Xem Nhiều 6/2023 #️ Bà Bầu Đi Đại Tiện Nhiều Lần Trong Ngày Là Do Đâu? Cách Khắc Phục # Top 9 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bà Bầu Đi Đại Tiện Nhiều Lần Trong Ngày Là Do Đâu? Cách Khắc Phục # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Đi Đại Tiện Nhiều Lần Trong Ngày Là Do Đâu? Cách Khắc Phục mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí

Bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng, này nên được khắc phục sớm để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

9 tháng 10 ngày mang thai là giai đoạn cực kỳ khó khăn và vất vả với phụ nữ. Ngoài việc bà bầu đi đại tiện nhiều lần ra thì bà bầu còn thường gặp những triệu chứng như: đau lưng, chuột rút…Đây là những triệu chứng thường thấy ở bà bầu. Nhưng, không phải ngẫu nhiên mà các bà bầu lại xuất hiện các triệu chứng này. Vậy, nguyên nhân gì khiến bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Nguyên nhân khiến bà bầu đi đại tiện nhiều lần 

Nếu hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày chỉ xuất hiện một hai ngày rồi tự mất thì có thể không quá nghiêm trọng. Nhưng khi hiện tượng này lặp đi lặp lại thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ tùy theo mức độ nặng nhẹ của hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Qua quan sát tính chất và hình dáng của phân mà có thể đưa ra một số phán đoán về nguyên nhân gây ra bệnh.

Thay đổi trong khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng 

Khi mang thai bà bầu phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hoàn toàn. Nhiều bà mẹ trước đó đang phải ăn kiêng để giảm cân hoặc có chế độ ăn ít hơn bình thường thì nay phải ăn nhiều hơn. Mục đích là để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Sự thay đổi đột ngột lượng thực phẩm hấp thụ có thể khiến bụng, dạ dày và các cơ quan tiêu hóa gặp khó chịu, từ đó gây ra hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày.

Trường hợp này không quá nguy hiểm, sau một vài ngày dạ dày cũng như cơ quan tiêu hóa sẽ thích ứng dần và bà bầu sẽ trở lại thói quen đại tiện như bình thường.

Bà bầu nhạy cảm với một số loại thức ăn khi mang thai

Đây là nỗi khổ sở của rất nhiều bà bầu. Một số thực phẩm mà trước khi mang bầu sử dụng có thể không gây ra những tác dụng phụ gì nhưng bây giờ sử dụng thì có thể gây ra một số những tác dụng như chướng bụng, đầy hơi. Thậm chí nhiều bà bầu còn thấy đau bụng và đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Thay đổi hocmone thai kỳ

Hocmone thai kỳ thay đổi nhất là sự gia tăng của progesterone khiến hệ tiêu hóa phải làm việc chậm lại. Nhu động ruột sẽ kéo dài thời gian làm việc và thư giãn quá nhiều gây ra tình trạng thức ăn nằm lại trong dạ dày và đại tràng lâu hơn. Từ đó khiến bà bầu thường xuyên bị đầy hơi, khó chịu ở bụng dưới.

Do tác dụng phụ của vitamin thai kỳ

Bà bầu cần thiết phải sử dụng một số các vitamin bổ sung cho sự phát triển hệ xương, răng và thần kinh của thai nhi như sắt, canxi, DHA…Tuy nhiên một số loại vitamin này có thể gây khó chịu cho bộ máy tiêu hóa của bà bầu. Khiến bà bầu chướng bụng và đại tiện nhiều lần trong ngày.

Lúc này bà bầu nên tham khảo với bác sĩ sản khoa để đổi sang các loại vitamin dòng khác phù hợp hơn.

Không dung nạp lactose

Đường lactose có nhiều trong sữa của bà bầu. Tùy theo cơ địa của từng người mà có phụ nữ không dung nạp đường này. Nếu vẫn cố sử dụng thì đường lactose sẽ phân hủy thành chất lỏng và khí. Từ đó gây ra các triệu chứng tiêu chảy hoặc đại tiện nhiều lần trong ngày ở bà bầu.

Nhiễm trùng đường ruột

Thai kỳ là thời kỳ hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của bà bầu hết sức nhậy cảm. Nếu không chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì bà bầu có thể bị nhiễm trùng đường ruột ngay. Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột có thể chỉ ra như: vi khuẩn e.coli, rota và salmonella.

Khi nhiễm phải những khuẩn này bà bầu sẽ có hiện tượng tiêu chảy, đau bụng, nôn và sốt.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường khiến người bệnh có hiện tượng đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, táo bón và tiêu chảy xen kẽ.

Bà bầu đi đại tiện nhiều lần có nguy hiểm không?

Hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày chẳng những khiến sức khỏe và tinh thần của bà bầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mà còn gây ra những tác hại xấu đến sức khỏe của thai nhi trong bụng.

Nếu bà bầu đại tiện nhiều lần và thường xuyên đại tiện phân lỏng, nhiều nước thì sẽ khiến bà bầu bị mất nước. Mất nước khiến bà bầu suy kiệt và mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn hiện tượng mất nước trong thời gian dài khiến việc hấp thu và dung nạp chất dinh dưỡng của thai nhi cũng bị tác động. Trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu chất và chậm phát triển.

Cách khắc phục khi bà bầu đi đại tiện nhiều lần

Hiện tượng đại tiện nhiều lần trong ngày thực sự khiến sức khỏe của bà bầu cũng như thai nhi trong bụng bị ảnh hưởng. Vì thế nên nhanh chóng khắc phục sớm để bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh.

Ngoài thăm khám ngay các bác sĩ sản khoa hoặc chuyên khoa tiêu hóa để tìm đúng nguyên nhân gây ra bệnh, bà bầu nên thực hiện một số lưu ý sau:

Lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Một số những thực phẩm lành mạnh rất có lợi cho hệ tiêu hóa mà bà bầu nên sử dụng thường xuyên như: chuối, táo, khoai tây, cà rốt, bánh mì nướng, sữa chua, thịt nạc. Những thực phẩm này sẽ giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột và cung cấp chất dinh dưỡng cho bà bầu.

Uống đủ nước

Uống nhiều nước sẽ khiến bà bầu đi tiểu nhiều lần nhưng đây là cách bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Và giúp bổ sung lượng nước bị thiếu hụt khi bà bầu đi đại tiện nhiều lần.

Việc đi tiểu nhiều không gây ảnh hưởng bất kì đến sức khỏe mà còn giúp bà bầu thanh lọc cơ thể, chỉ là hơi bất tiện mà thôi. Vì vậy, bà bầu nên bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Ăn chín uống sôi

Đây là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn hay rối loạn hệ tiêu hóa. Bà bầu nên nhớ tuyệt đối không ăn những thực phẩm chưa chín, thực phẩm sống, thực phẩm tái. Nên ăn chín uống sôi để hạn chế được rủi ro và phòng được bệnh tật hiệu quả.

Mang Thai Đi Đại Tiện Ra Máu Là Do Đâu?

Điểm trung bình: 4.2/5 Bài viết có ích: 917 lượt bình chọn

Chào bác sỹ, bác sỹ cho hỏi mang thai đi là do đâu? Tôi đang mang thai lần đầu ở tháng thứ 5 thai kỳ, dạo gần đây tôi đi đại tiện thấy xuất hiện máu dính ở giấy vệ sinh. Tôi rất lo lắng, không biết đây là bệnh gì và mang thai đại tiện ra máu là do đâu? Xin bác sỹ tư vấn giúp tôi. Cảm ơn bác sỹ!

Chào chị Trang, theo thông tin chị cung cấp thì chị đang mang thai đi đại tiện ra máu, số lượng máu chảy ra vẫn còn ít vì chỉ thấy thấm ở giấy vệ sinh. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên chị nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để giải đáp thắc mắc của chị, chúng tôi xin tư vấn cho chị như sau.

Mang thai đại tiện ra máu là do đâu?

Phụ nữ mang thai đại tiện ra máu là do những nguyên nhân sau:

Khi mang thai, nhiều chị em phụ nữ thường có chế dộ dinh dưỡng không hợp lý, gây ra tình trạng táo bón. Táo bón là nguyên nhân chính gây nên chứng đại tiện ra máu ở phụ nữ mang thai.

Khi mang thai, người phụ nữ sẽ bị tăng áp lực ổ bụng, đặc biệt là giai đoạn thai kỳ cuối. Lúc này, bào thai càng ngày càng to, gây chèn ép tử cung lên tĩnh mạch ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết gây ra tình trạng táo bón kéo dài. Lúc này, ở đoạn cuối trực tràng và hậu môn thường bị nứt nên khi đại tiện, phân tác động vào vết nứt gây chảy máu.

Nứt kẽ hậu môn là biến chứng của bệnh trĩ, khi bị táo bón người bệnh sẽ phải dùng nhiều sức để đẩy khối phân ra ngoài, làm các nếp gấp hậu môn bị nứt ra gây tình trạng đại tiện ra máu.

Phụ nữ đi đại tiện ra máu khi mang thai không nên coi thường và chủ quan với căn bệnh này. Đại tiện ra máu có thể khiến tinh thần sức khỏe của cả mẹ và vé xấu đi, khiến cơ thể bà bầu suy nhược mệt mỏi, chán ăn.

Đại tiện ra máu và những vấn đề bạn cần biết

Chị em phụ nữ mang thai đại tiện ra máu nếu để lâu rất nguy hiểm, sẽ dẫn đến chứng thiếu máu trầm trọng, điều này đồng nghĩa với lượng máu (Chất dinh dưỡng) cung cấp cho thai nhi giảm. Khi máu không đủ cung cấp cho thai nhi, sẽ dẫn tới tình trạng bé chậm phát triển, trẻ sinh ra bị thiếu cân, còi cọc, suy dinh dưỡng… Nặng nề hơn có thể dẫn tới sảy thai do sức khỏe của thai phụ kém, cơ thể suy nhược, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng máu, sốc, ngất xỉu… do mất máu quá nhiều.

Chữa trị chứng đại tiện ra máu cho phụ nữ mang thai

Chúng tôi khuyên chị Trang nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, để biết chính xác nguyên nhân gây chứng đại tiện ra máu của mình là do đâu, để có phương pháp chữa trị kịp thời. Phụ nữ mang thai đại tiện ra máu không thể sử dụng thuốc hoặc các phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh vì gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Cách tốt nhất để cho phụ nữ mang thai là người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, cung cấp chất xơ, thực phẩm nhuận tràng trong mỗi bữa ăn, đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ cố định. Khi đã trải qua thời kì mang thai và có đủ sức khỏe cho cả mẹ và bé, chị em phụ nữ nên đi chữa trị chứng đại tiện ra máu để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bà Bầu Bị Buồn Nôn Về Đêm Do Đâu? Cách Khắc Phục

Buồn nôn trong thời gian thai kỳ là vấn đề mà bất cứ bà bầu nào cũng từng gặp phải. Tuy nhiên, một số bà bầu có triệu chứng này xuất hiện vào ban đêm làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể giải đáp thắc mắc này.

Bà bầu bị buồn nôn về đêm do đâu?

Trong thời gian thai kỳ, tình trạng buồn nôn luôn là một dấu hiệu mà các mẹ bầu thường gặp phải. Nó có thể xảy ra vào cả ban đêm khiến cho giấc ngủ của bạn không được đảm bảo. Vấn đề này xảy ra có thể bao gồm một số nguyên nhân sau đây:

Bà bầu đang có dấu hiệu thay đổi đột ngột về hormone donadotropin do chúng được sản xuất rất nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này khiến cho cơ thể người mẹ không thích ứng kịp và thường sẽ gây ra các cơ buồn nôn như một phản xạ chống lại sự biến đổi này. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nó thường xảy ra vào ban đêm khiến bà bầu mất ngủ.

Số lượng hormone estrogen và progesterone ngày càng tăng cao làm cho khứu giác của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với các mùi hương xung quanh, kể cả trong khi ngủ. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ói của bà bầu vào ban đêm.

Khi bà bầu gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Quá trình này diễn ra có thể sẽ gây ra chứng ợ chua, ợ nóng và có thể là nôn ói vào ban đêm.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý có thể sẽ làm tăng tình trạng buồn nôn diễn ra vào thời điểm này.

Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi và lo âu quá nhiều làm ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của các mẹ bầu, từ đó dễ xuất hiện nguy cơ nôn ói diễn ra vào buổi tối.

Bà bầu bị buồn nôn về đêm khi nào cần thăm khám bác sĩ

Bà bầu gặp tình trạng buồn nôn về đêm không phải một vấn đề bất thường. Hiện tượng này có thể tùy vào sức khỏe và cơ địa của từng bà bầu mà có những biểu hiện khác nhau, đồng thời nó còn phụ thuộc vào một số nguyên nhân tác động từ bên ngoài. Vì vậy, đối với những trường hợp này bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sẽ cải thiện được tình trạng này một cách hiệu quả.

Mặc khác, tình trạng ốm nghén ở bà bầu gây nôn ói về đêm nhiều trong một số trường hợp có thể sẽ dẫn đến một số nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu. Nếu bạn thấy hiện tượng này xuất hiện đồng thời với các dấu hiệu sau đâu thì tốt nhất nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe ngay.

Cơn buồn nôn về đêm xuất hiện với tần số cao và không có dấu hiệu thuyên giảm qua nhiều ngày.

Tình trạng nôn mửa thường xuất hiện sau khi dùng một số loại thực phẩm nhất định. Lúc này có thể bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng dạ dày.

Đi tiểu ít, thường xuyên cảm thấy chóng mặt.

Xuất hiện tình trạng nôn ra máu.

Khắc phục tình trạng bà bầu bị buồn nôn về đêm

Bà bầu gặp tình trạng buồn nôn về đêm thường ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Vì thế, các mẹ bầu luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, nếu diễn biến lâu hơn nó có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để cải thiện vấn đề này.

1. Bổ sung đủ nước

Nước là một trong những thành phần quan trong đối với cơ thể con người. Đối vớ phụ nữ mang thai thì nó càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bà bầu nếu thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn về đêm. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể không được cung cấp đủ nước. Vì vậy, các mẹ bầu nên lưu ý bổ sung đầy đủ mỗi ngày hơn 2 lít nước để có thể hạn chế tình trạng nôn ói xảy ra vào ban đêm hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý không nên uống nước trong khi ăn hoặc sau khi ăn quá no vì sẽ làm cho tình trạng buồn nôn có nguy cơ xảy ra cao hơn trong lúc ngủ. Đồng thời, nên uống một ít nước trước khi ngủ, điều này sẽ giúp làm tăng dịch vị của dạ dày, từ đó hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trong khi ngủ.

2. Thay đổi tư thế ngủ

Tư thế ngủ của các bà bầu cũng có tác động đến việc buồn nôn về đêm. Bởi lẽ đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không được thay đổi tư thế ngủ đúng cách, lâu ngày không chỉ dẫn đến tình buồn nôn gây mất ngủ mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng.

Theo đó, bà bầu nên nằm với tư thế cong hai chân và nghiêng về phía bên trái. Đồng thời, bạn cũng có thể mua thêm một số loại gối ôm chuyên dụng dành cho bà bầu để kẹp giữa hai gối khi ngủ cho thoải mái hơn. Điều này sẽ giúp đảm bảo giấc ngủ cho các mẹ bầu và hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng buồn nôn về đêm ở các mẹ bầu.

3. Chia nhỏ bữa ăn

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là không ăn quá no trước khi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm. Theo các chuyên gia khuyên rằng, các mẹ bầu không nên để bụng quá no hoặc quá đói vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thai nghén, nhất là bữa tối. Hơn nữa, các loại thực phẩm mà bạn dùng nên đảm bảo tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu.

Nếu vào buổi tối bạn cảm thấy đói có thể ăn nhẹ bằng vài chiếc bánh quy hoặc trái cây khô và một ít nước. Nên hạn chế ăn những loại thực phẩm gây no lâu hoặc khó tiêu. Điều này sẽ tác động không tốt đến hoạt động của dạ dày và có thể sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản gây buồn nôn về đêm.

4. Xông tinh dầu trong phòng ngủ

Tinh dầu có khả năng giúp cho đầu óc thoải mái và thư giãn hơn lúc ngủ. Việc này không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm. Đây là một liệu pháp đã được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại, tinh dầu thiên nhiên giúp bạn cải thiện được tinh thần và có một số tác dụng nhất định đối với sức khỏe của cơ thể.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu của hoa oải hương hoặc bạc hà. Những loại này vừa giúp bạn thư giãn vừa có tác dụng ức chế con buồn nôn hiệu quả. Mẹ bầu có thể cho vài giọt tinh dầu ra tay hoặc khăn để ngửi. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nến thơm cũng cho công dụng tương tự. Ngoài ra, nếu muốn tiện lợi và hiệu quả hơn bạn có thể mua máy xông tinh dầu để trong phòng ngủ của mình và sử dụng mỗi ngày.

5. Không làm việc quá sức

Cơ thể phụ nữ trong quá trình mang thai có những thai đổi rất lớn. Vì thế, lúc này khả năng bà bầu sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Nếu lâu ngày vẫn không có cách khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Từ đó dễ khiến tình trạng ốm nghén diễn ra trầm trọng hơn và xảy ra hầu như vào ban đêm, điều này sẽ tác động rất nhiều đến giấc ngủ của bạn.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế những công việc quá nặng nhọc, cắt giảm bớt các hoạt động buộc bạn phải vận động quá sức. Đồng thời, nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có thể ổn định và trở lại trạng thái bình thường. Nếu tình trạng buồn nôn làm bạn mất ngủ vào buổi tối thì ban ngày hãy cố gắng bù lại để đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngủ, giúp cơ thể lấy lại hiệu quả nguồn năng lượng cần thiết.

6. Luyện tập hít thở

Các bài tập hít thở giúp tác động đến các cơ quan trong hệ hô hấp và hạn chế được tình trạng buồn nôn vào ban đêm. Nếu trong khi ngủ và bạn cảm thấy tình trạng này sắp diễn ra thì nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Bạn có thể dùng một tay che một bên mũi sau đó hít thở và lặp lại tương tự với bên còn lại đến khi cơn ốm nghén dịu xuống.

7. Tránh xa nơi có mùi mạnh

Khi mang thai, bà bầu thường sẽ rất nhạy cảm với các mùi hương xung quanh. Đặc biệt là những mùi khó chịu từ thực phẩm, hóa chất hoặc từ các loại mĩ phẩm khác nhau. Một khi tiếp xúc với những tác nhân này sẽ khiến cho các mẹ bầu nhanh chóng rơi vào trạng thái dễ buồn nôn. Điều này còn có thể diễn ra ngay cả ban đêm và trong lúc đang ngủ say.

Cách tốt nhất để hạn chế được tình trạng này là hãy tránh xa những loại thức ăn có chứa nhiều gia vị. Đồng thời, nên đảm bảo căn phòng của bạn không có bất kỳ tác nhân nào gây ra những mùi hương khó chịu. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên chú ý mở cửa sổ ngay để cơn buồn nôn sẽ không diễn ra làm bạn khó chịu và mệt mỏi về đêm.

8. Hạn chế thực phẩm nhiều đường và chất béo

Ăn quá thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo trước khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng buồn nôn diễn ra mạnh mẽ vào ban đêm. Chính vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ăn các món chiên, rán nhiều dầu mỡ để hạn chế hiện tượng nôn ói diễn ra trầm trọng hơn. Nếu bạn vẫn giữ thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và sẽ khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quả diễn ra thường xuyên.

Những loại thực phẩm bạn cần bổ sung lúc này là các loại trái cây, rau củ giàu chất xơ. Điều này giúp cơ thể bổ sung thêm được một lượng nước và hàm lượng vitamin cần thiết. Đây là một thói quen tốt khi không chỉ hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm mà còn giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn để đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng.

9. Cải thiện không gian ngủ

Như đã nói trên, khứu giác của các mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm trong giai đoạn thai nghén trước bất kỳ tác nhân từ bên ngoài. Vì vậy, đây là lúc bạn đảm bảo không gian sống của mình phải thật sạch sẽ và thoáng mát, nhất là phòng ngủ. Việc đảm bảo không khí sạch sẽ và thơm tho trong phòng không những giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon hơn mà còn có thể hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm.

Hãy đảm bảo các tác nhân xấu không có cơ hội tấn công vào cơ thể của bạn bằng cách vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ. Nên chú ý giặt giũ chăn mềm thường xuyên và sử dụng thêm một số loại tinh dầu để hạn chế các mùi hương khó chịu xâm nhập vào phòng dẫn đến tình trạng nôn ói.

10. Ngủ đúng giờ

Giấc ngủ đối với bất kỳ đối tượng nào cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Trong khi ngủ cơ thể có thể sẽ được nghỉ ngơi và lấy lại nguồn năng lượng đã mất đi sau một ngày dài. Việc ngủ đúng giờ giúp các bà bầu hình thành một thói quen tốt, điều này còn có thể làm hạn chế tình trạng buồn nôn về đêm. Đồng thời, việc thiết lập cho cơ thể một khung giờ sinh hoạt nhất định sẽ giúp các cơ quan thực hiện các chức năng của mình tốt hơn.

11. Bổ sung vitamin

Thiếu hụt một số nguồn vitamin có thể dẫn đến tình trạng bà bầu hay buồn nôn vào ban đêm. Đặc biệt là các loại vitamin như B6, B12, vitamin C, những loại dưỡng chất này có tác dụng công hiệu trong việc hạn chế tình trạng thai nghén ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện liệu pháp này để tránh cơ thể bị phản ứng với một số thành phần và giúp đạt được hiệu quả cao hơn.

12. Sử dụng gừng

Chữa buồn nôn cho bà bầu bằng gừng là phương pháp đã được áp dụng từ rất lâu. Cách này được các bà bầu áp dụng khá phổ biến bởi nó đem lại hiệu quả cao và rất lành tính, an toàn. Đây được xem như một phương thuốc tự nhiên giúp bà bầu ức chế được tình trạng thai nghén của mình tốt nhất.

Bất cứ khi nào bạn có cảm giác buồn nôn thì nên ngậm ngay một lát gừng sẽ thấy tình trạng này được thuyên giảm ngay. Các mẹ bầu có thể chuẩn bị sẵn một ly trà gừng ấm và uống một ít trước khi ngủ để phòng ngừa hiện tượng này xuất hiện vào ban đêm. Nhưng bạn nên lưu ý rằng, không nên quá lạm dụng việc sử dụng gừng tươi hoặc trà gừng vì có thể sẽ làm tăng kích thích cho tử cung, đồng thời có thể làm mỏng các thành máu rất nguy hiểm.

Đau Lưng Khi Mang Thai Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Khắc Phục Là Gì?

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, xảy ra ở hơn 50% bà bầu trong quá trình thai nghén. Với một số mẹ bầu, biểu hiện đau lưng khi mang chỉ thoáng qua, không đáng kể.

Đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất là từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng. Tình trạng đau lưng phổ biến nhất khi mang thai là:

Đau thắt lưng (vùng ngang lưng): Khi mang thai, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là mẹ sẽ cảm thấy các đốt sống ngang thắt lưng, đặc biệt là phần lưng dưới xuất hiện những cơn đau nhức hoặc bị mỏi. Phụ nữ mang thai đau thắt lưng thường kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng về sau.

Đau xương chậu: Song song với đau thắt lưng thì mẹ bầu cũng gặp phải tình trạng đau xương chậu. Các cơn đau mỏi ở vùng đệm của mặt xương chậu, đau sâu trong mông, đau trên một hoặc cả hai bên mông hoặc nửa sau đùi. Cơn đau này sẽ kéo dài trong suốt thời gian mang thai.

Đau xương chậu khi mang thai do đâu và cách khắc phục?

Đau lưng khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến đối với phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ.

Các nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng

1. Thay đổi hormone thai nghén

Khi mang thai, hormone thai nghén Progesterone khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão” nên thỉnh thoảng nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.

2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi

Bình thường, các cơ vùng bụng của phụ nữ đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Nhưng trong thời gian mang thai, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” hơn trong thời gian mang thai và bị giãn mạch do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.

Bà bầu có thể cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng khi mang thai lần thứ hai bởi vì các cơ này đã bị mềm đi trong lần mang thai đầu tiên.

3. Do căng cơ lưng

Có thể nói nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi mang thai đó chính là căng cơ lưng. Tử cung của các mẹ sẽ càng trở nên nặng hơn khi thai nhi càng lớn dần. Bởi vì phần trọng lượng tăng lên này tập trung ở phía trước bụng, nên đa số các bà bầu theo phản xạ tự nhiên sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước.

4. Ngồi sai tư thế

Tư thế nằm khi mang thai tốt cho mẹ bầu?

Rất nhiều mẹ bầu thích cách ngồi bệt trên sàn nhà

Làm sao để ngăn ngừa đau lưng khi mang thai?

– Mẹ nên tránh mang giày cao gót. Tốt nhất là đi giày thấp (không phải giày đế bằng) với miếng đệm lót lòng bàn chân.

– Không nên xách vật nặng có thể làm căng cơ. Hãy nhờ người khác giúp khi phải nhấc các vật nặng.

– Tránh đứng yên quá lâu. Khi phải đứng lâu, mẹ bầu có thể đặt một chân lên ghế đẩu hoặc một cái hộp, thỉnh thoảng di chuyển để khớp gối dễ chịu.

– Các mẹ cũng nên kiểm tra xem tấm nệm đang nằm có hỗ trợ tư thế ngủ của bà bầu không. Nếu nệm lún và không thể giữ cột sống bà bầu thẳng thì mẹ nên đổi tấm nệm khác hoặc có thể đặt một tấm ván giữa lớp đệm và bộ phận lò xo của giường.

– Mẹ bầu nên ngồi trên loại ghế có thiết kế hỗ trợ tốt cho lưng, hoặc dùng một chiếc gối nhỏ đặt phía sau ở phần lưng dưới.

Luyện tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm đau lưng ở mẹ bầu

Thói quen luyện tập đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Vận động thường xuyên với những bài tập có cường độ phù hợp sẽ giúp cải thiện khả năng vận động, tăng độ dẻo dai, linh hoạt của đốt sống, …

Vận động hợp lý không chỉ giảm đau nhức lưng mà còn hạn chế các cơn đau nhức ở các vị trí khác. Phụ nữ mang thai luyện tập trong suốt thời gian thai kỳ sẽ dễ dàng hơn khi sinh nở.

Các bộ môn được khuyến khích cho phụ nữ mang thai như: yoga, đi bộ, bơi lội, …

Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ

Mẹ bầu bị đau thắt lưng khi mang thai nên đi khám nếu có một trong các tình trạng sau:

Các bài tập giúp điều trị đau lưng cho bà bầu

Các bài tập rèn luyện sức khỏe vùng lưng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong những cách điều trị đau lưng ở bà bầu. Mẹ bầu có thể tận dụng các bài thể dục đơn giản để rèn luyện sức khỏe và khắc phục chứng đau nhức lưng.

1. Bài thể dục giãn cơ lưng dưới

Cách thực hiện:

Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế quỳ với các điểm chạm của cơ thể lên sàn là bàn tay và đầu gối. Mẹ bầu chú ý điều chỉnh để tay và đầu gối vuông góc với sàn nhà.

Bước 2: Nâng phần vai lên cao, đầu cúi xuống đồng thời điều chỉnh để cổ và lưng thẳng hàng với nhau.

Bước 3: Mẹ duy trì tư thế này trong khoảng 15 – 30 giây sau đó nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu rồi thực hiện lại. làm liên tục 10 – 15 lần cho mỗi lần tập.

2. Bài tập thư giãn xương chậu

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đứng thẳng lưng cách tường khoảng 40cm, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng, thả lỏng cơ thể.

Bước 2: Từ từ hạ thấp cơ thể, đầu gối chùng xuống để các điểm lưng, đầu, cổ chạm vào tường là được

Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 – 5 giây rồi nhẹ nhàng nâng cơ thể lên trở về tư thế đứng thẳng ban đầu.

3. Bài tập Yoga tư thế con mèo

Tư thế con mèo giúp giải phóng vùng cơ, dây thần kinh lưng từ đó khắc phục cơn đau thắt lưng thường gặp ở bà bầu.

Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế em bé tập bò với các điểm tiếp xúc là lòng bàn tay, đầu gối và mu bàn chân.

Bước 2: Rướn cao đầu, hạ thấp bụng sao cho xương cột sống tạo thành một đường hơi võng tại thắt lưng đồng thời hít một hơi thật sâu.

Bước 3: Từ từ cúi đầu xuống kết hợp với đẩy lưng lên trên và thở ra nhẹ nhàng

Thực hiện động tác 5 – 10 lần cho mỗi đợt tập luyện.

Bài tập Yoga với tư thế con mèo

4. Bài tập Yoga tư thế con bướm

Tư thế con bướm là bài tập cải thiện tình trạng đau lưng đồng thời điều chỉnh nhu động đường tiêu hóa để cải thiện chức năng hấp thu của cơ quan tiêu hóa.

Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế ngồi, giữ cho lưng thẳng, đưa chân khoanh ra phía trước điều chỉnh để lòng bàn chân áp vào nhau, hai tay đặt lên trên hai đầu gối.

Bước 2: Cố gắng ép hai đầu gối xuống sàn sao cho thấp nhất có thể. Duy trì vị trí của hai đầu gối trong khoảng 5 nhịp thở rồi thả lỏng đến chúng trở về bình thường.

Bước 3: Lặp lại động tác liên tục khoảng 10 – 15 lần cho mỗi đợt tập để có được hiệu quả kiểm soát cơn đau tốt nhất.

Bài tập Yoga tư thế con bướm

5. Bài tập Yoga tư thế nghiêng lườn

Tư thế nghiêng lườn giúp kéo giãn cột sống đồng thời giải tỏa áp lực cho phần cơ hông, kéo giãn và thư giãn các cơ nên giúp giảm đau lưng hiệu quả.

Bước 1: Ngồi xếp bằng trên sàn, giữ lưng thẳng, hai tay đặt thoải mái bên cạnh người hoặc trên đầu gối.

Bước 2: Đưa tay phải thẳng lên cao qua đầu đồng thời nghiêng lườn về một thân người về phía bên trái, khuỷu tay trái chống vuông góc với mặt sàn.

Bước 3: Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây – 1 phút rồi từ từ trở về tư thế ban đầu. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

Mẹ bầu nên tập liên tục khoảng 10 lần cho bài tập này trong mỗi lần tập.

Bài tập Yoga tư thế nghiêng lườn

Tuthuoc24h

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Đi Đại Tiện Nhiều Lần Trong Ngày Là Do Đâu? Cách Khắc Phục trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!