Xem Nhiều 6/2023 #️ An Giang: Điều Chỉnh Quy Hoạch Chất Thải Rắn Đến Năm 2030, Tầm Nhìn 2050 # Top 14 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # An Giang: Điều Chỉnh Quy Hoạch Chất Thải Rắn Đến Năm 2030, Tầm Nhìn 2050 # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về An Giang: Điều Chỉnh Quy Hoạch Chất Thải Rắn Đến Năm 2030, Tầm Nhìn 2050 mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” sẽ là cơ sở để thu hút đầu tư, triển khai các dự án quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách, bộ máy quản lý về chất thải rắn nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của tỉnh.

Về cơ bản, thống nhất với phương án điều chỉnh của đơn vị tư vấn. Để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của khi triển khai thực hiện quy hoạch, yêu cầu các đơn vị lưu ý các vấn đề sau đây: Giao Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các thành viên dự họp; cập nhật vào “Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh An Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”; Bổ sung vào điều chỉnh quy hoạch thêm 02 đối tượng nghiên cứu là chất thải rắn nguy hại trong nông nghiệp và bùn thải; Sớm hoàn chỉnh điều chỉnh quy hoạch, trình cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

UBND tỉnh chấp thuận thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp thu gom và xử lý rác sau khi được phân loại, trước mắt triển khai ở 02 thành phố là Tp. Long Xuyên và Tp. Châu Đốc.Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng xây dựng kế hoạch; chủ động tìm nguồn hỗ trợ từ các tổ chức hợp pháp; khẩn trương thực hiện và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

Giao Sở Công Thương bổ sung vị trí 03 Nhà máy xử lý rác tập trung tại huyện Châu Thành, Phú Tân và thành phố Châu Đốc và vào quy hoạch phát triển và sử dụng nguồn năng lượng sinh khối tỉnh An Giang đến năm 2020 có xét đến năm 2030.

Giao Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh; đảm bảo vận hành ít nhất 05 nhà máy xử lý vào năm 2020.

Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một trong những nguyên tắc chủ chốt của pháp luật môi trường Việt Nam nói riêng và pháp luật môi trường quốc tế nói chung, đã được đề cập tại Luật Bảo vệ môi trường 2014. Để cụ thể hóa, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tài chính xây dựng thể chế thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” trên địa bàn tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh; đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và đưa vào vận hành trước năm 2020.

Theo moitruong.net.vn

Thực Trạng Công Tác Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Các Trạm Y Tế Xã Ở Việt Nam – Vihema

Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế xã ở Việt Nam

Chất thải y tế phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm từ hoạt động y tế và hoạt động sinh hoạt của người bệnh và người nhà người bệnh. Theo thống kê của Cục quản lý môi trường y tế năm 2015, Việt Nam hiện có trên 13.500 cơ sở y tế y […]

Chất thải y tế phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm từ hoạt động y tế và hoạt động sinh hoạt của người bệnh và người nhà người bệnh. Theo thống kê của Cục quản lý môi trường y tế năm 2015, Việt Nam hiện có trên 13.500 cơ sở y tế y tế bao gồm các bệnh viện từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh huyện và các bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tế dự phòng làm phát sinh khoảng 590 tấn chất thải y tế/ngày và ước tính đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Chất thải y tế bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại; trong đó chất thải y tế thông thường chiếm khoảng 80-90%, chỉ khoảng 10-20% là chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Đây là một vấn đề sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp rất cần được quan tâm tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Công tác quản lý chất thải tại các cơ sở y tế ở nước ta trong những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên các hoạt động đầu tư, tăng cường năng lực chủ yếu tập trung vào các bệnh viện tuyến huyện trở lên. Trong khi đó công tác này tại trên 11 000 trạm y tế tuyến xã vẫn còn chưa được quan tâm. Để có cơ sở cải thiện công tác quản lý chất thải y tế tại các trạm y tế xã, phường Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương (CCHIP) đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý chất thải rắn tại 32 xã phường chọn ngẫu nhiên tại 8 tỉnh đại diện cho các vùng miền ở Việt Nam năm 2015-2016. Cuộc khảo sát đã đưa ra được bức tranh mô tả tình trạng chung về quản lý chất thải tại các trạm y tế xã , phường ở nước ta.

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các TYT xã

Khác với đặc thù của các BV là tập trung vào hoạt động khám và điều trị, các TYT xã đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện chuỗi hoạt động dự phòng cho toàn bộ cộng đồng trên địa bàn, bên cạnh đó, vẫn đảm nhiệm vai trò là cơ sở khám chữa bệnh với trung bình 11-12 lượt bệnh nhân mỗi ngày. Tất cả các hoạt động trên đều phát sinh CTRYT với khối lượng, chủng loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chất thải lây nhiễm sắc nhọn và chất thảo thông thường. Lượng CTRYT phát sinh trung bình tại mỗi TYT là  1,5kg/ngày, trong đó có 0,3kg là chất thải nguy hại, thấp hơn nhiều so với tại các BV huyện và các BV tuyến tỉnh/thành phố và trung ương. Tuy ít như vậy nhưng tính chất nguy hại của chất thải y tế là giống nhau, hơn nữa, nếu nhân khối lượng này với con số 11104 TYT trong cả nước thì lượng chất thải này rất cần được quan tâm.

Công tác lập kế hoạch, phân công phụ trách, báo cáo, kiểm tra, giám sát

Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế nói chung, CTRYT nói riêng tại các TYT xã phường, cũng như bất kỳ cơ sở y tế nào, cần thiết phải có kế hoạch cụ thể, phân công người phụ trách và có các hoạt động theo dõi, kiểm tra, báo cáo, cũng như có mục chi tài chính cho hoạt động này. Song, không có TYT nào tham gia nghiên cứu thực hiện đầy đủ các nội dung trên. Lý do mà đa số TYT đưa ra là không có mẫu kế hoạch nên các TYT còn lúng túng, chưa biết phải xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp; nếu có thì kế hoạch lập ra chỉ để báo cáo hoặc phục vụ đợt kiểm tra, còn việc thực hiện lại rất khác.

Thực trạng này đã góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế. Mỗi TYT cần chủ động xây dựng các mục tiêu, giải pháp, hoạt động, cũng như dự kiến nguồn lực (gồm cả nhân lực, vật lực và kinh phí) cho các hoạt động QLCTRYT. Các nội dung trong kế hoạch cần được xây dựng dựa trên tình hình thực tế tại trạm. Trong trường hợp, kinh phí hàng năm cho hoạt động không có, hoặc không đủ, ban lãnh đạo TYT cần chủ động xây dựng đề xuất xin kinh phí từ Ủy ban nhân dân xã/ phường hoặc TTYT huyện.

Công tác phân loại và thu gom CTRYT

Toàn bộ TYT trong nghiên cứu đã thực hiện phân loại CTRYT ngay từ nơi phát sinh. Không TYT nào có đủ bản hướng dẫn phân loại và thu gom chất thải ở nơi đặt dụng cụ đựng chất thải và phòng làm việc theo quy định. Lý do mà một số TYT đưa ra (chỉ được tuyến trên cấp cho một bản) chưa hợp lý, bởi lẽ, các TYT có đủ máy in và phô tô, việc tạo ra nhiều bản là hoàn toàn khả thi. Điểm này cho thấy sự thụ động trong công tác quản lý chất thải của các TYT xã,.

Việc phân loại, thu gom CTRYT tại các TYT bị hạn chế bởi sự thiếu trang thiết bị, dụng cụ như thùng, túi đựng chất thải; đồng thời, những dụng cụ hiện có đa số không đạt yêu cầu chất lượng theo quy định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tính riêng về số lượng, có nhiều TYT không đủ túi và thùng đựng chất thải theo nhu cầu. Việc thiếu dụng cụ đựng chất thải có thể dẫn đến phân loại nhầm lẫn, làm gia tăng gánh nặng và mức độ nguy hiểm cho các khâu tiếp theo; hoặc không đảm bảo tần suất vận chuyển, lưu giữ đúng thời gian quy định do phải chờ đến khi đầy ắp túi/ thùng thì mới thay.

Không cơ sở y tế nào có túi, thùng đựng đúng quy định. Điều này là do các CSYT hoặc được cấp sẵn các dụng cụ này, hoặc chưa tìm được nguồn cung cấp túi đựng CTRYT đạt tiêu chuẩn nên phải mua loại túi bình thường ở chợ hoặc siêu thị, không rõ chất liệu, dễ ảnh hưởng đến việc sử dụng, như gây rò rỉ chất thải, phát tán ô nhiễm, hoặc khi đốt/chôn lấp sẽ không tiêu hủy được hoàn toàn hoặc tạo ra hơi khí độc gây ô nhiễm môi trường.

Trong những năm gần đây, việc thu gom và xử lý chất thải tái chế đang dần được quan tâm, không chỉ với ý nghĩa giảm thiểu gánh nặng cho việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà còn phần nào tạo nguồn thu cho hoạt động quản lý CTRYT của các cơ sở y tế. Việc thiếu các túi, thùng màu trắng thu gom riêng loại chất thải tại các TYT trong nghiên cứu này có thể là lý do dẫn đến việc phân loại và thu gom riêng chất thải tái chế chỉ đạt 9,4% (3 TYT). Tỷ lệ thu gom đúng thấp dẫn đến sự sai lệch ở các khâu tiếp theo, đặc biệt ở khâu xử lý, dễ bị lãng phí nguồn lực do bỏ lẫn chất thải tái chế vào chất thải cần xử lý. Đây là điểm cần lưu ý khắc phục trong công tác QLCTRYT hiện nay.

Ngược lại với thực trạng túi và thùng đựng chất thải, 100% các TYT nghiên cứu có đủ số lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng hộp đựng chất thải sắc nhọn. Qua phỏng vấn sâu và quan sát tại các TYT xã, chương trình Tiêm chủng mở rộng đã cung cấp đầy đủ, thậm chí dư thừa hộp an toàn cho các TYT. Song, một số TYT chỉ được phép sử dụng hộp này cho hoạt động tiêm chủng, các bơm tiêm từ hoạt động khám chữa bệnh khác không được để vào, mặc dù thừa khá nhiều hộp an toàn. Có TYT phải đựng bằng thùng các – tông. Điểm bất cập này là một trong những lý do chính góp phần vào lỗi phân loại sai chất thải sắc nhọn với chất thải lây nhiễm không sắc nhọn. Thực hành sai này có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao cho nhân viên y tế nói chung và tai nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn cho cán bộ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

Công tác vận chuyển và lưu giữ CTRYT

Việc vận chuyển chất thải trong các TYT được thực hiện tương đối tốt khi không có chất thải bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, các TYT chưa thực hiện đúng quy định về việc vận chuyển chất thải về nơi lưu giữ hàng ngày. Về việc lưu giữ chất thải, có 26/32 TYT phát sinh chất thải hóa học nguy hại nhưng không TYT nào có nơi lưu giữ riêng cho loại chất thải này. Tương tự với chất thải tái chế.

Theo quy định, khi vận chuyển CTRYT ra ngoài để đến nơi xử lý phải có phương tiện chuyên dụng. Tuy nhiên, thực trạng khảo sát tại 32 TYT xã, khá nhiều CBYT phàn nàn vì phải luân phiên cử người chở CTRYT lên TTYT huyện bằng xe máy. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan, kéo dài thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm, gây nguy cơ phát tán ô nhiễm (vi khuẩn phát triển, mùi hôi, chuột bọ đào bới…), mà còn tốn kém về kinh tế và đặc biệt là rất nguy hiểm cho các cán bộ, đặc biệt là nữ giới. Số liệu thống kê cho thấy, 17 TYT không có phương tiện, CBYT phải luân phiên nhau vận chuyển bằng xe máy cá nhân, ngay cả khi đi họp. Một số TYT cách xa trung tâm y tế huyện, như TYT Cam Hiệp Bắc – Khánh Hòa, chất thải buộc phải lưu lại tại TYT thời gian rất lâu để chờ đến dịp công tác.. Chưa nói đến việc mất thẩm mỹ, cách thức vận chuyển này chứa đựng nhiều rủi ro, từ sự lây nhiễm khi lưu giữ lâu chất thải, đến tính an toàn trong quá trình vận chuyển.

Công tác xử lý và tiêu hủy CTRYT

Xử lý và tiêu hủy là khâu cuối cùng trong chu trình QLCTRYT, có vai trò quyết định sự ảnh hưởng trực tiếp của các loại chất thải này tới môi trường, không chỉ tại TYT mà cả khu vực dân cư xung quanh. Hiện nay, nước ta đang áp dụng rất nhiều hình thức xử lý CTRYT khác nhau, tùy từng điều kiện mỗi địa phương, cũng như khối lượng và thành phần CTRYT. Công nghệ và giải pháp có thể khác nhau nhưng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, không gây ô nhiễm. Tại Việt Nam, công nghệ lò đốt thủ công đang được nhiều trạm y tế cũng như cơ sở y tế khác áp dụng và đa số không đảm bảo tiêu chuẩn, tỏa nhiều khí thải ra môi trường, nhiệt độ không đạt, hiệu suất đốt không cao, không có khả năng triệt để xử lý yếu tố gây ô nhiễm.

Trong số 32 TYT thuộc nghiên cứu này, 19 TYT không thực hiện xử lý chất thải lây nhiễm mà chuyển cho đơn vị khác. Số còn lại có thực hiện xử lý ít nhất 1 loại chất thải. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn và không sắc nhọn chủ yếu xử lý bằng phương pháp thiêu đốt trong lò thủ công (6/8 TYT), trong đó có 4 TYT xử lý đúng. Việc xử lý chất thải hóa học nguy hại, chủ yếu là các lọ kháng sinh thuộc chương trình phòng chống lao, tiêm chủng mở rộng… vẫn còn nan giải. Chỉ có duy nhất 1 TYT đã quan tâm và làm tốt công việc này. Kết quả này gợi ý các nhà quản lý cần quan tâm triệt để hơn tới công tác xử lý chất thải rắn tại các trạm y tế; kêu gọi đầu tư, phát minh và đưa vào ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải an toàn, rẻ tiền và dễ sử dụng.

Kiến thức của các CBYT xã về QLCTRYT

Thông tin chung về CBYT

185 CBYT tham gia nghiên cứu này có hầu hết đặc điểm nhân khẩu học, chức danh chuyên môn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, thâm niên công tác: khoảng 2/3 có độ tuổi dưới 40, khoảng 3/4 là nữ, trình độ trung cấp chiếm đa số (trên 80%), khoảng gần 1/3 có thâm niên công tác dưới 5 năm, 1/3 từ 5 đến 10 năm. Cán bộ tuyến xã trẻ trung, năng động có thể là lợi thế, nhưng đồng thời cũng hạn chế kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, công tác, cần được tập huấn hướng dẫn và giám sát hỗ trợ thực hiện công tác thường xuyên.

Thực trạng CBYT được tập huấn về QLCTRYT

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế ngày 30/11/2007 và name 2015 đã cùng với Bộ tà nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Đây được coi như kim chỉ nam cho mọi nội dung, bước thực hiện quản lý chất thải, cũng như các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, vật chất, phương tiện và dụng cụ phục vụ cho từng bước. Do đó, để thực hiện QLCTRYT đúng theo quy định, các CBYT cần được tập huấn thường xuyên dựa trên nội dung văn bản này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho biết, chỉ hơn nửa (52,4%) CBYT từng được tập huấn về QLCTRYT. Chính vì vậy, tỷ lệ CBYT tại 32 TYT không biết về các văn bản này khá cao: 30,3%; trong đó, có toàn bộ CBYT của TYT Tân Hiệp – Tp. Hồ Chí Minh và 5/6 người của TYT Phước Tiến – Khánh Hòa. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, 2 TYT này những năm gần đây không ai được tập huấn về quản lý chất thải y tế, mà chỉ nhận được bản hướng dẫn phát tay với nội dung tóm tắt, gửi về cho trạm.

Sự thiếu sót và hạn chế trong công tác tập huấn nêu trên có thể dẫn đến việc cán bộ quên cách thức thực hiện đúng, bởi họ phải nhớ rất nhiều nội dung chuyên môn do việc kiêm nhiệm trong phân công hoạt động. Đây có thể là tiền đề cho hành vi quản lý chất thải rắn y tế thiếu chính xác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu một cách tương đối toàn diện các nội dung kiến thức của các cán bộ y tế, từ kiến thức cơ bản về quản lý chất thải rắn y tế, kiến thức về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ cho đến khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng. Nhìn chung, giống với thực trạng tại nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại các cơ sở y tế tại Việt Nam nói chung, tại 32 TYT xã, phường được điều tra, kiến thức của cán bộ còn nhiều hạn chế. Cụ thể:

Kiến thức cơ bản về QLCTRYT

Kiến thức cơ bản về QLCTRYT được đánh giá qua hiểu biết của CBYT về khái niệm CTRYT, số loại CTRYT, tên của từng loại, khái niệm CTRYTNH, tên các loại CTRYTNH, quy trình các bước QLCTRYT và đối tượng có nguy cơ sức khỏe từ CTRYTNH. Kết quả phân tích cho thấy, chỉ 42,7% CBYT đạt các nội dung này. Tuy nhiên, 96,8% CBYT đã nhận thức rõ rằng toàn bộ CBYT, người nhà, bệnh nhân và nhân viên lao công trong TYT đều có nguy cơ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi CTRYTNH. Kết quả này rất đáng ghi nhận, làm nền tảng tốt để các CBYT có ý thức cao hơn trong việc thực hiện quản lý CTRYT, phòng hộ cho bản thân và người xung quanh. Các chương trình can thiệp, đào tạo tập huấn trong tương lai có thể tận dụng điểm này để thay đổi mạnh mẽ ý thức, thái độ, từ đó thay đổi thực hành của cán bộ y tế để thực hiện quản lý chất thải rắn y tế tốt hơn.

Kiến thức về phân loại CTRYT

Kiến thức về thu gom CTRYT

Kiến thức về thu gom CTRYT được đánh giá qua các nội dung: người chịu trách nhiệm thu gom; thùng đựng CTRYT; giới hạn tối đa cho phép của thùng đựng; tần suất vệ sinh thùng; tần suất thu gom và cách xử lý khi phân loại nhầm CTRYT thông thường và CTRYT nguy hại. Tỷ lệ CBYT đạt kiến thức thu gom CTRYT là 75,1%,. Trong đó, chỉ có 58,9% CBYT biết cách xử lý trường hợp phân loại nhầm chất thải lây nhiễm cao. Đây là kiến thức rất quan trọng, nhưng gần một nửa số CBYT không nắm được. Nếu áp dụng xử lý theo kiến thức hiện tại – lấy chất thải phân loại nhầm để lại vào dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm và thu gom xử lý như bình thường, việc lây nhiễm có nguy cơ cao xảy ra, đặc biệt nguy hiểm cho cán bộ thực hiện các khâu sau khâu phân loại. Đây cũng là một điểm cần được nhấn mạnh trong các chương trình tập huấn. Đồng thời, các TYT cần nghiêm túc thực hiện quy định về việc dán hướng dẫn phân loại, thu gom tại nơi đặt dụng cụ cũng như phòng làm việc để hạn chế tối đa việc phân loại nhầm, cũng như xử lý sai khi phân loại nhầm. Các bản hướng dẫn cũng cần chú ý bổ sung, bôi đậm những ghi chú quan trọng.

Kiến thức về vận chuyển, lưu giữ CTRYT

Nội dung đánh giá kiến thức về vận chuyển và lưu giữ CTRYT gồm: tần suất vận chuyển (hàng ngày), yêu cầu khi vận chuyển (vận chuyển riêng CTRYT thông thường và nguy hại, có đường vận chuyển và giờ vận chuyển được quy định rõ, túi chất thải được buộc kín khi vận chuyển), thời gian tối đa lưu giữ CTRYT (không quá nửa tuần), yêu cầu khi lưu giữ (lưu giữ riêng, cách xa nhà ăn, buồng bệnh tối thiểu 10m). Tỷ lệ cán bộ y tế đạt kiến thức về vận chuyển và lưu giữ CTRYT là 49,2%. Khi phân tích thực trạng vận chuyển và lưu giữ CTRYT tại các TYT trong nghiên cứu, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu điểm trong hai khâu này xuất phát từ sự thiếu thốn cơ sở vật chất, phương tiện và sự thiếu thốn này bắt nguồn từ hạn chế về mặt tài chính. Tuy nhiên, khi xem xét ở góc độ con người, với tỷ lệ khá thấp CBYT đạt kiến thức về vận chuyển và xử lý CTRYT, phải chăng chính việc nhận thức kém, dẫn đến thiếu quan tâm và góp phần dẫn đến thực hành sai các quy định. Thực trạng nhiều trạm y tế không có kế hoạch và mục chi tài chính cho hoạt động này có thể do chính các cán bộ y tế, bao gồm các lãnh đạo TYT, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc QLCTRYT.

Kiến thức về xử lý và tiêu hủy CTRYT

Kiến thức về xử lý và tiêu hủy CTRYT được đánh giá qua hai nội dung chính là xử lý ban đầu (loại chất thải cần xử lý và cách xử lý) và yêu cầu trong xử lý, tiêu hủy CTRYT.  Tỷ lệ CBYT đạt kiến thức về nội dung này trong nghiên cứu là 43,8%. Thực trạng này gợi ý cho các nhà quản lý cần tập trung nâng cao kiến thức cho CBYT tại các TYT về nội dung xử lý và tiêu hủy CTRYT, để các khâu cuối cùng trong quy trình QLCTRYT này được thực hiện hợp lý, đúng quy định, giảm mức độ ô nhiễm môi trường.

Kiến thức chung về QLCTRYT

Tỷ lệ CBYT đạt kiến thức chung về QLCTRYT trong nghiên cứu này khá cao, 67,6. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ CBYT thuộc các TYT khu vực thành thị có kiến thức đạt cao hơn tỷ lệ CBYT thuộc các TYT khu vực nông thôn, nhưng không nhiều. Có thể lý giải kết quả này bởi sự tiếp cận thông tin dễ dàng hơn ở khu vực thành thị với đầy đủ các tiện nghi, internet, phương tiện truyền thông đa dạng hơn.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga và ThS Tô Liên

Săn Rắn Và Chuột Đồng Mùa Lũ: ‘Bí Kíp Tay Không Bắt Giặc’ Ở An Giang

Năm To bảo rằng để rắn bán được giá cao thì người làm nghề này phải chấp nhận mạo hiểm theo kiểu “tay không bắt giặc”. Riêng đối với chuột đồng thì phải dùng chĩa phóng cho nhanh, nếu không thì bọn chúng sẽ lặn mất tăm.

“Chuyên gia” đâm chuột

Nước lũ đang tràn ngập nhiều cánh đồng ven biên giới với nước bạn Campuchia. Đây cũng là lúc những người sống bằng nghề săn chuột, rắn đồng đang tất bật mưu sinh trong đêm.

Mới 3 giờ chiều nhưng Năm To (tên thật Huỳnh Văn Lớn; ngụ ấp Bà Bài, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã gọi điện thoại giục chúng tôi phải tranh thủ đến bến xuồng trước nhà để còn kịp băng đồng lũ đi săn. Khi chúng tôi đến nơi, Năm To tươi cười bảo rằng trời đêm nay chắc chắn sẽ có mưa nên là điều kiện tốt nhất để săn rắn đồng. Là người có nhiều kinh nghiệm “tác chiến” trong điều kiện thời tiết mưa dầm nên Năm To nhắc chúng tôi phải mang theo áo mưa để tránh hư hỏng máy ảnh. Ngoài ra, Năm To còn mang theo một đoạn cao su dài khoảng 6 m để anh em làm nơi che chắn lượng nước tạt từ 2 bên mạn xuồng trong lúc di chuyển với tốc độ cao.

Công tác chuẩn bị đã hoàn thành, Năm To từ từ cho chiếc xuồng máy bắt đầu vượt kênh Vĩnh Tế để sang cánh đồng cỏ nguyên sinh ở bên kia biên giới. Tuy nhiên, để qua được trạm gác biên phòng của Campuchia, Năm To ra hiệu cho chúng tôi cứ ngồi im tại chỗ và không được nói gì cả. Sau khi làm xong thủ tục, Năm To nói rằng anh mới hỏi xin những người gác trạm cho anh em được đi tham quan, trải nghiệm mùa nước nổi rồi sẽ về ngay trong đêm.

Khi xuồng vừa đến khu vực Bồ Cò (địa danh của huyện Kirivong, tỉnh Tà keo, Campuchia), Năm To tắt máy rồi bảo chúng tôi xem anh trổ tài đâm chuột bằng chĩa 6 (cây chĩa có 6 mũi). Chỉ với một cú phóng chĩa cực nhanh về phía đám mai dương mà Năm To đã đâm dính cùng lúc đến 6 con chuột đồng đang cuộn mình trong chiếc tổ vừa mới xây xong. Thấy chúng tôi ngỡ ngàng, Năm To giải thích: “Có gì đâu,đây là nghề của anh mà. Anh đảm bảo với mấy chú là trong chục lần ra tay thì anh chỉ có thể chịu thua 2 lần thôi”.

Cũng theo Năm To, lý do mà anh trở thành tay “thiện xạ” như hiện nay là vì có đến hơn 30 năm trong nghề, từ khi mới vừa 15 tuổi. Chỉ trong đợt tháng 6 vừa qua, khi nước vừa chụp đồng, mỗi ngày Năm To săn bắt không dưới 100 kg chuột, với giá bán 50.000 đồng/kg (đã làm sạch). Hiện nay, do nước lũ tiếp tục lên nhanh cũng như có nhiều người tham gia săn bắt nên lượng chuột đồng giảm sút. Do đó, phải mất cả tuần lễ thì Năm To mới kiếm được khoảng 5-6 triệu đồng từ tiền bán chuột.

“Lúc nước lũ vừa mới lên, chuột chạy thành đàn như vịt nuôi cả nghìn con nên thấy ham lắm. Lúc đó, mình phải căng mắt nhìn xem chuột nào to nhất trong đàn để ra tay chứ phóng ngay con nhỏ quá thì uổng công”- Năm To bộc bạch.

Tay không bắt rắn

Năm To cho biết gia đình anh có đến 5 nhân khẩu nhưng tất cả đều phải bỏ xứ lên Bình Dương để làm thuê trong xưởng gỗ để kiếm sống. Tuy nhiên, mỗi khi mùa lũ về thì anh cảm thấy “ngứa nghề” nên phải quay về quê để thức trắng đêm săn rắn đồng. Công việc tuy vất vả và đôi lúc gặp nguy hiểm đến tính mạng vì không chỉ do rắn độc mà còn do giông tố giữa biển nước mênh mông.

Cũng theo lời người đàn ông này, khi nước lũ ngập khắp nơi, rắn phải rời tổ để tìm nơi khác sinh sống. Tuy nhiên, giữa đồng nước mênh mông thì chúng chỉ còn cách ngâm mình dưới các bụi rậm, gốc cây để chờ đêm xuống thì trườn lên cao tìm mồi. Những lán trại của nông dân cũng là nơi lý tưởng để chúng làm nơi trú ngụ cả ban ngày lẫn ban đêm. Ở những nơi như thế này, loài bò sát chẳng cần đi đâu xa tìm mồi mà chờ lũ chuột tự bò tới nạp mạng.

Khi màn đêm từ từ buông xuống, Năm To cho xuống máy di chuyển về hướng có những rặng tràm, sậy, mai dương rậm rạp ở khu vực Bồ Ca và Bụi Tre (địa danh khác ở huyện Kirivong). Lý do là chỉ có những nơi này mới xuất hiện nhiều loại rắn đi tìm mồi trong đêm. Lúc bấy giờ, Năm To chỉ sử dụng “bửu bối” là chiếc đèn pin được gắn chặt trên trán. Trong khi đó, cây chĩa 6 đã trở thành cây sào chống xuồng để tránh tiếng động mạnh làm bọn rắn hoảng sợ, nhảy xuống nước trốn mất. Bằng ánh mắt của dân nhà nghề, Năm To phát hiện trong bụi rậm phía trước có con rắn hổ ngựa to đùng, làn da vàng óng.

Khi chiếc xuồng vừa chạm bụi cây, Năm To cố tìm phần đầu của con rắn đang nằm cuộn tròn rồi bắt gọn ngay trong tay.

Theo kinh nghiệm của Năm To, những người săn rắn chuyên nghiệp thường chỉ phát hiện ra loài vật này qua ánh mắt phản xạ lại với ánh đèn pin. Theo đó, rắn hổ ngựa và rắn nước có chung đặc điểm là có ánh sáng đục. Riêng rắn hổ ngựa rất dễ phân biệt hơn nhờ màu vàng óng. Trong khi đó, rắn hổ đất có nọc độc nguy hiểm chết người nên có ánh mắt màu đỏ khác với rắn hổ hành hiền lành có màu xanh trong như mắt mèo.

Tiếp tục cuộc hành trình hướng về phía Bụi Tre, Năm To bảo rằng tại đó có gò đất cao nên chắc chắn đêm nay sẽ có rắn hổ hành trườn lên đi tìm ếch, nhái để được “no chén”. Gò đất dần hiện ra trong đêm tối lờ mờ, Năm To yêu cầu chúng tôi phải giữ im lặng một cách tuyệt đối để anh ta bắt cho bằng được con rắn to chừng nửa ký. Nhanh như chớp, Năm To thực hiện cú nhảy từ dưới xuồng máy lên gò đất rồi dùng tay không bắt gọn con rắn trong vòng… một nốt nhạc. “Con rắn cỡ này thì còn nhỏ lắm. Trước đây tôi từng bắt được rất nhiều trăn đồng có con nặng đến 23 ký. Tôi chỉ hơi ngán chút xíu đối với rắn hổ ngựa đang mang thai vì nó rất hung dữ, có cú táp nhanh như chớp nhưng rất may là bản thân nó không có nọc độc”- Năm To nói như khoe và cũng để trấn an những người ngồi cùng xuồng.

Đã 3 giờ sáng nhưng ngoài trời vẫn chưa ngớt cơn mưa. Năm To cho xuồng máy di chuyển theo lối đi quen thuộc vớt vát thêm một ít rắn nước, rắn hổ lãi đang gieo mình trên những nhánh mai dương. Theo ước lượng của Năm To, chuyến đi săn này anh thu về “chiến lợi phẩm” không dưới 5 kg rắn đồng các loại. Nếu phân loại ra thì rắn hổ ngựa có giá từ 120.000-130.000 đồng/kg; rắn nước, hổ lãi thì không dưới 70.000 đồng/kg. Riêng rắn hổ hành đạt trọng lượng 1 kg/con thì sẽ được bạn hàng mua lại với giá rất cao, khoảng 250.000 đồng/kg.

Theo Thốt Nốt/Người Lao Động

Cách Chỉnh Nhiệt Độ Cho Các Bà Bầu Khi Nằm Điều Hòa

  Những ngày hè oi bức thực sự khiến mọi người ngột ngạt và bí bách. Riêng đối với những mẹ vừa sinh xong việc phải nằm cả ngày trong phòng, cơ thể mệt mỏi và phải gánh chịu cái oi nồng của thời tiết thì khó chịu vô cùng. Trong những thời điểm như vậy thì một chiếc điều hòa lớn sẽ vô cùng cần thiết và giúp các mẹ tận hưởng cảm giác thư thái, mát mẻ. Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khuyến cáo các sản phụ cần hết sức chú ý khi sử dụng điều hòa bởi có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

 

Kiêng cữ nằm điều hòa có được không?

  Sau khi sinh nếu như không được kiêng khem cẩn thận, nghỉ ngơi đầy đủ thì mẹ sẽ rất dễ mắc các bệnh về sau. Nguyên nhân là do sau khi sinh tất cả các cơ quan trong cơ thể người mẹ đều vô cùng mệt mỏi, lỗ chân lông thoáng hơn khiến cho việc bài tiết mồ hôi nhiều hơn. Khi những lỗ chân lông này thoáng hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng gió từ bên ngoài đi vào cơ thể gây ra các hiện tượng như đau nhức, mệt mỏi, ê ẩm toàn thân hay nóng sốt. Việc nằm điều hòa nhiều các luồng gió từ điều hòa đẩy ra sẽ khiến các mẹ có khả năng trúng gió nhiều hơn. Mặt khác, trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, thân nhiệt của bé khác với người lớn nên nếu không cẩn thận bé cũng rất dễ bị mắc các bệnh lý như viêm phổi, viêm đường hô hấp… Nói như vậy không có nghĩa các mẹ phải nói không với điều hòa khi ở cữ trong những ngày hè này.

  Lưu ý khi dùng điều hòa trong thời gian ở cữ

  Để việc sử dụng điều hòa trở nên an toàn cho cả mẹ và bé mọi người nên ghi nhớ các thông tin sau:

  – Không để gió thổi trực tiếp. Các mẹ có thể điều chỉnh điều hòa sao cho cánh gió đẩy đều sang 2 bên hoặc đẩy theo chiều lên xuống, tránh để gió phả thẳng xuống giường nơi mẹ và mẹ đang nằm.

  – Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Các mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 25-27 độ C là hợp lý. Việc để nhiệt độ quá thấp sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các bệnh hô hấp và mẹ cũng dễ trúng gió.

  – Vệ sinh quạt gió thường xuyên. Quạt gió là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn nhất, chính vì vậy mọi người nên lưu ý vệ sinh quạt gió thường xuyên để tránh bụi bẩn và giúp không khí trong lành hơn.

  – Để cửa thông thoáng. Trong ngày bạn nên chủ động mở cửa phòng một thời gian để trao đổi với không khí bên ngoài.

  – Không dùng liên tục. Dù là vào hè song không phải lúc nào thời tiết cũng nắng nóng khó chịu. Vào những thời điểm như sáng sớm, đêm khuya các mẹ nên tắt điều hòa và mở cửa để tận hưởng không khí tự nhiên.

  – Giữ ấm cho trẻ. Khi nằm điều hòa các mẹ nên chú ý giữ ấm vùng bụng, vùng ngực cho trẻ để tránh nhiễm lạnh.

  Đến đây ta có câu trả lời Kiêng cữ nằm điều hòa có được không? Hi vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp các sản phụ yên tâm hơn trong việc sử dụng điều hòa trong dịp hè này.

Bạn có thể liên hệ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân, địa chỉ Số 6 Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bạn đang xem bài viết An Giang: Điều Chỉnh Quy Hoạch Chất Thải Rắn Đến Năm 2030, Tầm Nhìn 2050 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!