Xem Nhiều 5/2023 #️ 7 Bát Canh Dành Riêng Cho Bà Bầu, Giúp Mẹ Bổ M Áu, Ngừa Cảm Cúm, Thai Nhi “Tung Tăng” Lớn Khỏe # Top 5 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # 7 Bát Canh Dành Riêng Cho Bà Bầu, Giúp Mẹ Bổ M Áu, Ngừa Cảm Cúm, Thai Nhi “Tung Tăng” Lớn Khỏe # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Bát Canh Dành Riêng Cho Bà Bầu, Giúp Mẹ Bổ M Áu, Ngừa Cảm Cúm, Thai Nhi “Tung Tăng” Lớn Khỏe mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có bầu em thèm nhất là được ăn canh. Những hôm đi làm về mệt, mâm cơm mẹ chồng nấu có sẵn bát canh nóng thơm lừng tự nhiên thấy sung sướng, hạnh phúc quá chừng. Chưa kịp rửa tay đã sà vào ngồi húp lấy húp để. Mẹ chồng em cũng thuộc dạng hiền lành, dễ tính, thương con dâu như con gái ruột nên em chẳng bao giờ phải ngại ngùng, giữ lễ gì cả.

Trước đây, lúc mẹ chồng chưa lên ở cùng vợ chồng em để phụ giúp bếp núc khi con dâu bầu bì, em làm nhiều nên hay bị thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao lắm. Có bầu mà bị cảm bệnh, ho sùng sục miết thôi, em sợ ảnh hưởng đến con trong bụng nên đi khám miết, bác sĩ quen mặt luôn ý.

Mẹ chồng nghe vậy nên dọn lên ở cùng chờ em sinh để nuôi đẻ luôn. Nhờ có mẹ mà ngày nào em cũng được ăn ngon, thích nhất là mấy món canh mẹ nấu, ngon cực kỳ. Mẹ bảo những món mẹ hay nấu cho em ăn đều có tác dụng an thai, bổ máu, ngừa và trị cảm bệnh. Hèn chi em ăn vào không còn mệt mỏi, choáng váng, bệnh vặt liên miên như trước nữa. Hay mỗi lần bị cảm cúm chỉ cần ăn liền 2-3 hôm là khỏi ngay. Đi siêu âm bác sĩ cũng bảo thai nhi phát triển tốt, tăng cân nhanh nữa. Mừng ơi là mừng.

Cháu em mới 6 tuổi ở cùng với ông bà cũng được nấu cho ăn mấy món này suốt hèn chi khỏe mạnh, hoạt bát lắm, không khi nào em nghe nó bị bệnh cả.

Em thấy bây giờ tiết trời cũng hơi se se lạnh rồi, mọi người dễ mắc mấy cái bệnh như cảm cúm, ho, sốt, sổ mũi, viêm phổi lắm lận. Nhất là mấy mẹ bầu bí và con nít á, bệnh vô là khổ cái thân lắm lận, tại đâu có được uống thuốc gì bừa bãi đâu, mà uống vô lại hại mẹ hại con nữa.

Để tẩm bổ cho thai nhi, phòng ngừa và chữa trị mấy bệnh lặt vặt kia thì không gì tốt hơn ngoài ăn uống những món canh mà mẹ chồng em đã nấu cho em ăn nè các mẹ. Các mẹ tham khảo để bổ sung vào thực đơn hằng ngày nha. Ngon lắm! Em đây ngày nào cũng ăn, ăn ròng rã mà lúc nào cũng thấy thòm thèm là biết.

1/ Canh sườn non củ cải trắng

Củ cải trắng giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… nên rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và con nít. Theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, ăn vô có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Nhờ đó, mẹ bầu, con nít ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ.Có thể nấu củ cải trắng với nhiều loại thực phẩm khác nhưng mà em thích nhất là kết hợp với sườn non. Ngon hết chỗ chê!

2/ Canh bầu nấu nghêu

Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe.

Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho bà bầu, con nít và những người ốm yếu cần bồi bổ. Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh tiểu đường.

Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác giúp mẹ bầu và các bé ăn uống ngon miệng hơn. Chỗ em ở người ta hay bán nghêu tươi ngon lắm nên nhà em ăn món canh bầu nấu nghêu thường xuyên luôn.

3/ Canh mướp nấu hẹ

Mướp thì quá quen thuộc với các mẹ rồi đúng không?

Ăn canh mướp rất bổ nhưng nhiều người còn chưa biết một điều rằng món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Vì bản thân trái mướp rất giàu dưỡng chất, nó kết hợp với lá hẹ (lá hẹ thì nổi tiếng trong việc hạ sốt, giải cảm) nên tạo thành món canh ngon và cũng là bài thuốc hay vô cùng.

Vì những tính chất trên nên món canh bí đao nấu thịt gà ăn vào rất bổ, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru. Lại còn phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi…

5/ Canh rau cải cúc nấu lá lách

Bình thường em rất thích ăn canh rau cải cúc.

Mà em để ý mỗi lần mệt mỏi trong người, ăn không ngon miệng mà có món canh cải cúc tráng ruột tạm thời thì rất mau thèm ăn trở lại, người cũng khỏe khoắn hơn. Mẹ chồng biết em thích nên cũng hay nấu món này cho em ăn lắm. Bà bảo cải cúc chữa ho, cảm cúm rất tuyệt vời.

Bằng chứng là nhiều lần em bệnh ăn vô cũng mau khỏi lắm.Có thể nấu canh rau cải cúc với bất cứ thịt gì mà các mẹ thích. Cá nhân em thì em hay nấu với lá lách lợn (phổi lợn ý ạ). Chỉ cần chọn mua lá lách ở cửa hàng thịt uy tín, tươi ngon là được. Các mẹ biết tại sao em thích nấu với lá lách không? Vì mẹ em kêu hai thứ này kết hợp lại có tác dụng chữa ho, bổ phế tốt lắm.

6/ Canh nấm nấu gừng

Nấm dễ nấu mà nước cũng rất ngọt nữa.

Em tin là ở đây có rất nhiều mẹ mê ăn nấm giống em. Mẹ có thể mua bất cứ loại nấm ngon nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho. Bầu bì hay con nít ăn hoài chả sợ.

7/ Canh rau dền thịt nạc băm

Rau dền có tính hàn, nấu chung với thịt nạc băm trở thành món canh thơm ngọt, dễ ăn.

Vì canh mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể hồng hào, khỏe khoắn. Mỗi khi ốm bệnh không cần ăn uống gì cao sang, chỉ cần có tô canh rau dền giản dị là cũng đủ lắm rồi các mẹ nhỉ!

Tất cả các món canh trên các mẹ bầu bí, con nít, người già đều ăn vô tư mà không lo sợ tác dụng phụ. Vừa được ăn ngon vừa như uống thuốc bổ vào người thì tội gì không triển ngay các mẹ nhỉ? 7 món đủ cho 1 tuần luôn nè.

Theo langnhincuocsong

7 Cách Giúp Đề Phòng Cảm Cúm Ở Bà Bầu

Cảm cúm có thể sẽ gây dị tật thai nhi, tuy nhiên việc dùng thuốc khi mang thai thường kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, cách tốt nhất là cần phòng tránh nguy cơ mắc cúm để đảm bảo cho các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Cảm cúm được xem là một bệnh khá nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng đầu tiên. Virus cúm có thể là nguyên nhân gây co bóp tử cung khiến sảy thai, sinh non hoặc làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vậy nên các bà bầu cần có những biện pháp phòng tránh để làm giảm khả năng mắc cúm trong giai đoạn mang thai. Và bài viết dướ i đây xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis sẽ chỉ ra 7 cách phòng cúm hiệu quả nhất dành cho bà bầu.

7 Cách giúp phòng cảm cúm ở bà bầu

Tiêm vắc xin phòng cúm

Tiêm phòng cúm là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm. Việc tiêm phòng cúm sẽ giúp truyền các kháng thể kháng cúm sang cho bé và bé sẽ được bảo vệ cho đến mấy tháng đầu sau khi sinh.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin chống cúm mỗi năm và nên tiến hành trước khi bước vào mùa cúm từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Bà bầu có thể tiến hành tiêm phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, chính là việc tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Theo đó trong quá trình mang thai, bà bầu cần bổ sung đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết như acid folic, vitamin A, vitamin B1, vitamin D, canxi, sắt, protein, DHA.. Đối với phụ nữ mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai thì lượng năng lượng cần dung nạp trong một ngày là 2.560kcal và ở giai đoạn cuối của thai kỳ con số này cần tăng thêm 475kcal.

Vì thế việc xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng là vô cùng cần thiết để mẹ bầu nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cúm và các loại bệnh khác.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn uống những thực phẩm lạnh vì đó là nguyên nhân rất dễ gây nên tình trạng cảm cho bạn.

Giảm thiểu tối đa các áp lực

Giai đoạn mang thai là thời điểm mà tâm trạng mẹ bầu dễ nhạy cảm nhất và thường gặp phải nhiều áp lực tinh thần khiến tình trạng sức khỏe cũng theo đó bị ảnh hưởng. Vậy nên phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần có kế hoạch phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý, giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể khiến bản thân bị áp lực. Bởi khi sức khỏe tinh thần không được đảm bảo sẽ dẫn theo hệ lụy khiến cơ thể luôn mệt mỏi, lo âu, mất ngủ… và đó cũng là lý do khiến các loại bệnh dễ dàng tấn công và xâm nhập cơ thể.

Vậy nên, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá độ cũng là một hình thức giúp mẹ bầu phòng ngừa các chứng bệnh có thể gặp phải trong thai kỳ, đặc biệt triệu chứng cúm.

Tránh tiếp xúc gần hay trực tiếp với các nguồn lây nhiễm cúm

Cúm là căn bệnh rất dễ lây truyền qua không khí, đặc biệt là khi tiếp xúc gần với người bệnh. Chỉ cần một vài hành động như hắt hơi, ho, nói chuyện cũng có thể khiến nguy cơ lây nhiễm cúm là rất cao. Ngoài ra, cúm cũng có thể lây lan thông qua việc sử dụng chung đồ với người bệnh. Chính vì thế, khi người nhà hay những người xung quanh mắc bệnh cúm, các bà bầu cần tránh tiếp xúc gần hoặc cần có những đồ vật hỗ trợ phòng ngừa như đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn.

Ngoài ra, vào cao điểm mùa dịch, bà bầu cần hạn chế xuất hiện ở những khu vực tập trung đông người như siêu thị, chợ, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim,… vì đó là những nơi có khả năng lây nhiễm cúm rất cao.

Không chỉ duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng mà mẹ bầu cũng cần tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Một số hoạt động thể dục, thể thao mà mẹ bầu có thể tham gia như bơi lội, đi bộ, tập yoga…

Ngoài có tác dụng giúp bà bầu nâng cao sức khỏe trong thai kỳ, việc tập luyện thể dục còn hỗ trợ rất nhiều trong quá trình sinh nở về sau.

Duy trì không khí thông thoáng cho nơi ở

Những tác động từ yếu tố môi trường sống cũng là tác nhân dễ gây nên tình trạng cúm cho các bà bầu. Nếu nhà bạn đang ở có độ ẩm không khí cao và không thông thoáng thì có thể cân nhắc việc sử dụng máy hút ẩm để duy trì không khí trong lành và khô thoáng.

Ngược lại nếu nơi ở có độ ẩm không khí thấp và đặc biệt vào mùa đông các gia đình có thể sử dụng lò sưởi khiến không khí trở nên khô hơn, đây chính là điều kiện thuận lợi để virus cúm phát triển nên cần có máy tạo độ ẩm cho không khí trong nhà.

Bên cạnh đó, việc sử dụng điều hòa 24/24 cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Vậy nên hãy tận dụng thời điểm thích hợp để mở cửa sổ cho nguồn gió tự nhiên có thể thổi vào nhà giúp điều hòa không khí tốt hơn.

Giữ cơ thể luôn ấm khi vào mùa đông

Đối với mẹ bầu sinh sống ở khu vực miền Bắc thì mùa đông chính là mùa có nguy cơ bị cúm cao nhất và biến chứng của cúm có thể dẫn đến viêm phổi cấp gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế điều kiện tiên quyết giúp bà bầu phòng tránh cúm khi bước vào mùa đông chính là luôn giữ ấm cơ thể. Việc giữ ấm có thể thực hiện bằng các phương pháp như:

Vận động cơ thể như di chuyển, mát xa để giúp máu tuần hoàn và cơ thể ấm hơn

Mặc quần áo đủ để giữ ấm, tuy nhiên không nên mặc quá nhiều vì có thể khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn, vì thế nên chọn quần áo có chất liệu mềm, nhẹ, khả năng hút ẩm tốt.

Ngoài ra khi đi ra ngoài cần giữ ấm cho đôi, tay và chân thật cẩn thận.

Nếu có thể mỗi ngày sản phụ nên ra ngoài tắm nắng để có thể bổ sung lượng vitamin D cần thiết.

Chứng mất nước vào mùa đông sẽ làm bà bầu dễ cảm lạnh hơn so với thông thường nên cần bổ sung đủ nước và calo mỗi ngày để đảm cơ thể có đủ năng lượng

Một số mẹo trị cúm an toàn không cần dùng thuốc

Nếu không may mắc cúm, để đảm bảo tính an toàn cao nhất, các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, tuyệt đối không tự mua thuốc về uống. Ngoài ra, bạn có thể làm theo một số bài thuốc dân gian đã có kiểm chứng hiệu quả bằng thực tế sử dụng của ông bà ta từ xa xưa. hội chứng edwards là gì ?

Cháo trứng nóng

Với trường hợp bị cảm cúm nhẹ, một bát cháo trứng nóng hổi với nhiều tía tô và hành sẽ là phương thuốc tuyệt vời. Sau khi ăn xong, cơ thể sẽ toát mồ hôi khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu hơn rất nhiều. Hơn nữa, món cháo trứng này rất ngon và bổ dưỡng, giúp trị cảm cúm hiệu quả mà không ảnh hưởng tới thai nhi.

Trị cảm cúm an toàn bằng tỏi

Theo các nghiên cứu khoa học, các dưỡng chất trong tỏi tươi có khả năng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống nấm, virus là vi khuẩn rất hiệu quả. Nếu dùng tỏi thường xuyên sẽ phòng tránh và trị cảm cúm cực kỳ hiệu quả. Hơn nữa, tỏi rất có lợi và an toàn với phụ nữ mang thai nên các mẹ bầu có thể sử dụng để khắc phục chứng cảm cúm ngay từ khi bệnh mới xuất hiện.

Xông hơi bằng lá thuốc

Các mẹ bầu có thể dễ dàng tìm thấy một số lá cây như lá bưởi, tía tô, rau tần, lá bạc hà…để đun nước xông hơi mỗi khi bị cảm cúm. Mỗi lần bạn hãy chọn khoảng 100 gam với 6-7 loại lá, mang rửa sạch cho vào nồi rồi đổ ngập nước đun sôi. Sau 3-5 phút bắc nồi xuống mở hé nắp nồi và chùm kín chăn.

Cố gắng hít thở đều đặn, hơi nước nóng từ nồi bốc ra sẽ làm bạn toát mồ hôi. Khoảng 5-10 phút sau lấy khăn bông lau khô người và uống một cốc nước chanh muối sẽ thấy cơ thể khoan khái hơn. Mỗi ngày xông hơi 1 lần, liên tiếp trong 2-3 lần sẽ giúp trị cảm cúm hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối

Cách thức tưởng chừng như đơn giản nhưng mang đến hiệu quả không ngờ cho các mẹ bầu chính là sử dụng nước muối. Sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng và vệ sinh mũi sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn và có thể đẩy vi khuẩn ra bên ngoài. Mẹ bầu có thể tự pha chế nước muối tại nhà hoặc có thể tìm mua nước muối sinh lý tại các quầy thuốc.

Chanh đào mật ong

Chanh và mật ong đều là hai loại thực phẩm có tính sát khuẩn cao, có thể giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ho và rát họng khi bị cảm. Nếu bạn có sẵn một bình chanh đào ngâm mật ong trong nhà thì có thể pha với nước ấm để uống sẽ có tác dụng giảm ho và đau họng tức thì. Ngoài ra nếu không có sẵn, bạn có thể ngậm một vài lát chanh cùng muối để giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu từ cúm.

Bài viết trên cung cấp các phương pháp phòng tránh cảm cúm cũng như những mẹo vặt giúp mẹ bầu trị cúm an toàn mà không cần dùng đến thuốc.

Hi vọng, thông qua những kiến thức được đề cập ở trên sẽ giúp các mẹ bầu tự tin hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé trong thời kỳ mang thai.

Một Số Mẹo Vặt Phòng Ngừa Cảm Cúm Cho Bà Bầu

Thời điểm mang thai vô cùng nhạy cảm đối với sức khoẻ của bà bầu và thai nhi. Do đó, việc giữ gìn cho cơ thể luôn khoẻ mạnh mẹ bầu cần tìm những biện pháp phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu vừa đơn giản, vừa hiệu quả.

1. Đừng quên đeo khẩu trang ra ngoài

Bà bầu cần đeo khẩu trang khi ra ngoài. Khẩu trang không chỉ có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm virus cúm, tránh các bệnh đường hô hấp mà còn giúp giữ gìn da mặt khỏi các tác hại của tia cực tím.

2. Bà bầu cần rửa tay thường xuyên

Hình thành thói quen rửa tay thường xuyên cũng là một cách tăng cường sức đề kháng của người phụ nữ khi mang thai.

Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Vì vậy, việc sử dụng các chất diệt khuẩn nhẹ như xà phòng, nước rửa tay đem lại hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho mẹ và bé.

Việc rửa tay thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giữ đôi tay sạch sẽ và khoẻ đẹp.

3. Chú ý giữ ấm cơ thể

Thời tiết thay đổi do sự chuyển mùa khiến bệnh cảm cúm thường bùng phát vào thời tiết giá lạnh. Việc giữ ấm cơ thể cho bà bầu bằng khăn, mũ và tất là một cách hữu hiệu đem lại hiệu quả bảo vệ mẹ và con trước sự tấn công của các bệnh đường hô hấp và đặc biệt là bệnh cảm cúm.

Ngoài ra, thời gian này mẹ bầu cũng nên kiêng các loại món ăn có tính lạnh như đồ biển, kem hay nước đá, tránh xa đồ uống có cồn để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và thai nhi khoẻ mạnh.

Bà bầu có thể tìm hiểu thêm một số biện pháp giúp giữ ấm cơ thể bằng dinh dưỡng như: Bà bầu ăn gì để giữ ấm cơ thể, kháng bệnh vào mùa đông?

4. Tăng cường dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Việc duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khoẻ. Đối với bà bầu, điều này càng quan trọng hơn, khi bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng tâm lý đem lại hiệu quả giúp bà bầu thư giãn tinh thần.

Bà bầu có thể lựa chọn một số loại nước đem lại hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé như:

– Uống nước tỏi giã, đây là loại nước uống hơi khó uống nhưng đem lại hiệu quả vô cùng tốt với bà bầu khi bị cúm.

– Nước gừng đường đỏ, nếu bị lạnh hoặc có dấu hiệu cảm lạnh bà bầu có thể uống nước gừng đường đỏ nóng, nước uống này giúp bà bầu đỡ mệt mỏi hơn.

– Ăn củ hành sống, tỏi tươi, đều là biện pháp phòng ngừa cảm và khống chế virus gây bệnh cho đường ruột hiệu quả.

5. Bà bầu cần bổ sung kẽm, vitamin và khoáng chất cần thiết

Thiếu kẽm sẽ khiến chức năng phòng ngự của đường hô hấp bị kém hơn. Vậy nên bà bầu có thể bổ sung một số thự phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương hoặc các loại đỗ để phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả.

Kèm theo đó là bổ sung vitamin C, vitamin C đem lại tác dụng loại trừ chất có hại, oxy hoá trong cơ thể và có chức năng phòng chống, nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.

Những loại thực phẩm giúp cung cấp vitamin C cho bà bầu như: cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho,…

6. Súc miệng bằng nước muối là cách phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng nên súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm. Sau đó uống nửa cốc nước lọc.

Thói quen này không những giúp phòng cảm mà còn hiệu quả trong việc bảo vệ sức khoẻ răng lợi. Vì khi mang thai, sức khoẻ răng lợi của phụ nữ vô cùng nhạy cảm, điều này dễ khiến bà bầu bị chảy máu chân răng và dễ mắc bệnh viêm lợi.

7. Duy trì độ ẩm trong phòng

Thời tiết thay đổi liên tục, đột ngột sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ bà bầu. Do đó, để bảo vệ sức khoẻ bà bầu cần duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong phòng. Đối với nhiệt độ mùa đông, độ ẩm không khí thấp, có thể sử dụng thêm sưởi trong phòng, lúc này lại khiến không khí bị khô.

Nếu không khí bị khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy, bà bầu cần sử dụng máy làm ẩm để giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% đây là cách phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu hiệu quả cao.

Một số mẹo phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu khác:

– Bà bầu cần uống đủ nước mỗi ngày, việc uống đủ nước có tác dụng phòng cúm và viêm họng.

– Nên hạn chế tiếp xúc nơi đông người, những nơi có dịch bệnh. Nếu đang có dịch bệnh, khả năng lây truyền bệnh khá cao.

– Thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục năng lượng và sức khoẻ khi mang thai.

– Hạn chế tiếp xúc thuốc và chất có cồn.

Ngoài ra, ba bầu cần tiêm vaccine phòng cúm. Đối với phụ nữ trước khi có ý định có thai nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé.

Mẹ Bầu 7 Tháng Bị Cảm Cúm Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Như Thế Nào?

Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa, bà bầu rất dễ bị cảm do sức đề kháng yếu. Vì lo lắng cho con nên nhiều mẹ từ chối sử dụng thuốc, Việc hạn chế dùng thuốc khiến bà bầu bị cảm thường lâu khỏi, gây ra không ít mệt mỏi và khó chịu cho mẹ. Vậy bầu 7 tháng bị cảm cúm là do đâu? Mẹ phải điều trị thế nào để nhanh khỏi mà vẫn hạn chế dùng thuốc?

Nguyên nhân gây ra cảm cúm

Bệnh cảm thông thường đều do virus gây ra. Y học chia bệnh cảm thành 2 nhóm: Cảm lạnh và cảm cúm. Cảm lạnh xảy ra khi nhiễm virus ở đường hô hấp trên, rất nhiều virus có thể gây ra triệu chứng cảm lạnh nhưng thường gặp nhất là Rhinovirus.

Đối với cảm cúm, đây cũng là một bệnh truyền nhiễm nhưng do virus cúm Influenza gây ra. Có nhiều chủng virus cúm như cúm A, cúm B, cúm C. Hoạt động của các chủng virus cúm thay đổi theo từng năm và dễ dàng sinh ra chủng cúm mới. Do đó, cảm cúm thường nguy hiểm hơn rất nhiều so với cảm lạnh.

Việc phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm thường dựa trên triệu chứng:

Triệu chứng cảm lạnh

Thường nhẹ và kéo dài ngắn ngày, triệu chứng sẽ cải thiện sau 7-10 ngày.

Bà bầu bị cảm lạnh sẽ có dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, viêm họng, nhức đầu, đau nhức cơ thể và mệt mỏi nhẹ.

Triệu chứng cảm cúm

Các triệu chứng của cảm cúm tương tự như cảm lạnh nhưng mức độ nặng và kéo dài hơn. Có thể kèm theo sốt từ vừa đến cao, ho khan, ớn lạnh, ăn không ngon miệng.

Bà bầu thường đau đầu và đau cơ nghiêm trọng, mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần hoặc hơn nếu chăm sóc không tốt.

Mẹ bầu bị cảm cúm ảnh hưởng thế nào tới em bé?

Suy nhược

Bệnh gai cột sống

Sứt môi hở hàm ếch

Viêm đại tràng co thắt

Suy thận hai bên.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ lên tới 40%

Em bé có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ

Tăng tỷ lệ nhạy cảm của đứa trẻ

Mẹ bầu 7 tháng bị cảm cúm nên làm gì để nhanh khỏe?

Cơ thể của phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Nếu đã lỡ bị cảm cúm, mẹ nên lưu ý:

Khám sức khỏe ở các trung tâm y tế uy tín

Nhờ vào việc chẩn đoán, các bác sĩ sẽ cho mẹ biết chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó, mẹ có thể điều trị đúng cách và nhanh khỏi.

Không tự ý mua thuốc.Một số trường hợp mẹ bầu không đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc để uống là rất không nên. Kháng sinh là thuốc khi sử dụng phải hết sức thận trọng. Không chỉ riêng phụ nữ có thai mà với tất cả mọi người.

Biện pháp hỗ trợ điều trị

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị sau:

Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm. Một số nguyên liệu gợi ý cho nồi xông của mẹ bao gồm lá kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, củ gừng, sả, rau tần dầy lá…

Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%.

Uống nước chanh/ quất/ tắc pha mật ong. Dùng hỗn hợp chanh mật ong hoặc pha chanh mật ong với nước ấm không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Ăn nhiều tỏi, giã tỏi ép lấy nước uống. Mẹ cũng có thể lấy nước tỏi dùng xông hàng ngày.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Bạn đang xem bài viết 7 Bát Canh Dành Riêng Cho Bà Bầu, Giúp Mẹ Bổ M Áu, Ngừa Cảm Cúm, Thai Nhi “Tung Tăng” Lớn Khỏe trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!