Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Mất Ngủ Do Tác Động Của Hóc Môn mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dù vừa bước vào thời kỳ mang thai, hay đã gần đến kỳ chuyển dạ, giấc ngủ của mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng bởi việc mang thai. Nguyên nhân chính của việc này là sự thay đổi hóc môn trong cơ thể bà bầu.
Khi mang thai, bà bầu bắt đầu đối mặt với hàng loạt triệu chứng gây mệt mỏi và uể oải, mà mất ngủ là một trong những tình trạng điển hình. Tình trạng mất ngủ không chỉ xảy ra đối với những phụ nữ có giấc ngủ ổn định trước thời kỳ mang thai, mà còn khiến tình trạng của những người thường xuyên mất ngủ tệ hơn. Từ khi bắt đầu thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ sớm nhận thấy sự xuất hiện của tình trạng này, và sự gia tăng về cường độ trong suốt quá trình thai nhi phát triển. Đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ bầu sẽ thường xuyên bị giật mình thức giấc, và thường mất một thời gian mới có thể ngủ trở lại. Điều này còn dẫn đến tình trạng “thèm ngủ ngày” của các bà bầu.
Tác động của hóc môn khiến bà bầu bị mất ngủ
Khi mang thai, cơ thể bà bầu xảy ra sự thay đổi hóc môn nhanh chóng, cả về loại hóc môn và hàm lượng. Hóc môn mang thai này có ảnh hưởng lớn đến cơ thể và tinh thần của bà bầu, bao gồm cả cảm xúc, ngoại hình và sự trao đổi chất của cơ thể.
Hóc môn progesterone làm cho các cơ giãn ra, để cơ thể nâng đỡ thêm một cơ thể khác đang dần lớn lên trong bụng mẹ bầu. Điều này dẫn đến những tình trạng khác như đi tiểu tiện thường xuyên, khó tiêu…làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các bà bầu thường không thể ngủ ngon vào ban đêm và giảm độ dài của giấc ngủ.
Ngoài progesterone, một hóc môn mang thai quan trọng khác nữa, đó là estrogen. Hóc môn estrogen tác động đến giấc ngủ khi chúng làm cho mạch máu giãn rộng hơn, dẫn đến tình trạng phù nề hoặc sưng lên ở chân và bàn chân của bà bầu. Đôi lúc, tình trạng giãn mạch cũng gây nên triệu chứng nghẹt mũi và khó thở.
Bên cạnh hai loại hóc môn mang thai chính như trên, vẫn có một số sự thay đổi hóc môn khác trong cơ thể bà bầu và gây nhiều tác động khác nhau, dẫn đến giấc ngủ của bà bầu bị “làm phiền”. Hóc môn melatonin thường tăng cao hơn trong thời kỳ mang thai, khiến cho lượng prolactin trong cơ thể tăng lên và dẫn đến mất ngủ. Suốt đêm, lượng hóc môn oxytocin tăng lên dẫn đến những cơn co thắt tử cung làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bà bầu thay đổi thói quen, giờ giấc ngủ nghỉ như thế nào?
Giờ giấc nghỉ ngơi của bà bầu thay đổi rất đáng kể trong thời gian mang thai. Đặc biệt là thời gian nghỉ ngơi ổn định trên giường sẽ giảm xuống, nguyên nhân vì số lần thức giấc quá nhiều, khiến bà bầu không thể ngủ yên giấc.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tổng thời gian ngủ tăng lên với thời gian ngủ ban đêm dài hơn, kèm theo giấc ngủ trưa ngắn nhưng thường xuyên và đều đặn. Tuy nhiên, giấc ngủ sẽ giảm dần với những cơn giật mình hoặc bị đánh thức lúc nửa đêm, dẫn đến thời gian ngủ sâu giảm xuống.
Trong tam cá nguyệt thứ 2, tình trạng ngủ nghỉ được cải thiện, bà bầu ít bị đánh thức hơn trong suốt thời gian ngủ ban đêm. Đến cuối thai kỳ thứ hai, số lần bị đánh thức vào ban đêm lại tăng lên, và bà bầu thường bị mất ngủ nhiều hơn.
Suốt tam cá nguyệt thứ 3, bà bầu sẽ bị những cơn giật mình làm thức giấc hơn, và càng khó khăn để ngủ trở lại hơn. Các bà bầu cũng ngủ trưa nhiều hơn, thường xuyên hơn, nhưng không thể ngủ sâu.
Lý Do Làm Bà Bầu Mất Ngủ
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
Những thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể, cộng thêm tác dụng phụ khi mang thai, ảnh hưởng không ít cũng nhiều lên hệ tiêu hóa mẹ bầu. Từ đó, gây chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng, cuối cùng dẫn đến chứng mất ngủ.
Khó tìm được vị trí ngủ thoải mái
Vị trí ngủ không thoải mái cũng có thể làm bà bầu ngủ không ngon, không sâu giấc. Ở từng giai đoạn mang thai, tư thế ngủ nên thay đổi để phù hợp, nhất là khi thai phát triển ngày càng lớn.
Không ít mẹ bầu bị chuột rút “hành hạ” mỗi đêm nhiều đến nỗi không tài nào chợp mắt được, nhất là vào tam cá nguyệt cuối cùng.
Chứng đi tiểu liên tục trong thai kỳ cũng dễ dẫn đến hiện tượng mất ngủ khi mang thai.
Nhiều mẹ bầu than thở do thai nhi chuyển động nhiều, thường xuyên huých mạnh khi mẹ đang ngủ làm mẹ đột ngột tỉnh giấc và khó ngủ lại.
Mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
Mẹ có biết thai nhi ngủ khi mẹ thức và thường thức khi mẹ ngủ? Do đó, đừng quá lo lắng chứng mất ngủ của mình sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của con. Hơn nữa, nhờ lớp da, lớp cơ, nước ối bao bọc, thai nhi sẽ không bị làm phiền bởi những âm thanh khó chịu bên ngoài khiến mẹ khó ngủ.
Sức khỏe của bé chỉ bị ảnh hưởng khi hoạt động hằng ngày của mẹ bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ, chẳng hạn như kiệt sức, biếng ăn, mệt mỏi, nhức đầu… Từ đó, dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo rằng mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày trong tháng cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc chuyển dạ lâu hơn.
Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang bầu Khắc phục biểu hiện khó chịu khi ốm nghén
Ốm nghén cũng gây mất ngủ cho bà bầu. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu tình trạng ốm nghén của mình để có cách điều trị thích hợp. Nếu chỉ là cảm giác buồn nôn, bạn có thể uống những loại trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà…
Bà bầu nên hạn chế tối đa đồ uống chứa chất kích thích như nước ngọt, cà phê, trà và không dùng chúng vào giờ chiều, tối muộn và trước giờ đi ngủ. Không ăn tối quá no và nên ăn trước khi ngủ từ 2-3 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn và tránh mất ngủ khi mang thai. Mỗi ngày bạn nên uống 8 ly nước lọc để giảm các cơn đau và những triệu chứng khó chịu khác. Nếu bà bầu bị tê chân thì hãy bổ sung canxi và thường xuyên massage chân.
Bạn không nên xem ti vi hay đọc sách báo trên giường. Nghe nhạc nhẹ để có giấc ngủ êm ái. Chọn đồ ngủ với chất liệu cotton rộng rãi thoải mái. Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ cũng giúp lưu thông máu huyết và làm cho mẹ dễ ngủ hơn. Chỉ ngủ khi cảm thấy buồn ngủ.
Bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ vì tư thế ngủ này giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Còn nếu bụng bầu quá lớn, bạn hãy chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hay dùng loại gối quấn toàn thân dành cho bà bầu.
Cuối cùng, để ngăn ngừa chứng mất ngủ, cách tốt nhất là mẹ hãy dẹp bỏ những gánh lo, tạo cho mình tâm lý thoải mái nhất.
Tác Hại Khôn Lường Của Việc Mất Ngủ Kéo Dài
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hoặc ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ, 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Mất ngủ do tuổi tác
Chu kỳ thức – ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn cao niên tâm sinh lý thay đổi nên thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi, bạn thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào bao đêm, mặc dù ban ngày bạn ngủ ít hoặc không ngủ.
Mất ngủ do bị stress
Những gánh nặng và áp lực từ cuộc sống khiến thần kinh bạn lúc nào cũng căng như dây đàn, cơ thể bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, stress thì chắc chắn bạn cũng khó có được một giấc ngủ ngon. Khi não bộ và các cơ quan trong cơ thể không được thả lỏng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Mất ngủ do bệnh lý
Một số bệnh như đau xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, viêm loét dạ dày, đại tràng, huyết áp hay rối loạn tiểu tiện thì giấc ngủ của bạn cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, khi đang sử dụng các loại thuốc chứa caffeine có tác dụng kích thích bộ não trở nên hưng phấn hơn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ.
Mất ngủ do ngoại cảnh
Tiếng ồn hay ánh sáng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bạn. Bạn thắc mắc tại sao lại bị mất ngủ trong khi công việc không quá bận rộn? Thủ phạm rất có thể là tiếng động từ nhà hàng xóm, tiếng xe cộ, hay công trình đang thi công ở gần đó, hoặc cũng có thể do ánh đèn hắt ra từ chiếc điện thoại của bạn.
Mất ngủ có tác hại gì?
Mất ngủ làm mất tập trung
Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não dành rất ít thời gian cho trạng thái REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ) – rất cần thiết. Kết quả, con người sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ. Theo tiến sĩ Shives, những người có được giấc ngủ REM thường có cảm giác tốt hơn về nhận thức và cảm nhận tốt hơn về hạnh phúc, từ đó tâm trạng cũng được cải thiện đáng kể.
Ăn cá nhiều hơn là một trong những cách giúp ngủ ngon. Theo tạp chí Men’s Health, các axit béo omega-3 có trong cá hồi, cá thu có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ và tăng nồng độ serotonin – một hormone chịu trách nhiệm về hạnh phúc.
Mất ngủ làm giảm hiệu suất công việc
Thiếu ngủ có thể làm giảm hiệu suất công việc. Cũng theo nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên APSS năm 2009, một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc. Một giấc ngủ trưa hợp lý là khoảng từ 20-30 phút sẽ giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và có thể giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay. Theo các nhà khoa học, ngủ trưa khoảng 26 phút có tác dụng cải thiện hiệu suất làm việc lên 34%, song không nên kéo dài quá 40 phút để tránh lâm vào trạng thái mệt mỏi.
Mất ngủ làm tăng cân
Thiếu ngủ không chỉ gây nên những ảnh hưởng đến xấu sức khỏe của bạn mà còn chính là “thủ phạm” khiến việc thừa cân ngày càng trầm trọng hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thiếu ngủ, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ.
Mất ngủ làm tăng huyết áp
Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây căng thẳng vào ban đêm và căng thẳng này cũng gây hại như bất kỳ căng thẳng khác xảy ra trong ngày. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp.
Nghiên cứu cho thấy kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị thiếu ngủ, tiến sĩ Shives nói. Tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp, và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.
Tiến sĩ Shives cảnh báo rằng, nằm trên giường chờ đợi để đi vào giấc ngủ có thể dẫn đến lo lắng và càng gây khó khăn hơn cho giấc ngủ. Khi không ngủ được, hãy ra khỏi giường dù cảm thấy mệt mỏi. Có thể tham gia vào các hoạt động bình tĩnh và yên tĩnh, chẳng hạn như đọc sách hoặc nghe nhạc thư giãn một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ; tránh truyền hình và đèn sáng. Nếu vẫn không thể ngủ, ra khỏi giường và tiếp tục hoạt động yên tĩnh cho đến khi thật sự buồn ngủ.
Mất ngủ gây trầm cảm
Thiếu ngủ là nguyên nhân làm giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người.
Mất ngủ làm suy giảm trí nhớ
Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ. Giấc ngủ đủ là thời gian phục hồi lại sức lực. Thiếu ngủ dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực trong cuộc sống.
Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da
Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ và các phương pháp trị liệu da chỉ cho chúng ta biết: Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormon căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể.
Loại hormon căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm. Thiếu ngủ ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ da tự nhiên, làm khô da và làm tăng độ nhạy cảm trên da. Từ đó mà lớp biểu bì trở nên yếu và khả năng tự bảo vệ rất kém, nhất là khi phải tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Mất ngủ gây rối loạn tâm lý
Thiếu ngủ, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,… Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoàn thiện của hệ thần kinh.
Mất ngủ gây bệnh tim mạch
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về tim mạch. Bởi khi đó, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.
Mất ngủ gây bệnh tiểu đường
Theo nhiều nhà khoa học, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tiểu đường. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh này chính là insulin, dây dẫn của glucose đến các cấu trúc tế bào. Sự mất cân bằng của glucose (dù tăng hay giảm) cũng gây ra buồn ngủ. Nếu cùng với điều này, xuất hiện thêm các biểu hiện như khô miệng, khát nước, ngứa và mẩn đỏ, huyết áp tăng,… thì bạn cần đến bác sĩ đa khoa hay một bác sĩ nội tiết để tư vấn về bệnh tiểu đường.
Thiếu ngủ sẽ dẫn đến viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gây stress, đường huyết, huyết áp và béo phì, các nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường.
Nguy cơ ung thư vì mất ngủ
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2008 được thực hiện ở Anh cho thấy, phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ/đêm có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú, và một nghiên cứu tại Trường Y Harvard (Mỹ) cho kết quả, những ai ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có nguy cơ phát triển khối u đại trực tràng dẫn đến ung thư ruột kết. Lý do, hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế rất nhiều.
Mất ngủ đe dọa hôn nhân
Một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên năm 2009 của Hội ngủ Liên đới (APSS) ở Massachusetts (Mỹ) cho thấy phụ nữ có chồng ngủ tốt hơn so với phụ nữ độc thân, và những ai có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc có thể tránh được nguy cơ các vấn đề giấc ngủ.
Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy việc chia sẻ giường với một đối tác bị chứng ngáy ngủ có thể gây bất lợi cho hôn nhân. Bên cạnh cáu kỉnh, thiếu ngủ do tác động của việc ngáy ngủ có thể gây trầm cảm, lo âu, và cả những xung đột trong hôn nhân, tiến sĩ Shives cảnh báo.
Để cuộc sống hôn nhân mặn nồng, hãy kiểm tra chứng ngáy ngủ. Ngáy ngủ là một triệu chứng của hiện tượng ngưng thở khi ngủ, gây rối loạn giấc ngủ không chỉ cho bản thân mà còn cho cả người nằm bên cạnh.
Với những tác hại khôn lường của việc mất ngủ kéo dài giúp các bạn biết được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người. Khi bị mất ngủ, đại não ở trong trạng thái “ngẩn ngơ”, không thể tập trung được tinh thần vào việc gì, khả năng phán đoán giảm hẳn, sức tập trung kém, trí nhớ cũng giảm đi nhiều, đầu óc nặng nề, không tỉnh táo,… Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hậu quả trước mắt. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến bạn hay cáu gắt, lo lắng, hoảng loạn,… và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng.
Có thể bạn đang quan tâm:
Vì vậy, để có giấc ngủ sâu, chúng ta nên đi ngủ đúng giờ, không quá ăn no vào bữa tối, tránh những thực phẩm khó tiêu, hạn chế uống rượu, không dùng trà và cà phê vào buổi tối, tập thể dục thường xuyên. Nên uống nhiều nước vào buổi sáng và giảm buổi tối nếu bạn có thói quen thức dậy giữa đêm để đi tiểu. Nếu mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị.
Mang Thai Tháng Thứ 5 Bị Mất Ngủ Nguyên Nhân Do Đâu?
Nghiên cứu chỉ ra rằng mang thai tháng thứ 5 bị mất ngủ có thể gây ra biến chứng khi mang thai. Thai phụ sẽ dễ dàng mắc chứng trầm cảm trước sinh và sau sinh. Bài viết này thông tin đến bạn nguyên nhân và cách điều trị mang thai tháng thứ 5 – tháng thứ 8 bị mất ngủ.
Mang thai tháng thứ 5 bị mất ngủ khiến mẹ bầu mắc trầm cảm
1. Nguyên nhân mang thai tháng thứ 5 – tháng thứ 8 bị mất ngủ
Đau lưng: Khi trọng tâm dịch chuyển về phía trước, cơ lưng của bạn bù đắp quá mức và kết quả là bị đau. Thêm vào đó, dây chằng bị nới lỏng do hormone thai kỳ, khiến sản phụ dễ bị đau lưng và mất ngủ
Khí gas, ợ chua: Các hormone thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến sản phụ cảm thấy đầy hơi và chướng bụng. Các axit dạ dày dễ dàng đốt cháy theo đường ngược lên thực quản của mẹ bầu, gây nên tình trạng ợ chua.
Chuột rút chân: Những thay đổi trong hệ tuần hoàn và áp lực từ em bé lên các dây thần kinh và cơ, có thể khiến chân bị chuột rút. Sản phụ cũng có thể có cảm giác rợn người ở chân và khiến mang thai tháng thứ 5 bị mất ngủ.
Hụt hơi: Tử cung đang phát triển cũng gây áp lực lên cơ hoành. Cơ hoành nằm ngay dưới phổi của bạn, áp lực này có thể khiến sản phụ khó thở.
Lo lắng: Mẹ bầu thường có nhiều suy nghĩ về thai nhi. Nhiều suy nghĩ và lo lắng quay cuồng trong đầu có thể khiến sản phụ không ngủ được.
Mang thai tháng thứ 5 bị mất ngủ và đau lưng
2. Cách điều trị mang thai tháng thứ 5 – tháng thứ 8 bị mất ngủ
2.1. Biện pháp thay đổi lối sống
Nhiều loại thuốc ngủ không được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Chính vì thế, thay đổi lối sống bao gồm điều chỉnh thói quen ngủ, có thể cải thiện giấc ngủ của sản phụ một cách an toàn. Hạn chế cà phê vì caffeine không chỉ giúp tỉnh táo, mà cà phê còn khiến cơ thể mẹ bầu khó hấp thụ chất sắt cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Thay vào đó, sản phụ hãy uống nhiều nước trong ngày, nhưng lưu ý cần dừng uống vài giờ trước khi đi ngủ để không phải thức dậy đi vệ sinh.
Song song đó, mẹ bầu cần ra ngoài và đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục giúp sản phụ ngủ ngon hơn, nhưng cần tránh tập trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ vì nó có thể khiến các mẹ tỉnh táo và khó ngủ. Tắm nước ấm, mát-xa và giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ vào ban đêm cũng là phương thức rất tốt để sản phụ thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Uống nhiều nước trong ngày để tốt cho mẹ và bé nhưng cần tránh uống trước khi ngủ
2.2. Biện pháp điều trị từ thiên nhiên
2.2.1. Xông hương bằng tinh dầu
Để điều trị mang thai tháng thứ 5 bị mất ngủ, bạn có thể sử dụng dầu hoa oải hương, hoa cúc và ylang-ylang để làm thoải mái thần kinh. Lấy khoảng hai đến ba giọt bất kỳ loại dầu nào trong số các loại dầu này, cho vào khăn giấy và đặt dưới gối. Mặt khác, tắm nước ấm trước khi đi ngủ vừa mang lại cảm giác ấm áp vừa giúp thư giãn. Hãy thêm một vài giọt tinh dầu vào nước tắm sẽ giúp tốt hơn.
Nếu có, tránh sử dụng máy xông hơi trong hơn 20 phút vì nó có thể gây buồn nôn hoặc đau đầu. Mát-xa cổ và vai với các loại tinh dầu được khuyến nghị, sau khi pha loãng chúng với dầu hạt nho hoặc dầu ô liu. Những cách sử dụng tinh dầu thơm này dựa trên niềm tin chung của người dân và thiếu sự hỗ trợ đầy đủ từ các nghiên cứu khoa học.
Tắm nước ấm và mát-xa tinh dầu để giúp ngủ ngon hơn
2.2.2. Các loại trà thảo mộc
Một số loại thảo mộc có đặc tính thư giãn và làm dịu có thể mang lại hiệu quả trong việc tạo giấc ngủ yên bình. Thêm một thìa các loại thảo mộc khô này vào một cốc nước đun sôi, để nguội trong một giờ, hâm nóng lại trước khi tiêu thụ. Bạn có thể uống một cốc mỗi sáng, chiều và tối. Không uống trà Valerian vào ban ngày vì nó có đặc tính an thần.
Sử dụng thảo mộc tạo giấc ngủ yên bình
2.2.3. Nước ép anh đào
Quả anh đào là một nguồn cung cấp melatonin và là sự thay thế tốt cho các loại thuốc thôi miên. Uống nước ép anh đào hai lần một ngày có khả năng làm giảm cường độ của chứng mất ngủ. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn để biết về cơ chế thực tế của nó.
Lưu ý: Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ loại thuốc tự nhiên hoặc thuốc thay thế nào
TẬP ĐOÀN THỂ THAO ELIPSPORT
Website tập đoàn: elipsport.vn
Fanpage tập đoàn: facebook.com/elipsport.vn
Youtube: youtube.com/Elipsportvn
Liên hệ: elipsport.vn/lien-he
Tổng đài MIỄN PHÍ: 1800 6854
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Mất Ngủ Do Tác Động Của Hóc Môn trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!