Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Chưng Yến Cho Bà Bầu Vừa Ngon Vừa Đơn Giản Dễ Làm mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5
/
5
(
20
bình chọn
)
1. Tác dụng tuyệt vời của yến đối với sức khỏe của bà bầu
Thai phụ trong quá trình mang thai sinh nở đều rất cần bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết tốt cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ. Một khi người mẹ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì bé sẽ được phát triển toàn diện một cách tốt nhất.
1.1 Thành phần dinh dưỡng có trong yến sào cần thiết cho sức khỏe người mẹ
– Hàm lượng Protein tầm 45 – 55%
– 18 loại Axit Amin khác nhau, trong đó Axit Amin đặc biệt có công dụng rất tốt cho cơ thể như: Aspartic Acid, Proline có tác dụng giúp tái tạo các tế bào cơ, mô và tế bào da cho cơ thể mẹ; Cysein, Phenylalamin giúp tăng cường hoạt động trí não, làm tăng khả năng hấp thu Vitamin D từ ánh sáng mặt trời và Tyromsine, Acid Syalic, Glucosamin,.. chúng có tác dụng giúp phục hồi sức khỏe cơ thể nhanh chóng, phục hồi và tái tạo sụn khớp và ngăn ngừa thái hóa khớp cho mẹ.
– Bên cạnh đó, các chất như Threonine có tác dụng hình thành nên Elastin và Collagen giúp ngăn ngừa và phòng tránh lão hóa cho da, giúp phục hồi làn da thêm trẻ trung và mịn màng hơn.
Yến tinh chế giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng
1.2 Tác dụng của tổ yến sào đối với sức khỏe bà bầu
Ăn yến giúp tăng cường sức đề kháng
Nhiều các dưỡng chất trong yến sào giúp làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén cho mẹ bầu. Giúp nâng cao sức đề kháng, giúp mẹ bầu ăn ngon hơn và hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể tốt hơn.
Yến sào giúp nâng cao sức khỏe, giúp làm giảm nguy cơ bà bầu mắc các chứng bệnh tiền kinh giật khi có thai.
Giúp mẹ ngăn ngừa và tránh được triệu chứng ốm nghén
Mẹ bầu ăn tổ yến sẽ giúp cơ thể bổ sung được thêm nhiều dưỡng chất dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự sinh trưởng và tái tạo tế báo cho mẹ và con. Yến sào vốn có đặc tính thanh mát và giàu dưỡng nên có thể giúp mẹ bầu tránh được các triệu chứng ốm nghén trong các tháng thai kỳ đầu, giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Ngăn ngừa, hạn chế tình trạng rạn nứt da sau sinh
Trong yến sào có sẵn hàm lượng lớn chất Collagen, có tác dụng giúp tái tạo lại tế bào da một cách nhanh chóng giúp làn da mềm mại mịn màng hơn, tăng cường độ ẩm và ngăn ngừa được các triệu chứng rạn nứt da sau khi sinh.
Giúp giữ dáng đẹp cho cơ thể mẹ
Ăn yến sào các mẹ bầu không lo bị béo sau khi sinh. Trong yến sào không chứa chất béo, không đường nhưng có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và đặc biệt tốt cho cơ thể mẹ bầu.
Phát triển trí não trẻ từ trong bụng mẹ
Trong yến sào có chứa rất nhiều chất đạm, khoáng chất và kẽm, các vitamin hữu ích có tác dụng hỗ trợ sự phát triển trí não toàn diện cho bé kể từ tháng thai kỳ thứ 3 trở đi.
2. 3 cách chưng yến sào cho bà bầu thơm ngon – bổ dưỡng
Bước vào thai kỳ sẽ có nhiều mẹ bầu gặp các vấn đề về giấc ngủ, thiếu máu, da trở nên xấu đi,… Vì thế mà yến sào lại được tận dụng để khắc phục các vấn đề này.
Vậy cách chế biến yến sào cho bà bầu như thế nào, cách nấu yến cho bà bầu ra sao để có thể giữ nguyên dinh dưỡng trong yến và ngon miệng hơn.
2.1 Cách làm tổ yến chưng đường phèn hạt chia cho bà bầu
Nguyên liệu
Tổ yến tinh chế: 10gr
Hạt chia: 2 muỗng
Đường phèn: 2gr
Cách chưng yến đường phèn hạt chia cho bà bầu
– Ngâm nguyên liệu: yến tinh chế vào nước sạch tầm 30 phút cho yến nở đều và có độ mềm. Hạt chia gâm vào nước lạnh ngâm tầm 15 phút cho nở đều.
– Cho phần yến đã sơ chế vào thố/ chén thủy tinh đem chưng cách thủy khoảng 20 phút. Sau đó, cho đường phèn vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
– Múc yến đã chưng ra bát/chén, cho hạt chia đã ngâm nở vào rồi khuấy nhẹ đều tay là đã có thể thưởng thức. Món ngon yến chưng hạt chia này dùng nóng hay lạnh đều ngon và bổ dưỡng, rất thích hợp cho cả gia đình.
2.2 Cách chế biến yến cho bà bầu cùng hạt sen
Nguyên liệu
Tổ yến đã tinh chế đã sạch lông: 10gr
Hạt sen: 50gr (nên chọn loại hạt sen to, tròn hạt, hạt chắc)
Đường phèn tùy theo khẩu vị
1 chén nước và vài lát gừng
Cách chưng yến hạt sen cho bà bầu
– Đối với tổ yến sào đã tinh chế, bạn chỉ cần ngâm trong nước từ 20 – 30 phút cho sợi yến mềm thì vớt ra, để ráo nước.
– Hạt sen tươi lột vỏ, bỏ màng sau đó thông tim sen. Nếu mẹ bầu ăn đắng được thì có thể giữ cả màng và tim hạt sen (2 thành phần cũng rất tốt cho sức khỏe). Hạt sen sau khi sơ chế xong đem rửa sạch lại với nước lạnh rồi đem ngâm trong nước nóng đến khi mềm thì vớt ra. Còn gừng nên thái thành những lát mỏng vừa ăn.
– Cho phần yến sào đã ngâm nở, mềm bỏ vào tô// chén/ thố haowjc nồi nhỏ đem chưng yến, cho thêm hạt sen, gừng và một chén nước vào cùng. Hấp cách thủy và xem bên ngoài đến khi hạt sen chín mềm thì cho đường phèn vào với lượng vừa đủ để có độ ngọt thanh mát của món ăn. – Thông thường chưng như vầy trong 20 phút là tổ yến đã có thể ăn được, nếu bạn muốn ăn hạt sen thật nhừ thì hấp thêm khoảng 60 – 90 phút.
– Múc món ăn ra từng bát nhỏ và thưởng thức dần. Với cách chưng yến hạt sen này có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy khẩu vị của gia đình.
Nếu bạn không có thời gian thực hiện các món yến chưng thì bạn có thể tham khảo các món yến chưng sẵn tại Yến Bạc
Yến chưng mới giao ngay trong 2h – Nội thành HCM
2.3 Cách chế biến yến cho bà bầu – yến hầm gà ác
Món yến bổ dưỡng này giúp bà bầu bổ khí, cầm máu, hoạt huyết, sau khi sinh sẽ giúp tử cung nhanh chóng phục hồi và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Nguyên liệu
Gà ác
Đương quy, hoàng kỳ, kỷ tử, táo, sơn dược
Và các loại gia vị đi cùng
Cách hầm yến gà ác cho mẹ bầu
– Không khó nấu. Gà ác và các vị thuốc bắc đem đi rửa sạch và để ráo nước sau đó cho tất cả vào chung một nồi áp suất với lượng nước ngang với lượng nguyên liệu.
– Bắt đầu hầm yến với gà ác trong vòng 30 phút để món ăn chín và giữ được trọn hương vị và dưỡng chất của các món ăn. Nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức.
– Với món ăn này bạn nên ăn khi còn nóng để tránh mùi tanh của gà, để không ngán bạn có thể chuẩn bị thêm một dĩa muối tiêu chanh để ăn kèm với gà ác thì sẽ rất ngon.
Cách chưng tổ yến Thơm Ngon – Bổ Dưỡng – Chuẩn Khoa Học
3. Những lưu ý khi chưng (chế biến) tổ yến cho mẹ bầu
– Để có những bát yến chưng thơm ngon, dễ ăn và đảm bảo dinh dưỡng, thì khi chế biến bạn nên lưu ý một vài vấn đề như:
– Để yến không còn mùi tanh thì nên thêm một vài lát gừng tươi.
– Đổ nước vào chén yến để chưng, nên đổ nước ngập bề mặt để yến không bị vàng, yến mềm không không bị cứng.
– Không nên cho yến sào và đường phèn vào chưng cùng lúc, vì đường phèn có thể làm cho yến không nở được hết.
– Hạt sen nên ngâm riêng và cần nấu riêng cho mềm trước khi cho vào yến chưng (nên cho hạt sen, táo đỏ hoặc nhãn vào cùng lúc với đường phèn)
– Yến sào đã chưng nếu không ăn hết 1 lần nên bảo quản trong tủ lạnh.
Muốn ăn lại thì nên ngâm chén/ hủ yến sào đã chưng vào nước sôi để tổ yến nóng từ từ, không nên đem hấp lại để tránh trường hợp làm yến quá nóng, biến tính và khiến chén yến sào bị mất chất dinh dưỡng.
Cách ăn cũng quan trọng không thua kém lúc nấu. Nên cho bà bầu ăn yến vào những buổi tối và kể từ tháng thứ 3 trở đi. Nên ăn yến chưng hoặc uống yến chưng sẵn trước khi đi ngủ để giúp các mẹ bầu dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng mà không lo bị khó tiêu.
3.1 Các thực phẩm cần tránh cho phụ nữ mang thai khi dùng chung tổ yến
– Các mẹ bầu nên chú ý, kỷ tử không dành cho phụ nữ mang thai có hàm lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp hay đang sử dụng thuốc chống đông máu.
3.2 Sử dụng yến cho mẹ bầu đúng cách nhất
– Vì yến tổ có tính hàn nên trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cẩn thận nếu muốn ăn. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng.
– Bắt đầu ăn từ tháng thai kỳ thứ 4: dùng mỗi ngày một chén
– Thai tháng thứ 5 – 6: dùng 2 ngày/chén/ 1 tháng 100gr.
– Thai kỳ ở tháng thứ 7: 3 ngày/ chén. Số lượng ăn yến sào giảm dần đi.
Lưu ý: khi cho mẹ bầu ăn yến chưng thì cần phải cân đo liều lượng, chế độ hợp lý, không để ăn quá nhiều.
Cách Trị Ho Viêm Họng Sổ Mũi Cho Bà Bầu Vừa Đơn Giản Vừa Hiệu Quả
Những nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị ho viêm họng sổ mũi:
Mẹ bầu bị viêm họng do virut
Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng,…
Mẹ bầu bị viêm họng do vi khuẩn
Nếu viêm họng do vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là beta-lactam. Các thuốc nhóm beta-lactam an toàn cho phụ nữ có thai kể cả trong ba tháng đầu…
Cách chữa trị viêm họng sổ mũi cho bà bầu theo kinh nghiệm dân gian
Trị cảm cúm bằng tỏi
Loại tỏi được dùng thường xuyên trong các món ăn là một chất phòng và điều trị cảm cúm khá tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Tuy nhiên, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu, nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.
Nước chanh
Đồ uống này thực sự hiệu quả trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Bạn có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.
Đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.
Ăn canh gà
Canh gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng.
Đây là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Bài thuốc chữa cảm mạo bằng tía tô cho người mang thai rất đơn giản, chỉ cần cho kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ hai bát nước vào sắc đến khi chỉ còn một bát nước thì đem uống khi còn ấm.
Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống)….
3 Cách Làm Nộm Hoa Chuối Ngon Đơn Giản Dễ Làm Cho Bữa Ăn Ngon Gia Đình
Nguyên liệu dùng làm nộm hoa chuối
Cách làm nước mắm trộn nộm hoa chuối
Cách làm nộm hoa chuối tai lợn
Các nguyên liệu dùng làm nộm hoa chuối bạn cho vào tô hoặc thau rộng rãi. Sau đó, bạn cho tiếp hỗn hợp nước mắm vừa pha vào. Và dùng tay đeo bao nylon bóp đều. Khi bóp trộn nộm, bạn hãy múc từng muỗng nước mắm một vào trộn cho nộm hoa chuối được thấm đều gia vị. Sau khi trộn xong, bạn chắt bỏ bớt lượng nước mắm thừa cho vào lại chén để lát có nhạt thì mình sẽ dùng lại. Tiếp đến, bạn cho nước cốt chanh vào trộn đều nữa. Rồi cho thêm đậu phộng rang đã giã lên là có thể thưởng thức.
Cách làm nộm hoa chuối gà xé
Nguyên liệu dùng làm nộm hoa chuối gà xé
Thịt gà (150g) luộc chín, xé thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi ướt với một chút muối tiêu cho thấm gia vị
Hoa chuối (300g) bào thành từng sợi nhỏ
Cà rốt (1 củ) rửa sạch, gọt vỏ, thái chỉ
Hành tây, lá chanh, rau răm, rau mùi, rau thơm rửa sạch, cắt nhỏ
Đậu phộng (100g) rang lên, giã nhuyễn.
Cách làm nước mắm trộn nộm hoa chuối gà xé
Bạn trộn đều các gia vị dùng để làm nước mắm trộn nộm lại với nhau (trừ nước cốt chanh) sau đó để riêng ra.
Cách làm nộm hoa chuối gà xé
Các nguyên liệu dùng để làm nộm hoa chuối gà xé sau khi đã chuẩn bị xong, bạn cho toàn bộ vào một cái tô hoặc thau rộng rãi để dễ bóp, trộn cho món nộm thấm đều gia vị. Tiếp đến, bạn cho từ từ từng thìa hỗn hợp nước mắm đã pha vào trộn đều nộm hoa chuối. Sau khi trộn xong, phần nước mắm dư bạn chắt ra bớt để nộm hoa chuối không bị mềm. Sau khi bóp gia vị xong, bạn cho nước cốt chanh vào bóp thêm chút nữa thì cho ra đĩa. Cuối cùng là rắc thêm đậu phộng rang lên trên nữa là ngon hết sẩy.
Cách làm nộm sứa hoa chuối
Nguyên liệu để làm nộm sứa hoa chuối
Cách pha nước mắm trộn nộm sứa hoa chuối
Ớt trái – 2 quả thái nhuyễn, bỏ hạt
Tỏi – 3 tép bóc vỏ, băm nhuyễn
Nước cốt chanh – 2 thìa canh
Nắm mắm ngon – 3 thìa canh
Muối – 1 thìa cà phê
Đường – 2 thìa canh
Giấm – 2 thìa canh
Bạn cho toàn bộ các nguyên liệu trong công thức (trừ nước cốt chanh) vào khuấy đều cho tan rồi để riêng ra. Nước cốt chanh chúng ta sẽ cho vào sau cùng để nộm hoa chuối không bị ướt và có độ giòn ngon.
Cách làm nộm sứa hoa chuối
Sứa rửa sạch với nước rồi đem ngâm nước sạch khoảng 5 – 10 phút rồi rửa đi rửa lại vài lần cho bớt mặn. Tiếp đến, bạn cho sứa chần qua nước sôi làm chín, vớt ra để ráo rồi thái nhỏ vừa ăn.
Chúc các chị em thành công.
TIPS
Cách làm hoa chuối trắng và không bị thâm
Hoa chuối (bắp chuối) bào sau khi mua về, bạn đem ngâm với nước sạch có pha loãng chút muối hoặc chút nước cốt chanh khoảng 10 phút rồi vớt lên vắt khô, để ráo. Như vậy, hoa chuối (bắp chuối) sẽ trắng và không bị thâm. Món nộm hoa chuối sẽ trông ngon và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Cách làm nộm hoa chuối giữ được độ giòn lâu, không bị mềm và ướt nước
Để món nộm hoa chuối được giòn lâu mà không bị mềm hay bị ướt nước, khi cho hỗn hợp nước mắm vào bóp đều cho nộm chuối thấm gia vị, bạn hãy cho từ từ từng muỗng một để tránh nước mắm thừa quá nhiều. Và nước cốt chanh bạn chỉ nên cho vào sau cùng. Không nên cho nước cốt chanh vào hòa chung với hỗn hợp nước mắm. Như vậy không những làm nộm hoa chuối dễ bị ướt nước, mất độ giòn lâu mà còn làm cho món nộm của chúng ta kém vị đậm đà.
Món Canh Ngày Hè Vừa Ăn Ngon Vừa Là Thuốc Bổ Tốt Cho Bà Bầu
Bí đao hầm xương
Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng lợi phế, giải nhiệt nhuận tràng. Ngoài ra, ăn bí đao giúp bà bầu giảm lượng nước thừa trong cơ thể. Một trong những món ăn đơn giản được chế biến từ bí đao là bí đao hầm xương. Mẹ mua bí đao về gọt sạch vỏ, thái miếng vừa ăn rồi cho vào nồi nước đã hầm xương heo sẵn. Nấu khoảng 5 phút bí vừa chín tới, nêm nếm là có thể dùng được.
Món ăn này dùng với cơm trắng và chấm nước mắm có chút ớt sẽ rất ngon. Vị ngọt của xương heo cùng với vị ngon mát của bí đao không những giúp mẹ bầu giải nhiệt hiệu quả trong những ngày hè nắng nóng như thế này mà còn giúp làm đẹp da nữa đấy. Ngoài việc nấu canh, mẹ có thể dùng bí đao chế biến thành món nước ép để thay đổi khẩu vị.
Củ và ngó, hạt sen
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc không thua kém gì củ năng hay củ đậu, củ sen và các bộ phận khác như hạt, ngó sen cũng rất hợp để ăn trong mùa hè nắng nóng. Hơn nữa, các bộ phận từ sen còn có tác dụng an thần – giúp điều hòa thần kinh, giảm sự hình thành nhiệt lượng trong cơ thể giúp bà bầu cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn.
Mẹ bầu có thể ăn các món chế biến từ củ, ngó sen; uống trà lá sen hay đơn giản nhất là ăn chè hạt sen ngon lành vừa làm mát cơ thể, vừa tốt cho thai nhi.
Sắn (củ đậu) xào tôm
Củ đậu vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, giải khát, chữa chứng đầy bụng khi mang thai. Ngoài ra, trong củ đậu có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, photpho, vitamin C… rất tốt cho cơ thể mẹ bầu. Các mẹ có thể gọt vỏ, ăn sống trực tiếp củ sắn, ép lấy nước uống hoặc cũng có thể dùng củ đậu chế biến thành nhiều món ăn phong phú và hấp dẫn, và một trong số đó là món củ đậu xào tôm.
Tôm mua về mẹ lột vỏ, ướp gia vị cần thiết. Củ sắn gọi vỏ, rửa sạch rồi thái lát vừa ăn. Mẹ cho tôm vào xào trước đến khi tôm săn lại thì cho củ đậu vào. Khoảng 5 phút sau mẹ tắt bếp rồi nêm nếm là có thể dùng được ngay.
Tổng hợp
Bạn đang xem bài viết 3 Cách Chưng Yến Cho Bà Bầu Vừa Ngon Vừa Đơn Giản Dễ Làm trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!