Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Nhức Mỏi Mắt Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà bầu bị nhức mỏi mắt phải làm sao?
Bị mỏi mắt khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Có thể các mẹ bầu sẽ cảm thấy rất khó chịu nhưng bạn hãy bình tĩnh, hãy báo với bác sĩ của bạn để có các lời khuyên an toàn nhất. Vậy bà bầu bị nhức mỏi mắt phải làm sao?
Bà bầu bị nhức mỏi mắt là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên nghỉ ngơi để chống đau nhức mắt.
Triệu chứng bà bầu bị nhức mỏi mắt
Có gì đó như sạn trong mắt.
Một cảm giác nóng ở mắt.
Nhạy cảm với ánh sáng.
Ngứa.
Chảy nước mắt nhiều.
Nhức mỏi mắt khi mang thai có hại không?
Bị mỏi mắt khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Thông thường không có hại. Một số trường hợp đau nhức mắt do bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc, gây cảm giác khó chịu. Mặt khác, không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực. Mẹ bầu hãy bình tĩnh, hãy báo với bác sĩ sớm để có các lời khuyên an toàn nhất.
Những trường hợp nhức mỏi mắt bà bầu thường quan tâm
Bà bầu bị sưng mí mắt
Chưa mờ mắt cho bà bầu
Thuốc nhỏ mắt cho bà bầu
Bầu tháng cuối bị mờ mắt
Nước mắt nhân tạo cho bà bầu
Mắt mờ dần khi mang thai
Bà bầu bị nhức mỏi mắt
Bà bầu bị ngứa mắt
Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhức mỏi mắt
Những lý do gây nhức mỏi mắt khi mang thai:
Thay đổi nội tiết tố:
Khi mang thai, mẹ bầu hay bị rối loạn nội tiết tố, điều này khiến mắt bị khô, mỏi mắt. Nguyên nhân là do khi mang thai cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố khiến việc sản xuất testosterone (hormone giúp hỗ trợ các chức năng của tuyến lệ) của cơ thể chậm lại, điều này dẫn đến mỏi mắt.
Tuyến dầu bị tắc nghẽn
Hoạt động của tuyến dầu (tuyến meibomian) ở phụ nữ mang thai có nhiều khác biệt so với bình thường. Những thay đổi của tuyến dầu khiến nhiều người mọc mụn trứng cá. Đối với những trường hợp khác thay đổi về hoạt động của tuyến dầu lại tác động tới quá trình sản xuất dầu và các lipid – thành phần của nước mắt, có tác dụng bôi trơn mắt. Kết quả là lớp màng nước mắt bao phủ mắt bị ảnh hưởng và khiến mắt bị mỏi.
Cách chữa trị nhức mỏi mắt cho bà bầu
Mẹo điều trị nhức mỏi mắt khi mang thai:
Nước mắt nhân tạo
Nước mắt nhân tạo có thể được sử dụng để làm giảm bớt sự khó chịu do khô mắt và an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Có rất nhiều loại nước mắt nhân tạo khác nhau trên thị trường và mẹ có thể lựa chọn các loại nước mắt nhân tạo này theo tư vấn của bác sỹ. Nước mắt nhân tạo hay các loại thuốc tra mắt khác thường chỉ nên sử dụng trong vòng 15 ngày kể từ khi mở nắp để tránh hiện tượng kích ứng mắt khi sử dụng.
Chườm mi mắt
Chườm gạc ấm lên mi mắt có thể kích thích tuyến dầu hoạt động hiệu quả hơn và giảm tình trạng khô mắt. Chườm nóng ở vùng mắt cũng giúp loại bỏ tình trạng tắc nghẽn của tuyến dầu ở mắt.
Bà bầu bị nhức mỏi mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhức mỏi mắt nhìn chung không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai cơ thể vốn yếu ớt và vô cùng nhạy cảm; việc bị đau mắt có thể dễ dàng kéo theo nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, các bà bầu cần có ý thức phòng bệnh tốt để tránh những tác hại không tốt đến bản thân và thai nhi.
Lưu ý cho bà bầu khi bị nhức mỏi mắt
Mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch và dung dịch sát khuẩn
Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước ấm, phơi ngoài nắng hàng ngày
Không dùng tay dụi mắt
Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt, không dùng chung đồ đạc với người bị đau mắt.
Hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có chứa nhiều mầm bệnh như bệnh viện, chợ
Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhức mỏi mắt phải làm sao? Bà bầu bị nhức mỏi mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhức mỏi mắt.
Nguồn: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Mệt Mỏi Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bà bầu bị mệt mỏi phải làm sao?
Bị mệt mỏi trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Mệt mỏi khi mang thai do một số là bệnh lý bình thường của thai kỳ. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như thiếu máu, suy giảm tuyến giáp hoặc tiểu đường. Vậy bà bầu bị mệt mỏi phải làm sao?
Bà bầu bị mệt mỏi là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên nghỉ ngơi hợp lý, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, thăm khám định kỳ thường xuyên.
Thường do nội tiết tố progesteron tăng cao bởi nang hoàng thể thai kỳ bài tiết giúp cho phôi thai tồn tại và phát triển. Đây là nguyên nhân gây triệu chứng nghén cho mẹ, biểu hiện nôn, buồn nôn sau khi ăn.
Cùng với tác động của phôi thai lên hệ thần kinh giao cảm của mẹ làm rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến dấu hiệu nghén nặng hơn, mẹ cảm giác mệt mỏi nhiều hơn.
Progesteron có tác dụng làm dãn các cơ trơn, như cơ trơn ở ruột non, ruột già làm cho mẹ bị táo bón, triệu chứng táo bón gây ra cho mẹ cảm giác mệt mỏi khó chịu mỗi khi đi đại tiện.
Khi mang thai, cơ thể mẹ có những thay đổi ở hệ tuần hoàn, nhịp tim tăng hơn, cung lượng tim tăng, các chuyển hóa trong cơ thể mẹ cũng thay đổi tăng hơn và rất nhiều các hệ khác trong cơ thể đều thay đổi để phù hợp với sự mang thai
Ngoài ra, dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt của mẹ bầu càng rõ và nặng hơn trên cơ địa mẹ thiếu máu, thiếu sắt.
Mỏi mệt cũng có thể đến từ sự lo âu, trầm cảm trong thai kỳ do tưởng tượng, lo lắng quá mức cho phép.
Một số người cảm thấy đau lưng, đau đầu hay mỏi toàn bộ chân, tay. Một số khác cảm thấy uể oải đến mức không làm nổi việc gì
Dấu hiệu bà bầu bị mệt mỏi
Phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng mệt mỏi khi đi kèm với các triệu chứng sau
Nhức đầu, chóng mặt
Ốm nghén
Khó ngủ, nghén ngủ
Chán ăn
Vận động kém
Cảm giác lo âu
Cách khắc phục cho bà bầu bị mệt mỏi
1. Giảm bớt hoạt động
Việc giảm bớt hoạt động sẽ phần nào ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu không cần phải ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, nhờ người thân làm những việc nhà nặng nhọc hoặc trông con giúp.
2. Lên giường sớm
Dẫu không thể ngủ ngay lập tức, mẹ bầu vẫn nên sắp xếp lịch trình sinh hoạt sao cho bạn có nhiều thời gian để thư giãn trên giường nhất. Trong thời gian bầu bí, việc nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng nhằm tăng mức năng lượng cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tránh uống nhiều nước trước khi ngủ bởi bạn có nguy cơ phải tỉnh dậy giữa đêm để đi vệ sinh
Cuối cùng, một lưu ý khi ngủ nữa dành cho bạn là hãy thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng. Việc nằm nghiêng sang một bên sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt áp lực lên các mạch máu đang nuôi dưỡng bé yêu.
3. Chế độ ăn uống hợp lý
Khi mang thai, mẹ bầu cần tăng thêm lượng calo hấp thụ mỗi ngày nhằm phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn phải ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa. Đây là biện pháp thiết thực, giúp mẹ bầu giữ mức năng lượng ổn định, hạn chế cảm giác thờ ơ do tình trạng ăn uống không đủ chất gây nên.
4. Tập thể dục đều đặn
Tình trạng mệt mỏi khi mang thai có thể làm cho mẹ bầu có xu hướng hạn chế hoạt động nhất có thể . Tuy nhiên, hãy động viên bản thân cũng như cố gắng duy trì thói quen vận động cơ thể mỗi ngày bởi bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ.
5. Uống nước đầy đủ
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Tuy điều này có thể khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn. Điều quan trọng là bạn nên uống đủ nước lọc hoặc những thức uống tốt cho sức khỏe tại thời điểm này.
Bà bầu bị mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mệt mỏi ở phụ nữ mang thai dù không quá nguy hiểm song gây nhiều khó chịu. Ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khiến Tâm trạng mẹ bầu không tốt, buồn phiền kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến stress nặng. Từ đó, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, mẹ bầu có thể bị chán ăn, cơ thể yếu ớt, thần kinh căng thẳng. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi. Tăng khả năng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất.
Một số lưu ý cho bà bầu bị mệt mỏi
Bà bầu bị mệt mỏi nên ăn gì?
Sữa chua
Sữa chua dồi dào canxi và các loại vitamin. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua giúp chống lại mệt mỏi cho mẹ bầu. Đồng thời giúp hạn chế táo bón thai kỳ.
Chuối chín
Chuối chín là “thực phẩm vàng” có chứa a-xit folic tuyệt đối an với phụ nữ mang thai. A-xit folic và kali trong chuối còn có tác dụng làm tăng hồng cầu, giảm đau nhức cơ thể và ngăn ngừa dị tật thai nhi.
Đậu đỏ
Đậu đỏ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Ăn nhiều đậu đỏ giúp tăng lượng hemoglobin.
Bông cải xanh
Loại rau này cung cấp đang dạng các loại vitamin và protein. Đây là một trong những loại rau có công dụng chống lại mệt mỏi hiệu quả cho mẹ bầu.
Củ cải trắng
Thiếu hụt canxi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là chứng mệt mỏi khi mang thai. Ăn củ cải thường xuyên trong chế độ ăn hàng ngày giúp chị em bớt mệt mỏi và tăng sức đề kháng.
Bà bầu bị mệt mỏi không nên ăn gì?
Hạn chế tối đa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ
Những loại thực phẩm khó tiêu.
Thực phẩm có gia vị cay nóng
Đồ uống có chất kích thích như rượu, bia…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị mệt mỏi phải làm sao? Bà bầu bị mệt mỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị mệt mỏi.
Nguồn: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Đau Nhức Hông Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?
Bà bầu bị đau nhức hông phải làm sao?
Đau nhức vùng hông khi mang thai là một triệu chứng phổ biến mà người phụ nữ thường gặp phải. Cảm giác khó chịu này thường thấy trong tháng cuối thai kỳ và đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu. Vậy bà bầu bị đau nhức hông phải làm sao?
Bà bầu bị đau nhức hông được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên vận động thường xuyên để chống đau nhức.
Những trường hợp đau nhức hông bà bầu thường quan tâm
Bà bầu bị đau hông phải làm sao?
Triệu chứng bà bầu bị đau hông
Đau hông khi mang thai có hại không?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau hông
Bà bầu bị đau hông có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cách chữa trị đau hông cho bà bầu.
Lưu ý cho bà bầu khi bị đau hông.
Triệu chứng bà bầu bị đau nhức hông
Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, bà bầu có thể cảm thấy đau nhức ở vùng hông hoặc xương chậu. Hiện tượng đau nhức này sẽ ngày một tăng lên vào những tuần cuối thai kỳ. Cơn đau làm đi đứng khó khăn, ngồi dậy phải nhờ tới điểm tựa. Trong một số trường hợp tình trạng đau hông gây ra sự nguy hiểm nhất định như sảy thai, vì vậy hãy cẩn trọng nếu có biểu hiện sau đây:
Đau hông một cách dữ dội, liên tục và thấy lan sang phần bụng dưới hoặc trên.
Chảy máu âm đạo.
Mỏi ở phần thắt lưng, cảm thấy không được thoải mái.
Mệt mỏi và chóng mặt.
Có cảm giác trống rỗng, không cảm nhận được thai nhi.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau nhức hông
Những nguyên nhân khiến đau nhức vùng hông khi mang thai như là:
1. Vấn đề về xương khớp và dây chằng
Trong khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sản sinh ra các hormon cho phép mô liên kết thư giãn và làm mềm. Kết quả là, các khớp và dây chằng giữa các xương trong xương chậu sẽ bắt đầu bị nới lỏng.
Việc tăng tính linh hoạt trong các xương này là bắt buộc để thuận tiện cho em bé sinh ra trong quá trình chuyển dạ. Đau lưng dưới cũng như những thay đổi về tư thế và tử cung có thể là nguyên nhân đau hông khi mang thai.
2. Đau nhức dây thần kinh hông
Khi tử cung mở rộng gây áp lực lên dây thần kinh, bà bầu có thể bị tê hoặc cảm giác ngứa ran ở mông và đùi. Triệu chứng đau thần kinh thường khá bình thường trong khi mang thai, nhưng bà bầu vẫn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu gặp nó, vì có những nguyên nhân ít gặp hơn nhưng nghiêm trọng hơn của chứng đau thần kinh.
3. Đau nhức dây chằng tròn
Một nguyên nhân khác có thể gây đau hông khi mang thai 3 tháng đầu đó là đau dây chằng tròn. Đau dây chằng tròn được đặc trưng bởi những cơn đau nhói ở vùng bụng, hông và háng. Cơn đau có thể tăng lên nhanh chóng hoặc thay đổi vị trí.
Phương pháp điều trị đau nhức hông khi mang thai
Những mẹo điều trị đau nhức hông khi mang thai:
Phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi quá lâu hay thường xuyên cúi người.
Dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao.
Kiểm soát cân nặng của mình để tránh bị thừa cân, tạo nên áp lực cho cột sống lưng.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kì nhằm nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh.
Bà bầu bị đau nhức hông có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đau nhức vùng hông là hiện tượng phổ biến khi mang thai và nó có thể là một dấu hiệu sắp sinh. Tuy nhiên, n ếu thai kỳ chưa đến thời gian sinh, hiện tượng đau nhức vào tháng cuối có thể là dấu hiệu của sinh non , vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nghiêm trọng hơn, đau nhức hông còn có thể là dấu hiệu của sảy thai.
Lưu ý cho bà bầu bị đau nhức hông
Tránh đứng, nằm trong thời gian dài.
Hạn chế nâng vác vật nặng.
Tập thể dục thường xuyên nhưng không được tập quá sức mình.
Vận động, tư chuyển với tư thế hợp lý.
Khi ngủ nên kê một cái gối đặt xuống dưới giữa hai đầu gối của bạn
Sử dụng một gói nhiệt trên các khu vực đau
Tập các bài tập giảm đau hông cho bà bầu
Sử dụng đai hỗ trợ thai sản.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị đau nhức hông phải làm sao? Bà bầu bị đau nhức hông có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau nhức hông.
Bà Bầu Bị Sốt Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bà bầu bị sốt phải làm sao?
Bà bầu bị sốt là bệnh lý thường gặp trong giai đoạn mang thai. Mặc dù là tình trạng thông thường nhưng về một phương diện nào đó, sốt gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ bầu và em bé. Trong đó, bà bầu bị sốt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là phổ biến nhất. Sốt là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi, suy nhược. Sức khỏe mẹ bầu không tốt cũng sẽ đẫn đến sự phát triển thai nhi bị ảnh hưởng.
Bà bầu bị sốt được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng thuốc, vệ sinh cá nhân, nơi ở thoáng khí, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giải nhiệt da.
3 nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt
1. Nhiễm trùng đường hô hấp
2. Nhiễm vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn Listeria cũng là một trong những tác nhân gây sốt cho mẹ bầu. Phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn Listeria chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Bà bầu ăn những thức ăn chưa được nấu chín kỹ như xúc xích, lạp xưởng, bít tết, trứng và một số loại rau còn sống hay không được rửa sạch sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.
Một số triệu chứng thường gặp khi bà bầu nhiễm khuẩn Listeria: sốt, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, cảm cúm,…
3. Hệ miễn dịch suy yếu
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều. Nếu không được bảo vệ đúng cách và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hệ miễn dịch ở bà bầu sẽ suy yếu. Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm sẽ làm tăng cơ hội cho các yếu tố bất lợi tấn công cơ thể mẹ bầu.
Dấu hiệu khi bà bầu bị sốt
Ho
Mệt mỏi
Nóng lạnh trong người
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Buồn nôn, nôn
Chóng mặt
Cơ thể ra mồ hôi
Cảm thấy ớn lạnh
Nghẹt mũi, chảy máu mũi
5 cách trị sốt cho bà bầu
1. Gặp bác sĩ chuyên khoa
2. Không tự ý sử dụng thuốc
Bà bầu không được tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc không kê toa có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều rắc rối như: dị ứng thành phần thuốc, sock thuốc, ngộ độc, tiêu chảy,…
Do đó, bà bầu bị sốt hay bất kỳ tình trạng nào, dù nhẹ hay không nguy hiểm gì cũng không tuyệt đối sử dụng thuốc, nếu mẹ bầu không phải là chuyên gia.
3. Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
Khi phụ nữ mang thai bị sốt, cần phải vệ sinh cá nhân kỹ càng, không tạo điều khiện cho cơ thể ủ bệnh. Môi trường xung quanh cũng cần được đọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát, không khí trong lành. Mẹ bầu bị sốt tránh mặc đồ quá mong manh hay quá kín đáo, cũng nên tránh những nơi đông người hay những nơi có không gian bí, kín và những nơi có gió lớn.
4. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là cách giúp bà bầu hạ sốt hiệu quả. Các chất dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ bầu trước những tác nhân xấu gây bệnh. Đòng thời cũng loại bỏ những vi khuẩn, vi rút có hại ra khỏi cơ thể.
5. Giải nhiệt da
Khi bị sốt, bà bầu có thể tự hạ sốt bằng cách dùng khăn ấm. Mẹ bầu hãy lấy một cái khăn sạch, ngâm nước ấm và lau khắp người để giúp giải nhiệt da. Lưu ý lau kỹ các vùng ở cổ, nách, ngực, gáy. Ngoài ra, dùng khăn ấm đắp lên trán trong vòng 5 – 7 phút cũng là cách hiệu quả trong việc hạ sốt cho phụ nữ mang thai.
Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh hay bất thường bẩm sinh (tên tiếng Anh là congenital disorder) là tên gọi chung của những bệnh có sẵn khi thai nhi được sinh ra. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), cứ 33 trẻ sẽ có 1 trẻ có khả năng mắc các bất thường bẩm sinh. Và theo 46 nghiên cứu, phụ nữ có bầu bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ tăng khả năng sinh em bé ra bị sứt miệng, dị tật tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh,…
2. Nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ
3. Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Ở giai đoạn thai kỹ, mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất của thai nhi. Nên việc mẹ bầu bị sốt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon sẽ khiến thai nhi chịu ảnh hưởng không kém. Có thể hiểu rằng, những gì xảy ra với mẹ cũng là điều diễn ra với bé.
Do đó, bà bầu bị sốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thai nhi sẽ ốm yếu từ trong bụng mẹ, khi sinh ra có khả năng sinh non, sinh nhẹ cân, sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng,…
Lưu ý khi bà bầu bị sốt
1. Bà bầu bị sốt nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị sốt là:
Thức ăn dạng lỏng như cháo, soup, canh, nước hầm từ heo, bò,…
Rau xanh như mồng tơi, rau cải, tần ô, rau ngót,…
Uống nhiều nước, nước ấm hoặc nước sôi để nguội, không nên uống nước lạnh.
2. Bà bầu bị sốt không nên ăn gì
Phụ nữ có bầu bị sốt cần kiêng những thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ, đồ chiên rán
Rượu bia
Nước đá
Đồ ăn cay nóng
Nước trà
3. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu
Mẹ bầu sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài
Khó thở, thở gấp
Sốt kèm ho
Ăn không tiêu, ăn vào là nôn ra lại
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị sốt phải làm sao? Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị sốt.
Danh sách từ khóa bà bầu đặc biệt quan tâm:
Bà bầu bị sốt rét
Bà bầu bị sốt 3 tháng cuối
Bà bầu bị sốt cao
Bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì
Bà bầu bị sốt đau đầu
Nguồn: Tổng hợp
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Nhức Mỏi Mắt Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!