Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Điều Phụ Nữ Mang Thai Cần Ghi Nhớ Khi Tập Yoga mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
7 ĐIỀU PHỤ NỮ MANG THAI CẦN GHI NHỚ KHI TẬP YOGA
Không Nên Tập Thử Một Mình Vào Lần Đầu Tiên
Có rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc, nhưng nói chung phụ nữ mang thai có thể luyện tập yoga. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên vận động trong giai đoạn thai kỳ ở tư thế thấp như yoga, bơi lội, hoặc đi bộ. Chúng đều là những môn thể dục tốt nhất dành cho các mẹ bầu.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng tập yoga, bạn nên kiểm tra trước các lớp yoga dành cho phụ nữ mang thai. Các lớp học này có thực sự được thiết kế phù hợp với cơ thể đang mang thai và liên tục thay đổi của bạn hay không.
Bạn cần phải cẩn thận với relaxin, một loại hormone có tác dụng nới lỏng dây chằng để chuẩn bị cho cơn vượt cạn. Do đó, bạn cũng nên lưu ý không tập quá sức các động tác căng duỗi.
Các khớp xương có thể khiến bạn cảm thấy lỏng hơn và linh hoạt hơn, nhưng điều này cũng có nghĩa bạn cần phải cố gắng hơn để giữ mọi thứ trong tư thế vững vàng.
Một lời khuyên hữu ích là bạn nên tập trung vào sự ổn định và sức mạnh hơn là tính linh hoạt. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, khi bụng của bạn ngày một to dần và cơ thể đang thích nghi với trọng lượng tăng lên mỗi ngày.
Hãy tập ít hơn so với những gì bạn đã từng làm được trước đây. Cơ thể của bạn đang làm việc quá sức! 20 phút mỗi ngày thậm chí có thể hơi nhiều.
Trong thời kỳ hậu sản, bạn có thể tập yoga và đó cũng là một trong những bài tập an toàn nhất mà bạn có thể thực hiện bởi vì tất cả những động tác và tư thế yoga sau cùng cũng chỉ nhằm mục đích giúp bạn cảm thấy cơ thể mình đang được chăm sóc và quan tâm nhiều hơn. Tôi nghĩ đây cũng là thông điệp thực sự quan trọng đối với những ai mới lần đầu làm mẹ cần nhớ.
Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chờ sau 6 tuần mới nên tập lại và mọi thứ còn tuỳ thuộc vào quá trình mang thai cũng như sinh đẻ của bạn.
Tập bao nhiêu và sớm hay muộn còn tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân người phụ nữ. Bạn sinh thường hay sinh mổ, vết thương sau sinh nhanh chóng lành hay không. Hãy thư giãn và lắng nghe cơ thể mình muốn gì.
Thanh Hằng (theo Women’s Health UK)
Những Điều Cần Biết Cho Phụ Nữ Mang Thai Khi Tập Yoga
Yoga có thể rất có lợi và mang tính trị liệu đối với phụ nữ mang thai. Luyện tập yoga không chỉ giúp phụ nữ chuẩn bị sinh đẻ mà còn ảnh hưởng rất tốt đến tình trạng tâm trí và cảm xúc của họ để chuẩn bị đón nhận sự thay đổi cuộc sống.
Tốt nhất là bạn nên bắt đầu tập yoga trước khi mang thai, như vậy ta mới quen với yoga và làm cho cơ thể phù hợp với việc tập yoga trước khi có những thay đổi trong thời kỳ đầu của thời kỳ mang thai.
Những cái lợi về thể chất
Yoga có thể làm giảm các bệnh về thể chất khi mang thai. Chẳng hạn như thực hiện những tư thế yoga có thể giúp giảm mệt mỏi, nôn mửa, cơn bừng nóng, chuột rút ở hai chân và sưng tĩnh mạch. Nó còn giúp duy trì dáng dấp đẹp trong thời gian mang thai và giảm đau lưng. Nhờ tập yoga nên bạn cũng có thể học được cách thở và những phương pháp thư giãn có thể dùng đến trong khi đau đẻ, giúp đối phó với sự đau đớn.
Những cái lợi về tinh thần và cảm xúc
Yoga có thể giúp xử lý bất cứ stress về mặt tinh thần hay cảm xúc nào có thể có trong thời gian mang thai và sinh đẻ. Yoga chỉ cho chúng ta cách tập trung chú ý, như vậy là giúp ta giảm các căng thẳng không đáng có trong suốt thời gian mang thai và đau đẻ.
Lưu ý trong tập luyện Yoga trong suốt thai kỳ
Sau 3 tháng đầu mang thai, bạn nên tránh những tư thế nằm ngửa vì chúng buộc ta phải nằm ngửa sát lưng trong một khoảng thời gian tương đối dài. Khi nằm ngửa thì sức nặng của bào thai có thể làm hạn chế việc lưu thông của máu ở phần thân dưới.
Khi đang mang thai, bạn nên tránh những tư thế buộc phải nằm sấp hay những tư thế khác phải đè mạnh lên bụng như tư thế Khom người ra phía trước hay Vặn lưng ngồi. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể biến đổi tư thế Khom người ra phía trước và Vặn lưng ngồi để tạo an toàn khi mang thai. Bạn cũng nên nhờ tới sự tư vấn các giáo viên yoga có chuyên môn để học những tư thế biến đổi trong thời kỳ mang thai.
Tránh những tư thế lộn ngược khay khom lưng ra phía sau
Suốt trong thời gian mang thai, bạn cũng nên tránh những tư thế lộn ngược như Đứng bằng vai . Tuy nhiên, bạn cũng có thể nằm trên sàn, hai gan bàn chân sát tường hay hai bắp chân dựa trên một chiếc ghế, miễn sao đừng nằm ngửa trong một thời gian dài.
Những tư thế ngửa lưng ra phía sau cũng nên tránh tập trong suốt thai kỳ vì khi đang mang thai thì sức nặng tăng thêm ở phía trước cơ thể sẽ ép mạnh thêm vào cột sống và phần lưng dưới và có thể dẫn đến chấn thương.
Nếu cảm thấy khó chịu hay căng thẳng trong khi đang thực hiện tư thế thì bạn cần ngưng việc luyện tập ngay lại. Chúng ta cũng nên cử động chầm chậm khi chuyển từ tư thế này sang tư thế khác. Một điều chắc chắn là hầu hết những tư thế sẽ phải biến đổi khi đang mang thai để phù hợp với những thay đổi của cơ thể đang phải trải qua.
Theo: Sách Yoga căn bản & thực hành
Có Nên Uống Nước Ngọt Khi Mang Thai Không? 6 Điều Cần Ghi Nhớ
Phụ nữ mang thai không được uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… những quy định cứng này đa phần mọi người đều biết. Còn với nước ngọt thì sao? Không ít bà bầu vẫn chưa biết mang thai có nên uống nước ngọt không? Hoặc một số người mặc định là vẫn có thể sử dụng được.
Không thể phủ nhận, nước ngọt mà đặc biệt là những loại có ga rất hợp với các món nướng, kích thích vị giác của chúng ta. Do vậy, đây là một lựa chọn của nhiều bà bầu để thay thế rượu bia.
1. Nước ngọt cản trở mẹ bầu hấp thụ dưỡng chất
Nói đúng hơn là nước ngọt cung cấp “năng lượng rỗng” cho chúng ta. Có nghĩa là nó chỉ tạo ra năng lượng chứ không có dưỡng chất nào khác như vitamin, chất xơ hay khoáng chất.
Ví dụ thế này để chị em dễ hình dung: một lon nước ngọt 330ml có thể cung cấp 150kCal tức là gần bằng năng lượng của một bát cơm nhưng nó lại không có dưỡng chất như khi chúng ta ăn bát cơm đó.
Mặt khác, khi mẹ bầu uống nhiều nước ngọt rồi thì đâu còn chỗ cho những thực phẩm có lợi khác. Trong khi điều chị em cần là có đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, chất caffeine trong nước ngọt có ga còn khiến cơ thể giảm hấp thụ sắt, kẽm khiến cho tình trạng thiếu máu của thai phụ trầm trọng hơn. Ngoài ra còn phá vỡ vitamin nhất là vitamin B1 khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, táo bón…
Do đó, không có gì sai khi nói nước ngọt làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng của mẹ bầu và hơn thế nữa.
2. Nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
Học viên Sản Khoa Và Phụ Khoa Hoa Kỳ đã khuyên phụ nữ cần hạn chế lượng caffeine nạp vào không quá 200 mg/ngày. Việc phụ nữ có thai uống nước ngọt có ga quá nhiều hoặc vượt ngưỡng này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai lên đến 2 lần đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
3. Nguy cơ dị tật thai nhi khi sử dụng nhiều nước ngọt
Kết quả một cuộc nghiên cứu được tiến hành trên loài chuột cho thấy: nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất tạo vị ngọt trong nước ngọt có ga sẽ tăng nguy cơ dị tật thai nhi lên nhiều lần.
Mặc dù chưa có một thí nghiệm nào trên loài người nhưng để đảm bảo an toàn bà bầu cũng nên hạn chế tiêu thụ nước ngọt đặc biệt là những loại có ga để giảm thiểu những nguy cơ này.
4. Nước ngọt có ga tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ
Với hàm lượng đường cao, nước ngọt là nguyên nhân khiến mức cân nặng của thai phụ tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, huyết áp hoặc phải sinh mổ…
Nghiên cứu của Đại học Y khoa tại Texas, Mỹ cho biết, nếu bà bầu uống nhiều nước ngọt sẽ làm cho lượng đường trong máu cao từ đó tăng nguy cơ khiến cho đứa trẻ khi ra đời mắc một loạt các vấn đề về sức khỏe như: béo phì, tim mạch, huyết áp hoặc tiểu đường.
Những sản phẩm chứa nhiều caffeine dễ làm tim chúng ta đập nhanh hơn kéo theo cảm giác lo lắng, bồn chồn. Hơn thế nữa, chất này còn khiến cho mẹ bầu trở nên khó ngủ hơn nếu trót uống nhiều vào buổi tối.
6. Nước ngọt có ga tăng tình trạng ợ nóng ở thai phụ
Với sự hiện diện của axit cacbonic và caffeine trong nước ngọt có ga sẽ khiến cho bà bầu tăng tình trạng nóng rát ở vùng ngực hoặc dưới cổ họng, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Tóm lại: Các loại nước có ga đa phần chứa caffeine, trong khi các loại nước ngọt khác cũng chứa không ít chất tạo ngọt, phẩm màu, tạo mùi, chất bảo quản. Đây là những chất rất có hại cho cả mẹ và em bé.
Chức năng gan, thận của người lớn sẽ phải mất nhiều giờ mới loại bỏ được những chất này ra khỏi cơ thể. Nhưng thai nhi sẽ phải “vật lộn” thế nào với những chất này nếu người mẹ truyền qua dây rốn? Nói vậy là chị em đủ hiểu rồi phải không?
Thay vì uống nước ngọt, chị em có nên tham khảo những loại nước dễ uống và tốt cho sức khỏe TẠI ĐÂY.
Hy vọng phần giải đáp cho câu hỏi mang thai có nên uống nước ngọt không ở trên đã giúp ích cho chị em. Xin nhắc lại, hãy tránh xa những thực phẩm không có lợi để hạn chế những nguy cơ xấu cho thai nhi. Nguồn: chúng tôi
Người Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Tập Yoga?
Yoga là loại hình thể dục dưỡng sinh chủ yếu là luyện thở. Như chúng ta đã biết, tập yoga sẽ giúp thở đúng sẽ tốt cho sức khỏe. Thở đúng sẽ cung cấp cho cơ thể lượng ôxy dồi dào và đào thải tốt khí cacbonic. Khi mang thai, bộ máy hô hấp của người mẹ phải làm việc nhiều hơn lúc không mang thai. Khi thai càng lớn thì hoạt động hô hấp của bà mẹ càng tăng lên. Bình thường, thể tích không khí qua phổi là 7,25 lít/phút, khi có thai tăng lên tới 10,50 lít/phút. Nhịp thở của người có thai cũng tăng, đặc biệt vào những tháng sắp sinh, tử cung to chèn ép vào cơ hoành thì nhịp thở lại nhanh hơn. Tuy nhiên, với người mẹ khỏe mạnh, các thay đổi đó đều nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được và cơ thể lúc này cũng phải có những thay đổi để giúp cải thiện sự thay đổi khí ôxy và cacbonic. Nếu các bà mẹ trước khi có thai đã luyện tập yoga thì dung lượng không khí trao đổi khi hô hấp đã thường cao hơn người bình thường, khả năng cung cấp ôxy và đào thải cacbonic đều cao hơn người không luyện tập, nên khi có thai, các bà mẹ này sẽ dễ dàng thích nghi với tình trạng biến đổi về hô hấp. Vì vậy, khi mang thai vẫn có thể và nên tiếp tục tập yoga như lúc bình thường. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh một số động tác khó không nên tập mà chủ yếu nên luyện thở. Hiện nay, tại một số bệnh viện phụ sản có lớp học hướng dẫn thai phụ tập thở để đẻ ít đau. Nói như vậy cũng có nghĩa mọi người từ trẻ đến già đều nên tập yoga.
BS. Vũ Hồng Ngọc
KenhSucKhoe
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY chúng tôi – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Bạn đang xem bài viết 7 Điều Phụ Nữ Mang Thai Cần Ghi Nhớ Khi Tập Yoga trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!