Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Nghẹt Mũi Dùng Thuốc Gì Nhanh Khỏi An Toàn Cho Bé mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
08/08/2018
–
Giang giang
–
Những cách trị ngạt mũi cho mẹ bầu tại nhà
1, Sử dụng muối
Thông thường tình trạng ngạt mũi chỉ xảy ra khi mà hệ hô hấp, vòm họng của mẹ bầu bị tổn thương. Vậy nên cách tốt nhất là chị em nên “xoa dịu” cổ họng để nhanh chóng tiêu viêm và hết tình trạng khô rát.
Chị em thực hiện bằng cách pha loãng muối với nước ấm sau đó dùng để súc miệng khoảng 3 lần mỗi ngày. Làm như vậy tình trạng nghẹt mũi ở chị em sẽ nhanh chóng được loại bỏ.
2, Kê cao gối khi ngủ
Không chỉ riêng với bà bầu mà đối với tất cả mọi người, việc kê cao gối hơn khi ngủ sẽ giúp chúng ta dễ dàng hô hấp hơn. Có được giấc ngủ ngon, tình trạng bệnh của chị em cũng nhanh chóng được hồi phục hơn.
3, Duy trì độ ẩm phòng
Khi bị nghẹt mũi, độ ẩm phòng là yếu tố quan trọng giúp cho các mẹ bầu giảm bớt được các cảm giác khó chịu. Một độ ẩm phù hợp chị em sẽ dễ dàng hô hấp hơn, cơ thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Chị em có thể duy trì nhiệt độ phòng bằng máy tạo độ ẩm hay chỉ đơn giản là những giàn phun sương để tăng cường độ ẩm cho không khí.
4, Sử dụng tinh dầu tự nhiên
Các loại tinh dầu có chiết suất tự nhiên như bạc hà, oải hương, bạch đàn… sẽ đem lại cho mẹ bầu 1 cảm giác nhẹ nhõm.
Chị em có thể sử dụng bằng cách thoa 1 vài giọt tinh dầu lên vùng khóe mũi, hay pha vào nước xông hơi để thực hiện xông hơi tại nhà.
5, Dùng thuốc nhỏ mũi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi hay xịt mũi, vậy nên chị em nên lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Chị em nên lựa chọn dựa trên lời khuyên đến từ sự tư vấn của các bác sỹ.
6, Sử dụng đồ nóng để trị nghẹt mũi ở bà bầu
Khi đã mắc tình trạng nghẹt mũi thì thực phẩm phù hợp nhất để các mẹ bầu lấy lại được sức đề kháng tự nhiên đó chính là các loại đồ ăn có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể, nâng cao thân nhiệt và tăng sức đề kháng tự nhiên.
Cùng với đó các mẹ bầu nên chú ý tránh xa các đồ lạnh, không được uống nước đá hay đồ uống có đá. Đồ lạnh sẽ làm cho tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trở nên tồi tệ hơn.
7, Làm sạch mũi thường xuyên
Các mẹ bầu cảm thấy rất khó thở khi mắc phải chứng bệnh này vậy nên cách tốt nhất là chị em nên tống khứ chúng ra khỏi mũi của mình. Giữ chúng trong mũi hay để chảy xuống cuống họng là 1 điều không hề tốt chút nào đối với các mẹ bầu.
8, Bổ sung viatmin C
Vitamin C sẽ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên và các dưỡng chất cần thiết giúp sức khỏe và tinh thần các bà bầu hồi phục nhanh chóng.
Vitamin C có chứa rất nhiều trong các loại trái cây đặc biệt là cam, chanh hay quất. Đối với bà bầu để trị nghẹt mũi có thể sử dụng bài thuốc dân gian từ chanh và mật ong đơn giản có thể thực hiện tại nhà.
Ngoài ra các mẹ bầu có thể uống thêm kẽm để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tuy nhiên việc sử dụng này cần có sự hưỡng dẫn của các bác sỹ, các mẹ không nên tự ý uống tại nhà.
9, Tỏi
Để sử dụng tỏi trị nghẹt mũi các mẹ bầu có thể sử dụng vào các món ăn bằng tỏi giã nhuyễn. Có thể cho vào trong các loại cháo thay cho hành để sức khỏe của chị em mau ổn định.
Ngoài ra các mẹ bầu có thể chuẩn bị thêm tỏi hấp mật ong để trị nghẹt mũi hay ho, đau rát họng kéo dài, đây cũng là bài thuốc dân gian được rất nhiều người sử dụng.
10, Tía tô, kinh giới
Tía tô và kinh giới được coi là 2 vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc đông y trị ho, cảm, hắt hơi, sổ mũi.
Để trị nghẹt mũi với tía tô và kinh giới chị em có thể đun 2 loại lá này với nước, để nguội và uống 2 lần mỗi ngày. Hay cũng có thể cho vào các loại cháo để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
Bà bầu bị nghẹt mũi uống thuốc gì?
Video hướng dẫn nấu cháo trị nghẹt mũi cho bàu bầu
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của chúng tôi, nếu tình trạng nghẹt mũi nhẹ chị em có thể dùng các phương pháp trên để trị bệnh. Còn đối với các chị em có triệu chứng nghẹt mũi, kèm với đó là những triệu chứng nguy hiểm khác như ho kéo dài, sốt cao… thì cần có sự chăm sóc từ các bác sỹ chứ không nên tự uống thuốc kháng sinh tại nhà.
Bà Bầu Bị Nghẹt Mũi Dùng Thuốc Gì?
Bà bầu bị nghẹt mũi có thể trị khỏi bằng những những cách đơn giản mà không cần dùng thuốc như sau: kê gối cao khi ngủ, nhỏ mũi thường xuyên, dùng tỏi, tía tô…
Nguyên nhân có thể gây nghẹt mũi ở bà bầu
Chảy mũi hoặc nghẹt mũi trở nên phổ biến hơn khi mang thai. Có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này còn được gọi là viêm mũi thai kỳ.
Nghẹt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.
Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.
Nếu bạn chỉ bị nghẹt (chảy) mũi mà không kèm triệu chứng khác thì có thể bạn bị viêm mũi thai kỳ. Nếu nghẹt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt thì có thể bạn bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm.
Chứng viêm xoang cũng rất thường gặp khi mang thai. Nếu bạn bị các triệu chứng của viêm xoang như sốt (đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi) thì bạn nên đi khám.
Nếu bạn bị tắc (chảy mũi) với dịch mũi trong, kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán: Chúng có thể đỡ hoặc nặng thêm, hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị.
Bà bầu bị nghẹt mũi dùng thuốc gì?
Nếu nghẹt mũi làm bạn khổ sở thì bạn nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn.
Tốt nhất bạn nên tránh các loại thuốc trong 3 tháng đầu mang thai, khi mà các cơ quan của thai đang hình thành, trừ khi thật cần thiết (ví dụ để kiểm soát suyễn).
Mọi loại thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ.
Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu không dùng thuốc
Sử dụng nước nhỏ mũi dạng giọt (hoặc dạng phun sương) được bác sĩ chỉ định là an toàn cho bà bầu. Xịt vào mỗi bên mũi. Khoảng 5-10 phút sau, bạn sẽ thở dễ dàng hơn.
Kê cao gối khi nằm nghỉ hoặc ngủ.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nên vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách (tuân thủ hướng dẫn đi kèm). Thay nước cho máy hàng ngày để tránh vi trùng sinh sôi. Bạn cũng cần thay bộ lọc càng thường xuyên càng tốt.
Luyện tập cũng có thể làm dịu ngạt mũi. Tránh tập luyện ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến bạn bị nghẹt mũi nặng thêm.
Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu… vì chúng làm bạn khó chịu hơn.
Tỏi: Có tác dụng chữa cúm hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, bạn giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp. Nếu cảm thấy khó ăn, bạn có thể ngâm tỏi với dấm và ăn dần.
Rau kinh giời, lá tía tô: Hai loại lá này cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.
Hành: Với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.
Một số bài thuốc dân gian khác: Chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo hành củ, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…
bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi
bà bầu bị nghẹt mũi có sao không
bà bầu bị sổ mũi có sao không
thuốc xịt mũi cho bà bầu
hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi
cách chữa ngạt mũi nhanh nhất
Thuốc Xylometazolin Chữa Nghẹt Mũi Có Dùng Được Cho Bà Bầu?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ Ngô Thị Thu Thủy – Trưởng khoa Dược – Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Những bệnh về tai – mũi – họng nói chung đều gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy các nguyên nhân phổ biến nhất của các triệu chứng mũi (ví dụ nghẹt mũi) cần điều trị trong thai kỳ là viêm mũi thai kỳ, viêm mũi dị ứng, viêm mũi do thuốc, viêm xoang.
Nghẹt mũi có thể dẫn đến thở bằng miệng vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ. Giải pháp được nhiều người lựa chọn để điều trị là dùng các loại thuốc xịt mũi và một số loại thuốc uống. Tuy nhiên, các bà bầu cần đặc biệt chú ý khi dùng thuốc vì thuốc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
1. Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao?
Khi các bà bầu nghẹt mũi, cần nên xem xét ưu tiên sử dụng các phương pháp không dùng thuốc:
Kê cao đầu giường từ 30 đến 45 độ hay dùng thêm gối.
Nếu cần dùng thuốc cho nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, có một số thuốc sau được coi là tương đối an toàn cho cả mẹ và bé khi sử dụng.
Glucocorticoid đường mũi có hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi và được coi là an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Bà bầu bị nghẹt mũi nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất mà vẫn có hiệu quả. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh không có sự khác biệt lớn về hiệu quả dùng thuốc hoặc tính an toàn giữa các dạng bào chế glucocorticoid dùng đường mũi.
Thuốc kháng histamin đường uống ít hiệu quả hơn trong việc làm giảm triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi trong bệnh viêm mũi dị ứng so với glucocorticoid dạng xịt mũi. Trong số các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai, loratadine (10 mg mỗi ngày một lần) và cetirizine (10 mg mỗi ngày một lần), có thể được coi là thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được lựa chọn đầu tay để dùng trong thai kỳ bởi vì có dữ liệu về an toàn trên người (nhóm B theo phân loại thuốc trong thai kỳ của FDA), ít có tác dụng an thần và tác dụng phụ của cholinergic cũng thấp hơn so với thế hệ một (alimemazin, chlopheniramin, promethazine).
Các thuốc kháng histamine uống thế hệ 2 như Levocetirizine cũng là một loại thuốc B, nhưng có rất ít dữ liệu về con người được công bố. Fexofenadine cũng ít được nghiên cứu và được xếp vào loại C.
Các thuốc kháng histamin thế hệ nhất thì khá phổ biến, rẻ tiền và có thể thuận tiện dùng khi cần hay trước khi đi ngủ, trong số các thuốc thế hệ đầu tiên, chlorpheniramine đã được khuyến cáo là thuốc được lựa chọn sử dụng trong thai kỳ vì nó đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ và dữ liệu về động vật và người được đảm bảo. Liều dùng chlorpheniramine là 4 mg mỗi 4-6 giờ, các dạng bào chế tác dụng kéo dài là 8 mg đến ba lần mỗi ngày và 12 mg hai lần mỗi ngày. Liều lượng không được vượt quá 24 mg mỗi ngày.
Thuốc xịt mũi kháng histamin: do dữ liệu an toàn trên người chưa có sẵn cho thuốc xịt mũi azelastine nên hiện tại chưa được khuyến cáo, ngoại trừ thai phụ đã dùng trước khi mang thai và có hiệu quả rõ rệt.
2. Thuốc Xylometazolin có dùng được cho bà bầu?
Thuốc nhỏ mũi chứa Xylometazolin là chất có tác dụng làm co mạch các mạch máu trong niêm mạc mũi, dẫn đến làm giảm sưng các niêm mạc này nên làm thông thoáng, giảm nghẹt mũi. Thuốc được chỉ định để điều trị chảy nước mũi do dị ứng, kích ứng xoang, hoặc cảm lạnh thông thường. Thuốc nhỏ mũi Xylometazoline thường nên sử dụng trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày) để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi nặng. Trường hợp bị nghẹt mũi kèm hay không kèm sổ mũi, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mũi có chứa chất gây co mạch. Việc sử dụng thuốc nghẹt mũi thông mũi nên được giới hạn trong 3 đến 5 ngày để tránh xuất hiện phản ứng “bật lại” (rebound) tức lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại, dẫn đến bệnh viêm mạn tính niêm mạc mũi, khó điều trị.
Thuốc Xylometazolin cũng như các thuốc co mạch trị nghẹt mũi khác có các tác dụng phụ thường gặp bao gồm mất ngủ, tăng huyết áp, bồn chồn, lo lắng, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, ảo giác và rối loạn chức năng tiết niệu.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bà Bầu Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
Bà bầu bị cảm cúm uống thuốc gì? Đang mang thai mà bị cảm cúm có được uống thuốc không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà mẹ bởi lo sợ việc sử dụng thuốc không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu thường dễ mắc các bệnh cảm cúm hơn người bình thường. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp chữa trị cho họ lại gặp nhiều khó khăn. Lý do là bởi việc sử dụng thuốc Tây để điều trị sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai khi mắc cảm cúm chỉ nên sử dụng các bài thuốc an toàn, lành tính được bài chế từ dược liệu tự nhiên.
Khi mang thai, phụ nữ rất dễ mắc phải các bệnh cảm cúm
Bà bầu cần làm gì khi bị cảm cúm?
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của cảm cúm, bà bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh vì có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thay vào đó, hãy ngay lập tức tới gặp bác sĩ điều trị để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh của mình.
Trường hợp bệnh mới chớm, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị cảm cúm dân gian như xông hơi, các bài thuốc phổ biến như chanh tươi và mật ong, nước gừng, tỏi,… kết hợp với việc giữ ấm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để các triệu chứng giảm nhanh.
Các biện pháp chữa cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc
Để sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu do bị cảm cúm, mẹ bầu nên “nằm lòng” một số công thức điều trị hữu hiệu từ dân gian sau:
Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh chữa cảm cúm cho các bà bầu
1. Tỏi
Chữa cảm cúm bằng tỏi là phương pháp được sử dụng khá nhiều vì dễ thực hiện cũng như việc tìm kiếm nguyên liệu không quá khó khăn. Người bệnh chỉ cần giã nhỏ tỏi và uống với nước sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy mùi hăng của tỏi khiến các bà bầu có cảm giác khó chịu khi uống, nhưng với hiệu quả mà nó đem lại, chắc chắn sẽ khiến các chị em cảm thấy hài lòng.
Ngoài ra, có một mẹo nhỏ giúp các bà bầu có thể ăn tỏi một cách dễ dàng hơn. Chính là trong các món ăn phải dùng đến tỏi như rau xào có thể cho nhiều tỏi hơn bình thường. Ăn dấm tỏi vào mỗi sáng cũng sẽ giúp phòng tránh cúm hiệu quả.
2. Xông mũi
Khi bị nghẹt mũi do cảm cúm, xông mũi là một cách giúp các bà bầu có thể dễ dàng tránh được tình trạng này. Sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc trà xanh cho vào nước xông, sau đó lấy khăn trùm kín đầu và nước, cố gắng hít thật sâu hơi nước đang bốc lên sẽ giúp thông mũi hiệu quả.
3. Ăn cháo
Nếu bị cảm cúm nhẹ, bá bầu chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo cần có nhiều hành tươi và tía tô. Sau khi ăn xong cơ thể sẽ thoát ra nhiều mồ hôi, giúp giải cảm hiệu quả. Hơn nữa, cháo là một món ăn có dinh dưỡng cao, không chỉ sử dụng trong điều trị cảm cúm, nó còn có thể làm thành món ăn hàng ngày.
4. Chanh tươi kết hợp với mật ong
Khi có triệu chứng ho và ngứa rát vùng họng, các bà bầu hãy chuẩn bị 2 quả chanh và 2 thìa mật ong, cắt chanh thành nhiều lát nhỏ và trộn đều với mật ong hoặc có thể pha cả 2 cùng với nước ấm. Sử dụng phương pháp này sẽ làm giảm ngay hiện tượng ho do cảm cúm.
Uyên
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Nghẹt Mũi Dùng Thuốc Gì Nhanh Khỏi An Toàn Cho Bé trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!