Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Cúm Nên Ăn Gì Để Mau Khỏi Bệnh? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cập nhật vào 28/12
Bị cảm cúm trong thai kỳ rất nguy hiểm đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Thay vì sử dụng thuốc tây thì mẹ bầu có thể bổ sung vào chế độ ăn một số thực phẩm bổ dưỡng sau để có thể tăng cường sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết bà bầu bị cúm
Cảm cúm là bệnh do nhiễm virus cấp tính đường hô hấp thuộc nhóm Orthomyxoviridae có 3 tuýp A, B, và C. Thông thường là cúm A với 15 kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (H1- H15) và 9 kháng nguyên trung hòa N (N1-N9)
Các triệu chứng ban đầu khi cảm cúm là hắt hơi, sổ mũi, nước mũi, người mệt mỏi, sốt, đau đầu, và đau nhức người. Bà bầu có thể bị cúm khi tiếp xúc trực tiếp với người mắc cúm hoặc các loại virus, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường, đặc biệt thời điểm giao mùa.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị mắc cúm dễ dàng là do đề kháng của cơ thể yếu không đủ khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh cho mẹ bầu
Theo dược sĩ Đỗ Mai Thảo, bệnh cảm thông thường đều do virus gây ra. Y học chia bệnh cảm thành 2 nhóm: Cảm lạnh và cảm cúm. Cảm lạnh xảy ra khi nhiễm virus ở đường hô hấp trên, rất nhiều virus có thể gây ra triệu chứng cảm lạnh nhưng thường gặp nhất là Rhinovirus.
Đối với cảm cúm, đây cũng là một bệnh truyền nhiễm nhưng do virus cúm Influenza gây ra, có nhiều chủng virus cúm như cúm A, cúm B, cúm C. Hoạt động của các chủng virus cúm thay đổi theo từng năm và dễ dàng sinh ra chủng cúm mới. Do đó, cảm cúm thường nguy hiểm hơn rất nhiều so với cảm lạnh.
Bị cúm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động tiêu cực đến thai nhi trong bụng nên mẹ bầu cần hết sức chú ý.
Việc phân biệt cơ bản giữa cảm lạnh và cảm cúm, thường dựa trên triệu chứng:
Triệu chứng cảm lạnh: Thường nhẹ và kéo dài ngắn ngày, triệu chứng sẽ cải thiện sau 7-10 ngày. Bà bầu bị cảm lạnh sẽ có dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, viêm họng, nhức đầu, đau nhức cơ thể và mệt mỏi nhẹ.
Triệu chứng cảm cúm: Các triệu chứng của cảm cúm tương tự như cảm lạnh nhưng mức độ nặng và kéo dài hơn. Có thể kèm theo sốt từ vừa đến cao, ho khan, ớn lạnh, ăn không ngon miệng. Bà bầu thường đau đầu và đau cơ nghiêm trọng, mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần hoặc hơn nếu chăm sóc không tốt.
Mẹ bầu bị cảm cúm nên ăn gì?
Cháo trứng, hành và tía tô
Hành lá có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng… Đây cũng là một vị thuốc an thai mà ít người biết, chính vì vậy bà bầu khi bị cúm có thể thoải mái sử dụng mà không sợ ảnh hưởng đến bé.
Tía tô có tính ấm, cũng có tác dụng chống động thai và giúp giảm buồn nôn, đau họng khi trời lạnh.
Các loại quả giàu vitamin C
Vitamin C rất cần thiết để nâng cao khả năng miễn dịch của chúng ta nhằm chống lại các tác nhân có hại như bệnh cúm.
Một vài múi bưởi thơm ngon tráng miệng sau bữa ăn trưa sẽ cung cấp rất nhiều vitamin C cho cơ thể bạn. Hoặc những miếng ổi giòn giòn, chua chua pha lẫn vị chát nhẹ đem đến cho bạn một trải nghiệm thích thú về vị giác, đồng thời cũng có tác dụng tương tự. Cam, chanh hoặc nho khô cũng giúp bà bầu sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, làn da đẹp và tránh khỏi nguy cơ bị bệnh cúm.
Có thể bạn muốn biết: Những loại quả nhiều vitamin C tốt cho bà bầu
Tỏi
Đừng vội lo lắng mùi vị kén người ăn của loại gia vị kén người ăn này. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh có tác dụng chống viêm nhiễm và các vi khuẩn, virus, đặc biệt là virus cúm. Một vài cách chế biến để tận dụng được lợi ích của tỏi đối việc điều trị và phòng ngừa cúm ở bà bầu như: ăn sống, giã nát lấy nước uống, xông hơi bằng tinh dầu tỏi…
Tuy nhiên với vị cay, tính nóng của tỏi, cộng thêm mùi vị sau khi ăn thường khiến hơi thở không được thơm tho nên các chị em thường ngại không ăn tỏi. Nếu ngại mùi tỏi sau khi ăn thì chị em có thể kết hợp tráng miệng với các loại quả giàu vitamin C như ổi, nho… vừa thơm miệng, giàu chất dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa.
Một số phương pháp trị cúm bằng thực phẩm hữu hiệu cho mẹ bầu
Cách 1
Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến bạn khó chịu, nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại. Trong quá trình mang thai bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường cũng được. Ví như trong quá trình xào rau bạn cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng cho giấm tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.
Cách 2
Lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống.
Cách 3
Một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín.
Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Bạn nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối. Bạn nên xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp. Mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.
Những lưu ý cho các mẹ bầu bị cảm cúm
Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu
Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.
Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi hơi lâu một chút nhưng lại an toàn hơn cả. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu sẽ xua đuổi được những phiền muộn, lo lắng khi bị cảm cúm.
Tiêm phòng cúm
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo mọi phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước và trong thai kỳ. Lý do là phụ nữ mang thai có nguy cơ bị biến chứng nặng do cúm so với người không mang thai và để lại những hậu quả không tốt cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể tiêm phòng Cúm (Flu vaccine) nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm. Và sau đó mỗi năm nên chích ngừa cúm một lần.
CDC khuyến cáo, thai phụ có thể bị đau ở chỗ tiêm. Một số trường hợp, người mẹ có thể buồn nôn, đau cơ, sốt và mệt mỏi sau tiêm.
Không sử dụng thuốc kháng sinh
Một số trường hợp mẹ bầu không đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc để uống là rất không nên. Kháng sinh là thuốc khi sử dụng phải hết sức thận trọng, không chỉ riêng phụ nữ có thai mà với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh cảm, sử dụng kháng sinh không những có nhiều nguy cơ mà nó thật sự không đem lại lợi ích điều trị nào cả. Lí do là nguyên nhân gây bệnh cảm đa số là virus, không phải nguyên nhân từ vi khuẩn. Kháng sinh không có hiệu quả trên virus.
Mẹ bầu cần phải cẩn thận với việc mắc phải cảm cúm trong thai kỳ. Mẹ nên đi khám và nghe theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
Trẻ Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Uống Gì Để Mau Khỏi Bệnh
Tiêu chảy gặp nhiều ở trẻ em nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm khuẩn virut (Rotavirus…), vi khuẩn (E.Coli, Shigella, Campylobacter Jejuni, Samonella, phẩy khuẩn tả…), ký sinh trùng (Amip, L.Giardia). Biểu hiện chủ yếu của tiêu chảy ở trẻ là đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày) dẫn đến tình trạng mất nước trong cơ thể khiến cơ thể suy yếu và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu không biết cách chăm sóc.
Khi bé bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn, những biểu hiện này kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy (bé bị tiêu chảy dạng phân lỏng, hoặc phân nước có máu). Thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện các dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé.
Mẹ nên chú ý các biểu hiện sau ở bé:
Khi bé chưa bị mất nước thì bé vẫn thấy tỉnh táo, không khát nước và da dẻ vẫn mịn màng.
Khi bé đến giai đoạn mất nước bé thường hay quấy khóc, khát nước, thóp lõm, mắt trũng và da nhăn.
Khi bé bị mất nước nặng sẽ dẫn đến hôn mê, không uống được nước, chân tay lạnh, thóp lõm, da nhăn.
Bù nước khi bé bị tiêu chảy
Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.
Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
Thức ăn cho trẻ tiêu chảy
Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ
Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.
Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.
Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
Với trẻ bị tiêu chảy, ưu tiên số một là bù nước. Cứ sau mỗi lần đi tiêu, phải cho trẻ uống bù nước ngay. Loại nước thích hợp dành cho bé là nước dừa hay nước cháo loãng.
Ngoài ra, cần pha hỗn hợp Oresol với đúng 1lít nước, cho uống dần dần. Nếu không mua được Oresol, có thể thay thế bằng cách pha một thìa cà phê (loại 5 cc) muối và 8 thìa cà phê đường cát trong 1 lít nước.
Khi trẻ dùng sữa bò mà tình trạng tiêu chảy tăng lên thì thay bằng sữa không có lactoza như (Isomil, olac).
Những quan niệm sai lầm khi cho bé ăn
Nhiều người cho rằng, sữa sẽ làm “bụng trẻ óc ách” nên dừng cho con bú trong thời điểm trẻ đang tiêu chảy hoặc bản thân người mẹ không dám ăn uống gì (chỉ ăn cơm với muối) để “sữa lành” – đó là những quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ.
Thực chất, bú mẹ là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy, vì thế nên cho trẻ bú theo nhu cầu, và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.
Cũng có trường hợp kiêng sữa chua. Song, bạn nên cho trẻ ăn sữa chua vì sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.
Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Một số khác cho rằng, cần phải kiêng đồ tanh vì rất khó tiêu nên tuyệt nhiên không cho con ăn dầu mỡ, tôm cá… Nhưng những thực phẩm đó chứa rất nhiều vitamin A (hoặc tiền vitamin A), kẽm, protein, lipid v.v… là những chất rất cần thiết để tái tạo lại niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ
Sự kiêng kỵ đó sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, vì những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Những thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, bánh, kẹo các loại nước giải khát công nghiệp có thể sẽ chính là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn. Do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã.
Số lượng thức ăn, bữa ăn cho trẻ
Rất nhiều bà mẹ cho rằng trẻ bị tiêu chảy tức là hệ tiêu hóa “có vấn đề”. Vì thế họ cho trẻ ăn ít, hoặc nhịn để “ruột được nghỉ ngơi”, mau chóng phục hồi. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Khi bị tiêu chảy, trẻ vẫn phải được ăn uống như bình thường.
Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
Thay đổi món liên tục bởi đây là thời điểm trẻ nhanh chán.
Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường.
Khi hết tiêu chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, có nghĩa là khẩu phần vẫn gồm đủ 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, chất béo, đạm), vitamin và muối khoáng.
Sẽ thật sai lầm nếu ép buộc trẻ chỉ ăn một số món ăn mà bạn cho là ngon và bổ nhưng đôi khi những món ăn đó lại không hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ.
Chính vì thế, hãy để cho trẻ lựa chọn món ăn theo sở thích nhưng phải đảm bảo an toàn, như vậy trẻ có thể ăn nhiều hơn, thậm chí là ngoài mong muốn của bạn.
Nếu trẻ tiêu chảy quá 2 ngày, ngoài việc cho ăn uống bình thường như trước khi bị bệnh, nên tăng thêm số bữa ăn và chất lượng mỗi bữa để giúp trẻ mau lại sức. Tỷ trọng giữa các chất đạm-béo-bột đường là 1/1/4-5.
Trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày thường dưới 7 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Khi tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.
Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài trong 1 tháng.
Đặc biệt, khi trẻ không chịu ăn uống lại kèm thêm sốt cao thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay
Phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Để các bé ít mắc bệnh tiêu chảy, hoặc làm cho bệnh tiêu chảy quay trở lại các bậc phụ huynh cần lưu ý đến các điểm sau:
Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.
Sử dụng nguồn nước sạch.
Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
8 Thực Phẩm Bà Bầu Bị Ho Nên Ăn Để Mau Khỏi Bệnh
Tại sao mẹ bầu thường dễ bị ho?
Ho là một triệu chứng khá thường gặp ở các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Các mẹ thường rất dễ bị ho bởi những lý do sau đây:
Sức đề kháng của bà bầu quá suy giảm , kèm theo sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai chính là điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh ở bà bầu.
Nhạy cảm với tình trạng thay đổi thời tiết : thời điểm giao mùa đặc biệt là mùa thu đông, đông xuân, thay đổi nhiệt độ đột ngột, gió lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh gây ra triệu chứng ho.
Khi mang thai, tử cung sẽ tạo áp lực lên ổ bụng, gây trào ngược dạ dày , đây cũng là một nguyên nhân gây ho ở bà bầu.
Bà bầu bị ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Ho dẫn đến co thắt ở vùng ngực gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu có thể dẫn đến chán ăn, ngủ không được, suy nhược dẫn đến thai chậm phát triển.
Ho kéo dài, ho liên tục và ho mạnh sẽ kích thích dẫn đến có cơn co tử cung, gây động thai sớm hoặc dọa sinh non với thai gần đủ tháng.
Ho có thể là một dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.
Bà bầu bị ho nên ăn gì?
Vitamin C
Những loại quả như cam, chanh, bưởi, ổi, chuối… rất giàu vitamin C để cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, dịu cổ họng và chống lại bệnh tật. Khoai lang cũng thực phẩm chứa vitamin C, D dồi dào để tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cần thiết khi phụ nữ mang thai bị bệnh cảm.
Có thể bạn muốn biết: Những loại trái cây chứa vitamin C tốt cho mẹ bầu
Các loại rau có màu xanh đậm
Rau lá xanh đậm có chứa các vitamin, khoáng chất, tăng khả năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Cho nên, bà bầu bị ốm ăn thêm rau xanh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Tỏi
Tỏi chứa tinh dầu, tính nóng, giúp loại bỏ tác nhân gây cảm lạnh. Trong tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của chúng tôi Khoa học Đỗ Tất Lợi có viết: Thành phần chủ yếu của tỏi là kháng sinh allicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh. Tuy nhiên, khi gặp nhiệt sẽ chóng mất tác dụng. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao khi điều trị cảm lạnh, các mẹ bầu có thể ăn vài lát tỏi sống ngay khi chớm biểu hiện hắt hơi, sổ mũi.
Gừng
Cũng được nhắc tới trong cuốn sách trên của chúng tôi Đỗ Tất Lợi, gừng chứa 2-3% tinh dầu, có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát biểu tán hàn, tiêu đờm, hành thuỷ, giải độc, nhờ vậy được ứng dụng nhiều trong chữa nhức đầu, cảm lạnh.
Một số bài thuốc dân gian trị ho từ thực phẩm Chanh đào ngâm/hấp mật ong trị ho
Uống cốc chanh đào ngâm Mật ong (đường phèn) pha với nước ấm. Hoặc thử chưng hai nguyên liệu này và ăn nhiều lần trong ngày. Cả chanh đào và Mật ong đều có tính sát khuẩn cao giúp giảm ho, rát họng cho bà bầu bị cảm.
Quất (Tắc) chữa dứt điểm cơn ho
Trong quả Quất có chứa thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Vị Quất chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho.
Cách 1: Các mẹ chỉ cần rửa sạch 3-4 quả Quất, bỏ hạt, cắt lát mỏng, cho vào chén. Tiếp theo, đổ Mật ong ngập Quất, trộn đều rồi hấp hoặc chưng cách thủy 10-15 phút. Khi hỗn hợp chín thì để nguội và dùng dần. Mỗi ngày mẹ bầu bị cảm uống khoảng 2-3 lần, có thể thêm vài hạt muối, để Quất trôi từ từ qua cổ họng. Cách làm này giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát cổ và ho đờm rất hữu hiệu.
Cách 2: Mẹ bầu giải cảm bằng cách kết hợp Quất với một số nguyên liệu: Húng chanh, Đường phèn, Cam thảo… đem hấp chín, để nguội rồi ăn. Mỗi ngày, các mẹ uống 2-3 lần sẽ giảm nhanh các triệu chứng ho, cảm lạnh.
Mật ong hấp tỏi tăng sức đề kháng
Bà bầu bị viêm họng, ho có đờm có thể dùng Mật ong hấp tỏi. Bạn đập dập 4-5 củ tỏi, trộn đều với Mật ong. Sau đó, đem hấp cách thủy cho tới khi ngửi thấy mùi tỏi. Để nguội, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Kết hợp Mật ong với tỏi có tác dụng làm tăng khả năng kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, ho có đờm và tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu bị cảm.
Bà bầu bị ho nên kiêng gì?
Nhóm thực phẩm chứa dầu
Đậu phộng, hạt dưa,… là nhóm thực phẩm mẹ bầu bị ho nên kiêng vì chúng có thể khiến cho những cơn ho nặng hơn, thậm chí là gây ra ho có đờm.
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Trong giai đoạn mang thai bà bầu bị ho lâu, dai dẳng gây áp lực lớn lên vùng bụng tác động trực tiếp đến thai nhi nên mẹ bầu cần lưu ý vấn đề này khi mang thai. Khi bị ho, chức năng tiêu hóa của cơ thể tương đối yếu. Những loại thức ăn chiên xào này làm cho bà bầu bị ho tiêu hóa kém đi, tạo gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi, khó chấm dứt.
Đồ tanh
Mẹ bầu ăn cá, tôm, cua khi bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Do hệ hô hấp dễ bị kích thích bởi vị tanh, đặc biệt đối với những người bị dị ứng với chất protein trong thực phẩm này sẽ khiến ho nặng hơn.
Thực phẩm có vị ngọt, mặn
Một số loại thực phẩm mẹ nên kiêng khi bị ho như: cá muối, thịt xông khói, các loại thực phẩm có chứa lượng muối cao, thực phẩm có tính mặn.
Ngoài ra các loại thực phẩm ngọt, vị đậm thường có tính nóng khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng làm cho các cơn ho ngày một tăng thêm.
Nước dừa
Nước dừa có tính hàn, làm mát đó nếu mẹ bầu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và thai nhi.
Quả quýt
Bà bầu bị ho có thể ăn vỏ quýt có thể chữa cơn ho, long đờm nhưng các múi quýt lại chứa cellulite làm cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, làm cơn ho ngày càng nặng thêm.
Khói thuốc
Không chỉ khi bị ho mà mọi lúc bà bầu cũng nên tránh khỏi thuốc lá, thuốc lá có rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng tới phổi, hệ hô hấp, thanh quản nên khi bị ho hoặc trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên tránh thuốc lá và những nơi có khói thuốc.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi bị ho
Ngủ đủ giấc, vận động điều độ, không gắng sức.
Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có gió lạnh.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý. Nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, lau khô nhanh tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể bằng tất chân, khăn quàng cổ.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng dẫn theo dõi, điều trị cụ thể của Bác sĩ chuyên khoa.
Bà Bầu Bị Ho Nên Kiêng Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì là câu hỏi chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi một số loại thực phẩm khi ăn nhiều sẽ làm tăng triệu chứng ho ở mẹ bầu, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bài viết sau sẽ chỉ ra những loại thực phẩm mà bà bầu bị ho cần tránh. Đồng thời gợi ý những đồ ăn có lợi cho bà bầu khi bị ho.
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị ho, mẹ bầu cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp đẩy lùi bệnh tật mà còn tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Theo các chuyên gia, bác sĩ, bà bầu khi bị ho nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau để tránh ho kéo dài không khỏi.
Hạn chế các thực phẩm lạnh
Những thực phẩm lạnh là đồ ăn đầu tiên mà mẹ bầu cần tránh khi bị ho. Bởi chúng sẽ làm cho đường hô hấp bị tổn thương nghiêm trọng hơn, gia tăng tình trạng nhiễm trùng. Mặc dù, chúng có thể kích thích vị giác cho mẹ bầu, nhưng khi có thai, các chị em nên tránh xa loại thực phẩm này.
Ngoài ra, đồ ăn lạnh cũng gia tăng nguy cơ phù nề, sưng niêm mạc họng. Từ đó gây ra tình trạng tắc khí ở phổi khó lưu thông đường thở. Nó sẽ làm cho các cơn ho ở mẹ bầu trầm trọng hơn, kéo dài dai dẳng mãi không khỏi.
Một số loại thực phẩm lạnh mà bà bầu bị ho cần tránh như nước lạnh, nước đá, kem… Khi sử dụng những thực phẩm trong tủ lạnh, chị em nên để rã đông rồi mới thưởng thức.
Bà bầu bị ho kiêng ăn gì? Quả quýt
Quýt là loại quả phổ biến quen thuộc với mỗi chúng ta. Quýt có nhiều công dụng như hạn chế tăng cân, béo phì, cải thiện làn da, phòng ngừa các bệnh về tim mạch… Tuy nhiên, quýt lại gây ảnh hưởng xấu tới bà bầu bị ho.
Nguyên nhân là vì múi quýt có chứa thành phần cellulite hàm lượng cao. Thành phần này sẽ khiến cho cơ thể dần sinh nhiệt, sản xuất ra dịch đờm nhiều hơn. Từ đó làm tăng tần suất cơn ho, nhất là ho khan, ho có đờm ở mẹ bầu.
Tuy múi quýt không tốt cho bà bầu bị ho, nhưng vỏ quýt lại là thảo dược trị ho nổi tiếng trong đông y. Các chị em có thể bóc vỏ quýt rửa sạch rồi chưng với mật ong để sử dụng. Bài thuốc này có công dụng ngăn ngừa ngứa cổ họng, cải thiện ho hiệu quả.
Bà bầu bị ho không nên ăn gì? Sữa
Câu trả lời cho bà bầu bị ho không nên ăn gì chính là sữa. Đây là một trong những thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, sữa lại không được khuyên dùng trong trường hợp bà bầu bị ho.
Lý do là bởi sữa làm sản sinh ra nhiều chất nhầy trong đường hô hấp nhất là ở cổ họng, phổi và ruột. Nếu những chất nhầy này bị ứ đọng không được thải ra kịp thời có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu bị ho nên hạn chế uống sữa và những chế phẩm từ sữa.
Kiêng các thực phẩm chiên rán
Mẹ bầu bị ho cũng được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng các thực phẩm chiên rán. Các loại thực phẩm này thường ở dạng cứng khi vào cơ thể dễ gây tổn thương niêm mạc họng. Từ đó tạo ra tình trạng ngứa rát cổ họng gây ho ở mẹ bầu.
Không chỉ vậy, các thực phẩm chiên rán còn khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa. Nếu dạ dày bị làm việc quá tải có thể dẫn tới hiện tượng trào ngược axit dạ dày. Đây là một trong những bệnh lý gây ho khan, ho kéo dài liên tục.
Ngoài ra, những thực phẩm dạng này còn chứa nhiều dầu mỡ. Nguyên nhân chính sản sinh ra nhiều dịch đờm ở họng tăng ho khan, ho có đờm cho mẹ bầu.
Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng
Đáp án cho câu hỏi bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì chính là đồ ăn cay nóng. Bởi đồ cay nóng dễ gây kích ứng niêm mạc họng, gia tăng các phản xạ ho.
Thực phẩm cay nóng còn tăng tiết dịch nhầy khiến cho tình trạng sưng viêm ở cổ họng nghiêm trọng hơn. Từ đó tạo ra cảm giác khó chịu ở cổ họng làm gia tăng tần suất cơn ho ở mẹ bầu.
Ngoài tác hại kích thích cơn ho, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng còn ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Vì vậy, các mẹ bầu bị ho nên hạn chế thực phẩm dạng này.
Bà bầu bị ho kiêng ăn những gì? Các loại hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, mực, bạch tuộc, cá biển…. cũng được khuyến cáo không nên sử dụng khi bị ho. Bởi hải sản là loại thực phẩm dễ gây kích ứng, nằm trong số những nguyên nhân phổ biến gây ho. Nếu bà bầu bị dị ứng với các chất protein trong cá biển, cua… thì nên tránh xa loại thực phẩm này.
Ngoài ra, mùi tanh của hải sản cũng có khả năng khiến cơn ho trở nên nặng hơn. Vì thế, dù bà bầu không bị dị ứng với hải sản nhưng cũng nên hạn chế sử dụng khi đang bị ho.
Rượu, bia, đồ uống có gas nên tránh sử dụng khi bị ho
Những loại đồ uống này không chỉ gia tăng tình trạng ho ở bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Khi bị ho, bà bầu thường xuyên cảm thấy cổ họng ngứa rát, khô, khó chịu. Uống trà, cà phê không làm dịu cổ họng mà ngược lại gia tăng tình trạng mất nước ở mẹ bầu. Từ đó càng khiến chị em bị ho nhiều hơn, cơ thể suy yếu do mất nước.
Mẹ bầu bị ho cũng không nên sử dụng rượu bia. Bởi rượu không đủ khả năng sát khuẩn vòm họng. Ngược lại chúng khiến cổ họng thêm khô rát, từ đó gây ho nhiều hơn.
Bà bầu bị ho nên ăn gì để mau khỏi bệnh
Tăng cường các thực phẩm dạng lỏng
Bà bầu bị ho nên ăn gì? Câu trả lời là những thực phẩm dạng lỏng. Đây là những thực phẩm không gây tổn thương hay kích thích niêm mạc họng. Từ đó giảm ho hiệu quả. Đồng thời những thực phẩm dạng này còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Mẹ bầu có thể chế biến món ăn thành dạng súp hoặc cháo để sử dụng khi bị ho.
Bà bầu bị ho nên uống các loại trà gừng, trà bạc hà, trà tía tô
Mẹ bầu bị ho, cảm lạnh trong giai đoạn giữa thai kỳ có thể điều trị bệnh bằng trà tía tô. Lá tía tô sẽ làm giảm triệu chứng ho do cảm lạnh kèm theo sốt, mệt mỏi ở mẹ bầu. Ngoài ra, chúng còn có công dụng an thai hữu hiệu cho bà bầu.
Gừng có khả năng sát khuẩn, kháng viêm tốt nên thường được sử dụng để trị ho cho mẹ bầu. Gừng cải thiện triệu chứng ho khan, ho do cảm cúm rất hiệu quả. Không chỉ vậy loại gia vị này còn tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.
Bạc hà có chứa chất axit rosmarinic có công dụng chống viêm, ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Vì thế, bạc hà có thể trị ho, cải thiện tình trạng viêm họng cho bà bầu. Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng làm loãng đờm, dịu cổ họng, giảm cơn ho ở phụ nữ mang thai.
Cách thực hiện các loại trà này rất đơn giản. Mẹ bầu chỉ cần ngâm nước muối loãng các nguyên liệu trong 10 phút. Sau đó rửa sạch, để ráo nước. Khi uống, để từng loại nguyên liệu vào cốc hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi sử dụng. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 2-3 lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Mẹ bầu bị ho nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin A, C
Mẹ bầu khi bị ho nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C. Những thực phẩm này có khả năng làm giảm tiết dịch nhầy ở cổ họng, giúp hỗ trợ quá trình thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Đồng thời, chúng cũng giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch để đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.
Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C mẹ bầu nên đưa vào món ăn hằng ngày như: Bưởi, bắp cải, súp lơ, cà chua….
Bổ sung các gia vị tỏi và gừng vào món ăn
Theo dân gian, các gia vị như tỏi và gừng được mệnh danh là thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho vô cùng hữu hiệu. Tỏi và gừng chứa nhiều thành phần có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Chúng giúp ngăn ngừa các tác nhân gây ho như virus, vi khuẩn, đồng thời cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm hiệu quả. Vì vậy, mẹ bầu bị ho nên đưa tỏi và gừng vào những món ăn hằng ngày để mau khỏi bệnh.
Bà bầu bị ho nên ăn gì? Thực phẩm chứa kẽm
Các thực phẩm chứa kẽm có công dụng trị ho cho bà bầu rất hiệu quả. Kẽm giúp cơ thể mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, kẽm còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa thực phẩm thành chất dinh dưỡng có ích cho cơ thể. Từ đó giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, đẩy lùi cơn ho nhanh chóng.
Một số biện pháp phòng tránh ho cho bà bầu
Ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để trị ho, bà bầu cũng nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh sau:
Sinh hoạt điều độ, không nên làm việc hoặc thức quá khuya. Mỗi ngày mẹ bầu nên ngủ đủ từ 7-8 tiếng.
Khi đi ngủ, các chị em không nên để quạt chĩa thẳng vào mặt.
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, lạnh đột ngột.
Vệ sinh nơi ở thường xuyên để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây ho.
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để kháng khuẩn, làm sạch vòm họng.
Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Cúm Nên Ăn Gì Để Mau Khỏi Bệnh? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!