

ĐỌC TIẾP

Nguyên nhân dẫn đến có thai ngoài ý muốn:

Không sử dụng đúng biện pháp tránh thai:

Nhiều phụ nữ do sử dụng các biện pháp tránh thai kiểu truyền thống nên có tính rủi ro rất cao như xuất tinh ngoài âm đạo, tính ngày rụng trứng…dù trong nhiều trường hợp rất hiệu quả, nhưng cũng nhiều người không tránh được các rủi ro, cụ thể là vẫn có thai như bình thường.

Những biện pháp tránh thai sau được xem là mang lại hiệu quả cao hơn, được khuyên dùng nhiều nhất chính là sử dụng bao cao su, triệt sản nam, triệt sản nữ, sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc viên tránh thai khẩn cấp, cấy que tránh thai, sử dụng thuốc tiêm.

Sai trong cách sử dụng biện pháp tránh thai:

Sử dụng bao cao su: Bao cao su là biện pháp tránh thai rất phổ biến và được khuyên dùng nhưng nhiều người mua phải bao cao su kém chất lượng, sản xuất bị lỗi, đeo không đúng cách, bao bị thủng…

Thuốc tránh thai khẩn cấp: Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ hiệu quả khi bạn mua được đúng thuốc chuẩn, uống đúng thời điểm, nhiều người uống xa thời điểm quan hệ tình dục quá khiến thuốc bị mất tác dụng. Uống quá nhiều trong khi lời khuyên của bác sỹ là chỉ nên uống tối đa hai lần trong một tháng.

Thuốc tránh thai hằng ngày: Người uống phải tuân thủ đúng theo lịch uống, phải uống hằng ngày nhưng nhiều người chỉ cần 1 ngày quên mà không chịu uống bù thì thuốc cũng mất tác dụng. Do thuốc tránh thai hàng ngày có chứa nội tiết tố Oestrogen và Progesteron nên nếu quên bắt buộc phải uống bù ngay khi nhớ ra. Trường hợp quên 4 viên thì cần thay sang vỉ thuốc mới.

Những biện pháp tránh thai mang tính dài hạn như tiêm tránh thai, cấy que tránh thai hoặc đặt vòng làm ở cơ sở không đảm bảo, và cũng không thường xuyên đi kiểm tra theo chỉ định của bác sỹ.

Dấu hiệu nhận biết bạn đã có thai ngoài ý muốn:

Bị chậm kinh:

Mất kinh là một trong những dấu hiệu sớm nhất để xác định xem mình đã có thai hay không. Nếu vòng kinh của bạn đều mà bị quá 10 ngày trở lên thì nên mua que về thử hoặc nên tới viện kiểm tra ngay.

Biểu hiện có thai sớm:

Nhiều bạn có thai ở tuần thứ 6 đã có những biểu hiện mang thai như hay bị choáng, chán ăn, buồn nôn, thèm đồ chua…

Bầu ngực có sự thay đổi:

Khi mang thai, nội tiết tố sẽ có sự thay đổi nên bạn sẽ thấy ngực mình to hơn và đầu ngực sẽ đậm hơn. Thậm chí, sau 12 tuần sẽ tiết một chút sữa.

Cách xử lý thai ngoài ý muốn an toàn nhất:

Nếu thực sự không muốn sinh nở, hoặc thai có biểu hiện bất thường, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, bạn có quyền lựa chọn các phương pháp chấm dứt thai an toàn và hợp pháp. Chú ý là an toàn khi phá thai sớm (dưới 12 tuần tuổi), thai to nếu phá sẽ rất nguy hiểm.

Xử lý thai ngoài ý muốn bằng thuốc:

Xử lý thai ngoài ý muốn bằng thuốc áp dụng khi bạn có thai trong tử cung dưới 63 ngày ( tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng ), kiểm tra sức khỏe không mắc các bệnh lý chống chỉ định hay dị ứng với các thành phần của thuốc, thực hiện tại các cơ sở được Bộ y tế cấp phép.

Hai loại thuốc được dùng là Mifepristone có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của thai và Misoprostol để gây co cơ tử cung, đẩy thai ra ngoài. Liều thứ nhất uống ngay tại cơ sở y tế, liều thứ hai bạn mang về nhà uống. Hai loại thuốc được sử dụng cách nhau 1,5 – 2 ngày khi thai nhỏ hơn 49 ngày tuổi.

Tỷ lệ thành công của phương pháp này khá cao từ 95 – 99%. Trường hợp không thành, bắt buộc dùng biện pháp thứ hai.

Xử lý thai ngoài ý muốn bằng bơm hút chân không:

Phương pháp xử lý thai ngoài ý muốn này dùng bơm hút chân không để chấm dứt thai. Một ống hút nhỏ bằng nhựa đã tiệt khuẩn sẽ được đưa vào lòng dạ con để hút thai ra, chỉ áp dụng cho thai dưới 12 tuần tuổi. Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ tầm 20 phút, tỷ lệ thành công cao đến 99%.

Tuy nhiên, cần được thực hiện tại địa chỉ uy tín, các bác sỹ giàu kinh nghiệm để tránh bị nhiễm trùng, sót nhau, sót thai, dính lòng tử cung, nặng nề hơn là choáng, băng huyết, thủng dạ con…

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Đi Ngoài Ra Máu Có Sao Không Và Cách Xử Lý An Toàn trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!