Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai – Hệ Thống Y Khoa Diamond mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi nào dễ thụ thai nhất?
Nhiều nghiên cứu cho rằng, độ tuổi 20 – 24 là thời điểm lý tưởng để làm mẹ, nhưng hiện nay xu hướng làm mẹ đã trễ hơn, cụ thể là 30 tuổi.
Chế độ ăn uống
Người chồng cũng nên hạn chế uống cà phê vì trong cà phê có chứa caffein, gây suy giảm khả năng có con đến 50% ở đàn ông.
Phụ nữ cần bổ sung gì trước khi sinh?
Bác sĩ sẽ thống kê các loại thuốc bổ cần bổ sung cho cơ thể trước khi mang thai và các loại vitamin cho thai nhi. Trường hợp bác sĩ không đề cập, chị em nên chủ động hỏi bác sĩ.
Cân nặng
Thừa cân và thiếu cân làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Khi bạn quá cân thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tập thể dục hằng ngày. Trường hợp giảm cân quá nhanh sẽ làm rối loạn chuyển hóa phá hủy hệ thống dinh dưỡng trong cơ thể nên bạn chỉ nên giảm 1kg/ tuần.
Các bác sĩ rất quan tâm đến chỉ số cơ thể (BMI) và cân nặng của phụ nữ để đưa ra các giải pháp kịp thời. Chính vì vậy, chị em nên ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà bác sĩ tư vấn và nên tránh các đồ ăn vặt cũng như socola.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
Để có chu kỳ thai khỏe mạnh bạn nên đặt lịch hẹn khám trước khi mang thai với một bác sĩ chuyên khoa tin cậy để trao đổi việc muốn có thai và những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng mang thai nhất là những bệnh di truyền. Trường hợp chị em bị đau một bên cung quanh bụng, cảm thấy nặng nề và khó nhọc thì nên siêu âm xương chậu để kiểm tra có bị u nang hay u xơ tử cung không để điều trị kịp thời trước khi mang thai.
Ngoài ra, chị em nên nhờ bác sĩ chuyên hoa tư vấn:
Tiêm phòng trước khi mang thai: Sởi – Quai bị – Rubella, Thủy đậu, Viêm gan siêu vi B và Cúm.
Bổ sung chất dinh dưỡng cho thai kỳ.
Phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe mẹ đang gặp phải.
Những loại thuốc được dùng và không được dùng khi mang bầu.
Tránh xa vật nuôi thú cưng
Khi mang thai chị em tiếp xúc với vật nuôi có nguy cơ mắc các bệnh về kí sinh trùng. Kí sinh trùng có trong lông của động vật xâm nhập vào cơ thể trong quá trình tiếp xúc có thể mắc một só bệnh như: Viêm cơ tim, viêm võng mạc mạch vành,…
Những điều nên tránh trước khi mang thai
Sảy thai, thai phát triển chậm hay chảy máu nhau thai là một trong những biến chứng do thuốc lá gây ra. Do đó, bạn nên tránh thuốc lá, bia rượu và các chất có hại.
Cả vợ lẫn chồng đều phải tránh các nguồn nhiệt vì theo nguyên cứu đầu bếp nam thường có có lượng tinh trùng ít hơn trung bình của nam giới do tiếp xúc với nguồn nhiệt thường xuyên. Khuyên chồng không nên mặc quần bó, ôm sát vì sự va chạm, cọ xát với quần sẽ sinh ra nhiệt ảnh hưởng đến tinh trùng.
Mang thai ngay sau khi sinh non hoặc bị thai lưu, sẩy thai: Sau khi tử cung phụ nữ chịu tổn thương cần ít nhất 2 năm để phục hồi.
Tự ý sử dụng thuốc: Khi mang thai phải thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc, một số loại thuốc thật sự không tốt cho thai nhi, thậm chí chúng còn gây dị tật. Tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, dù là thuốc bổ hay vitamin.
Bên trên là 7 điều cần biết trước khi mang thai, giúp chị em có cái nhìn tổng quát và kiến thức còn vướng mắc. Đồng thời chuẩn bị một tâm lý vững vàng và thoải mái để bước vào chu kỳ mang thai hơn 9 tháng khỏe mạnh.
—
HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND
☎ Tổng đài: (028) 3930 75 75 🌐 Website: ykhoadiamond.com 📩 Fanpage: https://www.facebook.com/ykhoadiamond
✨ Phòng khám Đa Khoa Diamond ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM
✨ Phòng khám Sản Nhi Diamond ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM
Chuyển Dạ Và Dấu Hiệu Cần Biết – Hệ Thống Y Khoa Diamond
Chuyển dạ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Mẹ bầu và người thân cần biết rõ các dấu hiệu chuyển dạ để đến cơ sở y tế kịp thời nhằm sinh đẻ an toàn, tránh tình trạng sinh đẻ tại nhà hoặc đẻ rơi dọc đường dễ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ lẫn con Đồng thời cũng cần có những kiến thức khi sinh con, phối hợp với nhân viên y tế để sinh nở an toàn và cảm thông nếu có xảy ra tai biến y khoa ngoài mong đợi.
Tìm hiểu về chuyển dạ
Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ là một loạt hiện tượng diễn ra ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ làm cho thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.
Chuyển dạ sinh đủ tháng khi tuổi thai từ 38 – 42 tuần (trung bình là 40 tuần, là ngày sinh dự kiến), khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập khỏe mạnh ngoài tử cung.
Sinh non khi tuổi thai từ 22 – 37 tuần, thai nhi có thể sống được.
Sinh già tháng khi tuổi thai ≥ 42 tuần.
Chẩn đoán sự chuyển dạ không chính xác có thể dẫn đến sự lo lắng cho chính mẹ bầu cùng người thân hoặc xử trí can thiệp không cần thiết làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của mẹ và con.
Các giai đoạn của chuyển dạ
1. Tiền chuyển dạ
Tiền chuyển dạ là giai đoạn trước chuyển dạ thật sự, có thể kéo dài một vài tuần. Thai phụ có thể có các triệu chứng: Tiểu nhiều lần, tăng dịch tiết âm đạo, bụng sụt, tử cung có các cơn co thưa – nhẹ – không đau rõ, đau các khớp vùng chậu,…
2. Chuyển dạ thực sự
Chuyển dạ thật sự khi có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:
Đau bụng từng cơn tăng dần;
Ra dịch nhầy hồng âm đạo;
Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở);
Đầu ối được thành lập;
Có sự tiến tiển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung;
Khi có các cơn đau bụng gò cứng, ra dịch nhầy âm đạo, ra nước loãng âm đạo,… mẹ bầu nên nhập viện khám ngay vì đó là thời điểm cho thấy mẹ sắp sinh.
Các dấu hiệu của chuyển dạ
Bụng tụt xuống thấp
Khi đầu em bé xoay thấp xuống xương chậu là bé đã sẵn sàng để chào đời, thường được gọi là sa bụng.
Đau co tử cung
Gần tới ngày sinh, mẹ bầu có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.
Các cơn co chuyển dạ thường mạnh, lặp đi lặp lại và liên tục. Bạn có thể bấm giờ, khi các cơn co cách nhau từ 5 – 7 phút trong ít nhất 1 trong tiếng tức là bạn đang chuyển dạ.
Vỡ ối
Túi chất lỏng bao quanh em bé có thể bể ra bất cứ lúc nào trong quá trình chuyển dạ. Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu.
Dấu hiệu nên nhập viện sớm
Cơn co thắt ở mỗi người mẹ là khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để nhận biết chính xác dấu hiệu bạn nên nhập viện. Tuy nhiên, bác sĩ Diamond khuyên rằng những trường hợp sau, người mẹ nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Người mẹ sinh bé lần đầu, những cơn co thắt xảy ra 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Nhìn chung, những thai phụ sinh con đầu lòng bao giờ cũng có thời gian chuyển dạ dài hơn so với bà mẹ sinh con lần 2.
Cường độ của những cơn co thắt mỗi lúc mỗi mạnh hơn, đến mức người mẹ không chịu đựng nổi.
Người mẹ mang thai dưới 37 tuần và xuất hiện những cơn co thắt dồn dập.
Người mẹ không còn nhận thấy cảm giác thai nhi cử động sau những cơn co thắt.
—
HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND
☎
Tổng đài & Đặt hẹn: (028) 3930 7575
Chi nhánh: Đa Khoa Diamond
Địa chỉ: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM
Địa chỉ: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM
Tim Thai Xuất Hiện Từ Tuần Thứ Mấy? – Hệ Thống Y Khoa Diamond
Tim thai hình thành như thế nào?
Ở ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu hình thành ống dẫn của tim, bắt đầu co bóp làm chức năng của quả tim. Đến cuối tháng thứ nhất dài thêm 1cm và tim thai bắt đầu hoàn thiện.
Đầu tháng 2 tức là tuần thứ 5 của chu kỳ thai, phôi thai hình thành nhiều tế bào có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần đầu sẽ hình thành cột sống và não bé. Phần trên của ống thần kinh bắt đầu phẳng ra và tạo nên mặt trước của não. Lúc này một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển và hình thành trái tim của thai nhi, khi siêu âm, chị em sẽ nghe thấy nhịp tim của thai nhi.
Ở tuần thứ 7, tim của thai nhi bắt đầu lớn dần và chia thành 2 buồng tim trái và phải. Sau 5 tuần tiếp theo, tim thai sẽ hoàn thiện.
Thai nhi mấy tuần thì có tim thai?
Thông thường, sau 7 tuần mới bắt đầu nghe thấy nhịp tim của bé, nhưng trong một số trường hợp có thể đo được tim thai ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 hoặc trễ hơn ở tuần thứ 8 hoặc 10.
Giai đoạn cuối tuần thứ 5 và đầu tuần thứ 6 của thai kỳ, khi siêu âm chỉ nghe được âm vang. Ở tuần thứ 7 mới có thể nghe được chính xác nhịp tim. Đồng thời, giai đoạn này khi siêu âm bác sĩ sẽ nhìn thấy được phôi thai rõ hơn. Trường hợp tim thai xuất hiện muộn hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ thử đồng độ HCG trong máu, nếu nồng độ HCG cao tức là thai nhi vẫn khỏe mạnh, duy chỉ có tim thai muộn hơn một chút so với bình thường.
Đến tuần thứ 20, tim bé sẽ đập mạnh hơn, thai phụ có thể nghe bằng tai nhịp tim của con yêu. Nhịp đập càng to chứng tỏ thai nhi rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Tim thai bình thường là như thế nào?
Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, tim của bé gần như hoàn thiện, tuần thứ 14 sẽ đập rõ ràng hơn và tuần thứ 16 tim có thể bơm máu với khoảng 14 lít/ ngày. Ở những tuần tiếp theo, tim tiếp tục lớn kề kích thước lẫn khối lượng. Thông thường tim đập từ 120 – 160 lần/ phút, tuy nhiên khi bé quậy nhiều tim đập nhanh đến 180 lần/ phút nhưng vẫn ở trạng thái thường.
Mẹ nên ăn gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?
Khi mang ở tuần thứ 7, thai phụ nên cung cấp đủ 4 chất dinh dưỡng cơ bản như: Tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi và các loại quả chứa nhiều axit folic.
Bên cạnh đó, thai phụ phải chú ý tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm quan trọng trong thời gian mang thai và làm các xét nghiệm khi cần thiết. Đồng thời nên trao dồi thêm kiến thức mang thai, sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh để có kinh nghiệm chăm sóc con yêu tốt hơn.
—
HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND
☎ Tổng đài: (028) 3930 75 75 🌐 Website: ykhoadiamond.com 📩 Fanpage: https://www.facebook.com/ykhoadiamond
✨ Phòng khám Đa Khoa Diamond ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM
✨ Phòng khám Sản Nhi Diamond ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM
3 Cách Tính Ngày Rụng Trứng Chính Xác &Amp; Dễ Nhớ Nhất – Hệ Thống Y Khoa Diamond
Xác định được ngày rụng trứng có phải là cơ hội vàng để thụ thai?
Mỗi chị em phụ nữ có một lượng trứng nhất định bên trong cơ thể và mỗi tháng sẽ có một nàng trứng “rời tổ”, rơi xuống tử cung chờ đợi chàng tinh binh. Nếu không được thụ tinh, sau hai tuần nồng độ hormone trong máu làm cho các niêm mạc tử cung vỡ ra, chảy ra ngoài theo đường âm đạo bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới. Chu kỳ kinh nguyệt là cơ sở để tính ngày rụng trứng. Thời gian sống và chờ đợi của “nàng trứng” gói gọn trong 24 giờ và có thể thụ tinh trong gia đoạn này. Do đó, nhiều người cho rằng đây là thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất. Thực tế thời gian sống của trứng chỉ có 1 ngày còn tinh trùng kéo dài từ 3-5 ngày. Do đó, trước thời điểm rụng trứng nếu có sẵn một đội quan đang chờ thì khả năng thụ thai thành công sẽ rất cao.
3 cách tính ngày rụng trứng dễ nhớ nhất
1. Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đèn đỏ đầu tiên và kết thúc khi một chu kỳ mới bắt đầu. Tùy cơ địa của mỗi người, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 28 – 30 ngày, trường hợp đặc biệt sẽ kéo dài 32 hoặc 40 ngày. Để tính được chính xác ngày rụng trứng không hề dễ cho dù có dùng các thiết bị máy móc hiện đại. Tuy nhiên, chị em có thể nhẩm tính khoảng thời gian có khả năng thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt bằng cách: Đếm lùi 12 ngày kể từ ngày chị em cảm nhận sẽ là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh kế tiếp, sau đó tiếp tục đếm lùi thêm 4 ngày. Khoảng thời gian 5 ngày này thường được gọi là “cửa sổ thụ thai” vì hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra vào khoảng thời gian này. Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 12-16 của chu kỳ. Với phụ nữ có chu kỳ dài hơn, ngày rụng trứng sẽ nằm trong khoảng ngày thứ 15 – 20 của chu kỳ hoặc trễ hơn. Chị em lưu ý, đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, phương pháp này thường không hiệu quả.
2. Cách tính ngày rụng trứng dựa vào dịch tiết âm đạo
Trước ngày trứng rụng 1-2 ngày, “cô bé” tiết dịch nhiều hơn bình thường. Dịch tiết thường loãng, trơn, trong và có độ co giãn hơn so với dịch âm đạo trong phần còn lại của chu kỳ kinh nguyệt.
3. Cách tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt cơ bản
Nếu chú ý bạn sẽ cảm nhận được nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng cao trong những ngày rụng trứng do sự thay đổi của một số loại hormone trong cơ thể. Sự thay đổi này không đáng kể nên phải thật tinh ý mới có thể nhận ra. Bạn nên ghi lại thân nhiệt từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ nhanh chóng xác định được thời điểm rụng trứng. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý đo nhiệt độ vào thời điểm cố định mỗi ngày và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tránh những trường hợp cảm, sốt làm giảm độ chính xác của phương phá dự đoán.
Ngoài 3 cách tính ngày rụng trứng trên, chị em có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau đây trong những ngày trứng rụng:
Ngực đau.
Bụng đầy hơi.
Xuất hiện một vài đốm máu nhỏ.
Ham muốn “yêu” cao hơn bình thường.
—
HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND
☎ Tổng đài: (028) 3930 75 75 🌐 Website: ykhoadiamond.com 📩 Fanpage: https://www.facebook.com/ykhoadiamond
✨ Phòng khám Đa Khoa Diamond ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM
✨ Phòng khám Sản Nhi Diamond ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM
Bạn đang xem bài viết 7 Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai – Hệ Thống Y Khoa Diamond trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!