Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Dấu Hiệu “Báo Động” Bà Bầu Sắp Sinh mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu bị vỡ ối chứng tỏ bạn sắp sinhĐây là 1 trong những tín hiệu rõ nhất ở người chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có 15-25% mẹ bầu chuyển dạ gặp hiện tượng này. Nguyên nhân là do màng ối bị rách, dẫn đến tình trạng chảy nước ối từ âm đạo.
Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa nước ối và nước tiểu, bởi trong những tháng cuối cùng của kỳ mang thai, thai nhi to gây áp lực lên bàng quang của mẹ tạo ra chứng tiểu không kiểm soát. Khi nhận thấy mình bị vỡ nước ối, các mẹ có thể sinh 24 h sau đó.
Khi cổ tử cung bắt đầu giãn nở, nước nhờn thoát ra khỏi ngoài âm đạo
Khi cổ tử cung bắt đầu giãn nở, bạn sẽ thấy có nước nhờn thoát ra khỏi ngoài âm đạo. Những chất này bầy nhầy, dính nhớt, có màu nâu, hồng hoặc đỏ nhạt. Thông thường, nếu hiện tượng ra chất nhầy này xảy ra thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vài ngày nữa, cũng có người phải đến 1-2 tuần sau.
Khi chuyển dạ, bạn sẽ cảm thấy rùng mình, ớn lạnh
Kể cả trong mùa hè nóng bức, bạn cũng sẽ cảm thấy rùng mình và ớn lạnh trước dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này, mẹ bầu nên thư giãn, tắm nước nóng, hít thở thật sâu và chuẩn bị tâm lý chờ ngày sinh nở.
Sa bụng là 1 trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo bạn sắp đến ngày sinh
Đây là 1 trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo bạn sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống, đồng thời dễ thở hơn hẳn. Tuy nhiên, lúc này áp lực sẽ đè lên bàng quang nhiều hơn, chứng tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát sẽ xuất hiện với tần số dày hơn.
Sắp đến giây phút vượt cạn, tiêu chảy là dấu hiệu tự nhiên của cơ thể
Cận kề giây phút chuyển dạ, hooc môn prostaglandin sẽ kích thích ruột mở thường xuyên hơn và tiêu chảy là 1 trong những hiện tượng thường thấy trước khi sinh như một hành động tự nhiên của cơ thể, làm rỗng ruột để dọn đường cho em bé ra ngoài.
Chúc các mẹ thật bình tâm vượt qua được kì “khai hoa nở nhụy”!
Tin Liên Quan
6 Dấu Hiệu Mang Thai Dễ Nhận Biết Nhất
Đối với những phụ nữ khoẻ mạnh, có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn với vòng kinh 28 – 30 ngày, không đang cho bé bú và không có sự kiện đặc biệt nào gây chấn động tâm lý … thì dấu hiệu mất kinh nguyệt là dấu hiệu đáng tin cậy để chẩn đoán bạn đã mang thai. Mặc dù không có hiện tượng hành kinh nhưng bạn có thể thấy một số đốm máu màu nâu hồng hoặc đỏ nhạt trên quần chip của mình. Đây chính là dấu hiệu sớm cho thấy phôi thai đã bám vào tử cung.
Những dấu hiệu mang thai này có thể xuất hiện sau thời gian mất kinh nguyệt không lâu, tập trung vào tháng đầu tiên của thai kỳ và thường biến mất vào cuối tháng thứ ba của thai kỳ.
Rối loạn tiêu hoá
Buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt vào các buổi sáng lúc ngủ dậy. Đây là một triệu chứng rất phổ biến và khá điển hình khi mang thai.
Hiện tượng táo bón: do tăng hormone trong thời kỳ mang thai, làm chùng các cơ ở đường ruột và khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả, hoặc do sự phát triển của bào thai gây áp lực lên ruột và ngăn cản chức năng của ruột …
Do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản làm bạn thường xuyên bị ợ nóng hoặc tăng tiết nước bọt.
Rối loạn thần kinh – nội tiết
Bạn cảm thấy khó kiểm soát trạng thái của mình, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì,… Bạn thường nghĩ do áp lực công việc nhưng cũng có thể là do bạn đã mang thai.
Rất nhiều phụ nữ cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường. Bạn cảm thấy mình không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn thích thú ngược lại, có những cơn thèm không lý giải được về một món ăn nào đó.
Rối loạn tiểu tiện
Thân nhiệt tăng
Thông thường, khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể của bạn cũng tăng lên một chút. Sự biến đổi này là rất nhẹ và sẽ hết khi sau khi trứng đã rụng. Tuy nhiên, nếu mang thai, thân nhiệt của bạn vẫn giữ ở mức cao hơn bình thường cho đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo (mặc dù không có hiện tượng hành kinh).
3. “Núi đôi” đau và thay đổi kích thước
Thay đổi ở ngực thường rõ nếu bạn mang thai lần đầu tiên, nhưng cũng có thể gặp khi không có thai như trường hợp thai tưởng, u nang buồng trứng, dùng thuốc an thần…
– Ngực lớn lên nhanh chóng
– Có xuất hiện nhiều các tĩnh mạch dưới da (lưới tĩnh mạch Haller)
– Quầng vú thẫm màu và lớn dần ra
– Xuất hiện các hạt li ti như da gà (hạt Montgomery)
– Cảm giác căng và tức ngực
Thai nhi phát triển khiến lượng máu đưa đến âm đạo, cổ tử cung tăng lên đột ngột. Các vùng này bị xung huyết nhẹ dẫn đến niêm mạc có màu sắc khác so với bình thường như là đỏ hoặc hơi tím.
5. Chất nhầy cổ tử cung đặc lại
Ngay sau khi bạn có thai, chất nhầy ống cổ tử cung đặc lại và tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung.
6. Tăng sắc tố ở da
Có mẹ thấy hiện tượng tăng cường sắc tố dưới da như nám má, tàn nhang, các vùng da sậm màu xuất hiện ở cổ, các nếp gấp. Cùng với sự tăng kích thước ở ngực, quầng vú cũng tăng sắc tố, trở nên sậm màu hơn.
Nếu thấy cơ thể xuất hiện một vài hoặc đồng thời tất cả các triệu chứng trên, rất có thể bạn đã mang trong mình một sinh linh bé bỏng. Để khẳng định điều này, bạn nên dùng các biện pháp hỗ trợ như que thử thai, đi khám bác sĩ… để đảm bảo em bé của bạn được chăm sóc ngay từ những ngày đầu tiên và bạn sẽ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Bài viết đã đăng ký bản quyền nội dung số.Mọi sao chép phải tuân thủ quy định của NKB
6 Dấu Hiệu Hamster Mang Thai Bạn Cần Biết
Hamster thông thường có chu kỳ mang thai trong khoảng 15~21 ngày, do đó nếu hamster cái sống cùng hamster đực trong khoảng thời gian này thì sẽ có khả năng có thai. Trường hợp hamster cái ở một mình dài hơn 4 tuần thì chắc chắn không phải nó sắp sinh baby.
Dấu hiệu thứ 2: Hamster của bạn bao nhiêu tuổi là lưu ý tiếp theo
Hamster có thể bắt đầu được nuôi từ khi còn nhỏ ở 6-7 tuần tuổi. Tốt nhất bạn không nên ghép đôi hamster trong thời gian này vì nó còn chưa hoàn toàn trưởng thành, việc mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải tách đàn hamster riêng ra hai nhóm đực và cái để tránh tình trạng kết đôi quá sớm và tình trạng giao phối cận huyết.
Dấu hiệu bụng sưng to là không đủ để xác định hamster mang thai. Tình trạng chướng bụng thực sự có thể là một dấu hiệu của bệnh hoặc điều kiện ảnh sống hưởng đến hamster. Bệnh có thể có những dấu hiệu giống với đang mang thai bao gồm: – Pyometra – Nhiễm trùng tử cung. – Cơ quan nội tạng to lên như gan hoặc lá lách, đó có thể là kết quả của bệnh ung thư. – Bệnh tim, có thể dẫn đến sự tích tụ của các chất lỏng trong bụng. – Các vấn đề đường ruột – chứa chất thải với việc tiêu háo thức ăn không đúng cách. Bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu khác của các bệnh trên, bao gồm khát nước (Bình nước có thể hết nhanh hơn bình thường), giảm sự thèm ăn (lưu ý nếu bạn không thường xuyên đổ đầy thức ăn), và cơ thể mất đi lượng mỡ (thường là trên các xương sườn).
Dấu hiệu thứ 4: Hamster cất giấu thức ăn và làm tổ
Một hamster mẹ mang thai sẽ bắt đầu làm tổ vào cuối thai kỳ, vì vậy thu thập và tha các loại mùn lót đến một nơi lẩn khuất làm tổ chính là một dấu hiệu khác của việc hamster mang thai.
Hamster sắp sinh có thể bắt đầu ăn ít hơn bình thường, và cũng ẩn giấu đi nhiều thức ăn hơn đi, có lẽ ở trong tổ. Rõ ràng, bản thân điều này không xác nhận việc mang thai, nhưng nó sẽ làm đầy đủ hơn các dấu hiệu.
Hamster khi mang thai sẽ bắt đầu làm tổ và giấu thức ăn nhiều hơn
Hamster của bạn có thể trở nên hoảng loạn và giận dữ hơn trong những giai đoạn rất muộn của thai kỳ. Dấu hiệu sinh sắp xảy ra bao gồm trở nên bồn chồn xen kẽ giữa các bữa ăn, chải chuốt, và làm tổ.
Nếu vẫn không chắc chắn, bạn có thể đưa Hamster đến các cơ sở thú y hoặc các Pet shop thú cưng để có thể giúp bạn xác định hamster của bạn đang có mang thai hay không. Tuy nhiên, có một vấn đề lớn là việc di chuyển hamster mẹ trong thời kỳ này có thể khiến nó gặp khủng hoảng, nói đơn giản là bị làm động ổ. Điều này có thể gây ra phản ứng tiêu cực là hamster mẹ có thể bỏ con hoặc ăn hết đàn con!!! Hãy chú ý kỹ điều này!
6 Dấu Hiệu Mang Thai Khi Đang Cho Con Bú
Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú bao gồm những gì? Có khác gì so với lần trước? Và có an toàn cho cả ba mẹ con không nếu vẫn duy trì nuôi con đang lớn khôn bằng sữa mẹ?
Bạn có thể có thai khi đang cho con bú không?
Phụ nữ hoàn toàn có thể thụ thai và xuất hiện dấu hiệu mang thai khi cho con bú cùng một lúc nếu hai vợ chồng không dùng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Một người mẹ có con dưới 6 tháng tuổi và được nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể không có kinh nguyệt trong giai đoạn này. Nhưng không có cách nào để xác định khi nào cơ thể mẹ bỉm sữa có thể giải phóng trứng, dẫn đến rụng trứng. Vì vậy, cơ hội mang thai trong thời gian cho con bú vẫn tồn tại, mặc dù nó có thể thấp hơn so với bình thường.
Khát nước hơn bình thường
Thời điểm trứng đã thụ thai thì dấu hiệu có thai khi cho con bú là mẹ có thể bắt đầu cảm thấy khá khát nước một cách thường xuyên. Và điều này đặc biệt phổ biến trong khi cho con bú vì em bé của mẹ sẽ tiêu thụ một lượng lớn chất lỏng mẹ đưa vào cơ thể. Và khi mang thai tiếp tục, cơ thể bạn sẽ đòi hỏi thêm nước vì lúc này em bé trong bụng cũng sẽ yêu cầu chất lỏng và sử dụng từ cơ thể của người mẹ.
Mệt mỏi cũng là dấu hiệu mang thai khi cho con bú
Cơ thể thường xuyên hay luôn trong trạng thái mệt mỏi và kiệt quệ cũng là một trong những dấu hiệu có thai khi cho con bú. Thông thường các thai phụ cũng sẽ trải nghiệm cảm giác này trong thời kỳ đầu thai kỳ. Nhưng với mẹ đang nuôi con nhỏ thì điều này có thể diễn ra sớm hơn.
Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú này có thể khiến mẹ nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu đột nhiên cảm thấy núm vú tăng độ nhạy cảm hay thêm đau và đau sau khi cho con bú, thì có thể mẹ nên thử thai.
Nếu cảm thấy dòng sữa đang có xu hướng giảm đáng kể và em bé vẫn đói ngay cả sau khi bú bình thường, thì đó có thể là mẹ đã đậu thai. Điều này thường xảy ra sau khoảng hai tháng mang thai nhưng không thể loại trừ hoàn toàn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngoài ra, hương vị sữa mẹ có thể thay đổi khi mẹ lại mang thai. Và điều này có thể trở nên rõ ràng hơn khi em bé không chịu bú hoặc biểu cảm bé bú dường như có một chút do dự. Thỉnh thoảng, một vài bé cũng có thể bắt đầu cai sữa do những thay đổi này.
Nếu mang thai trở lại trong khi cho con bú, có khả năng là buồn nôn và ốm nghén sẽ nặng hơn trong khoảng thời gian này. Do đó, điều quan trọng là mẹ hãy đảm bảo vẫn ráng ăn uống tốt vì mẹ cần dinh dưỡng cho những hai em bé và cho sức khỏe của chính bạn.
Là một người mẹ cho con bú, cơn đói chắc chắn đã tăng lên đáng kể. Nhưng nếu có sự thay đổi đột biến về cơn đói hơn bình thường, kèm theo một số triệu chứng khác ở trên, thì rất có thể mẹ đã “có tin vui” một lần nữa.
Có an toàn khi vẫn cho con bú trong thai kỳ mới?
Khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú thì mẹ có thể tự hỏi về sự an toàn nếu bé vẫn tiếp tục bú. Vì nhiều ý kiến cho hay rằng cho con bú có thể gây co bóp tử cung. Tử cung co bóp có thể gây ra chuyển dạ sinh non trong một số trường hợp.
Nhưng mẹ không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề này vì nó không phải là vấn đề lớn. Nuôi con bằng sữa mẹ giải phóng hormone oxytocin, đây là yếu tố dẫn đến co bóp tử cung. Tuy nhiên, do hormone này được giải phóng với số lượng rất nhỏ, rất khó có khả năng dẫn đến các cơn co thắt có thể gây ra chuyển dạ sinh non. Những cơn co thắt nhẹ như vậy là vô hại đối với thai nhi và cũng không có khả năng gây sảy thai .
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Điểm Danh 6 Dấu Hiệu Mang Thai Đôi Dễ Nhận Biết Nhất
Bạn đang mang thai đơn hay đôi? Không cần đợi kết quả siêu âm, chỉ cần chú ý 7 dấu hiệu mang thai đôi sau đây, bạn có thể dễ dàng nhận biết ngay
Siêu âm là cách chính xác nhất để bạn biết mình đang mang thai đơn hay đôi. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết dựa trên những dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất sau đây.
1/ Linh tính mách bảo
Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh chuyện này, nhưng phần lớn các mẹ mang thai đôi đều đã từng có cảm giác mình đang mang nhiều hơn 1 thiên thần, ngay từ những tuần đầu tiên. Một số mẹ bầu còn có hẳn cả giấc mơ sinh đôi. Nếu gia đình bạn hoặc anh xã có tiền sử sinh đôi, khả năng bạn mang thai đôi sẽ càng cao hơn.
2/ Triệu chứng thai nghén rõ ràng
3/ Tăng cân nhanh
Việc tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như chế độ dinh dưỡng, mức độ chuyển hóa chất dinh dưỡng… Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, nếu có xu hướng tăng cân nhanh chóng trong 3 tháng đầu, khả năng mẹ mang thai đôi rất cao.
Sự tăng nhanh về cân nặng này không phải chỉ vì cân nặng của thai nhi mà còn vì cơ thể đang sản sinh thêm một lượng lớn mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng cùng lúc 2 bào thai. Theo khuyến cáo, mẹ mang thai đôi nên tăng khoảng 16-20 kg.
4/ Mệt mỏi triền miên
Mang thai đôi đồng nghĩa với việc cơ thể phải hoạt động gấp đôi để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cùng lúc 2 thai nhi trong bụng mẹ. Điều này có thể làm cơ thể “quá tải”, và mệt mỏi là hệ quả dễ thấy nhất.
5/ Thai nhi chuyển động nhiều hơn
Trong những tuần đầu thai kỳ, thai nhi đã có thể “cựa mình”. Tuy nhiên, lúc này bé cưng còn quá nhỏ, nên mẹ khó có thể nhận biết sự chuyển động này. Phải đến tuần thai 20, khi bé lớn hơn, cảm nhận của mẹ sẽ rõ ràng hơn.
Với các mẹ mang thai đôi, bạn có thể cảm nhận sự chuyển động của thai nhi từ rất sớm. Chắc chắn, 2 nhóc quậy vẫn “tưng bừng” hơn so với 1 nhóc, mẹ nhỉ?
6/ Nhận biết nhờ tim thai
Bạn có thể nhận biết được cùng lúc 2 nhịp tim khác nhau đang ở trong cơ thể mình. Đến tuần thứ 28, chỉ với một vài bước khám đơn giản, bác sĩ cũng sẽ nhanh chóng phát hiện điều này.
Những dấu hiệu mang thai đôi trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy theo thể trạng, vấn đề sức khỏe của từng mẹ, dấu hiệu có thể sẽ thay đổi. Vì vậy, mẹ vẫn nên chờ siêu âm để có thể biết chính xác mình có đang mang thai đôi không.
Bạn đang xem bài viết 6 Dấu Hiệu “Báo Động” Bà Bầu Sắp Sinh trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!