Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Đi Đại Tiện Khó: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà bầu đi đại tiện khó: Nguyên nhân và cách cải thiện
Điểm trung bình: 4.7/5 Bài viết có ích: 654 lượt bình chọn
Bà bầu đi đại tiện khó không còn là hiện tượng hiếm gặp ở phụ nữ. Vậy bà bầu đi đại tiện khó: Nguyên nhân và cách cải thiện như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời hữu ích.
Lý giải nguyên nhân bà bầu đi đại tiện khó
Các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu đi đại tiện khó. Cụ thể như sau:
Do mắc một số bệnh toàn thân: Nếu bà bầu bị giảm chức năng tuyến giáp, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, sinh hoạt thiếu điều độ, rối chức năng vận chuyển của ruột… thì cũng có thể bị Nếu bà bầu bị giảm chức năng tuyến giáp, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, sinh hoạt thiếu điều độ, rối chức năng vận chuyển của ruột… thì cũng có thể bị đại tiện khó
Do tử cung bị chèn ép
: Vào thời điểm sắp sinh, phụ nữ mang thai thường có tử cung mở to, gây chèn ép các vùng lân cận, khiến nhu động ruột giảm, dẫn tới đại tiện khó.
Ít đi lại
: Khi mang thai, phụ nữ thường ít vận động và đi lại. Điều này khiến cho ruột yếu đi, phân lưu lại ruột lâu hơn. Từ đó, ruột tái hấp thu nước nhiều hơn nên phân thường bị khô, cứng dẫn tới đại tiện khó.
Cách cải thiện đại tiện khó ở bà bầu
Các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên bà bầu, khi có hiện tượng đại tiện khó, bạn nên:
Thăm khám:
Bà bầu bị đại tiện khó nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Tăng cường chất xơ, thực phẩm nhuận tràng:
Chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả… giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Một số loại rau có tính nhuận tràng là: Rau lang, mồng tơi, rau đay, cải bó xôi, khoai lang, rau diếp cá… giúp làm mềm phân, khiến phân đi qua hậu môn dễ hơn.
Bổ sung thực phẩm nhiều chất sắt:
Bà bầu đi đại tiện khó có khả năng sẽ bị đại tiện ra máu. Việc bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất sắt sẽ giúp người bệnh cung cấp đủ lượng máu bị mất. Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm: Gan gà, cua hấp, hạt điều, vừng, nho…
Uống nhiều nước:
Bà bầu nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường uống nước ép trái cây, nước canh, súp rau… để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
Không rặn mạnh khi đi đại tiện:
Nếu người bệnh rặn mạnh khi đi đại tiện sẽ khiến hậu môn bị chảy máu. Điều này, có khả năng dẫn đến bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.
Không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị:
Việc dùng không đúng loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sỹ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng được Sở y tế cấp giấy phép hoạt động, mọi chi phí công khai, minh bạch, hồ sơ bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi tới đây thăm khám và điều trị.
Đặt hẹn trực tuyến
PGS.TS
PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu
Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.
Hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ (ASCRS) và Hội Phẫu thuật Tiêu hoá Pháp (SFCD)..
Hà Nội
1898 lượt đặt
Đặt hẹn ngay
TS.BÁC SĨ CK II
TRỊNH TÙNG
Chuyên khoa: Ngoại khoa
Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
Hà Nội
1202 lượt đặt
Đặt hẹn ngay
Nguyên Nhân Gây Khó Đi Đại Tiện Khi Mang Thai
Điểm trung bình: 4.7/5 Bài viết có ích: 890 lượt bình chọn
Khó đi đại tiện khi mang thai là hiện tượng mà rất nhiều bà bầu mắc phải do chế độ ăn uống nhiều chất đạm, ít vận động, nhịn đi đại tiện nhiều lần… Để bạn đọc hiểu rõ hơn về những nguyên nân gây đại tiện khó khi mang thai, các chuyên gia hậu môn – trực tràng xin chia sẻ một số thông tin trong bài viết sau.
Khó đi đại tiện là gì?
Khó đi đại tiện là hiện tượng bất thường trong quá trình tiêu hóa khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện, mệt mỏi, căng thẳng, lo sợ. Những khi khó đi đại tiện, người bệnh thường thấy các dấu hiệu như:
Phân không bị khô cứng nhưng rất khó đẩy ra ngoài cơ thể, mỗi lần đi phải lấy sức rặn nhiều.
Đi đại tiện nhiều lần.
Xuất hiện hiện tượng chảy máu, đau rát hậu môn do đi vệ sinh rặn quá nhiều.
Cảm thấy căng bụng dưới, căng tức hậu môn, buồn nôn, chán ăn, ngủ không ngon giấc…
Nguyên nhân gây khó đi đại tiện khi mang thai
Theo các bác sĩ hậu môn – trực tràng cho biết: Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị bởi:
Thai nhi phát triển nhanh, tăng kích thước đè lên ruột và các cơ quan trong cơ thể của mẹ. Việc này khiến nhu động ruột hoạt động khó khăn hơn, quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non đi vào ruột già bị suy yếu đi.
Khi mang thai, nồng độ progesterone sẽ tăng mạnh để làm dịu các dây chằng, tuy nhiên sự tăng mạnh hormone này đã làm giảm sự hoạt động của nhu động ruột, khiến cho nó hoạt động bất thường, gây ra hiện tượng đi đại tiện khó.
Những thực phẩm từ sữa, phô mai, thịt đỏ, các loại thức ăn nhiều protein mà phụ nữ thường hay sử dụng trong quá trình mang thai sẽ khiến cho tình trạng đại tiện khó trở nên trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống ít chất xơ, không sử dụng nhiều rau xanh, ăn nhiều thịt, uống ít nước… là nguyên nhân gây bệnh đại tiện khó. Bởi, khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước và chất xơ sẽ khiến cho nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả.
Một số bà mẹ sẽ thấy khó đi đại tiện khi mang thai do bổ sung quá nhiều chất sắt.
Nhịn đi đại tiện nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân gây đại tiện khó khi mang thai, bởi nếu nhịn đại tiện lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thành ruột và trực tràng khiến người bệnh đi đại tiện khó.
Làm gì để không bị khó đi đại tiện khi mang thai?
Để tránh được hiện tượng khó đi đại tiện, các bà mẹ mang thai nên thực hiện một số lưu ý sau:
Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, nó hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, giúp các chất thải dễ dàng đi ra ngoài, do đó, các bà mẹ mang thai nên bổ sung chất xơ để tránh táo bón.
Trong sữa chua có chứa vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Nước có tác dụng làm mềm và di chuyển các khối chất thải dễ dàng hơn. Vì vậy, các bà mẹ mang thai nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể sử dụng thêm súp, nước ép hoa quả…
Bánh mì trắng, những thực phẩm từ ngô, trà, cà phê, coca, chất cồn rất dễ làm cho mẹ bầu bị táo bón, gây ra tình trạng đi đại tiện khó nên người bệnh cần kiêng các thực phẩm trên để phòng tránh bệnh tốt nhất.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp ngăn ngừa hiện tượng đi đại tiện khó khi mang thai rất tốt, đặc biệt là khi tính chất công việc của mẹ bầu phải ngồi nhiều.
Không nhịn khi đi vệ sinh, tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, tuyệt đối không được chơi game, đọc báo, xem phim… khi đi đại tiện để tránh những áp lực không đáng có cho hậu môn.
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân gây khó đi đại tiện khi mang thai mà các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ ở trên giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về bệnh hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các chuyên gia hậu môn – trực tràng tư vấn chi tiết.(TR)
Bà Bầu Bị Đau Khớp Háng: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện
Bà bầu bị đau khớp háng là tình trạng gây khó chịu bởi bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt. Cơn đau do nhiều nguyên nhân gây ra.
Hello Bacsi sẽ đem đến các thông tin thú vị về việc bà bầu bị đau khớp háng cũng như cách cải thiện, giảm thiểu tình trạng đau.
Bà bầu bị đau khớp háng có bình thường không?
Theo các chuyên gia, bà bầu bị đau khớp háng là hiện tượng khá bình thường và dễ gặp. Ngoài ra, cơn đau này cũng ngầm báo hiệu cho mẹ bầu biết bạn đang tiến đến gần thời điểm chuyển dạ.
Nguyên nhân bà bầu bị đau khớp háng
Có thể có nhiều lý do khiến bạn bị đau khớp háng khi mang thai, chẳng hạn như:
1. Sự chuyển động của thai nhi
Bất cứ khi nào con bạn thay đổi vị trí, đá hoặc xoay người, bé đều tạo áp lực lên các dây thần kinh của bạn, từ đó gây căng đau khớp háng. Tình trạng này sẽ dần trở nên khó chịu hơn khi em bé di chuyển xuống phần đáy tử cung hoặc trong những tuần cuối của thai kỳ.
2. Bạn có thể đang bị thiếu magiê
Nguồn dự trữ magie trong cơ thể đôi khi sẽ cạn kiệt trong thai kỳ, do cả mẹ và em bé đều cần đến những chất dinh dưỡng thiết yếu. Magiê đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất này sẽ dẫn đến một số tình trạng bà bầu đau khớp háng, chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa.
3. Đau dây chằng tròn
Dây chằng tròn có vai trò hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng em bé đang lớn trong bụng mẹ. Trong một số trường hợp, việc sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone sẽ dẫn đến việc kéo dài dây chằng này, gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng.
4. Đau do giãn tĩnh mạch
Khi mang thai, bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Điều này là do sự tích tụ máu ở các chi dưới, gây ra cảm giác tương tự như đau khớp háng.
Các triệu chứng đi kèm với đau khớp háng
Bên cạnh các cơn đau ở vùng khớp háng và âm đạo, mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng khó chịu khác, chẳng hạn như:
Táo bónTiểu không tự chủĐi tiểu thường xuyênỢ nóng, nhưng không còn quá nhiều như trước
Nếu những triệu chứng này diễn ra thường xuyên và còn đi kèm với các tình trạng khác, chẳng hạn như sốt, nhức đầu dữ dội, thai nhi giảm cử động hoặc thậm chí bạn không thể cảm nhận được cử động của bé thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
Nếu chưa biết cách đếm cử động thai , bạn có thể tham khảo infographic Cách đếm cử động thai của Hello Bacsi.
Các biện pháp tự nhiên giúp cải thiện cơn đau
1. Tập thể dục
Hãy thử tham khảo và thực hành một số bài tập thể dục để giảm đau khi mang thai. Biện pháp này sẽ giúp bà bầu thích nghi tốt hơn với sự phát triển của thai nhi.
Đi bộ, ngồi hoặc dựa vào một quả bóng tập thể dục , cardio và nhiều động tác sẽ hỗ trợ dây chằng tròn, cân bằng vùng xương chậu và đưa em bé đến một vị trí tối ưu, từ đó giảm thiểu tần suất khiến bà bầu bị đau khớp háng.
2. Tắm nước ấm
Việc tắm nước ấm sẽ giúp bà bầu thoát khỏi những khó chịu khi mang thai, chẳng hạn như đau nhức và căng thẳng tâm lý. Biện pháp “nhỏ nhưng có võ” này cũng làm giảm đau dây chằng tròn, nguyên nhân gây ra những bất tiện vùng khớp háng.
3. Quần áo hỗ trợ
Khi thai nhi phát triển, lưu lượng máu ở khu vực xương chậu cũng qua đó mà tăng lên, vô tình tạo điều kiện phần nào cho cơn đau vùng khớp háng xuất hiện. Việc sử dụng quần áo có tính đàn hồi theo tiêu chuẩn và dây đai đỡ bụng bầu sẽ hỗ trợ vùng xương chậu cũng như giảm phần nào áp lực lên khu vực này hoặc khu vực lân cận, chẳng hạn như xương sống, hông, vùng cổ tử cung.
4. Hạn chế vận động quá nhiều
5. Hãy thử đi bơi
Các chuyên gia tin rằng hoạt động bơi lội trong những ngày cuối của thai kỳ có thể làm giảm đau vùng chậu. Khi bạn bơi, chân và cơ xương chậu của bạn được tập thể dục, điều này làm giảm đau cho vùng xương chậu và giảm nguy cơ bà bầu bị đau khớp háng.
6. Bổ sung thêm magiê
Tình trạng thiếu magiê cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng. Do đó, việc bổ sung khoáng chất này sẽ giúp dây thần kinh hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa chuột rút cơ bắp và đau thần kinh tọa. Bạn cũng có thể tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu magiê để tăng lượng chất dinh dưỡng, chẳng hạn như rau ăn lá có màu xanh đậm, các loại đậu, trứng…
Theo Hellobacsi
4 bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam hiệu quả
Bên cạnh việc cải thiện chế độ dinh dưỡng hay sử dụng thực phẩm/thuốc bổ trợ thì cánh mày râu có thể thực hiện những bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam sau đây.
1. Những tác động tích cực của tập thể dục tới cơ thể
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như:
– Giúp cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt.
– Giúp bảo vệ hệ tim mạch và xương, giữ cơ thể ở trọng lượng ổn định, giảm căng thẳng và làm cơ thể thoải mái, dễ chịu.
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ tim mạch (Ảnh: internet)
– Đồng thời, tập thể dục còn giúp phòng chống các bệnh lý phát sinh do dấu hiệu của tuổi tác như mãn dục nam, rối loạn cương dương…
– Làm tăng lưu lượng máu, giảm cholesterol, kích thích ham muốn ở cả nam và nữ.
Đặc biệt, nam giới nên tập trung vào các bài tập tốt cho hệ tim mạch, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ bắp.
2. 4 bài tập thể dục tăng cường sinh lý nam hiệu quả 2.1. Bài tập kiểm tra sức bền
Các bài tập kiểm tra sức bền luôn là lựa chọn số 1 trong số các bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý.
Nâng vật nặng là một trong những bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam (Ảnh: internet)
– Các bài tập nâng vật nặng sẽ giúp cơ thể sản xuất testosterone, chất quan trọng trong việc thể hiện phong độ đàn ông.
– Hít đất sẽ tập trung vào ngực, vai và cơ sau của cánh tay, động tác này tăng sức chịu đựng của cơ thể với vị trí cánh tay và các vùng cơ bắp khác.
– Tập cơ bụng là động tác đơn giản mà mang lại hiệu quả cho việc tăng cường sinh lý.
Để thực hiện các bài tập này, bạn có thể tập cùng với tạ, dây thun hoặc ghế nâng chân. Còn tập cơ bắp chân (bài tập tốt nhất dành cho bắp chân và lõi cơ bắp) có tư thế giống như đang ngồi xổm nhưng là tư thế ngồi trên hai chân. Nó giúp tiêu hao năng lượng dư thừa.
2. Đi bộ nhanh
Đi bộ nhanh là một trong những bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam hiệu quả bởi nó có lợi cho khả năng cương cứng bằng cách cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn máu.
Đi bộ nhanh là bài tập thể dục giúp tăng cường sinh giúp tăng cường sinh lý nam (Ảnh: internet)
Ngoài ra, đi bộ nhanh còn giúp phóng thích hormone endorphin của não bộ, mang lại cảm giác thư giãn, tăng cường khả năng tình dục.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể chạy bộ, tập luyện aerobic, đều là các bài tập giúp duy trì phong độ khi quan hệ tình dục, và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giữ cho máu lưu thông tốt.
3. Tập Yoga
Nam giới nên tập Yoga bởi đó cũng là bài tập thể dục tốt cho sinh lý (Ảnh: internet)
Yoga không chỉ tốt cho phái đẹp mà nó cũng là một loại hình bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam hiệu quả. Tác dụng của yoga đối với cơ thể như:
– Hoạt động tình dục tốt hơn, vì các bài tập sẽ giúp bổ sung những tư thế mới mẻ khi quan hệ.
– Giúp cơ thể dẻo dai hơn, cải thiện các bắp thịt ở khung xương chậu vì thế mà có thể kéo dài thời gian quan hệ.
4. Bài tập Kegel
Bài tập Kegel dành cho nam giới (Ảnh: internet)
Kegel là bài tập sinh lý giúp nam giới kiểm soát được thời gian xuất tinh của mình dựa vào nhóm cơ mu cụt. Nhóm cơ này có tác dụng kiểm soát dòng chảy của tinh dịch và nước tiểu, giúp nam giới cải thiện ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ, cương cứng tốt hơn… Bài tập kegel đơn giản nhất mà nam giới có thể thực hiện là siết chặt cơ mu cụt.
Bên cạnh đó, nam giới cũng có thể tham khảo các loại hình thể thao khác như bơi lội, leo cầu thang, nhảy cao… chúng cũng có tác dụng tăng sức bền bỉ, cải thiện khả năng quan hệ tình dục, đồng thời ngăn chặn rối loạn cương dương.
Sau một khoảng thời gian rèn luyện các bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam chắc chắn sẽ giúp các anh cải thiện đáng kể khả năng “chăn gối” của mình.
Theo Suckhoehangngay
Khó Đại Tiện Nên Ăn Gì Giúp Dễ Đi Đại Tiện Dành Cho Người Bệnh?
Bệnh táo bón là gì?
– Phần bụng dưới khi ấn cảm thấy đau
– Mót đại tiện nhưng không đi được
– Đầy chướng bụng, khó chịu
– Ợ chua, hơi thở nóng, miệng hôi, trung tiện nhiều
– Khi bệnh mạn tính người bệnh thường chán ăn, buồn nôn, váng đầu, uể oải, đắng miệng, toàn thân đau mỏi, suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu nhẹ.
– Táo bón là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ.
– Dó ăn ít xenluylo, chỉ ăn thức ăn tinh, ít ăn chất dầu
– Do uống ít nước
– Do khả năng co bóp của ruột bị kém, tắc nghẽn ruột có tính cơ học
– Do rối loạn thần kinh chức năng, thần kinh giao cảm thành ruột có cơ năng sinh lý quá mức bình thường, dẫn đến cơ thành thành ruột co thắt lại.
– Do làm dụng thuốc khiến chức năng gan bị suy yếu, tủy sống bị tổn thương hoặc liệt, cơ hậu môn dị dạng.
– Ngoài ra, một số nhân tố về thần kinh khác như buồn phiền, phẫn uất cũng có thể dẫn đến táo bón.
Bị táo bón nên ăn gì?
Nếu nguyên nhân của táo là do ăn uống thì người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống đó: ăn nhiều món có chứa xenluylo, nhiều lipit. Những loại lương thực thô như gạo, lức, đậu, rau bắp cải, rau cần, rau câu, tôm có vỏ, giá, thịt bò, nộm rau sống, trái cây, các loại dưa quả nên được lựa chọn. Các loại thực phẩm trên do giàu xenluylo và vitamin B1 nên có khả năng kích thích niêm mạc ruột, đẩy mạnh sự co bóp của đường ruột, từ đó dễ đại tiện.
Những món sinh hơi và có dầu như hành sống, tỏi sống, mật ong, củ cải sống, dưa chuột, dầu vừng, dầu lạc, hạt hướng dương, dầu đậu nên được ăn nhiều. Các loại thực phẩm sinh hơi này có chức năng gây men trong đường ruột, do nó sinh hơi nên làm cho ruột co bóp tốt hơn. Còn các loại thực phẩm có dầu sẽ tốt cho việc nhuận tràng, dễ đại tiện.
Người bệnh cũng đặc biệt lưu ý cần uống nhiều nước. Mỗi buổi sáng, khi bụng còn đang đói, nên uống 1-2 cốc nước nguội nhạt muối. Mỗi ngày ăn 1 cốc sữa chua sẽ giúp tăng cường các chức năng tiêu hóa, hỗ trợ thông đại tiện, nhuận tràng tốt.
Nếu nguyên nhân là cơ năng của ruột hoặc các vấn đề về thần kinh thì lưu ý: dùng các món ăn nhẹ, không có bã, không có xenluylo thô, mềm và không có tính kích thích. Nên ăn cháo, mì nước, sữa bò, bánh gato, trứng luộc, bánh bao hấp, nước ép quả, dầu đậu, thịt nghiền, bích quy. Người bệnh phải uống nhiều nước, sử dụng nước quả đông lạnh hoặc thạch để giảm bớt áp lực của thức ăn đối với hoạt động của ruột, hỗ trợ giảm tắc nghẽn ruột do thức ăn, nhuận tràng.
Bị táo bón không nên ăn gì?
Sữa: Sữa hoặc các sản phẩm làm từ sữa rất có thể là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón, hoặc làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Lý do là lượng đường lactose trong sữa không thực sự tốt cho người bị táo bón, chúng có thể làm tăng khí, gây đầy hơi khiến cho việc tiêu hóa khó khăn hơn.
Chocolate: Trong chocolate có một hàm lượng lớn chất béo có thể làm chậm lại quá trình tiêu hóa, giảm sự lưu động trong ruột khiến thức ăn di chuyển chậm hơn.
Thịt đỏ: thịt đỏ chứa nhiều sắt và các sợi protein khó tiêu, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón.
Thức ăn cay nóng: thức ăn nhanh hay thức ăn nhiều ớt, nhiều dầu mỡ động vật sẽ làm bộ máy tiêu hóa vận động khó khăn hơn, đồng thời việc đào thải phân cũng gặp trục trặc hay gây ra cảm giác rát nóng.
Chuối xanh: Trong chuối xanh, thành phần tinh bột lớn gây khó tiêu. Ngoài ra, chuối xanh còn chứa một lượng pectin lớn có thể hút nước từ thành ruột vào lòng ruột nên sẽ làm tình trạng bệnh xấu hơn. Tuy nhiên, chuối chín lại là thực phẩm tốt vì có tính nhuận tràng.
Hồng xiêm: Hồng xiêm chín là loại thực phẩm có chứa nhiều protit, gluxit, xenlulosa, photpho, vitamin C có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng hồng xiêm xanh hoặc chưa chín hẳn lại chứa nhiều chất gôm nhựa, tanin có thể gây bệnh nặng hơn.
Rượu bia: Đồ uống có cồn như rượu bia có thể làm tăng lượng nước thải qua tiểu thiện. Từ đó dẫn đến sự mất nước, gây khó khăn cho việc cung cấp đủ lượng nước trong phân, bởi thế khó đại tiện.
Tổng hợp các món ăn ngon nhất khi bị táo bón
Cà rốt: Trong cà rốt có một lượng chất xơ lớn nên rất lý tưởng để dùng trong điều trị bệnh tiêu hóa. Người bệnh nên ăn nhiều các món ăn từ cà rốt với các phương pháp chế biến như luộc, hấp.
Chuối chín: chuối chín có khả năng nhuận tràng rất tốt.
Trái cây khô: mận khô, nho khô, chà là khô hoặc mơ khô rất hiệu quả trong điều trị táo bón. Đường ruột của người bệnh sẽ không bị thiếu chất xơ nếu được cung cấp loại thực phẩm này.
Bơ: Dù mới bị táo bón hay táo bón lâu năm thì bơ là loại quả luôn được khuyên nên ăn. Trong bơ có nhiều chất xơ, đồng thời lại là loại thực phẩm cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Một ngày nên ăn ít nhất 1 quả bơ.
Lê: Ngoài việc có một hàm lượng chất xơ cao thì lê còn là loại quả chứa nhiều nước có lợi cho tiêu hóa.
Rau chân vịt: Đây được đánh giá là thực phẩm giúp giảm rõ rệt các triệu chứng của bệnh táo bón, nhất là hiện tượng đau rát ở hậu môn.
Nguyên liệu: khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ cải, mỗi loại 50g. Đường, muối
Cách làm: Hầm cà rốt và khoai tây trước với nước xương cho nhừ. Củ cải và súp lơ cho vào sau đến khi tất cả đều như tơi là được. Sau đó cho thêm muối hoặc đường và hành là dùng được.
Món ăn này hiệu quả trong điều trị táo bón vì chúng giàu chất xơ, nhất là khoai tây còn có thể kích thích tiêu hóa bên trong đường ruột và củ cải trắng có thể giải chất độc trong cơ thể.
Nguyên liệu: gạo, rau dền, tôm
Cách làm: Gạo vo sạch, nấu cháo trước. Tôm bóc vỏ, băm nhỏ, ướp thêm gia vị. Rau dền rửa sạch, cắt nhỏ. Khi cháo chín nhừ thì cho tôm, gia vị, rau dền vào khuấy đều.
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Đi Đại Tiện Khó: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!