Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Đau Răng Khôn Phải Làm Sao? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào bác sĩ, em bị mọc răng khôn khi mang thai ở tháng thứ 3, tuy nhiên mọc răng khôn khiến em rất đau nhức, đau kéo dài cả ngày lẫn đêm làm cho mọi hoạt động của em cũng bị ảnh hưởng. Em khá lo lắng bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy, nhờ bác sĩ tư vấn giúp em bà bầu bị đau răng khôn thì phải chữa trị như thế nào để an toàn và hiệu quả ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ. (Thu Hà – Vĩnh Phúc).
Trả lời:
Chào bạn, Thu Hà!
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 có vị trí nằm ở phía trong cùng của hàm răng, và thường mọc khi con người đã trưởng thành. Do đó, khi mọc răng khôn sẽ diễn ra quá trình tách xương hàm và tách nướu gây đau nhức cho bệnh nhân. Ngoài ra, chiếc răng này thường có xu hướng mọc nghiêng, mọc lệch hoặc mọc ngầm gây chèn ép sang răng hàm bên cạnh gây ra những biến chứng rất nguy hiểm về sau này.
1. Một số cách giảm đau răng khôn khi mang thai tại nhà
Chườm đá giảm đau răng khôn khi mang thai
Đá lạnh có tác dụng làm tê liệt cơn đau tạm thời. Do đó, bà bầu bị đau răng khôn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách: lấy túi đá lạnh áp bên vùng má ngoài có răng khôn đang mọc, những cơn đau sẽ nhanh chóng được đẩy lùi, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Chữa đau răng khôn cho bà bầu bằng cách ngậm nước muối
Nước muối có tác dụng rất tốt trong việc sát trùng, chống viêm và diệt khuẩn mạnh. Do đó, cách tốt nhất khi bà bầu đau răng khôn đó là ngậm nước muối loãng và nên thực hiện súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn để giảm đau nhức, giảm nguy cơ răng khôn bị bệnh lý.
Dùng lá lốt chữa đau răng là phương thức lưu truyền trong dân gian. Đây cũng là một cách chữa đau răng khôn cho bà bầu khá hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một ít thân và lá của cây lá lốt sắc với nước. Dùng dung dịch nước đã sắc súc miệng hằng ngày sau mỗi bữa ăn, cơn đau nhức sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Cách giảm đau răng khôn khi mang thai với tỏi
Với tỏi tươi, cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy vài tép tỏi giã nhuyễn và cho thêm vài hạt muối vào trộn đều. Sau đó, lấy hỗn hợp này để đắp lên vùng răng khôn đang bị đau, bà bầu bị đau răng khôn sẽ thấy hiệu nghiệm ngay sau đó 10 phút.
2. Bà bầu bị đau răng khôn nên làm gì là tốt nhất?
Thông thường, khi tình trạng đau nhức răng khôn kéo dài, cơn đau dữ dội bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ bỏ. Tuy nhiên, nhổ răng là điều tối kị đối với những đối tượng đang mang thai vì đây là giai đoạn rất quan trọng, những tác động nhỏ nhất cũng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Và thuốc gây tê cũng không tốt với bà bầu bởi sẽ có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến em bé.
Bà bầu bị đau răng khôn là vấn đề cần hết sức chú ý, bởi đây là giai đoạn rất quan trọng của mẹ và bé. Để được tư vấn chi tiết hơn về cách chữa đau răng khôn khi mang thai bạn nên tới phòng khám nha khoa hoặc liên hệ tới Hotline: 0971.066.726 để được nha sĩ tư vấn trực tiếp.
Bà Bầu Bị Mọc Răng Khôn Đau Phải Làm Sao? Chữa Đau Răng Khôn An Toàn
Cập nhật ngày: 31/08/2020
Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao thì mới hết đau an toàn?!
Răng khôn thuộc nhóm răng hàm, là răng mọc sau cùng khi bạn đã đủ 18-25 tuổi. Việc mọc răng khôn tuỳ người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng thường là sẽ gây đau từ vừa cho đến nặng. Mọc răng khôn khi trạng thái sức khoẻ bình thường sẽ có nhiều cách để điều trị. Tuy nhiên, mọc răng khôn khi mang bầu lại là một chuyện khác. Mẹ bầu có thể trạng vô cùng nhạy cảm và luôn phải chú ý tới sức khoẻ. Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao là 1 vấn đề cần đặc biệt chú ý, quan tâm vì chỉ 1 sai sót nhỏ trong khâu điều trị cũng có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến bé yêu. Do đó, để biết cách điều trị an toàn cho bà bầu mọc răng khôn, xin đừng bỏ qua bài viết này!
Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao?
Nước muối ấm có khả năng giảm đau, kháng khuẩn tự nhiên vô cùng hiệu quả, lành tính với tất cả mọi người. Mẹ bầu có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng ngày 2 lần sau khi đánh răng. Mỗi 1 lần súc miệng như vậy mẹ bầu nên ngậm nước muối trong miệng khoảng 5 phút để có thể làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm tối đa cho vùng răng bị đau.
Mẹ bầu cần rất nhiều sự chăm sóc trong suốt giai đoạn quan trọng và đầy nhay cảm này. Chăm sóc răng miệng đúng cách cũng là 1 trong những cách để cơn đau răng khôn không quá nguy hiểm tới sức khoẻ bạn. Bên cạnh việc chải răng đều đặn 2 lần/ngày sau bữa ăn chính 30 phút. Mẹ bầu nên chú ý chọn bàn chải đánh răng với phần lông mềm mại, không quá cứng để tránh tổn thương vết sưng. Kem đánh răng cũng nên chọn loại chứa Flour để giúp tái tạo men răng tốt nhất. Mẹ cũng có thể kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng không cồn để tăng tính hiệu quả trong việc vệ sinh răng miệng. Nếu bàn chải đã quá cũ, mẹ bầu cũng nên thay mới, trung bình nên thay bàn chải 3 tháng/lần để các loại vi khuẩn gây hại không có cơ hội ẩn trú hay sinh sôi, phát triển.
Bà Bầu Bị Đau Răng Khôn Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không?
Bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao?
Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến ở hầu hết những người trưởng thành từ độ tuổi 18-25. Do đó cũng có khá nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vẫn mọc răng khôn. Về cơ bản thì răng khôn không có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, Ở độ tuổi này, cung hàm đã phát triển toàn diện, việc không đủ không gian này sẽ khiến cho răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt. Việc xử lý không đúng quy trình cũng như tùy tiện điều trị sẽ dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao?
Bà bầu bị đau răng khôn được khuyên nên đến gặp nha sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 có vị trí nằm ở phía trong cùng của hàm răng, và thường mọc khi con người đã trưởng thành. Do đó, khi mọc răng khôn sẽ diễn ra quá trình tách xương hàm và tách nướu gây đau nhức cho bệnh nhân.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị đau răng khôn
Những cơn đau khi mọc răng khôn còn có thể:
Lấn thẳng tới thái dương của mẹ.
Khiến mẹ bầu choáng váng, mệt mỏi.
Tình trạng đau răng khôn còn khiến mẹ ăn kém hơn.
Những tình trạng đau răng khôn thường gặp ở bà bầu
Chữa đau răng khôn cho bà bầu.
Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai.
Cách giảm đau khi mọc răng khôn cho bà bầu.
Nhổ răng khôn khi mang thai.
Thuốc trị nhức răng cho bà bầu.
Không biết có thai đi nhổ răng khôn.
Cách giảm đau răng khôn cho mẹ bầu
1. Tìm đến sự hỗ trợ của nha sĩ
Đối với những mẹ bầu bị đau răng khôn, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được đánh giá chính xác về tình trạng răng và sức khỏe mẹ bầu. Từ đó có thể đưa ra quyết định nhổ bỏ răng khôn nếu như chiếc răng này có khả năng gây nên nhiều biến chứng cho sức khỏe.
2. Một số phương pháp giảm đau tại nhà
Sử dụng nước muối ấm để súc miệng.
Chườm nước đá lạnh hoặc nước nóng. Chườm nóng hoặc lạnh là 1 giải pháp gây tê tạm thời khá hiệu quả dành cho vùng răng bị đau. Khi cơn đau trở nên khó chịu hơn hết, hãy lập tức sử dụng túi chườm hoặc miếng dán hạ sốt để áp vào vùng răng bị đau.
Tỏi tươi trị đau – tăng đề kháng hiệu quả. Khi cơn đau buốt do răng khôn gây ra khiến mẹ bầu khó chịu, chỉ cần nhai sống 1 nhánh tỏi, hoặc giã nát cùng muối trắng sau đó đắp lên chỗ đau răng khoảng 10 phút là được.
Sử dụng lá lốt giúp giảm đau răng. Trong lá lốt có 1 loại tinh dầu kết hợp cùng Alcaloid có khả năng giảm đau, kháng khuẩn hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần lấy lá, thân, rễ làm sạch, sắc nước đặc và ngậm nước cốt khoảng 5 phút mỗi lần đau. Cơn đau răng khôn sẽ dần thuyên giảm và biến mất chỉ sau 3-4 ngày.
Bà bầu bị đau răng khôn có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, mẹ bầu bị đau răng khôn vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau răng khôn kéo dài có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng cho bà bầu như:
Viêm lợi.
Tổn thương răng bên cạnh.
Tổn thương má trong.
Sưng lợi trùm.
Sâu răng.
Ngoài ra, khi răng khôn mọc gây đau nhức, sốt, hoạt động nhai kém sẽ ảnh hưởng tới tinh thần và gây cản trở việc ăn uống của thai phụ. Tình trạng ăn uống kém dinh dưỡng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến thai nhi sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu dinh dưỡng, còi xương,…
Những lưu ý khi bà bầu bị đau răng khôn
Bà bầu bị đau răng khôn nên ăn gì?
Những thực phẩm mềm, dạng lỏng dễ nuốt như cháo, súp, phở, đồ hầm,…
Các loại rau củ, trái cây cũng cần được bổ sung liên tục để cơ thể tăng cường khả năng đào thải độc tố, giúp giảm sốt khi mọc răng hiệu quả.
Sinh tố trái cây.
Các loại thực phẩm được làm từ sữa.
Bà bầu bị đau răng khôn không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị đau răng khôn không nên ăn:
Những thực phẩm có chứa nhiều đường, chất tạo ngọt như bánh kẹo, trái cây khô, nước ngọt,…
Các loại thực phẩm quá nóng, hay quá lạnh.
Những đồ ăn cứng, dai hoặc dẻo sẽ khiến hàm phải tạo 1 lực lớn để nghiền, xé chúng.
Đau răng khôn không nên ăn thịt gà, xôi, gạo nếp,… sẽ gây sưng nướu.
Cũng không nên dùng đồ uống có ga vì dễ gây kích thích nướu.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị đau răng khôn trong thai kỳ?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Đau Răng Khôn Phải Làm Sao, Có Nên Nhổ Không ” Nha Khoa Quốc Tế Phú Hòa
Giai đoạn mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng, không chỉ bởi ý nghĩa thiêng liêng mà nó còn trực tiếp tác động lên sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Nghiên cứu và quá trình thực tiễn chỉ ra, nếu trong giai đoạn mang thai bà bầu bị sâu răng thì bé sau sau này có hệ miễn dịch và tiêu hóa sẽ kém hơn, nguy cơ sâu răng cũng cao hơn so với những đứa trẻ khác. Một vấn đề nữa là nỗi lo của không ít bà bầu đó là tình trạng đau răng khôn khi khi đang mang thai.
Răng khôn có ảnh hưởng gì đến bà bầu
Răng khôn mọc gây ra đau nhức kéo dài, sưng tấy và cản trở quá trình ăn nhai, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Với người mang thai, điều này càng gây bất tiện và khổ sở hơn rất nhiều. Vậy bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao, có nên nhổ không. Mời bạn theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8. Răng này ở vị trí trong cùng cung hàm và thường mọc khá muộn. Thông thường khi cơ thể bước sang độ tuổi trưởng thành, răng khôn mới “phát tác” gây không ít đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Răng khôn có thời gian ủ mầm lâu và những triệu chứng mọc răng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 18 đến 25, có trường hợp còn muộn hơn nữa. Cũng không có gì khó hiểu khi mẹ bầu bị đau răng khôn trong giai đoạn thai kì. Bởi thời điểm mọc răng khôn gần như tương ứng với khoảng tuổi kết hôn và mang thai (tại Việt Nam).
Khi mang thai, cơ thể có những chuyển biến để điều tiết, đơn cử là việc thay đổi hoocmon Estrogen và Progestorome trong cơ thể. Bên cạnh đó, hệ xương thai nhi phát triển bắt đầu từ tuần 25 trở đi yêu cầu hàm lượng canxi lớn. Lúc này nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, lượng canxi cung cấp không đáp ứng, canxi sẽ được bổ sung từ hệ xương, răng của người mẹ. Sự thay đổi về hoocmon cùng những xáo trộn về mặt dinh dưỡng là những nguyên nhân chính khiến răng lợi của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ sưng tấy, chỉ cần một va xước nhỏ ở lợi cũng khiến tình trạng răng miệng xấu đi rất nhiều. Đây cũng là lý do giải thích tại sao, phụ nữ trong giai đoạn mang thai lại có khả năng cao mắc các vấn đề răng miệng hơn so với bình thường. Và một trong những vấn đề đó là đau nhức răng khôn.
Có nên nhổ răng khôn khi đang mang thai
Khi mang thai không nên nhổ răng khôn. Cơ thể người mẹ khi mang thai nhạy cảm. Việc nhổ răng khả năng cao sẽ gây nhiễm trùng huyết và những biến chứng nguy hiểm khó lường trước. Sức khỏe của bé bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Nhổ răng khôn phức tạp hơn nhổ một chiếc răng thông thường rất nhiều, phải trải qua các công đoạn tất yếu như chụp phim, tiểu phẫu nhổ răng. Trong tiểu phẫu cần sử dụng đến thuốc tê và bạn sẽ phải uống kháng sinh nhiều hơn thông thường. Tất cả những điều này đều không tốt nếu không muốn nói là nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cách tốt nhất là khi có triệu chứng đau do mọc răng khôn, bạn nên đến gặp trực tiếp các bác sĩ để được tư vấn nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Nếu cơn đau kéo dài và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, bà bầu có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giảm đau và làm ngừng cơn đau.
Một số cách làm giảm đau cho bà bầu khi mọc răng khôn
Ngậm nước muối. Những hạt muối tự nhiên có tác dụng sinh lí rất tốt, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lí về răng miệng có thể phát sinh khi răng số 8 mọc. Pha muối với nước ấm để có dung dịch nước muối loãng – súc miệng thường xuyên sau ăn hay ngay khi cơn đau nhức kéo đến.
Chườm đá lạnh. Chườm đá lạnh có tác dụng tạm thời giúp bà bầu giảm cơn đau đang kéo đến. Chườm vùng má ngoài răng khôn để đẩy lùi cơn đau, giúp dễ chịu hơn rất nhiều.
Súc miệng với nước lá lốt. Đây là phương pháp dân gian đẩy lùi những cơn đau nhức do răng gây ra. Lá và rễ lá lốt chứa nhiều benzylacetat – thành phần có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm khá hiệu quả. Bạn có thể lấy rễ lá lốt dập nát với vài hột muối, cạn lấy nước bôi lên chỗ răng đau hoặc súc miệng với nước lá lốt đun sôi để nguội.
Đau nhức răng khôn trong giai đoạn mang thai là điều không bà bầu nào mong muốn. Cách tốt nhất để hạn chế nó là phòng tránh. Nếu có dự tính mang bầu, trước đó bạn nên đến nha khoa kiểm tra răng miệng định kì thường xuyên. Phát hiện sớm, điều trị sớm không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn hạn chế tối đa nguy cơ những chiếc răng khôn “hoành hành” không đúng lúc, mang lại sự an tâm trong quá trình mang thai.
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Đau Răng Khôn Phải Làm Sao? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!