Xem Nhiều 4/2023 #️ Bà Bầu Bị Đau Thượng Vị Khi Mang Thai Phải Làm Sao Nhanh Khỏi? # Top 7 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 4/2023 # Bà Bầu Bị Đau Thượng Vị Khi Mang Thai Phải Làm Sao Nhanh Khỏi? # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Đau Thượng Vị Khi Mang Thai Phải Làm Sao Nhanh Khỏi? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đau thượng vị khi mang thai rất phổ biến nên nhiều người chủ quan không để ý. Tuy nhiên, các sản phụ nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia y tế khi gặp tình trạng này để điều trị khoa học, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Đau thượng vị khi mang thai nguy hiểm không?

Khi mang thai, cảm giác bị đau và khó chịu ở vùng thượng vị không hiếm gặp. Tình trạng này xuất phát từ hiện tượng trào ngược axit hoặc áp lực lên bụng do tử cung mở rộng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu gặp phải tình trạng này.

Nhiều người chủ quan nghĩ rằng đây là cảm giác thường gặp ở bà bầu nên không tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa. Thực tế tình trạng đau ở thượng vị nghiêm trọng và xảy ra thường xuyên gây không ít nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đó cũng là dấu hiệu không tốt của tình trạng sức khỏe sản phụ. Đau thượng vị khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nghiêm trọng sau đây:

Thiếu hụt dinh dưỡng: Cảm giác đau rát, khó chịu ở thượng vị khiến cho bà bầu có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, không hấp thụ được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Về lâu dài, tình trạng này cũng khiến cho bà bầu thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng.

Lo lắng, mệt mỏi, khó chịu: Khi mang thai, bà bầu đã cảm giác vô cùng nặng nề và có nhiều áp lực từ bên ngoài. Nếu phụ nữ mang thai bị đau thượng vị kéo dài, chắc chắn sẽ khiến cho bà bầu rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, hay cáu gắt, dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Tác động nhiều đến bệnh lý: Khi phụ nữ mang thai cũng là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý khác trong cơ thể. Lâu dần nó có thể khiến cho các bệnh về hệ tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn, nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.

Là một hiện tượng thường xảy ra ở cơ thể bà bầu, nhưng nếu không điều trị dứt điểm ngay từ đầu, nó sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé về sau. Khi có xuất hiện cảm giác đau thượng vị khi mang thai thường xuyên, các bà bầu nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ, chủ động điều trị dứt điểm.

Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối

Càng về những tháng cuối của kỳ mang thai thì sức khỏe của bà bầu càng dễ ảnh hưởng. Không hiếm trường hợp than phiền về tình trạng gặp phải những cơn đau vùng thượng vị ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cần đặc biệt lưu ý khi điều trị bằng các phương pháp thông thường bởi nó dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem thêm: Đau thượng vị từng cơn về đêm do đâu & Phương pháp xử lý

Nguyên nhân gây tình trạng này khi mang thai tháng cuối:

Sự phát triển liên tục của tử cung: Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai nhi vẫn sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Việc tử cung mở rộng ra ở giai đoạn này sẽ gây áp lực trực tiếp cho hệ thống tiêu hóa. Sự phát triển này khiến cho dạ dày bị đẩy ra xa vị trí ban đầu, khiến cho việc chuyển hóa thức ăn khó khăn hơn, làm phát sinh những cơn đau thượng vị khi mang thai.

Tâm lý của bà bầu không ổn định: Trong suốt giai đoạn thai kỳ, các bà bầu thường chịu nhiều áp lực về tâm lý. Điều này dễ khiến cho hệ tiêu hóa không được hoạt động hiệu quả, gây tức bụng, có thể thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày hoặc đau ở vùng thượng vị.

Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi ở giai đoạn cuối của thai kỳ có thể đạp mạnh, nhiều lần và bất ngờ cũng có thể là nguyên nhân gây dẫn đến bị đau vùng thượng vị.

Các vấn đề về tiêu hóa: Ở tháng cuối thai kỳ, nhiều bà mẹ gặp vấn đề về tiêu hóa dẫn đến tình trạng này ở các bà bầu. Có một số thủ phạm dẫn đến tình trạng này như bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm đại tràng,… Điều này nếu không chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu về sau.

Tình trạng đau thượng vị khi mang thai có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu sức khỏe về sau của mẹ và bé. Vì vậy, khi có những triệu chứng đầu tiên, các bà bầu nên đến các cơ sở y tế hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia để được điều trị đúng cách.

Bà bầu bị đau thượng vị phải làm sao?

Bị đau thượng vị khi mang thai không nên uống thuốc hay chữa trị bằng các phương pháp truyền miệng một cách bừa bãi. Bởi nhiều phương pháp và loại thuốc chưa được kiểm chứng, có thể gây dị ứng, phản tác dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này phụ nữ mang thai sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:

Phương pháp điều trị không sử dụng thuốc:

Mẹ bầu nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức, tránh những trường hợp căng thẳng, cáu gắt,…

Chế độ ăn uống cũng nên được xây dựng khoa học: Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả đảm bảo chất lượng, uống nhiều nước, hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán, đồ khó tiêu,… tránh chất kích thích. Có thể chia nhỏ các khẩu phần ăn trong ngày để đảm bảo cơ thể tiêu hóa kịp thời, không gây tình trạng tức ngực, khó chịu khi ăn nhiều thức ăn. Đây là cách chữa đau thượng vị khi mang bầu hiệu quả.

Bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như trà thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể,… sẽ rất tốt cho việc điều trị.

Bà bầu nếu có điều kiện nên thường xuyên xoa bóp, massage cơ thể, tập thể dục thường xuyên, đều đặn ở mức độ nhẹ để khiến cơ thể không bị ì, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hiệu quả,…

Chữa đau thượng vị khi mang thai bằng thuốc

Trong giai đoạn thai kỳ, việc sử dụng thuốc nên tuyệt đối kiêng kỵ, đặc biệt là giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng thuốc, các mẹ bầu nên tới các bệnh viện lớn để khám và xin tư vấn. Một số loại thuốc có thể được kê mà không gây ảnh hưởng cho thai nhi và mẹ bầu.

Đau thượng vị khi mang thai không phải là một hiện tượng hiếm. Tuy nhiên, nếu để hiện tượng này xảy ra thường xuyên có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Hãy xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để hạn chế tối đa tình trạng này. Đừng quên khám bác sĩ định kỳ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Ngày cập nhật gần nhất:

Đau Tức Vùng Thượng Vị Khi Mang Thai Là Bị Bệnh Gì, Phải Làm Sao?

Đau tức vùng thượng vị khi mang thai có thể là do axit trong dạ dày quá nhiều, hoặc là dấu hiệu của các chứng bệnh đau dạ dày, bệnh viêm đại tràng, thủng dạ dày, bệnh lý gan, mật, giun chui ống mật hoặc các bệnh về tuyến tụy.

Bà bầu nên cảnh giác với triệu chứng đau tức vùng thượng vị khi mang thai vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau. Thăm khám sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện để tránh những ảnh hưởng xấu của bệnh đến mẹ bầu lẫn thai nhi.

Bà bầu có triệu chứng đau tức vùng thượng vị là bị bệnh gì?

Trong giai đoạn mang thai bà bầu hay cảm thấy đau tức bụng nhưng thường bị đau phần bụng dưới, nếu thường xuyên bị đau phần trên rốn tức là vùng thượng vị thì nên xem lại.

Chứng bệnh nóng rát, đau tức thượng vị xảy ra ở thai phụ cho thấy hệ tiêu hóa đang gặp trục trặc hay ống mật bị giun tấn công hoặc có thể bị bệnh về tụy,…

Dù là căn bệnh nào thì cũng hết sức bất lợi cho người đang mang thai. Bệnh nhân cần được chở đi khám để được xác định rõ nguyên nhân và có hướng chữa trị sớm nhất.

I. Cảnh giác với đau tức vùng thượng vị dạ dày khi mang thai

1. Do axit trong dạ dày quá nhiều

Gặp phải khi thai phụ dùng chất kích thích hoặc khi bị căng thẳng quá độ, ăn quá nhiều thức ăn khô cứng,…. dịch này khiến thành ruột bị kích thích, gây ra hiện tượng ợ chua làm vùng thượng vị và cả phần ức, họng bị đau rát.

2. Các bệnh đau dạ dày gây đau tức vùng thượng vị khi mang thai

Có không ít phụ nữ bị những bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, xung huyết hang vị dạ dày, đau bao tử,.., trong thời gian mang thai. Tất cả những bệnh trên đều có chung triệu chứng là đau thượng vị.

3. Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng

Bà bầu hay bị táo bón, đau bụng trong thời gian mang thai nên thường không nghĩ đến việc mình đang bị bệnh viêm đại tràng nhất là giai đoạn cấp tính.

Cách phân biệt các triệu chứng khi mang thai thông thường với bệnh viêm đại tràng đó là viêm đại tràng ngoài đau bụng, táo bón mà còn xuất hiện chứng tiêu chảy xen kẽ, hơn nữa bệnh này cũng khiến bệnh nhân đi ngoài nhiều lần hơn, có kèm chứng đầy bụng, khó tiêu.

4. Cẩn thận với tình huống thủng dạ dày

Cảnh giác khi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng hoặc đã từng bị đâm thủng dạ dày trước đó (có thể do tai nạn, hiềm khích,…). Nếu thấy đau thượng vị cần đến ngay bệnh viện để theo dõi. Thủng dạ dày ở phụ nữ mang thai có thể gây nguy kịch đến tính mạng 2 mẹ con.

5. Bệnh lý gan, mật cũng gây đau tức vùng thượng vị khi mang thai

Đau tức vùng thượng vị khi mang thai cũng xảy ra khi bà bầu bị bệnh về gan, mật. Do gan mật cũng tham gia vào quá trình tiết dịch, hỗ trợ tiêu hóa. Những bệnh về mật có thể gặp như polyp túi mật, bị viêm túi mật hoặc cũng có thể là bệnh sỏi mật.

Hiện tượng này khiến bệnh nhân có bầu đau tức vùng thượng vị dữ dội, có khi toát mồ hôi lạnh cả người. Để khắc phục cần nhanh chóng loại bỏ giun ra khỏi ống mật.

7. Bệnh về tuyến tụy làm đau tức vùng thượng vị khi mang thai

Bệnh viêm tụy cấp tính hay mạn tính đều gây đau thượng vị nhưng không nhất thiết bệnh nhân nào cũng bị. Bên cạnh đau bụng có thể kèm theo xuất huyết, nếu triệu chứng nặng hơn thì coi chừng bị ung thư ở đầu tụy.

Chỉ với triệu chứng đau tức thượng vị thôi mà chúng ta phải dè chừng biết bao nhiêu bệnh. Đối với phụ nữ mang thai thì càng cần phải cẩn trọng hơn. Dù bị đau, nóng rát vùng thượng vị ít hay nhiều cũng không nên xem nhẹ.

II. Bị đau tức vùng thượng vị khi mang thai phải làm gì?

Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường với cảm giác đau tức vùng thượng vị khi mang thai, điều quan trọng trước hết là cần thiết phải có sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ, điều này có ý nghĩa trong việc phát hiện sớm và chữa trị ngay lập tức những vấn đề xảy ra, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Các bác sĩ sẽ đề nghị phụ nữ mang thai bị đau tức dạ dày thay đổi chế độ ăn uống, thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh và sử dụng thuốc trong các trường hợp cần thiết.

Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hoặc các thức uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…

Lối sống khoa học, lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục các triệu chứng đau tức thượng vị dạ dày khi mang thai. Bà bầu nên có một chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, ăn uống đúng giờ giấc, tránh ăn quá no hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.

Một số các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, yoga cho bà bầu cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe và cải thiện tinh thần của họ.

Trong trường hợp đau tức thượng vị dạ dày khi mang thai được chẩn đoán do các nguyên nhân nghiêm trọng cần phải sử dụng thuốc. Việc dùng thuốc chữa bệnh đau tức vùng thượng vị dạ dày phải có chỉ định của bác sĩ, phụ nữ mang thai tuyệt đối tránh tự ý sử dụng thuốc.

Và một số các mẹo chữa mà bà bầu có thể áp dụng như chườm nóng ở bụng, uống sữa ấm, xoa bụng quanh rốn nhưng cũng có thể hữu ích cho tình trạng đau tức thượng vị khi mang thai.

Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe.

Bà Bầu Bị Đau Lưng Phải Làm Sao Để Nhanh Khỏi Nhất?

Theo thống kê, có khoảng 50% bà bầu bị đau lưng khi mang thai, nhiều nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Vùng bị đau thường nhất là vùng thắt lưng và khớp cùng chậu . Thông thường những phụ nữ đau lưng trước khi hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh…

Phụ nữ mang thai thường bị đau lưng bắt đầu từ nửa tháng thứ hai của thai kỳ. Đau lưng khi mang thai khiến các mẹ bầu gặp nhiều phiền toái trong việc di chuyển làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng nếu biết áp dụng một số phương pháp làm giảm đau lưng thì tình trạng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.

Nguyên nhân dẫn tới đau lưng ở bà bầu

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, hầu hết phụ nữ mang thai thời kỳ đầu đều bị đau lưng, tùy cơ địa mà mức độ đau khác nhau. Bà bầu không nên xem đây là chuyện hiển nhiên và cố gắng chịu đựng. Đau thắt lưng hông có thể ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như sinh hoạt và công việc hằng ngày.

Đau lưng khi mang thai do nhiều nguyên nhân:

– Các loại hormone trong thai kỳ, như relaxin giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Vùng chậu, cả cơ và dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên bạn bị đau.

Đau lưng ở bà bầu có nhiều nguyên nhân dẫn tới

– Phần cột sống bị đau nhức nhất, đặc biệt là vùng trên xương cùng, nơi bà bầu thường chống tay khi di chuyển. Nếu trước khi có thai bạn đã bị đau vùng này thì khi mang thai sẽ đau nặng hơn.

– Tư thế sai, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau hoặc làm tình trạng nặng thêm.

– Mang thai làm tăng nguy cơ đau lưng dưới vì có sự thay đổi trọng tâm cơ thể. Để tránh cảm giác bị ngã chúi về trước, các bà bầu có xu hướng ngửa nhẹ ra sau, dẫn đến đau hông lưng.

– Đau thắt lưng hông trong lúc mang thai ngày càng nhiều hơn khi thai nhi lớn dần cũng như hormone của bà bầu tăng.

Bà bầu bị đau lưng phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

Để hạn chế những cơn đau lưng trong thời kỳ bầu bí, chị em nên tránh nâng các vật nặng. Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn, mẹ bầu cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và hạn chế vặn người.

Chú ý đứng, ngồi đúng tư thế. Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn. Trong khi đó nếu ngồi hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt 1 gối nhỏ có hình cây xúc xíc ở phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm hay có hình chữ D.

Tư thế ngồi không giúp tạo nên cơ đau lưng ở bà bầu

Đệm giường của các mẹ nên thoải mái và quan trọng nhất là đủ cứng. Khi ngủ, mẹ bầu được khuyến khích nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa. Chị em cũng có thể dùng thêm những chiếc gối ôm mềm để chèn xung quanh cơ thể. Biện pháp này sẽ khiến “mẹ ỏng” có giấc ngủ ngon dù bụng bầu đã vượt mặt. Khi ngồi dậy từ tư thế nằm, hãy trở người sang bên, chống tay và bắt đầu từ từ ngồi dậy.

Bài tập giúp bà bầu “đánh bay” đau lưng

Bước 1: Ngồi trên sàn, cong hai chân lại với nhau, hai lòng bàn chân đối diện nhau.

Bước 2: Dùng hai tay mở lòng bàn chân như như quyển sách. Dùng cơ ép hai đầu gối xuống sàn, mở hông càng rộng càng tốt. Lưng thẳng, giữ nguyên trong 5 nhịp thở.

Bước 3: Cúi người về phía trước để kéo dãn hông và lưng dưới. Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở sau đó quay trở lại tư thế ban đầu.

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân đặt rộng hơn hông, gập đầu gối và từ từ ngồi xổm. Ấn khủy tay vào đầu gối trong hoặc chắp tay lại phía trước, lưng thẳng, cố gắng cân bằng cơ thể trong tư thế này, trọng lượng dồn vào gót chân.

Bước 2: Hít sâu và thở ra hết rồi dùng chân nâng người đứng thẳng.

Bước 3: Lặp lại các động tác trên

Bước 1: Ngồi thoải mái trên gót chân. Cúi gập người về phía trước, trán, mũi chạm sàn.

Bước 2: Hạ ngực càng gần đầu gối càng tốt,vươn dài cánh tay ra phía trước.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế và thở đều. Ngồi dậy khi thấy thoải mái.

Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao vàng lên với muối hạt to. Sau đó bọc lá ngải cứu trộn muối vào một chiếc khăn mỏng hoặc túi vải. Để nhiệt độ ấm vừa phải rồi chườm lên vùng bị đau nhức nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Ngải cứu và muối hạn chế các cơn đau lưng

Gừng rửa sạch đập dập rồi cho vào lọ rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày lấy ra xoa bóp những khu vực bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, chị em nên ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng một tháng). Chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp mẹ bầu bớt đau lưng và ngủ ngon hơn đấy.

Bà Bầu Bị Ho Phải Làm Sao Để Khỏi Nhanh Nhất?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu hay ho, trong đó sự thay đổi nội tiết trong cơ thể lúc mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là phổ biến nhất.

Sự suy giảm hệ miễn dịch khiến cho bà bầu dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn từ môi trường xung quanh hoặc khi thay đổi thời tiết, địa lý….

Một nguyên nhân nữa là do quá trình mang thai, cơ thể bà bầu thường tăng tiết màng nhầy. Sự thay đổi này khiến nhiều bà bầu bị nghẹt mũi, phải thở bằng miệng, dẫn đến ho.

Có một số bà bầu thì bị ho do tử cung lớn lên gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp. Tuy nhiên, dù với bất cứ lý do gì, bà bầu cũng nên cố gắng tận dụng mọi cách để chấm dứt tình trạng này nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bà bầu bị ho phải làm sao để khỏi nhanh nhất?

Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm.

Hoặc nếu bị đau họng do ho thì bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.

Thực hiện cách trị ho cho bà bầu với cam như sau: sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò.

Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống hằng ngày.

Thái lát mỏng 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào chén, đổ ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy 10 – 15 phút. Sau đó và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua , giúp giảm , giảm ngứa rát, khan tiếng

Ngoài cách trị ho cho bà bầu với quả quất còn có thể làm bài thuốc như sau: lấy 3 quả quất tươi, 6g , 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng chanh, 8g , hấp chín nguyên liệu, để nguội rồi uống hằng ngày theo liều lượng mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê.

Nếu ho do dị ứng gây viêm tấy họng thì lấy 1 quả ổi đem nướng lên. Ăn ổi nướng ngày một lần, ăn 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy khác ngay. Rất đơn giản và sử dụng lâu dài cho người hay bị viêm họng dị ứng.

Sau khi ăn quả quýt xong, phần vỏ nên giữ lại dùng làm nguyên liệu trị ho cho bà bầu.

Cách làm: cho vỏ quýt vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ lượng bằng nhau và vừa đủ để dùng trong ngày. Sau đó rưới thêm khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu.

Với quả chanh, có thể chế thành nhiều bài thuốc để trị ho hiệu quả:

Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh. Hoặc, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh để uống lúc ho rát nhất, bạn sẽ cảm thấy cổ họng dịu lại ngay.

Hay bạn cũng có thể trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế để làm ấm cổ họng, cũng sẽ giảm ho hiệu quả.

Ngoài ra, có thể hấp chín quả chanh khô với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong cũng có tác dụng chữa ho.

Lấy 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất.

Thực hiện cách trị ho cho bà bầu với tỏi và mật ong như sau: Đập dập từ 4 – 5 nhánh tỏi, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.

Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng. Có một cách đơn giản hơn, khi bị ho, bạn pha một cốc nước ấm, hòa chung với mật ong để uống, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Thùy Linh

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Đau Thượng Vị Khi Mang Thai Phải Làm Sao Nhanh Khỏi? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!