Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Điều Cần Biết Cho Các Mẹ Khi 2022 mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5 điều cần biết cho các mẹ khi [mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì] 2018
Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…
Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:
Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn trái cây giúp bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể, giúp cơ thể tăng chất đề kháng, phòng chống các loại virut gây bệnh. Tuy nhiên, các mẹ phải hết sức cẩn thận! Khi ăn trái cây, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách thì không những không mang lợi ích mà nó còn gây “bệnh” nữa đấy.
Dưa hấu có vị ngọt thanh, là món được yêu thích trong mùa hè. Ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin và khoáng chất, trong dưa hấu còn chứa một chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do dẫn đến bệnh tật. Dưa hấu còn có tác dụng lợi tiểu, giải độc rượu…
Tuy nhiên bà bầu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm ảnh hưởng đến dịch vị và dạ dày của bạn, khiến bạn ăn không ngon miệng, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa yếu. Thậm chí bạn cũng có thể bị tiêu chảy và các bệnh về tiêu hóa khác nếu như ăn quá nhiều dưa hấu.
Dưa hấu cắt ra bạn nên ăn ngay vì nếu để lâu ngoài không khí có thể khiến bạn dễ bị đau bụng. Khi ăn dưa hấu nếu như bạn chấm một chút muối thì sẽ giúp tăng thêm vị ngọt của dưa và cũng giúp tiêu hóa tốt hơn.
Đối với những người thiếu sắt, ăn đào có thể giúp họ bổ sung thêm lượng sắt cho cơ thể. Ngoài ra, đào cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác, đặc biệt là vitamin A, giúp tăng khả năng thị lực và giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Đào cũng được coi là “vệ sĩ” bảo vệ thận, vì nó giúp làm sạch và giải độc cho thận. Nhưng ăn đào sẽ làm tăng nhiệt cho cơ thể, vì vậy những người thường cảm thấy khát và đau họng hoặc những bệnh về nhiệt thì không nên ăn nhiều đào.
Dứa là loại trái cây vừa rẻ vừa có nhiều công dụng, không chỉ ăn sống mà bạn còn có thể dùng để nấu ăn và làm nước ép. Ăn dứa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể vì trong dứa có nhiều vitamin C. Dứa cũng giúp tăng cường hoạt động của ruột, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn. Dứa có thể được xem như một món tráng miệng tuyệt vời cho gia đình bạn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều dứa sẽ làm kích thích niêm mạc lưỡi, gây rát lưỡi. Một số người còn bị buồn nôn, nhức đầu hoặc bị sốc khi ăn dứa. Để ngăn ngừa tình trạng này thì bạn có thể ngâm dứa trong nước muối loãng trước khi ăn 20 phút để giảm các triệu chứng dị ứng.
Những tiêu chí chọn lựa sữa bầu tốt nhất.
Để có thể chọn lựa cho mình dòng sản phẩm sữa bầu tốt nhất, các mẹ cần lưu ý tới những tiêu chí sau:
Chọn dòng sản phẩm có hệ dinh dưỡng đầy đủ nhất.
Điểm đầu tiên khi sử dụng sữa bầu chính là nhằm mang tới hệ dinh dưỡng tốt nhất cho người sử dụng. Trong suốt quá trình mang thai người phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ vitamin đến các khoáng chất, axit…
Vì vậy khi chọn sữa bầu hãy chú ý thành phần dinh dưỡng có trong sữa đặc biệt là các vi chất, khoáng chất, vitamin để mang lại chế độ dinh dưỡng tốt nhất giúp con khỏe mạnh.
Chọn dòng sản phẩm dễ tiêu hóa.
Nỗi ám ảnh của phụ nữ mang thai chính là cơ địa nóng hơn bình thường, đường tiêu hóa cũng trở lên khó khăn hơn. Do vậy hãy chọn những dòng sữa mát, chứa hàm lượng chất xơ cao giúp hệ tiêu hóa người mang thai được cải thiện.
Chọn sữa bầu có độ ngọt vừa phải.
Thông thường khi mang thai người phụ nữ rất dễ bị tiểu đường thai kỳ, và đây là hiện tượng khá nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vì thế hãy chọn dòng sản phẩm có vị ngọt thanh để tránh tăng đường huyết trong máu.
Chọn dòng sữa bầu tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh chọn dòng sản phẩm có độ ngọt dịu, dễ tiêu hóa và hệ dinh dưỡng đầy đủ thì bạn cần chú ý tới thành phần giúp tăng hệ miễn dịch của mẹ bầu.
Thời gian mang thai là thời gian người mẹ phải chịu nhiều tác động nhất tới cơ thể. Mẹ dễ bị ốm do các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài cũng như dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây hại.
Để mẹ có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, con nhanh nhẹn và an toàn hãy chọn sản phẩm có các chất chống oxy hóa như vitamin B, vitamin E, các khoáng chất Magie, Phospho và các axit béo bão hòa đơn…
Để có sản phẩm sữa bầu tốt nhất mẹ cũng cần chú ý tới thành phần axit folic có trong sản phẩm. Bởi lẽ đây là chất giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về dị tật thai nhi trong những tháng đầu đời của thai kỳ.
Bên cạnh đó cũng đặc biệt chú ý tới thành phần DHA, Omega 3, Omega 6 xuất hiện trong sữa nếu mẹ thật sự mong con được thông minh.
Muốn con khỏe mạnh, thông minh, mẹ muốn một thai kỳ an toàn hãy chọn cho mình những sản phẩm sữa bầu tốt nhất. Bởi đây là sản phẩm giúp mang tới hệ dinh dưỡng đầy đủ, các chất giúp tăng cường sức khỏe và khả năng nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất.
Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữa dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, gừng, ớt, rau sam…
Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.
Tư vấn và đặt hàng liên hệ: – Zalo: 0902.508.202 – 0902.412.798
Website: https://nuochoaburberry.vn
Linkedin: https://www.linkedin.com/pulse/5-dieu-can-bite-cho-cac-me-khi-mang-thai-3-thang-dau-chu-loan-ph%E1%BA%A1m/?published=t
Twitter: https://twitter.com/nuochoaburberry
Pinterest: https://www.pinterest.com/nuochoaburberryHCM/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCNrKjEbL75GpVjWmZaez73A
Facebook: https://www.facebook.com/DauGoiNganChongTriRungKichThichMocTocMemMuotNamNu
Có thắc mắc, phản ánh, khiếu nại hãy liên hệ với Profile cá nhân: https://www.facebook.com/nhuthao1994
Mua hàng tại chúng tôi có lợi ích gì?
– Được đổi trả trong vòng 7 ngày
– Giao hàng nhanh trong ngày ở khu vực TPHCM – Ở tỉnh giao hàng nhanh từ 1-2 ngày
Địa chỉ : 71/42 Cộng Hòa Tân Bình TpHCM
Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Lần Đầu Các Mẹ Nên Biết
Để xác định chắc chắn mình có mang thai hay không biện pháp nhanh và hiệu quả nhất là sử dụng que thử thai tại nhà. Nếu như cảm thấy kết quả mơ hồ vẫn không thể xác định được mình có mang thai hay không thì tốt nhất chị em nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm sẽ cho ra kết quả chính xác hơn.
2. Những điều cần biết khi mang thai lần đầu – Những buổi khám thai quan trọng
Đặc biệt, các mẹ không nên bỏ qua 3 buổi khám thai quan trọng sau đây vì nó cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi:
+ Khám thai trong giai đoạn tuần thai từ 11 – 14: Vào thời điểm này, các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm để đo độ mờ da. Đây là xét nghiệm sàng lọc có khả năng phát hiện nguy cơ xuất hiện những nhiễm sắc thể bất thường.
+ Buổi khám từ tuần 21 – 24: Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển toàn diện. Việc làm các xét nghiệm trong giai đoạn này sẽ giúp phát hiện những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch, các vấn đề nội tạng bất thường.
+ Buổi khám thai từ tuần 30 – 32: Đây là buổi khám cực kỳ quan trọng vì ở giai đoạn này bác sĩ hoàn toàn có thể phát hiện được những bất thường ở động mạch, tim và não của thai nhi.
3. Những điều cần biết khi mang thai lần đầu – Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm
Bên cạnh đó những triệu chứng mang thai tưởng chừng như rất bình thường cũng có thể báo động về sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như: khí hư ra nhiều có mùi hôi tanh bất thường, đau lưng, đau bụng dữ dội và đau vùng chậu,…
Chị em nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra bởi đây rất có thể là những triệu chứng của bệnh viêm phụ khoa ở nữ giới.
4. Những điều cần biết khi mang thai lần đầu – Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh những điều cần biết khi mang thai lần đầu thì các mẹ cũng nên lưu ý đến những điều cần tránh khi mang thai lần đầu để bảo đảm sức khỏe của bản thân và của thai nhi trong suốt chu kỳ mang thai.
Những điều cấm kỵ khi mang thai lần đầu có thể kể đến như: không hút thuốc, không tiếp xúc với chó mèo, tránh quan hệ tình dục không lành mạnh, không uống thuốc bừa bãi,… Những điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Nguồn: Báo EVa
Mang Thai Lần Đầu Và 5 Điều Mẹ Cần Biết
Mang thai, mà đặc biệt là lần đầu mang thai sẽ mang đến cảm giác hạnh phúc tột độ cùng sự vui sướng cho các bà mẹ cùng các ông bố và cả gia đình. Thế nhưng, bên cạnh đó là không ít bối rối và lạ lẫm mà các chị em gặp phải khi xuất hiện những thay đổi của cơ thể khi mang thai lần đầu.
Ngoài ra, việc chưa có kinh nghiệm mang bầu khiến cho các mẹ không chăm sóc tốt cho bản thân và bé yêu trong bụng. Điều này có thể dẫn đến hệ luỵ không tốt cho sự phát triển của trẻ. Do đó, các mẹ bầu cũng như người thân cần quan tâm về những điều cần biết khi mang thai lần đầu cũng như khi phát hiện đã có thai để có sự chăm sóc hoàn hảo cho cả mẹ và thai nhi.
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chắc chắn bạn đã thực sự mang thai
Khi có các dấu hiệu như chậm kinh, buồn nôn, đau lưng, tâm trạng thay đổi, đau ngực, thèm ăn chua, … rất có khả năng bạn đã có tin vui rồi đó. Việc thử thai bằng que thử có độ chính xác tương đối cao. Khi que thử thai báo 2 vạch thì 99% bạn đã có thai. Tuy nhiên, để xác định bạn đã thực sự mang thai thì bạn cần thực hiện siêu âm tại các cơ sở sản phụ khoa uy tín.
Chuẩn bị tâm lý cho bản thân và từ bỏ các thói quen xấu
Các nghiên cứu cho thấy, trong thời gian chuẩn bị trước khi mang thai, nếu phụ nữ thường xuyên bị stress sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn những người có tâm trạng vui vẻ. Vì vậy, để sớm có tin vui, các mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thật thoải mái…
Với những chị em có vấn đề về sức khỏe từ trước đó, cần bình tĩnh tìm hướng giải quyết thay vì đôn đáo chạy ngược xuôi tìm các phương pháp sinh con thiếu khoa học. Tập trung trang bị hệ thống kiến thức về vấn đề thụ thai để việc quan hệ hiệu quả hơn.
Tránh vui mừng quá mức
Hoặc ngay cả khi bạn biết tin mình đã mang thai, hãy thật bình tĩnh, tránh vui mừng quá mức hay xúc động mạnh để trảnh những ảnh hưởng tiêu cực đến em bé của bạn. Và hãy xác định rằng tháng đầu tiên của thai kì đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và phát triển của thai nhi sau này.
Nếu bạn có những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya hay ăn uống không đủ bữa, giảm cân. Hãy từ bỏ ngay lập tức! Thay vào đó hãy tập thể dục nhẹ nhàng, đọc sách và thư giãn. Tâm lý và sức khỏe của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của trẻ sau này.
Lên kế hoạch tài chính để giảm áp lực kinh tế sau khi sinh
Khi sinh bé và để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của bé, các mẹ sẽ phải chi tiêu rất nhiều, từ bỉm, sữa, cho đến những vấn đề lớn hơn như khi con bị bệnh, sau đó là nuôi ăn học. Do đó, vợ chồng hãy cân nhắc vấn đề tài chính một cách thấu đáo để chắc chắn mình đủ khả năng lo cho cuộc sống của con và cho con một tương lai tốt đẹp.
Đặc biệt quan trọng, việc có một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp bạn giảm stress trong suốt thời gian mang bầu. Cố gắng giữ tinh thần thật thoải mái, bớt lo lắng.
Quan tâm nhiều hơn đến ăn uống và thành phần dinh dưỡng
Lúc này, bạn cần quan tâm nhiều hơn và lắng nghe cơ thể mình. Khi mang bầu, đặc biệt khi mang thai lần đầu, nhu cầu dinh dưỡng của bạn sẽ tăng cao, tuy nhiên trong 3 tháng đầu có thể bạn sẽ sút cân và chán ăn do ốm nghén. Một vài người có hiện tượng ốm nghén rất sớm, trước cả khi que thử hiển thị rõ ràng 2 vạch.
Bạn cũng cần quan tâm hơn về các bữa ăn của mình. Hãy ăn ít hơn mỗi bữa nhưng tăng số lượng bữa ăn trong ngày thay vì 3 bữa có thể là 5-6 bữa/ngày. Việc giảm lượng thức ăn mỗi bữa nhằm lưu thức ăn trong dạ dày bạn càng lâu càng tốt nếu như bạn ốm nghén nôn và không chịu được mùi thức ăn.
Tham khảo những dưỡng chất bà bầu cần bổ sung trong quá trình mang thai
Cùng chồng trang bị kiến thức, đặc biệt khi mang thai lần đầu
Chăm con không phải việc của một người. Hãy tự trang bị kiến thức cho bản thân bạn và giải thích cho chồng bạn để hỗ trợ bạn tốt nhất có thể. Khi mang bầu, bạn sẽ mắc phải rất nhiều câu hỏi như ăn cái này được không, ăn cái kia có ảnh hưởng gì đến con không? Hay khi bạn cảm thấy không khỏe, đau bụng chỗ này chỗ kia là như thế nào, có ảnh hưởng gì không?
Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tháng Thứ 5
Một trong những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 5 là vị trí nhau thai. Nếu chẳng may trong hình siêu âm cho thấy vị trí nhau thai đang nằm dưới gần cổ tử cung (nhau tiền đạo) thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì điều này chẳng ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé con trong bụng.
Vị trí nhau thai có thay đổi không trong 9 tháng thai kỳ?
Một trong những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 5 là vị trí nhau thai. Cũng giống như thai nhi, nhau thai cũng có thể di chuyển xung quanh trong suốt thai kỳ. Nó không hẳn là tách ra và rời sang chỗ khác, nhưng nó có thể di chuyển lên trên khi phần dưới tử cung phát triển và căng ra.
Mặc dù theo con số ước lượng có 10% trường hợp nhau thai thấp trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ (và thậm chí con số này còn lớn hơn trước tuần thứ 14), tuy nhiên, đại đa số sẽ di chuyển lên phía trên tử cung khi mẹ sắp sinh. Nếu điều này không xảy ra và nhau thai vẫn nằm ở vị trí thấp của tử cung và che một phần hay che toàn bộ cổ tử cung lại, thì sẽ được chẩn đoán là “nhau tiền đạo”.
Nhau tiền đaọ có ảnh hưởng đến mẹ và bé?
Khi mang thai, nhiều phụ nữ cũng được chẩn đoán có nhau tiền đạo vào giai đoạn sớm khi có máu chảy ra từ âm hộ. Bị chảy máu vì sự phát triển của nhau thai, và nhau thai nằm ở gần cổ tử cung làm những lớp bên ngoài có thể bị tróc và gây chảy máu âm hộ.
Thường thì vấn đề chảy máu âm hộ này không ảnh hưởng đến bé, tuy nhiên nếu cứ tiếp tục chảy nhiều máu sẽ có ảnh hưởng không tốt đến mẹ.
Biến chứng này thường rất ít xảy ra ở những ca sinh đủ tháng (khoảng 1 trên 200 ca) vì nhau sẽ di chuyển lên phía trên trong quá trình phát triển. Nói cách khác, bác sĩ của mẹ đã đúng, vẫn còn sớm để mẹ bầu 5 tháng phải lo lắng về vấn đề này – và theo những con số thống kê, cơ hội xảy ra rất thấp.
Trong trường hợp nhau không di chuyển, bác sĩ sẽ có những chỉ định nhập viện nếu cần thiết.
Chẩn đoán nhau thai tiền đạo nhờ thủ thuật siêu âm thai
Khi mang thai tháng thứ 5, ở tuần thứ 20, mẹ sẽ phải đi siêu âm để kiểm tra xem có gì bất thường hay không. Qua đó, kỹ thuật viên siêu âm sẽ kiểm tra vị trí nhau thai của mẹ.
Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 5 – Vị trí nhau thai
Vị trí nhau có thể được miêu tả một trong những cái sau đây:
Nhau phía trước (Anterior): nhau ở thành trước tử cung
Nhau phía sau (Posterior): nhau ở thành sau tử cung
Nhau phía đỉnh (Fundal): nhau nằm ở thành đỉnh tử cung
Nhau phía phải/trái (Right or left lateral): nhau nằm bên phải/trái tử cung
Nhau nằm trước thai nhi có đáng lo?
Trường hợp, nếu sau siêu âm cho kết quả nhau phía trước có nghĩa là thai nhi đang nằm ở vị trí phía sau nhau thai. Vì sao lại vậy?
Thông thường, sau khi trứng được thụ tinh nó sẽ nằm ở thành sau tử cung – phần gần nhất với xương sống của mẹ, nơi nhau thai sẽ phát triển.
Tuy nhiên, đôi khi trứng cũng làm tổ ở mặt đối diện thành trong tử cung – gần với rốn của mẹ. Khi nhau thai phát triển, nó sẽ lớn lên từ phía thành trước của tử cung và thai nhi sẽ nằm phía sau, vậy nên mẹ cũng đừng lo lắng quá.
Sự khác biệt khi nhau nằm trước thai nhi
Mẹ sẽ ít có khả năng cảm nhận những cú đá và đấm của con mình (điều này có thể khiến nhiều mẹ có sự lo lắng không cần thiết) vì nhau thai nằm phía trước sẽ giống như một tấm đệm chắn giữa bé và bụng của mẹ.
Bác sĩ hoặc hộ sinh cũng sẽ khó khăn hơn trong việc nghe tim thai, cũng như việc chọc màng lấy nước ối sẽ khó hơn một xíu.
Ngoài những bất tiện không quá lo lắng này ra thì nhau thai nằm phía trước chỉ là vấn đề nhỏ. Và thường sau này nhau cũng sẽ di chuyển vào vị trí gần phía mặt sau tử cung hơn.
Bạn đang xem bài viết 5 Điều Cần Biết Cho Các Mẹ Khi 2022 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!