Xem Nhiều 4/2023 #️ 1001 Dấu Hiệu Thai Lưu, Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa Cho Mẹ Bầu # Top 12 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 4/2023 # 1001 Dấu Hiệu Thai Lưu, Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa Cho Mẹ Bầu # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 1001 Dấu Hiệu Thai Lưu, Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa Cho Mẹ Bầu mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thai chết sớm khi được 20-27 tuần tuổi.

Thai chết muộn tính từ tuần 28-36.

Thai kỳ hạn xảy ra giữa tuần 37 hoặc sau đó.

Thai lưu đa phần thường không được xác định rõ nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân được cho rằng xuất phát từ mẹ đang mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm gan, thiếu máu, huyết áp cao,… hoặc mẹ mang thai khi đã lớn tuổi, dinh dưỡng không đầy đủ, lao động vất vả,…,nước ối, tử cung, dây rốn có bất thường.

Một số khác được xác định nguyên nhân đến từ trẻ và trong quá trình mang thai như trẻ mắc rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền, trẻ bị tim bẩm sinh, phù nhau thai,…

Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu

Đau bụng và chảy máu

Mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng, từ đau âm ỉ đến đau dữ dội cùng với việc ra huyết, xuất hiện máu âm đạo. Ở giai đoạn đầu thai kỳ việc ra một ít máu sẽ là bình thường, tuy nhiên khi đi kèm với việc đau bụng thì đây có thể là dấu hiệu của việc thai lưu 7 tuần. Cần nhanh chóng khám tại các phòng khám chuyên khoa uy tín.

Ngoài ra, những biểu hiện như đau họng hay chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thụ phát ban, ho, sốt cao, ớn lạnh đều có thể là dấu hiệu thai lưu trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Thay đổi tầm nhìn:

Khi mẹ cảm thấy tầm nhìn của mình thay đổi không nên chủ quan vì đây có thể là một trong những biểu hiện cho biết thai đã chết lưu.

Sưng phù và đau nhức:

Người mẹ bị sưng bàn tay hoặc bàn chân hoặc đau lưng dữ dội cũng như bị chuột rút. Đây đều là những biểu hiện bất thường và gây trở ngại không chỉ gây khó chịu bên ngoài cho mẹ trong giai đoạn mang thai mà còn là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của thai nhi. Mẹ không nên coi thường và nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh lý.

Không có biểu hiện nghén:

Nghén là biểu hiện bình thường của phụ nữ trong những tháng đầu mang thai. Nếu các triệu chứng nghén, mệt mỏi không xuất hiện thì có thể em bé đã không phát triển bình thường trong bụng mẹ và có khả năng thai chết lưu 5 tuần.

Tử cung không nở rộng:

Khi em bé bắt đầu có mặt trong dạ mẹ cũng là lúc tử cung người mẹ sẽ bắt đầu lớn lên và nở rộng để có đủ chỗ cho em bé bám vào và trú ngụ. Nếu trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cảm thấy tử cung mình không có dấu hiệu phát triển đồng nghĩa với em bé cũng không lớn lên.

Nước ối rò rỉ:

Biểu hiện của việc này là việc xuất hiện chất lỏng khác thường chảy ra ngoài âm đạo người mẹ với số lượng nhiều. Tình trạng này cũng tương tự như việc vỡ ối sớm và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ cũng như thai có thể đã chết lưu 9 tuần.

Tiết dịch âm đạo bất thường:

Bất kỳ việc tiết dịch bất thường ở âm đạo kèm theo máu và sự thay đổi màu sắc của dịch đều là biểu hiện không tốt của mẹ bầu trong thai kỳ, cũng là một trong những biểu hiện của thai lưu. Mẹ cần chủ động đi khám để hiểu rõ tình trạng của cả mẹ và bé.

Tâm trạng thay đổi bất thường, bồn chồn:

Sự kết nối giữa mẹ và bé là một điều đặc biệt nên linh cảm của người mẹ vốn nhạy bén với tình trạng sức khỏe của mình và của bé. Vì vậy, việc mẹ cảm thấy tâm trạng thay đổi thất thường, hay lo lắng, bồn chồn cũng là một dấu hiệu của việc thai chết lưu 8 tuần. Để tháo gỡ những nghi ngờ cũng như lấy lại sự vui vẻ, lạc quan cần thiết cho thai kỳ, mẹ cần nhanh chóng đi khám để xác định.

Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng giữa:

Các cơn đau bụng dữ dội kèm theo ra máu: các cơn đau bụng cũng không quá nghiêm trọng với các mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên khi mẹ cảm thấy cơn đau kéo dài, liên tục và có kèm theo máu thì có thể là dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4.

Cân nặng của mẹ bầu bị dừng lại hoặc sụt giảm: Khi bé lớn dần trong bụng mẹ thì mẹ cũng dần tăng cân là điều bình thường. Nếu mẹ thấy mình đột ngột ngừng tăng cân hoặc số cân nặng giảm đi thì nên cân nhắc đến việc thai có thể chết lưu.

Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng cuối:

Bước sang 3 tháng cuối thai kỳ đồng nghĩa với việc thai đã ở tuần thứ 26 trở đi. Bắt đầu từ lúc này, sự mong chờ thiên thần nhỏ ra đời càng tăng gấp bội. Đây là giai đoạn em bé đã phát triển và gần như hoàn thiện để chuẩn bị chào đời, vì vậy người mẹ càng cần phải cẩn thận quan sát và chăm sóc sức khỏe, trang bị kiến thức để đảm bảo an toàn cho mình và cho bé. Tuy nhiên, các biến chứng vẫn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu thai lưu tháng thứ 8 hoặc thai lưu tháng cuối:

Thai nhi chuyển động yếu ớt hoặc giảm các chuyển động:

Thai bắt đầu đạp và có các cử động rất rõ từ tuần 18-20 của thai kỳ. Khi bé có các cử động mạnh và liên tục, mẹ có thể an tâm về sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, việc giao tiếp với con trong giai đoạn này cũng rất cần thiết bằng việc trò chuyện với bé hay nghe nhạc. Nếu trong giai đoạn này, em bé nhà bạn không còn “năng động” “múa máy” như trước đây thì có thể đây là dấu hiệu thai chết lưu tuần 39.

Biểu hiện thai nghén giảm đi:

Nếu các triệu chứng nghén hoặc các bệnh lý khác như tiền sản giật của mẹ có dấu hiệu giảm đi hay không xuất hiện nữa cũng là dấu hiệu của việc thai chết lưu. Khi đó em bé đã không còn phát triển bình thường và khỏe mạnh bên trong cơ thể mẹ và có thể chết lưu. Mẹ bầu nên chú ý đặc điểm này để đi thăm khám thường xuyên.

Bụng của mẹ nhỏ đi:

Khi em bé phát triển qua từng tháng, bụng của mẹ cũng theo đó mà lớn dần lên để bao bọc và bảo vệ bé. Những tháng cuối, nếu mẹ cảm thấy bụng mình không tiếp tục lớn lên mà từ từ nhỏ lại nghĩa là tử cung đã ngưng phát triển, khả năng thai đã chết lưu.

Rò rỉ nước ối:

Việc vỡ ối chỉ xảy ra khi người mẹ gần đến lúc chuyển dạ, vì vậy, nếu mẹ có biểu hiện vỡ ối thì có nguy cơ cao thai bị chết lưu tháng thứ 8 hoặc sinh non. Mẹ cũng dễ dàng bị nhiễm khuẩn âm đạo và tử cung nên cần cực kỳ lưu ý dấu hiệu này.

Chảy máu âm đạo:

Chảy máu luôn gây ra cảm giác bất thường và lo lắng cho mẹ bầu khi mang thai, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ trong lúc đợi con ra đời. Máu có màu đen nếu thai chết lưu ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ cũng không còn cảm thấy căng tức ngực như trước mà ngực trở nên mềm mại hơn. Bầu ngực có thể tiết một ít sữa non. Ngoài ra các biểu hiện ngoài da như rạn da, ngứa cũng dần giảm hay mất đi, như vậy khả năng em bé đã không còn tiếp tục phát triển.

Bị tiền sản giật:

Tiền sản giật là một tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và gây nguy hiểm cho tính mạng thai nhi. Tiền sản giật thường dẫn đến việc nhau thai bị bong, kèm với việc khó thở, tăng huyết áp ở mẹ. Những biến chứng trên có thể là dấu hiệu thai nhi bị chết lưu tuần 30, gây nguy hiểm cho bé cũng như những tổn thương khác đối với mẹ.

Tăng cân quá nhanh:

Tăng cân là một điều bình thường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu liên tục tăng cân quá nhiều kèm sưng phù thì có thể đã xảy ra tình trạng thai lưu ở tháng cuối thai kỳ.

Không buồn tiểu:

Đi tiểu thường xuyên là một biểu hiện bình thường của mẹ bầu. Nếu trong những tháng cuối thai kỳ, đột nhiên mẹ không còn muốn đi tiểu hay tiểu ít hơn trước đây thì có thể thai đã ngừng phát triển và chết lưu.

Vàng da đi kèm ngứa:

Mẹ bầu thường dễ gặp phải tình trạng ngứa trong thời gian mang thai vì sự thay đổi hormone nội tiết tốt. Tuy nhiên, việc ngứa toàn thân một cách bất thường kèm với da chuyển vàng là cảnh báo thai nhi gặp vấn đề bất thường, có thể thai chết lưu ở tháng thứ 9.

Một số gợi ý nhỏ dành cho các mẹ trong giai đoạn mang thai để ngăn ngừa thai chết lưu trong suốt thời gian mang thai.

Thiết lập một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Nên siêu âm sớm và không bỏ lỡ các kỳ khám thai định kỳ,

Theo dõi cân nặng.

Kiểm tra bệnh lý của mẹ trước khi mang thai.

Đi lại nhẹ nhàng, không cử động hay hoạt động mạnh.

Kết luận

Thai lưu chắc chắn là một điều không ai mong muốn, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe và để lại nỗi đau đớn cho người mẹ. Vì vậy mẹ cần chủ động tìm hiểu dấu hiệu thai lưu để ngăn ngừa và có một thai kỳ an toàn, vui vẻ chờ đón thiên thần nhỏ ra đời.

Nhận Biết Thai Ngoài Tử Cung Và Cách Xử Lý Khi Có Thai Ngoài Tử Cung Tốt Nhất Nguồn tham khảo

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/thai-luu-thuong-xay-ra-o-tuoi-thai-nao/?link_type=related_posts.

https://healthyblog.net/dau-hieu-bao-thai-luu-3-thang-cuoi/

https://vn.theasianparent.com/dau-hieu-thai-chet-luu-3-thang-giua

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/baby-loss/stillbirth/stillbirth-symptoms-and-risks.

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=stillbirth-90-P02501

Động Thai Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa

Động thai là gì? Phân biệt động thai và sảy thai ở bà bầu

Động thai và sảy thai tuy khác nhau nhưng nhiều người vẫn lầm lẫn hai hiện tượng này. Để biết mình rơi vào tình trạng nào, nên lưu ý để phân biệt theo các dấu hiệu sau:

Xuất huyết âm đạo với số lượng ít, màu có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy. Đau bụng khi mang thai, đau thắt lưng, chướng bụng dưới. Thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc có thể mở nhưng chưa bị sổ thai ra. Tử cung to tương ứng với tuổi thai. Kèm theo, thai phụ có thể còn cảm thấy mỏi vai.

Thai nhi đã chết trong bụng mẹ. Có hai trường hợp xảy ra:

Những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo. Sau một thời gian, toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng xổ ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt. Trường hợp này gọi là sảy thai hoàn toàn.

Trường hợp thứ hai gọi là sảy thai không hoàn toàn. Tức là một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Sau khi tình trạng sảy thai xảy ra, người phụ nữ đã giảm đau quặn bụng nhưng vẫn bị ra máu khi mang thai liên tục, thậm chí băng huyết.

Nguyên nhân gây động thai phổ biến trong thai kỳ

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai:

♦ Các yếu tố làm gia tăng khả năng dọa sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên

Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể

Nhau thai bất thường

Người mẹ lớn tuổi

Người mẹ bị tiểu đường

Người mẹ lạm dụng đồ uống có cồn và thuốc lá

Dùng nhiều hơn 200mg caffeine mỗi ngày

♦ Các yếu tố làm gia tăng khả năng dọa sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai

Tình trạng tiểu đường không được kiểm soát

Người mẹ bị cao huyết áp

Bệnh thận

Bệnh ban đỏ

Vấn đề ở tuyến giáp người mẹ như mắc bệnh cường giáp

Bệnh rubella

Nhiễm trùng và nhiễm trùng cơ hội do mắc HIV

Sốt rét

Ngộ độc thực phẩm

Các bệnh lây qua đường tình dục

Tập thể dục quá sức

Đau bụng trong 3 tháng đầu mang thai thông thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy mình bị đau bụng dưới, mỏi ở vùng thắt lưng, ra dịch màu hồng nhạt hoặc ít máu ở âm đạo, bà bầu nên nhanh chóng đi thăm khám để theo dõi và điều trị động thai kịp thời.

Thực tế, đa số bà bầu không hề biết sự khác biệt giữa động thai và sảy thai. Hai hiện tượng này hoàn khác nhau. Khi bị dọa sảy thai, động thai, bà bầu sẽ bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn an toàn trong buồng tử cung; cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở ra nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu là sảy thai, tình trạng xuất huyết âm đạo nặng hơn, cơn đau bụng cũng quặn hơn. Lúc này, thai nhi đã bị đẩy ra ngoài, không còn nằm trong buồng tử cung. Dù hết đau bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục ra nhiều, nghiêm trọng sẽ dẫn đến băng huyết.

Động thai rõ ràng là hiện tượng xảy ra trong quá trình thai nhi vẫn phát triển bình thường. Vì vậy, mức độ nguy hiểm của động thai có thể được điều chỉnh, nếu mẹ bầu biết cách xử trí và cải thiện phù hợp.

Cách xử lý khi bị động thai

Trên thực tế, vẫn chưa có một cách xử lý nào được xem là tối ưu đối với những trường hợp động thai như:

Khi thấy mình có dấu hiệu động thai, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa.

Cần đi khám thai để được bác sĩ tư vấn cách xử lý thích hợp, chẳng hạn như kê thuốc chống co thắt tử cung, khâu vòng cổ tử cung.

Mẹ bầu lưu ý chỉ nên dùng đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý uống các loại canh, thuốc được rỉ tai là có tác dụng an thai.

Khi đau bụng, mẹ bầu tuyệt đối không được dùng tay để xoa bụng. Động tác xoa bụng có thể kích thích co thắt tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài.

Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng, không kiểm tra âm đạo thường xuyên, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra.

Mẹ bầu nên tránh hoàn toàn các bước này cho đến khi các dấu hiệu động thai đã biến mất được 1 tuần.

Bị động thai nên ăn gì? Ăn uống, dinh dưỡng trong thời gian động thai cũng rất quan trọng. Thai phụ nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Tuyệt đối không ăn uống thức ăn có chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu

Phương pháp phòng tránh hiện tượng động thai khi mang bầu

Bà bầu cần luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan và tâm lý thoải mái trong suốt thai kỳ. Tránh tình trạng quá căng thẳng hay stress.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng. Bạn cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong suốt quá trình mang thai.

Chú ý nghỉ ngơi hợp lý và không thức quá khuya.

Tránh lao động, làm việc nặng hay quan hệ vợ chồng nhiều lần trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.

Nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và thể trạng.

Tuyệt đối không hút thuốc lá và uống các thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê…

Khám thai định kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Món ăn an thai cho bà bầu trong suốt thai kỳ

♦ Chuẩn bị:

Cá chép 1 con (khoảng 500g)

Gạo nếp 100g

Hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ

♦ Cách làm:

Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút.

Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều.

♦ Chuẩn bị:

♦ Cách làm:

3. Cháo đậu đen dây tơ hồng

♦ Chuẩn bị

♦ Cách làm

Dùng túi vải đựng dây tơ hồng

Đậu đen vo sạch

Cho đậu đen, dây tơ hồng vào nấu chung với gạo, đổ nước đủ để thành món cháo loãng.

Món ăn an thai này cũng rất tốt cho bà bầu, không chỉ giúp điều hòa khí huyết mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.

♦ Chuẩn bị:

♦ Cách làm:

Gà làm sạch, thái miếng cho vào nồi đổ nước hầm kỹ

Cho gạo nếp đã vo sạch vào nấu cháo

♦ Chuẩn bị:

♦ Cách làm:

Bí ngô rửa sạch thái miếng

Đổ bí ngô vào nồi nấu chung với 50g gạo ngon đã vo sạch cùng với đường mạch nha, đổ nước đun sôi nấu cháo loãng

Ngày ăn 1 bát lúc nóng. Món ăn an thai này rất bổ máu, đặc biệt tốt cho những phụ nữ có thai kỳ không khỏe hoặc từng bị động thai

Nhìn chung, trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, việc bị chảy máu âm đạo cũng cần được chú ý. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám kỹ, chẩn đoán chính xác tình trạng đang xảy ra.

Đặc biệt, khi bạn nhận thấy những dấu hiệu nghiêm trọng như chảy máu ngày càng nhiều, chảy máu đi kèm chuột rút, chảy máu và chuột rút kèm theo sốt, chảy máu và chuột rút ở các mẹ bầu đã từng bị thai trứng trước đó.

Marry Baby

Nhận Biết Dấu Hiệu Rạn Da Khi Mang Thai Và Cách Phòng Tránh

Rạn da khi mang thai là tình trạng mà gần như là bà bầu nào cũng đều gặp phải. Những vết rạn này khiến chị em cảm thấy tự ti về ngoại hình gây ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy làm sao để nhận biết sớm dấu hiệu rạn da khi mang thai và cách phòng tránh ra sao cho hiệu quả? HÃY TÌM HIỂU NGAY!

Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Nhiều chị em thắc mắc tại sao bị rạn da khi mang thai?Theo một số thống kê,cứ 10 phụ nữ mang thai thì sẽ có 9 người bị rạn da. Lý do là vì, quá trình mang thai khiến cơ thể phụ nữ bị tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn. Lúc này, mô liên kết dưới da và các sợi collagen bị đứt gãy, làn da kéo giãn quá mức tạo ra các rãnh hằn sâu dưới da. Đây chính là những vết rạn da.

Rạn da khi mang thai và nỗi lo của chị em phụ nữ

Dấu hiệu rạn da khi mang thai

Vết rạn thường tập trung ở vùng da ngực, da bụng, đùi,… Vết rạn có màu hồng, nâu đỏ, nâu sẫm tùy vào màu da của phụ nữ. Vậy bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy?Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, bởi nhiều người bị rạn da khá sớm, từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, có người lại phải đến tháng thứ 8, thứ 9, các vết rạn mới hình thành rõ rệt.

Những người có nguy cơ bị rạn da bao gồm:

– Di truyền: Nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang thai, đến thời kỳ bạn mang thai cũng có nguy cơ cao bị rạn.

– Tuổi mang thai: Phụ nữ mang thai ở độ tuổi dưới 20 hoặc trên 35 đều có nguy cơ bị rạn da bởi các vùng da vẫn chưa phát triển hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần.

– Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, tăng cân nhanh: Trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều sẽ khiến làn da mỏng hơn nên rất dễ bị rạn da.

– Từng bị rạn da ở tuổi dậy thì: Chị em từng bị rạn da ở tuổi dậy thì sẽ có nguy cơ bị rạn da khi mang thai.

Tăng cân nhanh khi mang thai – Nguyên nhân gây rạn da

– Da thiếu dưỡng chất: Nếu không chăm sóc da thường xuyên thì lan da sẽ nhanh bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém.

– Lười tập thể dục thể thao: Mẹ bầu thường xuyên tập luyện thể dục thể thao trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ bị rạn da thấp hơn hẳn so người khác.

Cách phòng tránh rạn da khi mang thai và sau mang thai

Rạn da ở bà bầu là tình trạng rất phổ biến nên chị em luôn tìm kiếm những cách phòng ngừa như chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa, dùng kem chống rạn da khi mang thai,…

Chị em có thể áp dụng một số cách phòng ngừa rạn da được nhiều người chia sẻ như sau:

1. Uống đủ nước: Uống đủ nước là biện pháp tăng cường độ ẩm cho da, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

2. Bổ sung vitamin A, C, E: Vitamin A, E và C giúp nuôi dưỡng làn da mịn màng, tăng cường sản xuất collagen, duy trì độ đàn hồi và tái tạo tế bào da. Các thực phẩm như rau bina, dâu tây, những loại hạt, cà rốt, khoai lang, xoài, quả óc chó và trứng gà,… sẽ cung cấp đầy đủ các loại vitamin, dưỡng chất, mang lại cho bạn làn da căng mịn, không rạn.

3. Massage với dầu dừa: Bạn nên sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên, ví dụ như dầu dừa để thoa lên da, ngày 2 lần. Dầu dừa chứa nhiều vitamin E giúp dưỡng ẩm và khiến da mịn màng.

Bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp hạn chế rạn da hiệu quả

4. Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn giúp da duy trì sự đàn hồi, tăng lưu thông trong cơ thể, đồng thời làm bạn thở dễ dàng hơn, tốt cho cả em bé. Ngoài ra, việc tập thể dục trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá nhanh, ngăn ngừa rạn da sớm,…

5. Tẩy da chết: Đây là một cách hiệu quả để loại bỏ lớp da chết trên cùng của làn da, cho phép các tế bào mới phát triển và tăng cường lưu thông máu, từ đó ngăn ngừa rạn da.

Kiểm soát và cải thiện rạn da bằng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh những cách trên, các chuyên gia còn khuyên chị em nên áp dụng biện pháp ngăn ngừa rạn da cho hiệu quả tích cực hơn. Đó là sử dụng sản phẩm thảo dược. Hiện nay, bộ sản phẩm được giới chuyên gia khuyên dùng và nhiều phụ nữ tin tưởng lựa chọn là Babolica. Với tác động kép – kết hợp “trong uống – ngoài bôi”, Babolica giúp hỗ trợ điều trị rạn da, nám da nhờ cung cấp silica tự nhiên cho cơ thể, giữ ẩm cho làn da, giúp da trắng sáng, mờ dần vết rạn da, làm da căng mịn một cách an toàn. Các mẹ bầu nên sử dụng kem Babolica từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi để ngăn ngừa rạn da hiệu quả.

Bộ sản phẩm Babolica giúp trị rạn da, ngăn ngừa da nhăn nheo, chảy xệ

Sau khi cai sữa cho bé xong, để cải thiện những vết rạn da và làm đẹp da, chị em nên kết hợp “trong uống- ngoài bôi” với bộ sản phẩm Babolica. Bộ sản phẩm Babolica còn bổ sung collagen, hạt hồng hoa, kẽm, dầu dừa, sáp ong trắng,… giúp phòng ngừa rạn da, tăng hàng rào bảo vệ của da, giảm nguy cơ lão hóa, tăng cường sức căng cho da và gân cơ, hỗ trợ điều trị nám, tàn nhang, đẩy lùi da nhăn nheo, chảy xệ ở phụ nữ sau sinh hiệu quả.

Dấu Hiệu Thai Lưu Có Thể Nhận Biết Không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thai nhi phát triển khỏe mạnh là mong muốn của mọi cặp vợ chồng. Tuy nhiên, có những trường hợp không may thai ngừng phát triển giữa chừng, còn gọi là thai lưu. Dấu hiệu thai lưu thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm do mẹ bầu chưa theo dõi được tình trạng thai máy. Vậy làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu thai lưu?

1. Thai lưu là gì?

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thai lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Cả sẩy thai và thai lưu đều được hiểu là thai đã mất nhưng 2 tình trạng này khác nhau tùy thuộc vào thời điểm xảy ra sự cố. Cụ thể, sẩy thai được định nghĩa là tình trạng mất em bé trước tuần 20 của thai kỳ, thai lưu là hiện tượng mất em bé sau 20 tuần mang thai.

Theo thời điểm xảy ra, thai lưu được phân loại như sau:

Thai chết lưu sớm: xảy ra khi thai được 20 – 27 tuần tuổi.

Thai chết lưu muộn: xảy ra khi thai được 28 – 36 tuần tuổi.

2. Thai lưu có dấu hiệu gì?

2.1 Thai chết lưu dưới 20 tuần

Thai lưu không có triệu chứng ở giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén. Một số phụ nữ khác có triệu chứng bất thường nhưng không biểu hiện rõ ràng. Cụ thể, những phụ nữ được xác định có thai trước đó (mất kinh, nghén, thử HCG dương tính,…) phát hiện thai lưu khi có các dấu hiệu sớm như:

Ra một ít máu ở âm đạo, máu màu hồng nhạt, màu nâu hoặc nâu đậm. Có trường hợp thai lưu không ra máu

Các dấu hiệu thai nghén giảm đi

Không còn cảm giác căng tức bầu ngực

Đau lưng, đau bụng

Bụng không to lên…

2.2 Thai chết lưu trên 20 tuần

Thai lưu có biểu hiện gì khi bước sang giai đoạn muộn của thời kỳ thai nghén (khi thai được 5 tháng tuổi trở lên)? Ở thời điểm này, các triệu chứng đã trở nên rõ ràng hơn. Cụ thể:

Không thấy thai đạp nữa (cần chú ý vì đôi khi thành bụng dày nên thai phụ không cảm nhận rõ thai đạp hoặc sau khi thai lưu, tử cung xuất hiện những cơn co nhẹ khiến sản phụ hiểu lầm rằng thai đạp)

Bụng không lớn mà nhỏ dần đi

Ra máu đen âm đạo

Bầu ngực có thể tiết sữa non

Nếu thai phụ mắc một số bệnh kèm theo như nôn nghén nặng, tiền sản giật, bệnh tim,… thì sẽ thấy bệnh tự thuyên giảm.

3. Nên làm gì khi thai chết lưu?

Với những trường hợp thai lưu, bác sĩ sẽ đề xuất phương án lấy thai ra sớm vì tâm lý người mẹ không muốn giữ trong mình thai nhi đã chết. Nguyên nhân là vì nếu để thai lưu lâu ngày trong thành tử cung sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ.

Tuy vậy, việc điều trị tống thai lưu sẽ trì hoãn sau khi có đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để tiên lượng tình trạng rối loạn đông chảy máu trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, tránh mổ lấy thai trừ khi không sinh được bằng đường âm đạo hoặc thai chết lưu có nguy cơ đe dọa tới tính mạng sản phụ.

4. Lưu ý cho lần mang thai tiếp theo

Với những thai phụ có tiền sử thai lưu, để lần mang thai tiếp theo được an toàn, thuận lợi, phụ nữ cần làm theo những hướng dẫn sau:

4.1 Xét nghiệm sàng lọc trước khi có thai

Xét nghiệm hội chứng antiphospholipid thực hiện trong lúc thai lưu nhưng vẫn trong bụng mẹ hoặc trong vòng 2 tuần sau khi hút thai

Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục (giang mai)

Phân tích nhiễm sắc thể đồ tìm nhiễm sắc thể bất thường ở cả bố và mẹ

Xét nghiệm phát hiện bất đồng nhóm máu Rh

4.2 Về chế độ ăn uống sinh hoạt

Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo sức khỏe để sẵn sàng mang thai

Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe

Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm

Giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ

Sàng lọc các nguy cơ mang thai và xác định những bất thường trong quá trình tăng trưởng của thai nhi giúp hạn chế nguy cơ thai chết lưu. Ngoài ra, trong thời gian mang bầu, thai phụ cần khám thai định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh để thai nhi phát triển tốt nhất. Nếu có những biểu hiện bất thường như đau bụng, đau lưng, ra máu âm đạo,… bà bầu cần lập tức đến bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.

Các Gói chăm sóc Thai sản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là lựa chọn sáng suốt cho các bà mẹ mang thai. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ theo dõi sát nhất diễn biến sức khỏe thai kỳ, nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường khi mang thai, đặc biệt là thai lưu để can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị, vật tư hiện đại được đầu tư liên tục, kết quả khám thai sẽ được đảm bảo chính xác nhất.

XEM THÊM:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bạn đang xem bài viết 1001 Dấu Hiệu Thai Lưu, Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa Cho Mẹ Bầu trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!