Xem Nhiều 3/2023 #️ Bà Bầu Bị Hạ Đường Huyết Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? # Top 8 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bà Bầu Bị Hạ Đường Huyết Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Hạ Đường Huyết Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bà bầu bị hạ đường huyết khi mang thai phải làm sao?

Ở phụ nữ mang thai, hạ đường huyết thường xảy ra trong 3 tháng đầu, đặc biệt là từ 8 đến 16 tuần của thai kỳ. Bà bầu bị hạ đường huyết sẽ cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu và đôi khi gặp một số triệu chứng bất lợi khác. Vậy hạ đường huyết là gì? Bị hạ đường huyết khi mang thai phải làm sao? Mang thai bị hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết là gì?

Thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày được chia thành nhiều phần, trong đó có đường hay còn có tên là glucose. Glucose sẽ đi vào các tế bào khác nhau của cơ thể và cung cấp năng lượng cho các quá trình trao đổi chất giữ cho cơ thể hoạt động. Nếu không có đủ glucose trong máu, có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ‘hạ đường huyết’ hoặc lượng đường trong máu thấp, có nghĩa là nồng độ đường hòa tan trong cơ thể thấp hơn mức cần thiết. Điều này có thể gây ra các biến chứng từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ hạ đường huyết.

Bà bầu bị hạ đường huyết được khuyên nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tập thể dục, vận động nhẹ cơ thể, tránh làm việc quá sức. Giữ tinh thần lạc quan, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, gây căng thẳng cho bản thân.

5 nguyên nhân khiến bà bầu bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu bình thường giảm xuống dưới 700 mg/ml trong thai kỳ. Ngược lại, phạm vi bình thường cho lượng đường trong máu nên nằm trong khoảng từ 700 đến 1000 mg/ml. Một số nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết ở bà bầu có thể kể đến như:

1. Ốm nghén

Ốm nghén, buồn nôn hoặc nôn khi mang thai có thể gây ra hiện tượng lượng đường trong máu thấp. Nguyên nhân là do khi bà bầu nôn thì các thức ăn, có thể bao gồm chất dinh dưỡng, bị đưa ra lại bên ngoài. Dẫn đến tình trạng nguồn năng lượng trong cơ thể bị mất cân bằng. Mất cân bằng năng lượng dẫn đến bà bầu bị hạ đường huyết, chóng mặt, ngất xỉu,…

2. Bệnh tiểu đường

Tăng đường huyết, hoặc tăng lượng đường trong máu, là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Đây là kết quả của bệnh tiểu đường, nguyên nhân do nội tiết tố insulin không vận chuyển đường huyết đến các tế bào một cách hiệu quả, dẫn đến lượng đường dư thừa trong máu. Hạ đường huyết có thể xảy ra do thuốc trị tiểu đường, chẳng hạn như tiêm insulin. Những mũi tiêm insulin này có thể làm giảm lượng đường trong máu trong cơ thể nhiều hơn mức cần thiết, từ đó dẫn đến hạ đường huyết ở phụ nữ mang thai.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Bà bầu bị hạ đường huyết nguyên nhân do sử dụng một số loại thuốc điều trị. Ngoài insulin, các loại thuốc trị tiểu đường khác có thể làm giảm lượng đường trong máu. Khi một người không ăn đủ hoặc uống quá nhiều thuốc trị tiểu đường, họ có thể bị hạ đường huyết một cách nguy hiểm.

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc cũng làm giảm lượng đường trong máu như:

Thuốc giảm đau, kháng viêm

Thuốc kháng sinh

Thuốc viêm phổi

Thuốc trị sốt sét

Hầu hết những thuốc này đều được khuyến cáo không nên dùng trong khi mang thai.

4. Các rối loạn sức khỏe

Một số vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến hạ đường huyết trong thai kỳ và một trong số chúng có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ và ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Những rối loạn này bao gồm:

Mất cân bằng hormone, đặc biệt là glucagon và cortisol

Viêm gan cấp tính

Suy nội tạng

Thiếu hụt enzyme

Khối u tụy

5. Sinh hoạt, lối sống thường ngày

Có nhiều yếu tố lối sống ảnh hưởng đến lượng đường trong máu trong cơ thể. Ví dụ như:

Tập thể dục quá mức.

Vận động, làm việc quá sức.

Chế độ ăn uống không lành mạnh.

Dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết khi mang thai

Vì đường là nguồn năng lượng cho nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng đường trong máu thấp sẽ gây ra một số triệu chứng. Những dấu hiệu bà bầu bị hạ đường huyết thường gặp là:

Các triệu chứng hạ đường huyết cũng có thể xuất hiện trong khi ngủ, chẳng hạn như:

Đổ mồ hôi lạnh.

Thường xuyên gặp ác mộng.

Ngủ không sâu giấc, mất ngủ.

Buổi sáng khó thức dậy, tinh thần mệt mỏi.

Những tình trạng hạ đường huyết thường gặp ở bà bầu

Phụ nữ mang thai bị hạ đường huyết thường gặp những tình trạng phổ biến như:

Mang thai bị hạ đường huyết 3 tháng đầu.

Bầu 3 tháng giữa bị hạ đường huyết.

Bà bầu bị hạ đường huyết 3 tháng cuối.

Mang thai hay bị hạ đường huyết đột ngột.

Cách khắc phục tình trạng hạ đường huyết cho bà bầu

Phương pháp điều trị hạ đường huyết

Ăn các loại thực phẩm nhiều calo như nước trái cây, nước đường, viên glucose,…

Tập thể dục, chăm chỉ vận động cơ thể.

Tránh những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, stress trong cuộc sống và công việc.

Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, giải trí lành mạnh.

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,…

Trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc uống, hãy đến bác sĩ sớm nhất.

Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, việc theo dõi lượng đường trong máu là rất quan trọng.

Các biện pháp phòng ngừa bị hạ đường huyết khi mang thai

Phương pháp sơ cứu khi tụt đường huyết

Khi có dấu hiệu bị hạ đường huyết, hãy nhanh chóng cho người bệnh ăn nhẹ những món dễ tiêu như: cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường (200ml).

Để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi người bệnh tỉnh táo trở lại nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nếu vẫn không thấy khả thi, hoặc người bệnh có hiện tượng mê man, lú lẫn, mất ý thức…Hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.

Bà bầu bị hạ đường huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Bà bầu bị hạ đường huyết hay lượng đường trong máu thấp khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Cụ thể bao có thể kể đến:

Nguy cơ mắc các dị tật

Bên cạnh đó, nếu tình trạng hạ đường huyết không được điều trị dứt điểm thì thai nhi sinh ra có nguy cơ cao bị dị dạng, các dị tật bẩm sinh ở tim, hệ thần kinh, tiết niệu, bị hạ đường huyết hoặc tụt canxi,

Khả năng bị vàng da

Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh em bé bị vàng da. Những em bé này thường có lượng đường trong máu thấp đáng kể và cần theo dõi cẩn thận.

Bị hạ đường huyết khi mang thai nên ăn và bổ sung các chất sau:

Thực phẩm giàu chất xơ và carbohydrate: khoai lang, củ cải đường, kiều mạch, hạt diêm mạch, yến mạch, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, đậu lăng, cải mầm, đậu thận,…

Trái cây, hoa quả và nước ép: đu đủ, chuối, dâu tây, việt quất, táo, lê, xoài, cam, bưới, mãng cầu,…

Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, kê.

Thịt nạc, thực phẩm chứa protein: thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, trứng/lòng trắng trứng, đậu hũ và sữa đậu nành,…

Mẹ bầu bị hạ đường huyết không nên ăn uống những gì:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị hạ đường huyết phải làm sao? Bà bầu bị hạ đường huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi phụ nữ mang thai bị hạ đường huyết

Nguồn: Tổng hợp

Bà Bầu Bị Tiểu Đường Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Mang thai làm cho lượng đường trong máu tăng cao dễ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở những mẹ bầu chưa bao giờ mắc bệnh tiểu đường và nó có thể được giải quyết sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ thường dễ xảy ra từ tháng thứ tư trong thai kỳ. Vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ được khuyên nên tuân theo chế độ ăn kiêng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra và theo dõi tình hình.

Nguyên nhân bà bầu bị tiểu đường

1. Giảm nồng độ insulin trong cơ thể:

Trong quá trình tiêu hóa, carbohydrate từ thực phẩm tiêu thụ được phân hủy thành glucose (đường) để cung cấp năng lượng. Trong điều kiện bình thường, insulin được sản xuất trong tuyến tụy giúp đưa lượng đường đến các tế bào và kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, nhau thai được hình thành để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ cho em bé. Tuy nhiên, nhau thai cũng tiết ra một số hormone can thiệp vào cơ chế nội tiết tố tự nhiên của cơ thể mẹ. Nó can thiệp vào việc sản xuất insulin dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao.

2. Cân nặng

Những mẹ bầu nào có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ?

BMI cao (chỉ số khối cơ thể)

Tăng cân nhanh khi mang thai:

Tiền sử người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường loại II

Mẹ bầu có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ

Những người từ 25 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn. Tuổi càng cao càng dễ bị tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ có tiền sử hoặc mắc PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) dễ bị tiểu đường thai kỳ vì một trong những triệu chứng của rối loạn này là tăng khả năng kháng insulin.

Dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường

Cảm thấy khát thường xuyên ngay cả sau khi đã uống đủ nước

Đi tiểu thường xuyên

Cảm thấy kiệt sức

Tầm nhìn bị mờ

Nhiễm trùng thường xuyên

Phương pháp điều trị an toàn cho bà bầu bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được quản lý dễ dàng bằng cách thực hiện chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Một chế độ ăn giàu chất xơ, ít carbohydrate sẽ giúp làm giảm mức đường huyết. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé và mẹ theo định kỳ. Nếu lượng đường trong máu chưa được giảm xuống mức bình thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Nguy cơ tiền sản giật và sẩy thai

Tác động của bệnh tiểu đường thai kỳ cả mẹ và em bé đều phải trải qua nếu không được điều trị. Một trong những tác dụng phụ thường gặp của bệnh tiểu đường thai kỳ là tiền sản giật. Đây là một tình trạng được cho là xảy ra chủ yếu trong ba tháng cuối. Hai đặc điểm chính của tiền sản giật bao gồm nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao và tăng huyết áp. Hơn nữa, gây ra những tác động có hại khác bao gồm chuyển dạ sinh non hoặc sẩy thai trong một số trường hợp.

2. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi

Đôi khi, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với em bé có thể nghiêm trọng hơn một chút so với người mẹ. Nếu bà bầu bị tiểu đường không được điều trị kịp thời sẽ để lại một số tác động đến thai nhi như chấn thương khi sinh, em bé bị hạ đường huyết, em bé gặp khó khăn trong việc thở. Một số thậm chí mắc phải hội chứng suy hô hấp có thể phải được cung cấp thêm oxy cho em bé sau khi sinh. Thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu canxi hoặc có nguy cơ vàng da. Ngoài ra, trẻ có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II cao hơn khi lớn lên.

Lưu ý cho bà bầu bị tiểu đường

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

Nhóm chất đạm: chất đạm có trong thịt cá, ngũ cốc, đậu nành, v.v…

Nhóm chất béo: nên ăn dầu cá, dầu thực vật như dầu nành, olive…ở mức vừa phải

Nhóm tinh bột: nên dùng gạo Lức, các loại đậu nguyên vỏ, khoai lang.

Nhóm chất xơ: các loại rau xanh có thân và lá, trái cây có cả vỏ như táo, lê,v.v…

Bà bầu bị tiểu đường không nên ăn gì?

Cắt giảm lượng thức ăn ngọt như bánh kẹo

Hạn chế trái cây chín ngọt nhiều như mít, sầu riêng, xoài chín…

Những điều bà bầu bị tiểu đường nên làm

Tập thể dục

Uống đủ nước

Ngủ đủ giấc

Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày, tránh trường hợp đường huyết tăng đột ngột

Ăn uống điều độ đúng giờ, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói

Khi nào bà bầu bị tiểu đường nên gặp bác sĩ

Nếu có dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ cần lập tức đến bác sĩ kiểm tra

Khoảng tuần 24 – 28 của thai kỳ

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị tiểu đường phải làm sao? Bà bầu bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị tiểu đường.

Nguồn: Tổng hợp

Bà Bầu Bị Ho Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị ho phải làm sao?

Ho là một bệnh lý thông thường và dễ gặp ở bà bầu. Về cơ bản, ho không ảnh hưởng nguy hiểm gì đến tính mạng, nhưng lại gây ra nhiều bất lợi và khó chịu cho sức khỏe. Theo dân gian, trong giai đoạn thai kỳ ở tuần 26 – 28 mẹ bầu dễ bị ho là do thai nhi mọc tóc. Vậy bà bầu bị ho phải làm sao?

Bà bầu bị ho được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ, lưu ý vệ sinh cá nhân, giữ ấm cho cổ họng. Ngoài ra, mẹ bầu trị ho có thể dùng mật ong hoặc la hán quả.

5 nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

1. Do virus

Bà bầu bị ho nguyên nhân phổ biến nhất đó là do virus. Các virus gây nên cảm lạnh, cảm cúm, nóng sốt là là những tác nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị ho. Bằng cách ho, bà bầu sẽ loại bỏ phần nào các virus ấy ra khỏi phổi.

2. Hệ miễn dịch yếu

Chức năng hệ miễn dịch suy giảm là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị ho. Hệ miễn dịch yếu đồng nghĩa với việc cơ thể bà bầu dễ dị các yếu tố bất lợi, các vi khuẩn gây hại tấn công, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Mẹ bầu có cơ địa bị dị ứng

Một số mẹ bầu có cơ địa dị ứng với thời tiết, không khí cũng rất dễ bị ho trong giai đoạn mang thai. Các chất kích thích có trong không khí, đôi khi có trong thuốc lá, nước hoa, lông thú gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của mẹ bầu, làm đường thở khó chịu dẫn đến tình trạng ho thường gặp ở phụ nữ mang thai.

4. Co thắt phế quản

Bà bầu bị ho do co thắt phế quản. Nếu vô tình mẹ bầu bị côn trùng cắn hoặc ăn phải loại thực phẩm nào đó không phù hợp sẽ làm cho các cơ của phế quản hoạt động quá mức. Cơ của phế quản hoạt dộng quá tải sẽ gây ho cho mẹ bầu hoặc dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản,…

5. Viêm mũi thai kỳ

Theo nghiên cứu, có khoảng 20% – 30% phụ nữ mang bầu bị viêm mũi thai kỳ. Viêm mũi thai kỳ xảy ra do hàm lượng estrogen trong cơ thể mẹ bầu tăng lên dẫn đến sưng mang nhầy trong mũi. Hoặc là các triệu chứng mũi kéo dài ở trong giai đoạn mang thai từ 6 tuần trở lên. Các vấn đề viêm mũi thai kỳ làm cho mẹ bầu ho, kho khan, kho có đờm,…gây nhiều bất tiện cho bà bầu.

Dấu hiệu khi bà bầu bị ho

Bà bầu bị ho thường có những dấu hiệu như:

Cổ họng bị ngứa

Có cảm giác khó chịu xuất phát từ phổi đến cổ

Lồng ngứa ngứa rát, như có vật nặng đè lên

5 cách trị ho cho bà bầu

1. Đến gặp bác sĩ chuyên môn

Bà bầu bị ho có nên uống thuốc là thắc mắc của phần lớn mẹ bầu khi bị ho. Medplus khuyên rằng bà bầu bị ho nên đi đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ và không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào.

2. Lưu ý vệ sinh cá nhân

Vệ sinh tai, mũi, họng và vệ sinh cá nhân cũng giúp bà bầu tránh được tình trạng ho khi mang thai. Vào mùa lạnh, nhiệt độ thời tiết thay đổi hay khó bụi ô nhiễm, khói thuốc, bụi bẩn là các tác nhân khiến cơ thể mẹ suy yếu. Hệ miễn dịch suy giảm sẽ không bảo vệ tốt cho cơ thể mẹ, khiến mẹ bầu dễ bị ho, cảm cúm, nóng sốt,…

Do đó, bà bầu bị ho hãy nhớ vệ sinh cá nhân cẩn thận, không tạo điều khiện cho vi khuẩn có hại tấn công cơ thể.

3. Giữ ấm cho cổ họng

Giữ ấm cho cổ họng là một trong những phương pháp giúp bà bầu trị ho. Cổ họng bị nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân khiến đường hô hấp, cổ và phổi ngứa rát và khó chịu. Khiến bà bầu phải ho để đẩy những vi khuẩn gây ảnh hưởng đó ra khỏi cơ thể.

Bà bầu giữ ấm cho cổ họng bằng cách như là: phòng ngủ thoáng khí, sạch sẽ; ra ngoài hay đi đến những chỗ đông người cần đêo khẩu trang; thời tiết lạnh hãy đeo khăn choàng cổ; tránh để cổ tiếp xúc gió lạnh;…

4. Trị ho bằng mật ong

Mật ong nguyên chất là bài thuốc dân gian hiệu quả được các bà, các mẹ truyền tai nhau để trị ho. Trong mật ong có chứa nhiều thành phần có nhiều có công dụng làm dịu cổ họng, giảm các tình trạng đau rát cổ và ngứa cổ họng. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp kháng khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn hay vi rút gây hại, bảo vệ đường hô hấp khỏe mạnh cho mẹ bầu.

Mẹo trị ho cho bà bầu bằng mật ong: mẹ bầu chỉ cần lấy khoảng 1 muỗng mật ong nguyên chất hòa cùng 200ml – 300 ml nước ấm, sau đó uống vào mỗi buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ. Những triệu chứng ho và rát cổ sẽ được loại bỏ hiệu quả.

5. Trị ho bằng quả la hán

Bên cạnh mật ong, quả la hán cũng được xem như thần dược trị ho hiệu quả. La hán quả có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, trị ho, chữa viêm amidan,…

Cách trị ho bằng quả la hán cho cho bầu:

Chuẩn bị 3 quả la hán khô, rửa sạch với nước để loại bụi bẩn.

Sau đó đập dập hoặc xắt thành từng đoạn nhỏ.

Đun khoảng 4 lít nước sau đó cho la hán quả vào hãm.

Nước sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun thêm 15 phút rồi tắt bếp.

Bà bầu có thể dùng nước la hán quả thay nước lọc hàng ngày.

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Thai nhi chậm phát triển

Bà bầu bị ho khiến thai nhi chậm phát triển. Ho là nguyên nhân gây ra các trạng thái suy nhược, mệt mỏi dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon ở mẹ bầu. Bà bầu chán ăn dẫn đến việc cơ thể không dung nạp được thực phẩm, không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đó thai nhi cũng sẽ chậm phát triển do thiếu chất.

2. Sinh non

Khi phụ nữ mang thai ho, ho kéo dài hoặc ho liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến tử cung. Những con ho mạnh và liên tục sẽ kích thích dẫn đến các cơn co thắt tử cung. Co thắt tử cung xảy ra nhiều lần dễ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như động thai, sinh non, bé sinh ra nhẹ ký hơn tiêu chuẩn.

3. Thai nhi bị thiếu oxy

Bà bầu ho nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nhuy hiểm cho bé vì lúc này bé vẫn chưa phát triển ổn định. Mẹ bầu ho nhiều, cơn ho kéo dài thậm chí ho ra máu, ngay lập tức hãy đến cơ sở y tế hoặc đến gặp các bác sĩ chuyên môn. Trường hợp ho ra máu rất có khả năng mẹ bầu đã bị viêm phổi. Viêm phổi ở mẹ bầu khiến thai nhi có nguy cơ bị thiếu oxy dẫn đến vong thai.

4 lưu ý khi bà bầu bị ho

1. Bà bầu bị ho nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho bà bầu bị ho là:

Giàu vitamin, khoáng chất

Thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa

Nên thêm các gia vị tính ấm như tỏi, gừng vào món ăn

Uống nhiều nước

2. Bà bầu bị ho không nên ăn gì?

Phụ nữ mang bầu bị ho cần kiêng những loại thực phẩm như:

Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Thực phẩm lạnh

Thực phẩm tanh

3. Bà bầu bị ho nên uống gì?

Phụ nữ mang bầu bị ho nên uống:

Uống nhiều nước lọc.

Uống nước ép trái cây.

Nên uống nước ấm, tránh uống nước kèm đá viên hay nước bảo quản tủ mát

Ngoài ra, có thể sử dụng các bài thuốc dân gian nhưng hiệu quả để trị ho cho mẹ bầu như:

4. Đến gặp chuyên gia sức khỏe ngay nếu

Nếu mẹ bầu gặp những tình trạng sau hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

Qua những thông tin Medplus đẫ tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị ho phải làm sao? Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị ho.

Danh sách từ khóa bà bầu đặc biệt quan tâm:

Bà bầu bi ho nên đi khám ở đâu

Bà bầu bị ho 3 tháng đầu

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối

Nguồn: Tổng hợp

Bà Bầu Bị Ghẻ Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị ghẻ phải làm sao?

Bị ghẻ trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Ghẻ là một loại bệnh ngoài da do ký sinh trùng gây ra. Sau khi bám vào da, con ghẻ sẽ nhanh chóng chui xuống bề mặt và đẻ trứng. Đa phần, những con ghẻ này sẽ chết sau một tháng nhưng trứng của chúng sẽ nở và tạo thành những con ghẻ mới. Vòng đời của những con ghẻ này thường chỉ từ 2 – 3 tuần. Ghẻ là căn bệnh có thể lây truyền thông qua tiếp xúc thông thường. Vậy bà bầu bị ghẻ phải làm sao?

Bà bầu bị ghẻ là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tránh thức ăn thực phẩm gây kích ứng da.

Khi mang thai tử cung của mẹ sẽ giãn nở rộng để tạo không gian cho thai nhi phát triển, khiến làn da cũng có sự thay đổi. Đặc biệt với những mẹ có làn da khô sẽ càng dễ bị ghẻ ngứa và khó chịu.

Ngoài ra, sự gia tăng hormone estrogen cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị ghẻ ngứa nhưng mẹ có thể yên tâm điều này sẽ không gây trở ngại nhiều sau khi mẹ sinh con xong.

Viêm da cơ địa, viêm nang lông trong thời kỳ mang thai cũng sẽ gây khởi phát trong các giai đoạn mang thai khiến bà bầu bị ghẻ ngứa, sẩn mủ nang lông ở mẹ bầu.

Ngoài ra, bị ghẻ cũng do sự tác động của các vi khuẩn có hại gây kích ứng cho da. Nguyên nhân dẫn tới do các chị tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ. Đồng thời, có thể bị lây ghẻ từ người khác.

Dấu hiệu bà bầu bị ghẻ

Ngứa dữ dội, không thể kiểm soát, đặc biệt là vào ban đêm

Xuất hiện mụn nhọt hoặc mụn nước

Xuất hiện những đường hang ngoằn ngoèo với màu trắng xám trên da, độ dài khoảng vài mm, phía đầu đường hang có mụn nước 1 – 2mm, đây chính là nơi cư trú của con ghẻ.

Xuất hiện các mảng đỏ, có vảy

Bà bầu bị ghẻ thường bị ngứa ở lòng bàn chân, bàn tay, một số trường hợp còn có thể bị ngứa và phát ban toàn thân.

Cách khắc phục cho bà bầu bị ghẻ nước

Tinh dầu tràm

Sử dụng tinh dầu tràm cho với nước tắm hàng ngày là một cách điều trị ghẻ nước cho bà bầu hiệu quả. Không những tinh dầu này có mùi thơm đặc trưng, mà còn giúp bà bầu diệt những con ký sinh trùng bám vào gây hại cho da.

Sử dụng tinh dầu neen

Tinh dầu neen là một trong những cách trị ghẻ nước nhanh nhất. Mẹ bầu có thể bôi trực tiếp vào những nốt ghẻ cho các triệu chứng này biến mất.

Tinh dầu mù tạt

Tinh dầu mù tạt cũng được sử dụng để điều trọ ghẻ nước cho bà bầu. Tuy nhiên, loại tinh dầu này có tính bỏng, rất dễ gây nóng rát hoặc có thể gây kích ứng da. Vì thế, bà bầu cần phải cân nhắc trước khi dùng để tránh trường hợp gây hại đến làn da

Nha đam

Nha đam là một loại cây rất tốt để điều trị bệnh ghẻ nước cho bà bầu. Bởi loại cây này có chứa những hợp chất tương tự như một loại thuốc Benzyl Benzoate. Bà bầu chỉ cần bôi trực tiếp gel nha đam 1-2 lần trong ngày, những cơn ngứa rát sẽ được xoa dịu nhanh chóng

Lá diếp cá là

Một trong những mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu, được áp dụng phổ biến ngày nay. Mẹ có thể vắt lấy nước tắm hoặc làm sinh tố sẽ làm dịu mát cơ thể từ bên trong, tránh mẩn ngứa khi mang bầu. Hơn nữa, loại cây này rất dễ kiếm, và có thể trồng ngay tại nhà.

Lá khế

có tính thanh mát, được biết đến với công dụng trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả. Dùng lá khế đun sôi với nước khi tắm. Điều này sẽ giúp bà bầu có thể loại bỏ bệnh ghẻ nước cũng như thư giãn cơ thể.

Kinh giới

cũng là một mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu rất tốt và lành tính. Bạn hãy lấy phần thân của kinh giới, đêm giã nhỏ, sau đó dùng khăn ấm gói vào, và chà lên những vết ghẻ.

Bà bầu bị ghẻ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các chuyên gia, tình trạng bị ghẻ trong thời kì mang thai không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh ghẻ trong thời gian mang thai có thể khó khăn bởi các loại thuốc được kê cho bà bầu thường rất hạn chế. Nếu mẹ bầu đang bị ghẻ, đừng quá lo bởi ngoài việc dùng thuốc, còn có rất nhiều phương pháp điều trị an toàn khác mà các chị em có thể cân nhắc.

Một số lưu ý khắc phục cho bà bầu bị ghẻ

Chú ý giữ vệ sinh hàng ngày để phòng ngừa sự phát triển và lây lan của các loại ký sinh trùng.

Rửa tay kỹ bằng xà phòng trước và sau bữa ăn để đảm bảo vệ sinh.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt quần áo đem phơi nắng. Ủi nóng trước khi mặc để diệt hết con ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh.

Tránh dùng chung quần áo, khăn tắm và các vật dụng cá nhân với người khác.

Tránh xa những vùng ô nhiễm như cống rãnh, mương nước hoặc nơi có rác thải mất vệ sinh

Tắm sạch, lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc do bác sĩ chỉ định

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị ghẻ phải làm sao? Bà bầu bị ghẻ có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi các bà bầu bị ghẻ.

Nguồn: Tổng hợp

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Hạ Đường Huyết Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!