Xem Nhiều 6/2023 #️ 9 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu An Toàn, Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi # Top 9 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # 9 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu An Toàn, Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu An Toàn, Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Domperidon stada 10mg

Domperidon stada 10mg được dùng nhiều cho các bà bầu bị đau dạ dày. Bởi loại thuốc này an toàn, chỉ tác động đến co bóp dạ dày chứ không ảnh hưởng đến bài tiết.

Thành phần chính của thuốc Domperidon stada 10mg là hoạt chất Domperidon và các tá dược khác. Thuốc giúp mang đến một số công dụng như:

Cải thiện triệu chứng buồn nôn, nôn do bệnh đau dạ dày ở mẹ bầu

Giúp ăn ngon miệng, giảm cảm giác chán ăn, chướng bụng, khó tiêu

Thuốc được dùng nhiều cho bà bầu bị viêm loét dạ dày và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Sucralfate

Sucralfate là một trong những thuốc đau dạ dày cho bà bầu được nhiều bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Thuốc được đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Sucralfate.Thuốc giúp mang đến một số công dụng như:

Hỗ trợ làm lành nhanh các vết loét ở tá tràng, niêm mạc dạ dày

Giúp tạo lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh dạ dày.

Kích thích dạ dày để tiết ra nhiều chất nhầy phòng chống bệnh.

Cải thiện chứng ợ chua, ợ hơi, giảm các cơn đau bụng

Rabicad

Thuốc chữa đau dạ dày cho bà bầu Rabicad giúp giảm vết viêm loét, cơn đau dạ dày khá tốt. Thuốc mang lại hiệu quả nhanh và tác dụng ổn định nên được dùng khá phổ biến.

Thành phần chính của thuốc gồm Rabicad và các tá dược khác. Nhờ vậy, thuốc giúp mang đến công dụng gồm:

Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày

Kiểm soát các triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày

Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn helicobacter pylori đến dạ dày

Omeprazole 20mg

Thuốc chữa đau dạ dày Omeprazole là loại thuốc được đánh giá an toàn và phù hợp với cả người đang trong quá trình mang thai.

Thuốc có thành phần chính là biệt dược Omeprazole và các tá dược khác. Thuốc mang đến nhiều công dụng cho người bị bệnh dạ dày, có thể kể đến như:

Phòng ngừa và điều trị triệu chứng đau dạ dày

Giảm tình trạng tiết dịch axit dạ dày nhờ vậy cải thiện tốt chứng ợ hơi, ợ chua.

Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, tá tràng

Điều trị các bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ

Gastropulgite

Gastropulgite là loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa trong đó có đau dạ dày. Thuốc được đánh giá an toàn với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Dùng Gastropulgite mang đến nhiều công dụng tốt trong điều trị các vấn đề về dạ dày và hệ tiêu hóa như:

Hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày tá tràng…

Cải thiện nhanh tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…

Giảm triệu chứng ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày, đau vùng thượng vị…

Thuốc phosphalugel có dùng được cho bà bầu

Phosphalugel còn được gọi là thuốc đau dạ dày chữ P, là thuốc kháng acid an toàn với phụ nữ mang thai.

Thuốc dạ dày Phosphalugel có thành phần gồm: Aluminum phosphate, pectin, agar 800, canxi sulphate dihydrate, kali sorbate, sorbitol lỏng, chất tạo hương cam.

Thuốc dạ dày chữ P giúp những người mắc bệnh về dạ dày giảm các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua và nóng rát thượng vị. Thêm vào đó, loại thuốc này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm tiết axit khá tốt. Phosphalugel thường được chỉ định khi điều trị các bệnh lý như: Trào ngược dạ dày, viêm/xuất huyết dạ dày, rối loạn chức năng ruột…

Gaviscon

Thuốc dạ dày Gaviscon khá nổi tiếng trên thị trường trong điều trị triệu chứng đau dạ dày và an toàn với cả phụ nữ đang mang thai.

Gaviscon có thành phần chính gồm: Natri alginate, canxi cacbonat, natri bicarbonat và các tá dược khác. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh về dạ dày như:

Giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày…

Cải thiện tình trạng viêm/loét dạ dày

Rối loạn chức năng đường ruột

Thuốc đau dạ dày Rolaids Advanced Antacid được nhiều chuyên gia y tế chỉ định trong điều trị bệnh về đường ruột. Rolaids Advanced Antacid phù hợp với mọi đối tượng trong đó có cả bà bầu.

Thuốc có các thành phần chính gồm: magie hydroxit, canxi cacbonat, simethicone và các tá dược khác.

Thuốc Rolaids Advanced Antacid mang đến nhiều công dụng như:

Giảm các triệu chứng bệnh đau dạ dày như: ợ chua, ợ hơi, chướng bụng…

Giảm tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng

Mylanta Maximum Strength

Thuốc đau dạ dày Mylanta Maximum Strength là thuốc giảm các triệu chứng đau dạ dày. Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú theo chỉ định của bác sĩ.

Mylanta Maximum Strength có các thành phần gồm magnesium hydroxide, aluminum hydroxide, dimethicone và các tá dược khác. Thuốc mang đến các công dụng như:

Trung hòa axit dạ dày và giảm các triệu chứng ợ chua, ợ hơi

Hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày.

Có thể bạn muốn biết:

Lưu ý khi dùng thuốc đau dạ dày cho bà bầu

Bà bầu sử dụng thuốc đau dạ dày nói riêng và các loại thuốc điều trị bệnh lý khác nói chung đều cần đặc biệt cẩn trọng. Bởi nếu không chú ý, bạn có thể vô tình dùng phải những loại thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, bà bầu chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Với mẹ bầu bị đau dạ dày, ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn cần có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Đồng thời, mẹ bầu không lạm dụng các loại thuốc chữa đau dạ dày có thể gây tác dụng phụ không tốt.

Mẹ bầu cần ngưng sử dụng thuốc đau dạ dày cho bà bầu nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường.

Bài viết tổng hợp 9 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu được đánh giá cao trên thị trường. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị đau dạ dày tốt nhất thì bà bầu cần thăm khám bác sĩ chuyên môn và dùng thuốc theo đúng chỉ định. 

Mẹ Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Khoảng 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhiều nhất là phụ nữ đang mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

Ốm nghén khiến mẹ bầu chán ăn và thường xuyên bỏ bữa. Khi đó, lượng acid trong dạ dày thường xuyên tăng cao. Lâu dần, dạ dày xuất hiện các vết loét.

Khi mang thai, tâm sinh lý thay đổi rất nhiều. Phụ nữ thường suy nghĩ nhiều hơn hoặc lo lắng và căng thẳng quá mức. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

Sở thích ăn quá nhiều đồ chua của một số mẹ bầu cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày. Bởi lượng acid quá nhiều sẽ phá hủy các tế bào niêm mạc trong cơ quan này.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, cổ tử cung bị đẩy lên cao hơn bình thường. Vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo. Hậu quả của việc này là thức ăn thường bị ứ đọng ở dạ dày và gây chứng khó tiêu.

Bệnh đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ bầu và thai nhi

Người bình thường mắc bệnh đau dạ dày đã phải rất khổ sở. Nếu là phụ nữ đang mang thai, bệnh sẽ còn khó chịu nhiều hơn nữa. Những cơn đau bụng sẽ xuất hiện thường xuyên và bất chợt. Mẹ bầu luôn cảm thấy nóng ran ở bụng và kèm với đó là tình trạng ợ chua rất khó chịu.

Không những thế, bệnh đau dạ dày còn khiến mẹ bầu ăn không ngon miệng. Việc tiêu hóa thức ăn cũng luôn gặp vấn đề. Nhất là tình trạng buồn nôn và khó tiêu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, buồn bực và kém tập trung. Nghiêm trọng hơn, một khi việc tiêu hóa thức ăn có vấn đề. Chất dinh dưỡng tạo ra sẽ không đủ cho nhu cầu của cả mẹ và bé. Điều này có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng.

Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Dùng thuốc đau dạ dày khi đang mang thai là đều không bao giờ được khuyến khích. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, mẹ bầu sẽ phải dùng thuốc. Nhưng dùng loại gì và liều lượng như thế nào cần được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng. Tự tiện dụng thuốc dù đang ở tháng thứ mấy của thai kỳ cũng có thể nguy hại trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi bắt đầu hình thành một số cơ quan như tim, thần kinh trung ương, chân tay… Thế nên mẹ bầu dùng thuốc chữa đau dạ dày trong giai đoạn này rất dễ bị quái thai.

Giai đoạn 3 tháng giữa cũng không nên dùng thuốc dù thai nhi đã ít nhạy cảm hơn với các kích thích bên ngoài. Bởi đây là thời gian các bộ phận tiếp tục được biệt hóa, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục.

3 tháng cuối là giai đoạn các bộ phận đã được hình thành đầy đủ. Tuy nhiên, gan vẫn chưa hoàn thiện chức năng và thận cũng chưa hoạt động hiệu quả. Do đó, dùng thuốc đau dạ dày trong giai đoạn này cũng không được khuyến khích. Bởi nó vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ hoặc khi trẻ được sinh ra.

So với thuốc Tây y, sử dụng thuốc Đông y sẽ an toàn và lành tính hơn với mẹ bầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước để chắc chắn rằng việc dùng thuốc không ảnh hưởng tới thai nhi.

Trường hợp lỡ uống thuốc

Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi là điều mà tất cả các bác sĩ đều công nhận. Tuy nhiên, có một vài trường hợp không biết mình đang mang thai và lỡ uống thuốc trị bệnh đau dạ dày. Gặp phải trường hợp này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ kèm theo đơn thuốc.

Các bác sĩ sẽ xem mức độ ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi thế nào để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Các xét nghiệm từ tuần 13-20 có thể phát hiện xem thai nhi có bị dị tật không. Sau khi kiểm tra và cân nhắc các nguy cơ, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu các lời khuyên.

Những việc mẹ bầu cần làm nếu bị đau dạ dày

Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi vậy thì làm sao chữa được bệnh này? Mẹ bầu đừng quá lo lắng, việc thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống có thể phần nào giúp mẹ ngăn chặn thậm chí chữa khỏi hoàn toàn bệnh này.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Bên cạnh việc ăn đủ chất và bổ sung thêm các thực phẩm trong thực đơn cho người đau dạ dày, mẹ bầu cần tập cách ăn uống khoa học. Khi ăn, mẹ hãy ăn từ tốn. Ăn quá nhanh sẽ khiến dạ dày sản sinh nhiều acid. Lượng acid dư thừa sẽ khiến bụng khó chịu, đầy hơi và ợ chua. Trong khi đó, ăn chậm sẽ tăng sự bài tiết nước bọt, giảm và bão hòa được lượng acid trong dạ dày.

Mẹ bầu cũng nên chọn thức ăn mềm và chia bữa thành thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn và bảo vệ được các tế bào niêm mạc trong cơ quan này.

Ngoài ra, để phòng chống bệnh hoặc ít nhất là không để bệnh đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn, mẹ bầu không được để bụng đói. Bởi khi đói, lượng acid trong dạ dày tăng rất cao, gây đau và viêm loét nặng hơn. Các thực phẩm quá chua cũng cần được hạn chế. Đặc biệt, mẹ bầu không được ăn các thực phẩm còn sống, lạnh hoặc ôi thiu.

Giữ cho tinh thần thoải mái

Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày là do tâm lý thường xuyên căng thẳng và lo lắng. Khi mang thai, phụ nữ rất dễ bị tình trạng này. Do đó, mẹ bầu hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái bằng cách ngủ đủ giấc, không suy nghĩ nhiều và tránh thức quá khuya.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp để tinh thần thoải mái và ăn uống ngon miệng hơn. Hãy tập hít thở sâu khi bị căng thẳng hoặc mất bình tĩnh.

Tránh xa các chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và cafe không được khuyến khích sử dụng nhiều dù ở người bình thường. Khi mang thai và bị đau dạ dày thì mẹ càng phải tránh xa các đồ uống và chất kích thích này.

Những thức uống có cồn sẽ gia tăng thêm áp lực cho hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Ngoài ra, các độc tố trong những đồ uống và chất kích thích trên còn có thể phá hỏng lớp niêm mạc dạ dày và khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.

Không vận động quá nhiều ngay sau khi ăn

Dạ dày không chỉ làm việc lúc mẹ bầu ăn. Khi ăn xong, nó vẫn tiếp tục làm việc để tiêu hóa lượng thức ăn đưa vào. Quá trình này cần nhiều năng lượng. Do đó, nếu mẹ bầu vận động tay chân quá nhiều ngay sau bữa ăn, máu sẽ lưu thông ít hơn qua dạ dày.

Khi đó, dạ dày hoạt động không tốt và gây chứng khó tiêu, đầy bụng. Các tế bào niêm mạc dạ dày cứ bị phình lên quá mức và kéo dài trong thời gian dài có thể khiến chúng không thể trở lại kích thước ban đầu nữa.

Hậu quả của việc này là bệnh đau dạ dày. Tốt nhất, mẹ bầu nên vận động sau bữa ăn khoảng 2 tiếng để đảm bảo rằng tất cả các thức ăn đã được tiêu hóa hết.

NSND Trần Nhượng chia sẻ hành trình điều trị bệnh đau dạ dày dứt điểm bằng thuốc Đông y

Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao?

Đau dạ dày (đau bao tử) là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong đó, bà bầu bị đau dạ dày 3 tháng cuối là phổ biến nhất. Những cơn đau đạ dày này đôi khi sẽ thể hiện rõ ràng, đôi khi sẽ đau âm ỉ. Nhưng nhìn chung đều mang đến cho mẹ và bé những bất lợi nhất định. Vậy mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Cách trị đau dạ dày an toàn và những lưu ý khi phụ nữ mang bầu bị đau dạ dày là gì?

Bà bầu bị đau dạ dày được khuyên đến gặp bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống điều độ, ăn đúng giờ và hạn chế ăn đêm.

4 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau dạ dày

1. Táo bón

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo tón. Đến giai đoạn 3 tháng cuối, tử cung sẽ gây một sức ép đáng kể lên thành ruột, khiến mẹ bầu gặp các tình trạng như đau bụng, khó tiêu, đau dạ dày,…

2. Ốm nghén

Giai đoạn ốm nghén mẹ bầu rất thèm ăn những thực phẩm có vị chua. Ăn nhiều đồ ăn có vị chua khiến lượng axit dạ dày tăng cao, gây ra viêm loét dạ dày, dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau dạ dày.

3. Thói quen ăn đêm

Trong giai đoạn thai kỳ, lượng năng lượng mẹ bầu tiêu hao sẽ nhiều hơn bình thường rất nhiều, nên mẹ luôn trong tình trạng đói bụng. Dần dần hình thành thói quen ăn đêm. Thói quen này khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, thậm chí làm việc trong thời gian đáng lẽ chúng phải được nghỉ ngơi. Dạ dày làm việc nhiều dẫn đến tình trạng bị tổn thương, gây đau dạ dày.

4. Căng thẳng thai kỳ

Dấu hiệu bà bầu bị đau dạ dày

Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày thường có những biểu hiện như:

Ợ chua, ợ hơi

Buồn nôn và nôn

Đau vùng thượng vị

Chán ăn, ăn không ngon

Dạ dày nóng rát

Bụng cồn cào, đau rát

Thay dổi thói quen đại tiện

Cơ thể mỏi mệt

Cách trị đau dạ dày cho bà bầu

1. Đến gặp bác sĩ chuyên môn

2. Không tự ý sử dụng thuốc

Khi bị đau dạ dày mọi người thường có xu hướng tự mua thuốc giảm đau để uống. Ở người bình thường, hành động này có thể không gây hại gì. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai bị đau dạ dày uống thuốc giảm đau thì có thể gặp những tình trạng xấu. Những thành phần trong thuốc có thể phù hợp với người bình thưởng, nhưng cũng có thể không thích ứng với cơ thể mẹ bầu.

Bà bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu uống thuốc giảm đau có thể gây dị tật cho thai nhi. Ở giai đoạn 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối, mặc dù thai nhi đã lớn mạnh hơn, tuy nhiên dùng thuốc giảm đau dạ dày vẫn không được khuyến cáo ở phụ nữ mang thai.

3. Ăn uống điều độ, đúng giờ

Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày nên có thói quen ăn uống đúng giờ. Tuyệt đối không bỏ bửa, đặc biệt là bửa ăn sáng. Buổi sáng là khoảng thời gian cơ thể cần năng lượng nhất sau một đêm dài nghỉ ngơi, nếu bà bầu bỏ bửa sáng sẽ dẫn đến nguy cơ bị đau dạ dày, tụt huyết áp,…

Bên cạnh đó, bà bầu ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Cũng tránh trường hợp quá đói mới ăn hoặc ăn quá no, vì lúc đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây đau dạ dày.

4. Không ăn đêm

Thời gian thai kỳ, mẹ bầu luôn trong tình trạng thèm ăn vì phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Do đó, bà bầu sẽ luôn cảm thấy đói, đặc biệt là ban đêm. Tuy nhiên, ban đêm là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động. Nếu mẹ bầu ăn đêm đồng nghĩa với việc dạ dày phải làm việc tiếp, dạ dày làm việc liên tục như vậy dễ gây những tổn thương, cụ thể là đau dạ dày.

Bà bầu bị đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Mọi triệu chứng, tình trạng mẹ bầu giai đoạn mang thai gặp phải đều ảnh hưởng đến bé, dù nhiều hay ít. Giai đoạn 3 tháng đầu là thời gian thai nhi vẫn còn yếu ớt và cần được bảo vệ nhiều nhất. Nếu bà bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu phải lưu ý cẩn thận, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

2. Nguy cơ sinh non

Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày sẽ khiến mẹ không muốn ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng. Mẹ bầu gặp khó khăn trong ăn uống sẽ khiến cơ thể không được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược…từ đó có nguy cơ sinh non. Thai nhi sinh non sinh ra sẽ ốm yếu, nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn. Qúa trình phát triển sau này của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Lưu ý khi bà bầu bị đau dạ dày

1. Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì?

Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị đau dạ dày nên ăn:

Đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như canh, cháo, súp.

Thực phẩm được chế biến kiểu hấp, luộc, ninh, hầm.

Nên ăn hải sản để bổ sung kẽm (kẽm giúp làm lành vết viêm loét).

Các thực phẩm giàu tinh bột: cháo, cơm trắng, cơm nếp, bánh mỳ, khoai lang, khoai tây luộc nhừ.

Các loại rau lá non (bắp cải, giá đỗ…) cung cấp lượng vitamin K vô cùng dồi dào, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh đau dạ dày.

Các loại hoa quả màu đỏ, rau củ có màu xanh đậm

2. Bà bầu bị đau dạ dày không nên ăn gì?

Mẹ bầu bị đau dạ dày kiêng ăn uống những gì:

Thực phẩm khô, thô, cứng như hoa quả sấy, lương khô

Những thực phẩm lên men như: măng chua, dưa muối, củ kiệu, dưa cải muối,…

Không ăn những thực phẩm cay nóng

Đồ ăn chiên, rán, xào, nhiều giàu mỡ

Đồ uống chứa chất kích thích như trà đặc, rượu, bia, cà phê,…

Tránh các thực phẩm sống, ôi thiu, ướp lạnh.

3. Bà bầu bị đau dạ dày cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:

Phụ nữ có thai bị đau dạ dày cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:

Nướu chảy máu

Răng bị lung lay

Răng hoặc nướu bị đau

Cảm giác nóng rát trong miệng

Có vị kim loại trong miệng

Mủ chảy ra từ nướu

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Bà bầu bị đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau dạ dày.

Nguồn: Tổng hợp

Bà Bầu Hết Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc

là một căn bệnh khá thường gặp trong cộng đồng, không chỉ người lớn mà trẻ em, người già và phụ nữ mang thai ai cũng có thể trở thành đối tượng mắc bệnh. Bà bầu bụng nặng nề lại thêm bệnh dạ dày vô cùng khó chịu nhưng lại không thể sử dụng thuốc tây do sợ ảnh hưởng thai nhi. Vậy làm thế nào để bà bầu hết đau dạ dày mà không cần dùng thuốc?

1. Tìm hiều bệnh đau dạ dày ở bà bầu

Quá trình mang thai dài 9 tháng 10 ngày bà bầu có nhiều thay đổi trong cơ thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Trong đó bệnh dạ dày là tình trạng bà bầu thường gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Việc suy nghĩ căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh đau dạ dày, nó khiến bệnh dạ dày bùng phát và kéo dài dai dẳng. Trong khi mang thai bà bầu thường hay bị ốm nghén, mệt mỏi và có nhiều lo lắng, nhiều vấn đề cần suy nghĩ nên ảnh hưởng nhiều đến dạ dày.

Bà bầu đôi khi bị nghén đồ chua như cóc, xoài, mận, mơ… hoặc thích ăn những đồ cay nóng làm tăng acid dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương mà gây ra các triệu chứng đau dạ dày khó chịu.

Từ tháng thứ 4 tử cung lớn rất nhanh, thai nhi mỗi ngày một lớn khiến bụng bà bầu ngày một to ra. Dạ dày cũng bị đẩy lên và thay đổi vị trí, thức ăn xuống dạ dày sẽ bị ứ đọng, khó tiêu gây ảnh hưởng đến dạ dày.

2. Bà bầu làm thế nào để hết đau dạ dày?

Các thuốc giảm đau, thuốc điều trị dạ dày tây y ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi, chưa kể một số thuốc có thể gây dị tật thai nhi rất nguy hiểm. Chính vì vậy bà bầu cần thực hiện các biện pháp sau để ngăn đau dạ dày:

Khi mang thai bà bầu thường bị ốm nghén rất mệt mỏi, việc ngủ đủ 8h mỗi ngày, thường xuyên nằm nghỉ ngơi sẽ giúp sức khỏe của bà bầu cải thiện, từ đó tâm lý cũng thoải mái hơn. Việc thư giãn, nghỉ ngơi giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày đáng kể.

– Xây dựng thực đơn khoa học

Ăn uống rất quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu, việc lựa chọn thực phẩm sạch an toàn và cách chế biến hợp lý có thể cải thiện được tình trạng đau dạ dày. Hãy tăng cường ăn thức ăn giàu tinh bột, giàu chất xơ để dạ dày làm việc tốt hơn.

Nên tránh ăn một số món ăn giàu chất béo, socola, cà phê, các loại chất kích thích khác. Đặc biệt không được sử dụng rượu bia, tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào.

Một số thức ăn có lợi cho bà bầu như sữa chua, trà mật ong hoa cúc, trà chè dây bà bầu có thể sử dụng để cải thiện tình trạng dạ dày của mình.

Trong quá trình ăn bà bầu cần nhai kỹ, ăn chậm để giúp tiêu hóa một phần thức ăn và giảm gánh nặng cho dạ dày.

Cần chia nhỏ bữa để hấp thu tốt hơn đồng thời dạ dày cũng không bị no quá mức. Bà bầu cũng không được để bụng đói, tránh tình trạng acid tiết ra nhiều gây khó chịu.

Việc đi lại, vận động giúp cho khí huyết lưu thông tốt. Tuy nhiên bà bầu nên nghỉ ngơi và vận động sau ăn khoảng 2h, ngay sau ăn không nên làm việc hay đi lại ngay để tránh tức bụng.

Nói chung việc thay đổi thói quen, lối sống cũng như chế độ ăn giúp cải thiện tình trạng dạ dày của bà bầu chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi sinh nếu tình trạng không cải thiện sản phụ nên đi chữa sớm để tránh biến chứng.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG

số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 – 0937638282

Hồng Hạnh (Thọ Xuân Đường)

Bạn đang xem bài viết 9 Thuốc Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu An Toàn, Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!