Xem Nhiều 3/2023 #️ 5 Điều Các Chị Em Mang Thai Lần Đầu Cần Làm Khi Xuất Hiện Dấu Hiệu Mang Thai 1 Tháng # Top 12 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # 5 Điều Các Chị Em Mang Thai Lần Đầu Cần Làm Khi Xuất Hiện Dấu Hiệu Mang Thai 1 Tháng # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Điều Các Chị Em Mang Thai Lần Đầu Cần Làm Khi Xuất Hiện Dấu Hiệu Mang Thai 1 Tháng mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mang thai, mà đặc biệt là lần đầu mang thai sẽ mang đến cảm giác hạnh phúc tột độ cùng sự vui sướng cho các bà mẹ cùng các ông bố. Thế nhưng, bên cạnh đó là không ít bối rối và lạ lẫm mà các chị em gặp phải khi xuất hiện những thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, việc chưa có kinh nghiệm mang bầu khiến cho các mẹ bầu không chăm sóc tốt cho bản thân và bé yêu trong bụng. Do đó, các mẹ bầu cũng như người thân cần quan tâm về những điều cần biết khi mang thai lần đầu cũng như khi có dấu hiệu mang thai 1 tháng để có sự chăm sóc hoàn hảo cho cả mẹ và thai nhi.

5 Điều Các Chị Em Mang Thai Lần Đầu Cần Làm Khi Xuất Hiện Dấu Hiệu Mang Thai 1 Tháng

Kiểm tra xem liệu bản thân mình đã chắc chắn việc mang thai hay chưa

Tiến hành khám thai định kỳ

Các buổi khám thai chính là cơ hội để các mẹ tìm hiểu quá trình phát triển của bé yêu cũng như biết rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Bên cạnh đó, việc khám thai định kỳ sẽ giúp bạn được các bác sĩ tư vấn để có một thai kỳ đảm bảo an toàn và khỏe mạnh. Hơn nữa, việc khám thai thường xuyên còn giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường của thai nhi từ đó có những can thiệp kịp thời.

Tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được các cơn ốm hay tránh cho con bị lây nhiễm bệnh ngay từ trong bụng mẹ. Hãy nhớ rằng, sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mẹ mắc một số bệnh. Vì vậy, bạn hãy tiêm vắc xin để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Chú ý đến hiện tượng bong huyết khi mang thai

Hiện tượng này là một điển hình trong quá trình mang thai của nhiều mẹ bầu. Tùy vào cơ thể mỗi người mà có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng gây ra những lo lắng cho các bà bầu và những người thân của họ.

Chú ý đến sức khỏe qua từng giai đoạn

Quá trình mang thai của mẹ bầu được chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối. Sự thay đổi Hormone, huyết áp, hô hấp, sự trao đổi chất, chú ý đến cân nặng, nên ăn gì và không nên ăn gì khi mang thai,…mọi vấn đề này diễn ra khác nhau qua mỗi giai đoạn nên cần có sự theo dõi cẩn thận. Và bạn cũng nên tính trước ngày chuyển dạ được xác định sau 40 tuần tính từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Mẹ Bầu Cần Làm Gì Khi Xuất Hiện Dấu Hiệu Mang Thai Tháng Đầu

Mẹ bầu cần đến với phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám để biết chính xác kết quả có thai hay không. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành chỉ dẫn những thông tin cơ bản cần thiết về lịch trình thăm khám, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, máu cũng như dự đoán ngày sinh của bé.

Cần phải bổ sung dinh dưỡng hợp lý không chỉ trong tháng đầu tiên mà cả trong suốt 9 tháng mang thai.

Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp giúp cho sự phát triển của em bé và giúp tăng cường sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất thì mẹ bầu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành chọn lựa những hình thức vận động nào.

Bạn nên lựa chọn loại áo ngực vừa vặn để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tránh mặc loại áo ngực quá chật không vừa sẽ khiến ngực bị cọ sát và gây đau.

Bạn có thể ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Tránh các thực phẩm kích thích dạ dày nhu đồ chiên, rán, đồ ăn có dậy mùi khó chịu, chất béo. Ngoài ra, Bạn có thể uống thêm nhiều nước, uống trà gừng, ăn vặt để quên đi cảm giác buồn nôn và lấn át những mùi khó chịu.

Nếu thấy cơ thể có những thay đổi bất thường cần lập tức đến với phòng khám để được bác sĩ thăm khám. Tuyệt đối không được lơ là và chủ quan với sức khỏe bản thân mình.

Cần phải tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại…

Hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái.

Đi bộ nhiều. Không thức khuya.

Thêm 1-2 chiếc gối ôm để ngủ thoải mái, dễ chịu hơn.

Thử ngồi xuống, nâng cao chân lên rồi xuống. Mang giày phù hợp, tránh mặc quần áo chật, không nên ăn mặn và uống nước nhiều.

Bạn luôn cần sự động viên, hỗ trợ từ anh xã và người thân, bạn bè.

Thuộc lòng những thực phẩm “cấm kỵ” như đu đủ xanh, quả rứa, rau ngót… bởi đây là nhóm thực phẩm có thể gây co bóp tử cung mạnh, làm tăng nguy cơ sảy thai.

Học hỏi, bổ sung thêm những kiến thức cần thiết cho việc chăm sóc thai kỳ kỹ lưỡng hơn, nhằm chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé được chu đáo hơn.

Dấu hiệu mang thai tháng đầu chị em phụ nữ có giống nhau không?

Những dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên của mỗi người phụ nữ là không giống nhau, từ lúc bắt đầu thai kỳ đến khi kết thúc. Thực tế, những dấu hiệu này cũng giống như kinh nguyệt, mỗi người phụ nữ sẽ có một chu kỳ và biểu hiện riêng. Cho nên, việc khác biệt trong dấu hiệu mang thai cũng là điều dễ hiểu. Không phải ai cũng phải chịu đựng tất cả những dấu hiệu mang thai, đa số sẽ có khoảng 5 dấu hiệu để nhận biết.

Nhiều người có thể hoàn toàn không có các dấu hiệu và họ không hề biết mình đã mang bầu cho đến khi thai lớn và đã mất kinh hơn 2 tháng. Và cho dù các chị em có những dấu hiệu mang thai hay không, thì cách tốt nhất để biết chắc chắn là sử dụng que thử.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau :

Do cấu trúc gen: Việc xuất hiện các dấu hiệu khác nhau là do gen quy định, giống như việc ngoại hình của mỗi người đều không giống nhau vậy.

Do tình trạng thể chất: Mỗi người sẽ có một thể trạng riêng không ai giống ai, nên việc những dấu hiệu cũng khác nhau.

Có thai 1 tháng bụng đã to chưa?

Tùy từng cơ địa của chị em phụ nữ mà kích thước bụng bầu của các mẹ theo từng thai kỳ sẽ khác nhau. Tuy nhiên hầu hết khi thai nhi được 1 tháng tuổi thì bà bầu khó có thể nhận biết được sự thay đổi về kích cỡ của vòng bụng mình. Thường thì khi thai nhi được 3 tháng tuổi, lúc này bụng và cả vòng 1 sẽ to lên tương đối khiến chị em phụ nữ dễ dàng nhận thấy hơn.

Có thai 1 tháng có nên quan hệ không?

Chi em có thể quan hệ trong 3 tháng đầu nếu như không có các dấu hiệu nguy hiểm cho thai nhi như tiền sử sảy thai, thai lưu,… Một lưu ý dành cho các mẹ mang thai lần đầu là nên hạn chế việc quan hệ để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định trong tử cung. Khi quan hệ cần lựa chọn tư thế phù hợp và nhẹ nhàng.

Có thai 1 tháng nên và không nên ăn gì?

Mẹ bầu nên ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thức ăn nhóm đạm (thịt, cá, sữa, trứng,…), chất sắt (tim, gan, cật,…), canxi (tôm, cua, đậu đổ,…), ăn nhiều rau xanh và trái cây để đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Các chuyên gia cho biết, mẹ bầu cần bổ sung acid folic mỗi ngày để phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Mẹ bầu cần tránh những thức ăn quá hạn hay các loại củ quả đã mọc mầm, các loại thịt tái, thức ăn hôi thiu,…Tránh xa đồ cay nóng, không hút thuốc và sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cafe,…

Sản phẩm nào có thể giảm bớt hiện tượng nôn ói trong những tháng thai kỳ này?

Từ xưa, ông cha ta đã hay sử dụng gừng để giảm hiện tượng buồn nôn hay nôn ói. Nhưng vì gừng tươi khá nồng và cay nên nhiều chị em không thể sử dụng được gừng tươi. Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm là chế phẩm của gừng, có thể thay thế gừng tươi trong việc giảm nôn ói. Nổi bật là sản phẩm Miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger-6

Với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như: gừng, Vitamin B6. Vinger-6 mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho chị em nhờ sự nhỏ gọn, tiện lợi cũng như hiệu quả điều trị của sản phẩm. Miếng ngậm giảm ốm nghén được bào chế bằng công nghệ tiên tiến nhất, dưới sự chứng nhận của KFDA- Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (tiền thân là Cục An toàn Thực phẩm của Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hàn Quốc ) về hiệu quả sử dụng và tính an toàn với người sử dụng.

Với sự hiệu quả tức thì ngay sau lần sử dụng đầu tiên nhờ dạng bào chế miếng ngậm tan rã trong miệng. Miếng ngậm đã mang lại sự hài lòng và tin tưởng bởi hàng nghìn mẹ bầu trên thế giới

Sản phẩm có xuất xứ Hàn Quốc và được nhập khẩu, phân phối độc quyền bởi công ty TNHH Dược Hunmed.

Dùng que thử thai và xét nghiệm HCG nếu nghi ngờ mình có thai.

Khi mang thai ở tháng đầu tiên, bạn nên thăm khám định kỳ theo lịch khám của bác sỹ. Hãy nhớ đây là giai đoạn nhạy cảm, mọi thứ đều có thể xảy ra và việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn.

Cảm giác mệt mỏi và ốm nghén sẽ mất dần trong thời kỳ tiếp theo.

Các mẹ cần tìm hiểu xem khám thai ở địa chỉ nào cho an toàn, nên theo 1 bác sĩ chuyên. Khám thai sớm cũng giúp mẹ xem tình hình phát triển của con, xem thai đã làm tử cung làm tổ hay chưa, có gặp trục trặc gì không,…

Tới bệnh viện khi gặp các dấu hiệu nguy hiểm như :

Mờ mắt.

Có một vùng, bộ phận nào đó nóng và đau.

Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn kéo dài hơn 24h.

Đau bụng hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng.

Chảy máu âm đạo bất thường.

Đau đầu hoặc ngất xỉu.

Đi tiểu đau hoặc rát, hoặc đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.

Ớn lạnh hoặc sốt trên 40 độ C hoặc cao hơn.

Khó thở, ho ra máu, hoặc đau ngực.

Táo bón trầm trọng, kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.

Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, nhịp tim nhanh, tim đập mạnh. Đây là một trong các dấu hiệu nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

7 Dấu Hiệu Mang Thai Trong Tuần Đầu Tiên Các Chị Em Cần Biết

7 dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên các chị em cần biết

Ngực sưng, đau nhức: Hầu hết các mẹ bầu đều nhận thấy dấu hiệu ngực sưng và đau nhức trong những tuần đầu mang thai. Đó là cảm giác đau, tê tê và rất nhạy cảm khi bị tác động bên ngoài. Đây là dấu hiệu đầu tiên thông báo mẹ đã có “tin vui”. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của hai hormone thai kỳ estrogen và progesterone tăng lên đáng kể. Sự thay đổi ở ngực chủ yếu là để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi em bé ra đời. Triệu chứng này sẽ giảm bớt vào quý 2 thai kỳ.

Mệt mỏi: Trong thời gian đầu mang thai, phần lớn năng lượng trong cơ thể mẹ tập trung để nuôi dưỡng cho sự hình thành và phát triển của em bé. Vì vậy mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi như vừa chạy marathon hoặc leo núi cao. Thông thường khi sang quý 2 thai kỳ, triệu chứng này sẽ dần giảm bớt.

Chảy máu và đau bụng: Nếu một ngày mẹ bỗng nhận thấy một chút máu báo ở quần chip thì đừng quá lo lắng. Thông thường, máu báo sẽ xuất hiện sau khoảng 5-10 ngày sau khi trứng được thụ thai. Đây chính là dấu hiệu báo phôi thai đã cấy thành công vào tử cung mẹ. Một số phụ nữ cũng trải qua cảm giác đau bụng trong những tuần đầu mang thai, tượng tự như hiện tượng đau bụng dưới trước kỳ kinh nguyệt. Mặc dù vậy, không phải tất cả chị em đều trải qua triệu chứng này khi mang bầu.

Buồn nôn: Ốm nghén, nôn nao, buồn nôn là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ những tuần đầu mang thai và nó còn có thể kéo dài suốt 3 tháng đầu, thậm chí là cả thai kỳ. Nguyên nhân là do sự tăng lên của hormone progesterone khiến dạ dày trở lên nhạy cảm hơn. Mẹ cũng có thể bị dị ứng với nhiều mùi vụ khác nhau dù trước đó không hề có cảm giác này.

Thèm ăn: Hầu như tất cả các mẹ bầu đều trải qua cảm giác thèm ăn. Có một số món trước đây mẹ không bao giờ thích, vậy mà bây giờ bỗng tỏ ra thèm thuồng. Nhiều phụ nữ thậm chí còn thèm thuốc lá khi mới cấn thai. Có người còn thèm ăn cả… ớt. Đừng quá lo lắng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai.

Đi tiểu thường xuyên: Một thời gian ngắn trước khi bạn trở thành phụ nữ mang thai, hormone thay đổi thúc đẩy chuỗi các hoạt động gia tăng tốc độ máu qua thận của bạn. Đó là lý do bàng quang của bạn đầy lên nhanh chóng, và cần đi tiểu thường xuyên hơn. Triệu chứng này có thể bắt đầu sớm, trong 6 tuần của giai đoạn đầu tiên mang thai. Việc đi tiểu thường xuyên sẽ tiếp tục – hoặc nhiều hơn – như quá trình mang thai của bạn. Lượng máu tăng lên nhanh chóng trong suốt quá trình mang thai, dẫn đến lượng chất lỏng được trao đổi tăng thêm và đi đến bàng quang của mẹ. Ngoài ra, sự phát triển của em bé cũng sẽ gây ra nhiều áp lực lên bàng quang, khiến mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu.

Đầy hơi: Thông thường, khi có bầu thì mẹ hay có cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Tóm tắt dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên:

Dấu hiệu có thai sau 7 ngày quan hệ đầu tiên là thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung. Chúng sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Do vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc hơn.

Ngực căng, cứng và đau: Khi phụ nữ mang thai trong khoảng 1 – 6 tuần đầu sẽ có hiện tượng đau ngực, căng ngực và ngực cứng. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu thường gặp trước mỗi kì kinh nguyệt. Nhiều phụ nữ nói rằng cảm giác này giống như hiện tượng cương ngực trước kỳ kinh nhưng nặng hơn

Mệt lả đột ngột dù không làm gì quá sức cả: Phụ nữ khi mang thai thường có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ do lượng progesterone đột nhiên tăng cao hơn bình thường. Nhưng bạn cũng chú ý mệt mỏi và buồn ngủ cũng có thể do bạn làm thiếu ngủ hoặc việc quá sức.

Tiểu tiện liên tục: Khá nhanh sau khi thụ thai, người phụ nữ sẽ cảm thấy dường như mình buồn tiểu tiện nhiều hơn.

Nhạy cảm đặc biệt với mùi: Nhiều thai phụ cho biết ngay từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ, họ đã nhạy mùi hơn nhiều. Đây là một trong những tác dụng phụ do mức estrogen tăng cao.

Sợ thức ăn: Sở thích ăn uống của người mẹ đột nhiên thay đổi 180 độ. Mẹ đột nhiên đâm sợ những món vốn rất thích ăn.

Buồn nôn và ói mửa: Các cơn nghén phải vài tuần nữa mới hoành hành, nhưng một số phụ nữ có thể “được” trải nghiệm sớm điều này.

Thân nhiệt duy trì ở mức cao: Nếu thân nhiệt cao hơn bình thường trong 18 ngày liên tục là đã có tin vui rồi đấy.

Chảy máu hoặc rỉ máu: Một số phụ nữ chỉ thấy một lượng máu nhỏ hoặc một đốm máu đỏ / hồng / ngả đỏ vào khoảng thời gian đáng ra họ phải có kinh. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã mang thai. Khi đến kì kinh, nhưng máu lại ra ít hơn so với kì kinh trước và máu ra rải rác là hiện tượng được gây nên do trứng được thụ tinh và làm tổ ở nội mạc tử cung. (Nhưng nếu thấy đau kèm theo hiện tượng rỉ máu này, hãy đến bệnh viện ngay vì có thể đó là dấu hiệu của thai ngoài tử cung)

Khó thở: Do phôi thai cần thêm oxy để phát triển nên phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy khó thở.

Đau lưng: Một trong những dấu hiệu có thai sớm là tình trạng đau lưng. Do cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại do đó bạn sẽ bị đau lưng.

Theo dân gian, khi phụ nữ có thai sẽ có triệu chứng như: Lông mày, tóc mai dựng đứng, quầng vú thâm đen, môi nhợt nhạt, da nhợt nhạt thiếu sắc, thi thoảng khó thở, gan bàn tay đỏ và hơi ngứa…

Các biểu hiện khi mang thai khác chủ yếu là rối loạn nội tiết như Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, nội tiết, rối loạn tiểu tiện, mệt mỏi…

Dấu Hiệu Mang Thai Ngoài Tử Cung Tháng Đầu Chị Em Cần Biết

Việc phát hiện sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu là rất quan trọng bởi nếu không, nó sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ.

Nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu

Mẹ bầu cần chú ý quan sát và ghi nhận những biểu hiện phổ biến sau:

Chậm kinh

Chậm kinh là dấu hiệu bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng có. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung cũng xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều. Thế nên đây cũng là một dấu hiệu nhận biết sớm chị em nên lưu ý. Tuy nhiên để xác định chính xác, ta không thể chỉ dựa vào 1 biểu hiện này. Thay vào đó cần có thêm những dấu hiệu khác sau đây.

Âm đạo ra máu bất thường

Khi chưa đến kỳ, nếu có máu hồng dính ở quần lót thì có thể bạn đã mang thai. Trường hợp mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này sẽ khác đi. Chúng thường kéo dài và máu báo thai cũng có màu đỏ thẫm. Một số ít trường hợp dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu không ra máu bất thường. Thế nên đây cũng được xem là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm này.

Có trường hợp nhiều người lầm tưởng hiện tượng này chính là kinh nguyệt. Nhất là khi trùng với thời gian dự kiến có kinh. Tuy nhiên, màu sắc, lượng máu chảy, độ loãng và độ đông đặc của máu sẽ có khác biệt. Vì thế chị em cần tỉnh táo xem xét và có sự đối chiếu đúng đắn.

Đau bụng

Trong khoảng tuần thứ 4-5, sản phụ sẽ đau bụng khó chịu. Các cơn đau bụng thường dữ dội một bên, liên tục nhiều ngày. Đôi khi chúng còn kèm theo chứng táo bón. Đây cũng là dấu hiệu chửa ngoài tử cung sớm mà bạn cần phải nghĩ ngay đến khi có các triệu chứng này. Khi túi thai vỡ, bạn có thể bị đau quặn ở bụng liên tục. Thai phụ cũng bị toát mồ hôi, chân tay bủn rủn. Kèm theo đó là tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khó thở, ngất xỉu.

Cách điều trị thai ngoài tử cung

Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ thì cách xử lý đơn giản hơn. Khi đó thường các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu. Nếu thai có kích thước lớn (trên 3cm) thì thai phụ cần phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung do đâu?

– Do yếu tố nội tiết tố hoặc di truyền không bình thường

– Thai ngoài tử cung do bị dị tật bẩm sinh

– Một lý do khác là ống dẫn trứng của thai phụ bị viêm. Tình trạng này sẽ để lại sẹo từ những bệnh truyền nhiễm hoặc những lần phẫu thuật trước đó

– Mẹ bầu bị viêm nhiễm vòi trứng gây hẹp, tắc vòi trứng cũng có thể dẫn tới tình trạng này

– Do người mẹ hút thuốc lá

Những biến chứng do mang thai ngoài tử cung

Việc không phát hiện dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu là rất nguy hiểm. Bởi lẽ khi đó, thai phụ có thể gặp phải những biến chứng sau đây:

– Mất máu ồ ạt làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Đây là tình trạng túi thai lớn sẽ vỡ ra và tác động trực tiếp đến mạch máu tại ổ bụng. Chúng sẽ gây xuất huyết ồ ạt và cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được xử lý nhanh chóng sẽ khiến người mẹ bị mất máu trầm trọng.

– Khả năng bỏ thai. Thai ngoài tử cung sẽ không được cung cấp các chất dinh dưỡng, điều kiện cần thiết. Vì thế trong đa số các trường hợp thai sẽ không thể sống được.

– Làm tăng nguy cơ vô sinh của mẹ. Có thai ngoài tử cũng có thể dẫn đến việc mẹ phải cắt bỏ vòi trứng. Điều này đồng nghĩa với việc người mẹ không còn khả năng mang thai.

Tạm kết

Thực tế, những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu cũng gần giống như dấu hiệu mang thai thông thường. Vì thế, thai phụ tốt nhất hãy tham khảo ngay ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa nếu cảm thấy bất kì dấu hiệu nào bất thường để được chẩn đoán sớm nhất. Nếu để lâu, thai phát triển to dần, túi thai vỡ sẽ khiến màu tràn ổ bụng. Bạn sẽ có khả năng bị vô sinh, nguy hiểm tính mạng sản phụ.

Bạn đang xem bài viết 5 Điều Các Chị Em Mang Thai Lần Đầu Cần Làm Khi Xuất Hiện Dấu Hiệu Mang Thai 1 Tháng trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!