Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Đau Bụng Bên Phải Ngang Rốn Có Phải Dấu Hiệu Động Thai? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đau bụng luôn là một trong những triệu chứng khiến các bà bầu lo lắng trong quá trình thai kỳ. Tình trạng này có thể là cảnh báo bởi một số vấn đề trong cơ thể của người mẹ. Vậy bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn có phải dấu hiệu động thai? Hãy tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp thắc mắc về vấn đề này.Bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn là bị gì?
Bị đau bụng bên phải ngang rốn đối với phụ nữ là tình trạng thường xảy ra. Đối với các bà bầu cũng vậy, tuy nhiên, nó có thể sẽ nguy hiểm hơn. Bởi lẽ đây là một dấu hiệu bất thường cho thấy cơ thể người mẹ có thể đang mắc một số vấn đề sau đây:
1. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa trong quá trình mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng bên phải ngang rốn. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào nhưng khi bà bầu không may mắc phải tình trạng này có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng hơn cả. Vì vậy, khi thấy cơ thể bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên về căn bệnh này, bà bầu nên đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Bà bầu bị viêm ruột thừa có thể để lại các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi trong bụng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế nên, bạn cần được xét nghiệm và chuẩn đoán chuyên khoa thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác, đồng thời có cách chữa trị phù hợp.
2. Viêm đường tiết niệu
Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu có thể nhận biết qua triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốn. Đây là một căn bệnh xảy ra do bà bầu bị nhiễm trùng vi khuẩn chúng tôi ở bộ phận này. Các mẹ bầu có thói quen uống ít nước sẽ gây tình trạng nước tiểu bị đặc dẫn đến ứ đọng và có nguy cơ trào ngược lên đường tiết niệu và gây viêm nhiễm.
Viêm đường tiết niệu ở bà bầu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm bàng quan, viêm thận bể thận. Việc điều trị bệnh này đối với các bà bầu có thể sẽ phức tạp hơn đối với người bình thường. Chính vì thế, bạn cần sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm nhất và dễ dàng đạt hiệu quả trong việc điều trị.
3. Táo bón
Tình trạng táo bón ở bà bầu không chỉ gây đau bụng bên phải ngang rốn mà nó còn có thể diễn ra ở cả vùng bụng. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhiều cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi nhưng không vì thế mà bạn chủ quan khi mắc phải dấu hiệu này. Nếu táo bón xảy ra lâu ngày mà không được chữa khỏi có thể sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Thời kỳ mang thai là lúc các mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Theo các thống kê cho rằng, số lượng phụ nữ mang thai mắc phải vấn đề này và phần lớn trong số đó vẫn chưa biết rõ cách khắc phục cũng như biện pháp hạn chế như thế nào. Vì thế, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để thoát khỏi chứng táo bón. Đồng thời, ngăn chặn nguy cơ biến chứng gây ra bệnh trĩ, sa trự tràng hoặc gây nứt nẻ hậu môn,…
4. Mang thai ngoài tử cung
Bà bầu đau bụng bên phải ngang rốn còn là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Đây là dấu hiệu của việc thai không nằm trong buồng tử cung mà có thể phát triển ở một số bộ phận khác như vòi trứng, ổ bụng,… Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất đối với phụ nữ mang thai.
Vấn đề này không phải hiếm gặp trong giai đoạn thai kỳ. Vì vậy, bạn cần lưu ý hơn về vấn đề sức khỏe của mình để có thể tìm được cách khắc phục sớm nhất. Mang thai ngoài tử cung có thể do một số nguyên nhân như vòi trứng bị tắt, đã từng nạo phá thai quá nhiều lần, có khối u hoặc do trứng di chuyển chậm hơn so với mức bình thường. Giai đoạn bà bầu bước vào tuần thứ 6 – 12 có thể là thời điểm có nguy cơ cao xảy ra hiện tượng này.
5. Tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những căn bệnh có thể mang dấu hiệu đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai. Đây cũng là một tình trạng nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến biến chứng cao. Sản phụ khi chuẩn bị bước vào giai đoạn 20 tuần có thể sẽ rất dễ mắc phải tiền sản giật.
Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng cho các cơ quan khá như gan, thận, hệ thần kinh. Điều này không những tác động xấu đến sức khỏe của người mẹ mà còn có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Bởi lẽ, bệnh gây ra những cơn đau ở vùng bụng kèm theo đau đầu, mắt mờ dần và sưng phù cả tay, chân,…
Bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn có phải dấu hiệu động thai?
Trong giai đoạn thai kỳ ở những tháng đầu, các bà mẹ có thể sẽ thường gặp tình trạng đau bụng ngang rốn phía bên phải. Điều này được các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khi thai bám vào thành của tử cung, cảm giác của các mẹ bầu lúc này sẽ là đau âm ỉ và cảm giác tức bụng ngày càng rõ rệt. Hầu hết các mẹ bầu đều trải qua tình trạng này khi bào thai bắt đầu tiến sâu vào tử cung để làm tổ.
Động thai hay còn gọi là dọa xảy thai xuất hiện phổ biến khi bà bầu đang trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai. Hiện tượng này có thể biểu hiện qua một số triệu chứng như sau:
Đau bụng ở phía bên phải, ngang rốn.
Xuất hiện một ít máu đỏ hoặc đen có lẫn chất nhầy.
Cơ thể bà bầu mệt mỏi, suy nhược.
Bụng trương lên.
Lưng nhứt mỏi càng lúc càng dữ dội.
Trên thực tế, các nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng động thai vẫn chưa được chứng minh xác thực. Tùy theo thể trạng và sức khỏe của người mẹ mà dấu hiệu động thai có thể xuất hiện với tần số ít hoặc nhiều. Đây là một vấn đề mà các mẹ bầu không nên coi thường vì có thể nó sẽ mang lại những chuyển biến xấu trong thời gian dài tồn tại, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ xảy thai ở bà bầu.
Lưu ý khi bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn do động thai
Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho việc bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn, trong đó có dấu hiệu của động thai. Một số lưu ý mà bạn cần tuân thủ sau đây khi mắc phải tình trạng này để chúng có thể sớm được khắc phục và tránh biến chứng xảy ra.
Không nên tự ý dùng thuốc điều trị để giải quyết vấn đề này vì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và thai nhi.
Người mẹ có thể massage thật nhẹ nhàng để làm giảm chứng đau bụng. Nhưng tuyệt đối không nên tác động quá mạnh sẽ làm kích thích tử cung, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tình trạng xảy thai.
Chườm ấm bằng túi chườm chuyên dụng lên vùng bụng đang bị đau sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Với cách này bạn nên lưu ý không nên dùng nước quá nóng vì sẽ gây tình trạng kích ứng không tốt cho bà bầu.
Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng quá liều sẽ gây tình trạng nhờn thuốc hoặc làm phản tác dụng.
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của Bộ y tế đối với các phụ nữ mang thai để có thể phát hiện sớm một số bệnh trong giai đoạn này và có cách điều trị nhanh chóng, an toàn.
Cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.
Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý. Bà bầu nên hạn chế làm việc quá sức, vận động mạnh, tránh thức khuya và nghỉ ngơi điều độ.
Đau Bụng Bên Phải Ngang Rốn Khi Mang Thai Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
Đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai là một triệu chứng cảnh báo cơ thể mẹ đang gặp phải một số vấn đề. Bạn cần đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chữa trị ngay, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
1. Đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì?
Đối với phụ nữ, đau bụng bên phải ngang rốn là tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên, đối với bà bầu, tình trạng này nguy hiểm hơn, bởi đây là dấu hiệu bất thường cho biết cơ thể mẹ đang gặp phải một số vấn đề sau:
Viêm ruột thừa là một nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng bên phải ngang rốn. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng khi bà bầu mắc phải, chúng có thể gây nên nhiều biến chứng hơn cả. Vì thế, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng về căn bệnh này, hãy đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời thăm khám và chữa trị.
Bà bầu bị viêm ruột thừa không chỉ để lại biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Thế nên, bạn cần xét nghiệm và chuẩn đoán chuyên khoa để đưa ra kết luận chính xác.
Đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa
Đây là căn bệnh xảy ra khi bà bầu bị nhiễm trùng vi khuẩn chúng tôi do thói quen ăn uống ít nước, dẫn đến tình trạng nước tiểu bị ứa đọng, trào ngược lên đường tiết niệu, gây viêm nhiễm.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm đường tiết niệu ở bà bầu còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: viêm bàng quang, viêm thận bể thận. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn bao giờ hết. Vì thế, bạn cần sắp xếp thời gian để đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe thường xuyên, phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Táo bón không chỉ gây đau bụng bên phải ngang rốn mà còn có thể diễn ra ở cả vùng bụng. Dù không quá nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé nhưng bạn cũng không được chủ quan khi gặp phải dấu hiệu này. Nếu táo bón lâu ngày mà không được chữa khỏi, bệnh sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến cả sức khỏe và tính mạng.
Thời kỳ mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố, chế độ ăn uống, sinh hoạt nên mẹ bầu dễ bị táo bón. Khi gặp phải tình trạng này, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để tư vấn, điều trị dứt điểm bệnh táo bón. Đồng thời, ngăn chặn nguy cơ gây ra biến chứng về bệnh trĩ, sa trự tràng, nứt nẻ hậu môn,…
Đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai còn là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Đây là dấu hiệu của việc thai không nằm trong tử cung mà nằm ở một số vị trí khác như: ổ bụng, vòi trứng,…Theo các bác sĩ chuyên khoa thì đây là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm với thai nhi. Vì thế, bạn cần lưu ý hơn về sức khỏe của mình để tìm cách khắc phục sớm nhất.
Đau bụng bên phải ngang rốn cũng là một biểu hiện của bệnh tiền sản giật. Phải nói, căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến biến chứng cao. Giai đoạn từ tuần thứ 20 trở đi, sản phụ rất dễ mắc bệnh này. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng cho gan, thận, hệ thần kinh. Từ đó, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Từ tuần 20 trở đi, thai phụ bị đau bụng bên phải ngang rốn có thể là biểu hiện của bệnh tiền sản giật
2. Đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai có phải là dấu hiệu động thai không?
Giai đoạn đầu khi mang thai, bà bầu thường gặp triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốn. Nguyên nhân là do thai bắt đầu làm tổ, bám vào thành tử cung gây cảm giác đau bụng âm ỉ cho mẹ bầu. Hiện tượng này sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày khi bào thai bắt đầu tiến sâu vào tử cung.
Đau bụng bên phải ngang rốn.
Xuất hiện 1 ít máu nâu hoặc đen có lẫn dịch nhầy.
Bà bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Bụng căng tức, trương lên.
Lưng nhức mỏi ngày càng dữ dội.
Hiện tượng đau bụng bên phải ngang rốn do động thai sẽ cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi
3. Những điều cần lưu ý khi bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn do động thai
Nếu gặp phải tình trạng đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai, bà bầu cần tuân thủ một số lưu ý sau để có thể khắc phục bệnh tình sớm, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm:
Không tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh vì chúng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Massage da bụng nhẹ nhàng để giảm triệu chứng đau bụng. Nhưng tuyệt đối không được tác động quá mạnh, làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nguy hiểm hơn là dẫn đến tình trạng sảy thai.
Chườm ấm bằng túi chườm chuyên dụng lên vùng bụng đang bị đau để cải thiện tình trạng này. Lưu ý: Không được sử dụng nước quá nóng, gây kích ứng không tốt đến bà bầu.
Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dùng quá liều gây nhờn thuốc, phản tác dụng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của bộ y tế đối với phụ nữ mang thai để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Áp dụng chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh, làm việc quá sức.
Đau Bụng Bên Phải Ngang Rốn Có Nguy Hiểm Không? Biểu Hiện Bệnh Gì
Đau bụng bên phải ngang rốn là tình trạng đau rất dễ gặp phải. Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về tiêu hóa rất nguy hiểm. Do đó người bệnh nên tìm hiểu và có biện pháp xử lý ngay từ khi có dấu hiệu đau
Đau bụng bên phải ngang rốn là bệnh gì?
Đau bụng bên phải ở ngang rốn thường xuất hiện dưới những cơn đau quằn quại và lan từ trên xuống dưới. Thông thường đau ở vị trí này là do một số bệnh về tiêu hóa gây ra:
Sỏi thận
Sỏi thận là chứng bệnh về thận mà bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Sỏi hình thành trong thận chủ yếu do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh.
Khi bị sỏi thận, những cơn đau thường ở bên phải rốn dần dần chuyển sang ngang. Cơn đau xuất hiện thường xuyên và dồn dập hơn khi sỏi hình thành. Khi sỏi phát triển to có thể dẫn đến những cơn đau quặn gây nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mãn tính.
Viêm đại tràng
Đại tràng chính là phần cuối cùng của chuỗi tiêu hóa, có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn đã được hấp thụ và tiêu hóa từ ruột non. Đây là bộ phận dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng nhất. Khi viêm, bộ phận này không đảm nhiệm được chức năng tiêu hóa gây rối quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đại tràng ngoài virus, vi khuẩn còn do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tiêu thụ thức ăn nhiễm khuẩn, bị ôi thiu, điều trị bằng bức xạ,…
Biểu hiện bệnh là đau bụng bên phải ngang rốn kèm theo chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy, đại tiện bất thường,… Các triệu chứng này biểu hiện rõ nhất khi người bệnh ăn thức ăn lạ.
Biến chứng bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến viêm loét đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, ung thư,…
Bệnh về gan – Triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốn
Đau bụng bên phải ngang rốn có thể là biểu hiện của các bệnh về gan như viêm gan virus (A, B, C, D), gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan, nóng gan, xơ gan,… Triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng nên người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, sau 1 thời gian có thể nhận biết qua màu mắt chuyển vàng, vàng da, mệt mỏi liên tục, đầy bụng, mẩn ngứa ngoài da, tăng giảm cân bất thường, đau bụng ngang rốn.
Hậu quả khi không điều trị bệnh kịp thời là suy giảm chức năng gan, có thể dẫn đến biến chứng viêm gan, ung thư gan.
Nhiễm trùng hoặc tắc ống, túi mật
Túi mật là cơ quan nằm bên phải bụng ngang rốn, có chức năng lưu trữ dịch mật.
Túi mật rất dễ bị viêm do các nguyên nhân như: mắc sỏi mật, khối u, chấn thương, chế độ ăn uống không đảm bảo và nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng túi mật, hẹp đường mật, tắc túi mật, ung thư đường mật,…
Triệu chứng nhận biết tình trạng bệnh là đau quặn bụng, vàng da, nước tiểu vàng, nôn hoặc buồn nôn, sốt cao,…
Đau bụng bên phải ngang rốn do viêm ruột thừa
Ruột thừa nằm tại vị trí bên phải ngang rốn, có hình dạng như những ngón tay 1 đầu thông với manh tràng, 1 đầu bị bịt kín. Khi nhiễm khuẩn gây viêm ruột thừa người bệnh thường gặp những cơn đau bụng dữ dội. Nếu tình trạng viêm kéo dài sẽ gây nhiễm trùng, sưng đau thậm chí là tắc nghẽn, vỡ ruột thừa đe dọa đến tính mạng.
Bệnh viêm ruột thừa rất dễ nhầm lẫn với những bệnh về tiêu hóa thông thường như ngộ độc hay rối loạn tiêu hóa. Dấu hiệu nhận biết là cơn đau bắt đầu từ phần giữa bụng gần rốn sau đó di chuyển xuống góc dưới bên phải. Cơn đau nặng hơn khi ho và di chuyển. Các triệu chứng kèm theo gồm buồn nôn, sốt nhẹ, sưng vùng bụng.
Viêm đường tiết niệu
Đường tiết niệu gồm các bộ phận: Thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản có vai trò đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.
Bệnh lý viêm đường tiết niệu là hiện tượng viêm nhiễm ở đường tiết niệu, mà tác nhân chính là vi khuẩn. Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc thường cao hơn nam vì cấu trúc niệu đạo của nữ giới ngắn hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh: Đau bụng bên phải ngang rốn, khi tiểu có cảm giác đau buốt như kim châm, muốn đi vệ sinh liên tục, đầy bụng,…
Biến chứng bệnh có thể gặp là vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng hoặc tử vong.
Mang thai ngoài tử cung
Đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai còn có thể là triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng mang thai không nằm trong buồng tử cung mà phát triển ở một số bộ phận khác như ổ bụng, vòi trứng,… Theo các bác sĩ chuyên khoa sinh sản, đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất đối với phụ nữ mang thai.
Mang thai ngoài tử cung không phải là tình trạng hiếm gặp trong giai đoạn thai kỳ. Giai đoạn bầu tuần thứ 6 – 12 thường có nguy cơ cao xảy ra hiện tượng này. Dấu hiệu nhận biết là chóng mặt, ngất xỉu, đau một bên bụng, đau đầu vai, chảy máu âm đạo,…
Biến chứng nguy hiểm khi phụ nữ mang thai ngoài tử cung phải gặp là: Chảy máu trong, tổn thương ống dẫn trứng, trầm cảm. Nguy hiểm nhất tình trạng này có thể dẫn đến tử vong.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những căn bệnh xuất hiện ở phụ nữ khi mang thai và có dấu hiệu đau bụng bên phải ngang rốn. Tình trạng này rất nguy hiểm thường xuất hiện ở giai đoạn 20 tuần và có nguy cơ dẫn đến biến chứng cao.
Các biến chứng có thể gặp phải là bệnh lý về gan, thận, hệ thần kinh. Điều này gây ra những tác động xấu cho sức khỏe của người mẹ và nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh là những cơn đau ở vùng bụng kèm theo triệu chứng đau đầu, mắt mờ dần, sưng phù tay, chân,…
Ngộ độc, tiêu chảy cấp
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị quá hạn sử dụng, có nấm mốc hay có chứa các chất độc hại sẽ dẫn đến ngộ độc và tình trạng tiêu chảy. Khi đó người bệnh thường có biểu hiện đau bụng đột ngột, đau quặn, dữ dội kèm theo tiêu chảy, mót rặn để đào thải độc tố ra bên ngoài.
Tình trạng tiêu chảy kéo dài rất nguy hại, có thể khiến cơ thể mất nhiều nước, mệt mỏi, ăn không tiêu, chán ăn. Ngoài ra, người bệnh đi vệ sinh thường xuyên còn gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.
Đau bụng bên phải ngang rốn phải làm thế nào? Khi nào cần khám bác sĩ
Cách khắc phục tình trạng đau bụng ngang rốn phía bên phải hiệu quả như sau:
Khắc phục tại chỗ
Đau bụng ngang rốn bên phải thường xuất hiện theo từng cơn và thường không dự báo trước. Để giảm đau tại chỗ nhanh chóng, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp đơn giản sau:
Massage bụng
Khi xuất hiện các cơn đau, người bệnh có thể dùng tay massage vùng bụng bên phải ngang rốn thật nhẹ nhàng để làm giảm chứng đau bụng.
Chườm ấm
Có thể thực hiện chườm ấm bằng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn ấm lên vùng bụng đang bị đau. Hơi ấm sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Tuy nhiên, khi thực hiện người bệnh cần lưu ý không nên dùng nước quá nóng vì sẽ gây tình trạng kích ứng, bỏng da.
Chữa đau bụng với lá trầu không
Trầu không vị cay, tính ấm nên được dùng trong chữa bệnh đau bụng do đầy hơi, ăn không tiêu rất hiệu quả.
Cách dùng: Lấy lá trầu không rửa sạch và nhai trực tiếp cùng vài hạt muối. Nhai thường xuyên các cơn đau sẽ giảm nhanh chóng.
Mật ong
Mật ong có chứa thành phần kháng viêm, sát khuẩn rất tốt. Do đó sử dụng cách giảm đau bằng mật ong đặc biệt hiệu quả với trường hợp đau bụng do viêm niêm mạc hệ tiêu hóa.
Cách dùng: Khi đau bụng pha 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm rồi uống trực tiếp, cơn đau sẽ được xoa dịu ngay sau đó. Hoặc có thể pha 2 thìa bột nghệ cùng mật ong với nước ấm để gia tăng công dụng trị. Người bệnh có thể sử dụng nước mật ong hàng ngày để làm giảm triệu chứng đau bụng xuất hiện thường xuyên.
Khám và điều trị đau bụng bên phải ngang rốn chuyên khoa
Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu sau đây cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám:
Da đổi màu, bị vàng da.
Tiêu hóa kém, sút cân nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.
Các cơn đau xuất hiện dồn dập và liên tục, cơ thể đau quá sức chịu đựng của bản thân.
Phân nhạt màu, nước tiểu màu vàng,…
Nôn ra máu, đi tiểu ra máu hoặc đi ngoài phân lẫn máu.
Khó thở, hay bị rùng mình, sốt cao.
Chân tay lạnh, mạch yếu, da xanh xao, thiếu dinh dưỡng,…
Các bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng bằng một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm máu.
Phân tích nước tiểu.
Kiểm tra mầm bệnh trong mẫu phân.
Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, CT, nội soi,…
Sau quá trình thăm khám, bác sĩ đưa ra kết luận bệnh cuối cùng và dựa theo tình trạng bệnh để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp bệnh nhẹ, mới ở giai đoạn đầu thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây y. Nếu bệnh có dấu hiệu mãn tính hoặc biến chứng có thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật.
Khi sử dụng các phương pháp điều trị tình trạng bệnh bằng biện pháp Tây y người bệnh cần chú ý:
Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh giảm đau, vì các loại thuốc này có thể để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Không nên tự ý sử dụng thuốc, kết hợp các loại thuốc kháng sinh để điều trị, cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu sử dụng thuốc mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh thuốc phù hợp.
Thường xuyên thực hiện các xét nghiệm kiểm tra vùng bụng để kiểm soát tình trạng bệnh được tốt nhất.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Một trong những cách giảm tình trạng đau bụng bên phải ngang rốn hiệu quả đó là điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh có thể thực hiện theo một số lưu ý sau:
Ăn ít thực phẩm muối chua: Trong các thực phẩm muối chua có chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng niêm mạc dạ dày và làm cho quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
Hạn chế ăn đồ sống, lạnh, gia vị kích thích: Người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này vì chúng kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Uống nước thường xuyên: Người bệnh cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và uống đúng cách để giảm nhanh triệu chứng bệnh. Thời điểm uống nước tốt nhất là vào sáng sớm khi mới ngủ dậy và khoảng 1 giờ trước khi ăn. Chú ý không uống nước ngay sau bữa ăn vì sẽ làm loãng dịch vị dạ dày gây ra chứng đau dạ dày.
Tránh sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích luôn gây hại cho cơ thể nhất là thuốc lá. Chất nicotin trong khói thuốc có thể khiến mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày từ đó khiến sức đề kháng ở niêm mạc dạ dày giảm, gây đau dạ dày cấp.
Nên ăn nhiều thực phẩm chứa các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa. Đặc biệt cần bổ sung các loại rau củ quả tươi bằng cách ăn trực tiếp hoặc uống nước ép.
Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để làm dịu các cơn đau bụng, vì sử dụng kháng sinh nhiều có thể để lại tác dụng phụ và khiến bệnh trở nặng hơn.
Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, cần tránh tạo áp lực khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài. Bên cạnh đó cần ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái và tạo điều kiện trị bệnh tốt hơn.
Đau bụng phải ngang rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một trong số các bệnh lý về tiêu hóa. Do đó, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đau thường xuyên và kéo dài cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Đau Bụng Dưới Rốn Bên Trái, Bên Phải Là Bệnh Gì Và Phải Làm Sao?
Rate this post
Đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không?
Đau bụng là trạng thái bình thường mà hầu như ai cũng phải trải qua, chúng sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian nhất định mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp phải những cơn đau bụng dưới rốn không rõ nguyên nhân, điều đó có thể cảnh báo những vấn đề nguy hiểm mà bạn cần lưu ý.
Trên thực tế nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đau bụng phía dưới rốn là biểu hiện của một số bệnh như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa, bệnh đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu,… Ở nữ giới đau bụng dưới rốn còn là biểu hiện của bệnh phụ khoa u nang buồng trứng, u xơ tử cung,… ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như: uống rượu bia, lạm dụng thuốc, chế độ ăn uống không khoa học,… Người bệnh cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, tiêu chảy hoặc táo bón, bụng căng to, ợ hơi,… Ngoài ra, những cơn đau còn lan ra những khu vực khác, thậm chí có thể ra phía sau lưng.
Bệnh ở thể nhẹ không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng như: viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,…
Viêm bàng quang gây đau bụng dưới rốn
Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau, trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân gây viêm bàng quang thường là do các loại vi khuẩn kết hợp với các yếu tố thuận lợi để phát triển bệnh. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ra mủ ở cuối bãi kèm theo những cơn đau bụng, đau đầu âm ỉ.
Hội chứng ruột kích thích
Đây không phải là bệnh, chúng được xem như một triệu chứng của các bệnh về tiêu hóa. Người gặp triệu chứng này thường có những thay đổi trong thay đổi trong thói quen tiểu tiện, đau bụng phía dưới rốn, chướng bụng… Bên cạnh đó, bạn còn bị khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, nôn, tiểu nhiều, mót tiểu, đau khi giao hợp.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ
Ngoài những bệnh nêu ở bên trên, khi bị đau bụng phía dưới ở bên trái, có thể phụ nữ đã mắc phải một số bệnh khác như có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột.
Đau bụng dưới bên trái khi mang thai
Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc của tất cả phụ nữ, nhưng trong thời gian này mẹ bầu cũng gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Trong đó, những cơn đau bụng là tình trạng mà hầu như thai phụ nào cũng trải qua. Một số chị em cho rằng đây là biểu hiện hết sức bình thường, tuy nhiên, nếu những cơn đau này kéo dài, lặp lại thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và thăm khám chính xác nhất.
Do sự tăng trưởng của bé:
Theo các chuyên gia, khi thai nhi phát triển sẽ gây nên tình trạng chuột rút trong tử cung của mẹ, gây nên những cơn đau bụng dưới rốn.
Đau dây chằng:
Thường xảy ra trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, khiến mẹ bầu khó chịu
Tử cung nghiêng về bên phải:
Lúc này dây chằng bên trái sẽ bị kéo căng gây nên những cơn đau cho mẹ bầu ở vùng bụng dưới bên trái.
Táo bón, trào ngược dạ dày:
Dịch vị axit tăng cao, trào ngược gây nên những cơn đau ở vùng bụng bên trái. Ngoài ra tình trạng khó tiêu, táo bón cũng là tác nhân của tình trạng đau bụng dưới bên trái.
Viêm tuyến tụy:
Tuyến tụy nằm ở sau dạ dày và khi bị viêm sẽ dẫn đến đau bụng trái hoặc giữa. Khi mẹ nạp thức ăn chứa nhiều chất béo vào cơ thể thì nguy cơ mắc phải viêm tuyến tụy là rất cao. Tình trạng đau bụng phía dưới bên trái trong thời gian dài có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Nang buồng trứng:
Thông thường u nang buồng trứng trong thời gian mang thai có thể tự mất đi. Nhưng trong một số trường hợp, u nang không tự mất đi mà còn tiếp tục phát triển to hơn gây vỡ nang hoặc xoắn nang khiến bụng đau bụng dưới rốn dữ dội.
Thai ngoài tử cung:
Những cơn đau quặn kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể thai đã làm tổ ngoài tử cung. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.
Sảy thai:
Các cơn đau bụng trái hoặc đau ở hai bên dạ dày đi kèm chảy máu âm đạo nhiều là dấu hiệu của vấn đề sảy thai. Vấn đề này gây nguy hiểm cho mẹ nên cần được xử lý gấp.
Bong nhau thai:
Là tình trạng thai tách khỏi tử cung quá sớm gây nên những xáo trộn, gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái kèm triệu chứng chảy máu âm đạo.
Tiền sản giật:
Mẹ bầu cảm thấy đau phía xương sườn bên trái, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược. Tình trạng này cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đau bụng dưới bên phải ở nam giới
Nam giới nếu thường xuyên gặp các cơn đau bụng phía dưới bên phải, có thể bạn đã gặp phải gặp các bệnh sau:
Thoát vị bẹn: Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối chui vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị. Người bệnh sẽ có cảm giác đau và khó chịu bụng dưới hơn khi ho, nâng vật nặng, tập thể dục…
Xoắn tinh hoàn: Tình trạng này xảy ra khi tinh hoàn tự xoay quanh trục và xoắn dây tinh trùng, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây nên triệu chứng đau đột ngột, dữ dội, sưng ở bìu và đau bụng phía dưới. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.
Đau bụng dưới bên phải
Đau bụng phía dưới bên phải cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, bởi đây là vùng bụng chứa các phần nội tạng quan trọng như: đại tràng, ruột thừa, bàng quang,… Tình trạng này xảy ra ở nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau, trong đó, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Nếu bị đau bụng phía dưới bên phải trong thời gian dài, bạn cần đi khám để được chẩn đoán sớm vấn đề đang gặp phải. Đặc biệt, biểu hiện đau bụng phía dưới bên phải khi mang thai khá nghiêm trọng, do đó, mẹ bầu không nên chủ quan khi gặp tình trạng này.
Đau bụng dưới bên phải khi mang thai
Cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi trong suốt thai kỳ. Việc nắm bắt được các triệu chứng và bệnh của hiện tượng đau bụng bên phải sẽ giúp thai phụ an tâm dưỡng thai.
Đầy bụng:
Việc ăn uống không khoa học, sự thay đổi của hormone nội tiết tố sẽ khiến nhu động ruột bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến hoạt động của ruột.
Táo bón:
Việc bổ sung thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
Đau dây chằng:
Việc thay đổi kích thước tử cung khiến dây chằng giãn ra dẫn đến tình trạng đau bụng bên dưới.
Viêm ruột thừa:
Nếu đi kèm với những cơn đau bụng dưới là triệu chứng chán ăn, sốt, buồn nôn, có thể bạn đã bị viêm ruột thừa. Để được chẩn đoán chính xác nhất, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thai ngoài tử cung, sinh non:
Trong trường hợp xấu, tình trạng đau bụng phía dưới bên phải có thể là biểu hiện của thai ngoài tử cung, tiền sản giật, dọa sảy thai,….
Đau bụng dưới phải làm sao?
Để giảm những cơn đau bụng và hạn chế những biến chứng nguy hiểm, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Khi bị đau bụng, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế làm những việc nặng vì điều đó có thể làm cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.
Dùng khăn ấm hoặc túi nóng chườm vào vùng bụng bị đau, sẽ mang đến những hiệu quả giảm đau tuyệt vời.
Uống một ly trà gừng ấm: Với vị cay và tính ấm, trà gừng có tác dụng giảm đau, chướng bụng, kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, gừng còn làm giảm các cơn co thắt ruột, giãn mạch,…
Uống mật ong, trà bạc hà hoặc nước giấm, rượu táo.
Người bệnh đau bụng dưới cần vận động nhẹ nhàng với một vài động tác tại nhà. Việc duy trì thói quen này thường xuyên cũng sẽ giúp những cơn đau được cải thiện.
Ăn đồ ăn nhẹ để giảm tình trạng đau khi đói.
Hạn chế ăn những đồ ăn chua – cay – nóng, không uống rượu, nước ngọt có gas và những đồ uống có cồn khác.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Không mặc quần áo quá chật bụng vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Đau Bụng Bên Phải Ngang Rốn Có Phải Dấu Hiệu Động Thai? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!