Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Dấu Hiệu Thai Phát Triển Tốt 3 Tháng Đầu Bình Thường Mẹ Cứ Yên Tâm mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi mang thai, bất cứ bà mẹ nào cũng sẽ có những triệu chứng nhất định. Vậy đâu là triệu chứng bình thường? Đâu là triệu chứng cần khám bác sĩ? Nếu có những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu sau đây, hãy yên tâm vì cả mẹ và bé đều đang trong tình trạng khỏe mạnh và không có gì đáng lo ngại.
1. Cảm giác khó tiêu, ợ nóng
Triệu chứng: dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu có thể nhận biết trước tiên là tình trạng hay bị ợ nóng, cảm giác khó tiêu hằng ngày, từ đó dẫn tới chán ăn. Dần dần, chúng sẽ biến thành ốm nghén theo thời gian thai lớn hơn.
Nguyên nhân: Khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố, sản sinh nhiều hormone hơn. Việc này dẫn đến tác dụng phụ là làm mềm, giãn cơ ở hệ tiêu hóa. Cơ chế này lại làm axit dạ dày trào ngược nên xảy ra ợ nóng và khó tiêu.
Cách khắc phục: Trà gừng, nước mật ong gừng, nước chanh nóng,… là những thức uống có thể giảm cảm giác khó chịu ngay lập tức. Ngoài ra, quan trọng hơn là bạn cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ thích hợp.
Triệu chứng: Càng ngày, mẹ sẽ càng cảm thấy mệt mỏi, đau nhức ở nhiều bộ phận trên cơ thể như cột sống, toàn lưng, bụng,… Nếu triệu chứng không trở nên đau dữ dội hoặc đột ngột thì bạn có thể yên tâm đây là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu.
Nguyên nhân: Khi mẹ mang thai, kích thước tử cung tăng, thai nhi trong bụng cũng sẽ đè lên các bộ phận trong cơ thể nên bị đau nhức khắp người là dấu hiệu bình thường và không thể tránh khỏi.
Cách khắc phục: Chúng ta không thể xóa bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể khắc phục triệu chứng này bằng cách đi lại, đứng, ngủ đúng tư thế, không đi giày cao gót,… Bạn cũng có thể tìm mua các loại máy massage tốt cho bà bầu để thư giãn, thả lỏng cơ thể mỗi ngày.
Triệu chứng: Đây chính là một trong những dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu điển hình và dễ thấy nhất. Theo như bình thường, cân nặng của bà bầu trong suốt thời gian mang thai sẽ tăng 10-12kg. Cân nặng tăng lên này bao gồm trọng lượng của cả thai nhi lẫn bánh nhau, nước ối, thể tích máu tăng, sự phát triển của hai bầu ngực.
Nguyên nhân: Việc tăng cân đều đặn và tăng dần đều (lưu ý là không tăng đột ngột) chứng tỏ em bé đang hấp thu dinh dưỡng từ mẹ tốt và đang từng ngày phát triển cơ thể nên trọng lượng cũng tăng.
Lời khuyên: Mẹ nên theo dõi cân nặng của mình thường xuyên, tầm 1 lần 1 tuần. Bạn hãy tìm biểu đồ tăng trưởng chuẩn theo từng giai đoạn mang thai trên mạng internet hoặc trong sách báo hoặc nhờ bác sĩ khám thai cung cấp. Nếu thấy thông số cân nặng của mình khớp với mức khuyến cáo thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Mẹ cũng đừng lo sợ việc tăng cân quá nhiều gây xấu ngoại hình vì quá trình mang thai là thiêng liêng và cần đánh đổi. Bạn vẫn luôn có thể tự tin và mặc đẹp mỗi ngày nếu biết chọn mua các loại thời trang cho mẹ bầu hợp lý.
Triệu chứng: Đây có thể coi là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mà mẹ cần chú ý nhất. Ốm nghén không chỉ là cảm giác khó tiêu hay thường xuyên ợ nóng. 70% bà bầu sẽ cảm thấy buồn nôn và 50% sẽ nôn mửa thường xuyên.
Nguyên nhân: Nồng độ hCG tăng nhanh là nguyên nhân chính khiến phụ nữ ốm nghén. Lúc này, mũi bạn cũng thính hơn và dễ dàng thấy khó chịu. Hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn cũng là một lý do.
Triệu chứng: Nếu bạn cảm thấy chỉ số huyết áp và đường huyết (dù chỉ là 1 trong 2) của mình bất thường, tức quá cao hoặc quá thấp, không ổn định theo thời gian thì hãy cẩn thận vì đây không phải dấu hiệu thai khỏe mạnh 3 tháng đầu. Bình thường, chúng ta có thể chủ quan bỏ qua vì nghĩ sức khỏe có lúc mệt mỏi, căng thẳng thì huyết áp, đường huyết sẽ lên xuống. Nhưng nếu chị em đang mang thai thì phải tới bác sĩ để tìm cách giải quyết.
Nguyên nhân: Nếu huyết áp quá cao, nhiều biến chứng nguy hiểm trong khi mang thai cũng như quá trình chuyển dạ sinh con đều có thể bị đe dọa. Ngược lại, huyết áp quá thấp lại có khả năng khiến mẹ chóng mặt, quay cuồng và bị ngã, từ đó dẫn đến sảy thai. Đối với tình trạng đường huyết thiếu ổn định, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này gây ảnh hưởng khá lớn tới cả mẹ và bé trong bụng.
Lời khuyên: Theo dõi chỉ số huyết áp và đường huyết của bản thân thường xuyên (kiểm tra mỗi lần đi khám thai hoặc sử dụng máy đo huyết áp nhỏ gọn, đơn giản tại nhà.
Triệu chứng: Ngực căng tức tuy khó chịu nhưng lại là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu cần có. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ khi bạn mang thai cho đến lúc sinh con và cho con bú.
Nguyên nhân: Chủ yếu chị em thấy đau tức ngực là do sự sản sinh nội tiết tố progesterone và estrogen làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy.
Cách khắc phục: Mẹ nên dùng loại áo lót ngực dành riêng cho bà bầu, dùng kem chăm sóc ngực lành tính, an toàn khi mang thai, massage bầu ngực nhẹ nhàng hay chỉ cần tắm nước ấm với vòi sen thôi là cũng có thể thấy dễ chịu hơn rồi.
7. Cảm nhận chuyển động của thai nhi
Triệu chứng: Từ tầm tuần 18, tức thai trên 4 tháng trở đi, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được hoạt động của con yêu trong bụng. Ban đầu đó có thể chỉ là những tác động nhỏ, thế nhưng theo thời gian sẽ dần xuất hiện những cú đạp, rướn người, quay người, nhào lộn mạnh hơn. Về sau, đến sau tháng thứ 6 em bé sẽ còn phản ứng cụ thể với các âm thanh bên ngoài. Những chuyển động này chỉ ngừng và giảm sau tháng thứ 9 vì lúc này em bé không còn chỗ để quẫy đạp.
Nguyên nhân: Trẻ sau khi đã hình thành các bộ phận tay, chân sẽ có sự cử động. Việc cảm nhận được cử động của con yêu trong bụng sẽ khiến mẹ vô cùng hạnh phúc, tạo sự gắn kết giữa 2 mẹ con.
Lời khuyên: Mẹ hãy học cách đếm số lần cử động thai để biết bé cử động với tần suất bao nhiêu là bình thường. Trung bình, trong 2 tiếng bé sẽ cử động tầm 10 lần. Nếu bé chuyển động nhiều hơn hoặc ít hơn mức thông thường thì đều cần lưu tâm và có thể xin sự tư vấn từ bác sĩ.
Máy đo NST (Non stress test) là một phương pháp hiện đại và khá mới, giúp kiểm tra sức khỏe thai nhi. Máy sẽ dựa vào nhịp tim thai, cử động của thai và nhiều chỉ số khác để đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của con. Nếu mọi thông số đều ở trong mức hạn định hợp lý thì tất nhiên mẹ có thể yên tâm thiên thần nhỏ đang phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được khi dự đoán dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu vì chỉ sau 32 tuần tuổi mẹ mới được dùng máy đo.
Như đã giải thích ở dấu hiệu số 7, việc con yêu đạp, vận động trong bụng là bình thường. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn sẽ lo lắng nếu cảm thấy thai đạp quá nhiều hay quá mạnh, đồng thời cảm thấy khó chịu, khó có thể ngủ ngon giấc. Mỗi một đứa trẻ sẽ có “tính cách” khác nhau và việc con yêu hơi hiếu động một chút cũng không phải vấn đề nguy hiểm. Mẹ chỉ cần cẩn thận tuân thủ những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu và kiểm tra, khám thai thường xuyên là đủ.
Nguyên nhân: Khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ giãn ra theo sự phát triển của em bé. Từ đó, chúng chèn ép lên bàng quang nên khiến chúng ta thường xuyên mắc tiểu hơn. Thế cho nên khi bé càng lớn thì mẹ sẽ càng đối mặt với vấn đề này nhiều hơn nữa.
Cách khắc phục: Đây là triệu chứng bình thường nên không có phương pháp khắc phục mà mẹ chỉ có thể tập làm quen dần với thói quen sinh hoạt mới cần thay đổi.
Dấu Hiệu Thai Phát Triển Tốt 3 Tháng Đầu: Làm Sao Biết Thai Khỏe Mạnh?
Sau những nôn nóng ban đầu trông ngóng, quan sát cơ thể và mẹ thấy mình có các dấu hiệu mang thai rõ rêt thì tin vui đã đến. Vậy dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu có khá nhiều đặc điểm dễ nhận biết như ốm nghén, ợ chua sẽ giúp mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu, uống sữa gì giúp bé thông minh và khoẻ mạnh trong bụng mẹ.
Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu?
Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ cho mẹ bầu biết qua các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng đầu
Xuất hiện các hiện tượng ợ nóng và khó tiêu: Mẹ bầu có thể thường xuyên bị ợ nóng và khó tiêu sau khi ăn uống. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy hormone trong thai kỳ đang hoạt động bình thường khi làm chậm quá trình tiêu hóa của cơ thể. Điều này cũng đồng nghĩa chất dinh dưỡng đang tìm cách “len lỏi” để được hấp thu đấy.
Cơ thể đau nhức: Khi thai nhi lớn lên, mẹ bầu phải đối mặt với những cơn đau nhức ở vùng lưng và tay, chân. Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường ở tam cá nguyệt thứ 2 và 3.
Cân nặng tăng dần đều: Nếu cân nặng tăng khoảng 0.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2, mẹ bầu có thể yên tâm với sự phát triển đúng chuẩn của thai kỳ. Điều này đồng nghĩa chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen ăn uống của bạn đang rất hợp lý. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên tăng khoảng 12-15kg để giảm các nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu ốm nghén: Đây chính là dấu hiện đầu tiên cho thấy bạn đang bắt đầu một thai kỳ khỏe mạnh. Các chuyên gia khẳng định tình trạng ốm nghén chứng tỏ mẹ bầu có đủ các kích thích tố cần thiết để thai nhi phát triển. Vì vậy, có khó chịu, nghén ăn, nghén ngủ như thế nào, mẹ bầu cũng thấy đáng phải không nào?
Cảm nhận các chuyển động của thai nhi: Vào khoảng tháng thứ 4 và 5, mẹ bầu đã cảm nhận rõ rệt chuyển động của con yêu trong bụng. Nếu đến thời điểm này, mẹ không thấy thai nhi động đậy nhiều, nhất định phải đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức.
Dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh ở 3 tháng cuối: Ngực mẹ bầu ngày càng tăng size. Đến cuối tuần thứ 35, thai nhi sẽ “rớt” xuống dưới để chuẩn bị “chui” ra khỏi bụng mẹ. Vào những tuần sau đó, mẹ bầu sẽ đối mặt với các vấn đề như: Rò rỉ chất nhầy tử cung, chuột rút, đau lưng, phù nề.
Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?
Để có một thai kỳ khỏe mạnh phụ nữ mang thai cần chú ý là cơ thể mẹ cũng đang có những thay đổi để phù hợp với thai kỳ, trong khi đó bản thân người mẹ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những người mẹ lần đầu tiên mang thai.
Ăn sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
Súp lơ: Súp lơ là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Những ngày đầu mang thai, mẹ có thể thêm món súp lơ xào thịt bò vào thực đơn của mình. Vừa có đủ axit folic và sắt, “nhất cử lưỡng tiện”, không nên bỏ qua đâu đấy! Ngoài ra, các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
Mẹ bầu nên ăn thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
Trái cây có múi: như cam, quýt, bưởi…: Không chỉ chứa axit folic, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Mẹ cũng đâu muốn mình bị bệnh khi mang thai đúng không? Một ly cam ép mỗi ngày có thể giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu 3 tháng đầu.
Đậu phộng: Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Ngoài ra, trong đậu phộng có chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Hạt dẻ, hạnh nhân hay đậu phộng đều rất phù hợp làm món ăn vặt để bạn đỡ “buồn miệng”.
Mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung chất gì?
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu gồm 04 loại cực kỳ quan trọng như sau:
Bổ sung canxi cho thai nhi: Trong quá trình phát triển xương của bé, mẹ cần cung cấp một lượng canxi lớn. Nếu không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, rất có thể thai nhi sẽ “hút”canxi từ mẹ và có thể làm bạn bị thiếu canxi và loãng xương sau sinh. Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…
Vitamin D: Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Vitamin D có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Thai phụ cần phơi nắng trực tiếp khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt).
Bổ sung Axit folic: hay còn gọi là Vitamin B9 ngay từ khi có ý định mang thai, bạn nên chú ý bổ sung thêm axit folic cho cơ thể, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của bé. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mg axit trong thực đơn của mình. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…
Cần bổ sung thêm protein: Protein giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mỗi ngày, bạn nên chú ý cung cấp cho cơ thể khoảng 70g protein để đảm bảo bé cưng có thể phát triển một cách an toàn.
Chất Sắt: Khi mang thai, thiếu máu là tình trạng khó tránh khỏi. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa sắt để tăng cường hồng cầu cho cơ thể. Ngoài ra, thiếu sắt là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Chất này có nhiều trong các thực phẩm như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt….
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Không uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích, các loại nước có ga: Khi uống rượu, bia, lượng cồn trong chúng sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
Không ăn quá mặn: Nhiều thai phụ có thói quen ăn mặn, nhưng điều này hoàn toàn không tốt vì sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
Không ăn thực phẩm quá hạn sử dụng, chưa qua tiệt trùng: Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm gây hại như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con.
Tránh xa các loại cá ẩn chứa lượng thùy ngân cao trong thịt: Thủy ngân nhiễm trong một số loại cá biển như cá thu, cá mập, cá kiếm… nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi. Vì thế, phụ nữ không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá này.
Không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non: như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu nên kiêng gì?
Cách giữ thai 3 tháng đầu ngoài việc mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thì cũng cần lưu ý các ván đề sau cung sẽ ảnh hưởng rất nhiều tơi sự phát triển của thai nhi, thậm chí nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới hệ uỵ gây ra các triệu chứng thai chết lưu trong 3 tháng đầu hoặc sảy thai.
Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng…
Kiêng gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não.
Kiêng leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn này còn khá “mỏng manh”
Tránh sơn móng tay khi mang thai: Theo một nghiên cứu tại trường đại học Y tế công cộng Mailman, Columbia, những trẻ em tiếp xúc nhiều với phthalates, hóa chất chứa nhiều trong sơn móng tay thường có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, mặc dù hóa chất trong sơn móng tay có thể khó thấm qua da nhưng mùi của chúng thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến bạn.
Nên tránh nhuộm tóc trong 3 tháng đầu thai kỳ vì đây là giai đoạn thai nhi mới hình thành, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời có thể gây suy giãn tĩnh mạch, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột
11 Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Chớ Xem Thường
Dấu hiệu bất thường ở bà bầu: nôn, ói nhiều hơn bình thường, mệt mỏi kéo dài, bé hoạt động yếu đi, buồn tiểu nhiều hơn bình thường, xuyết huyết bất thường ở bất kỳ giai đoạn nào là dấu hiệu bất ổn, mẹ bầu nên đi khám ngay.
12 triệu chứng bất thường khi mang thai mẹ chớ xem thường
Nôn, ói nhiều hơn bình thường
Nếu thai phụ nôn nhiều đến mức không còn giữ được gì trong dạ dày thì tình hình đã trở nên nguy hiểm. Bác sĩ Bernstein cho biết: “Nếu không thể ăn hoặc uống được thứ gì, thì cơ thể thai phụ đang trong tình trạng mất nước”. Họ cũng đang có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, và tình trạng thiếu dinh dưỡng hay mất nước có thể gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi. Bác sĩ Bernstein cũng nói thêm rằng, bạn phải được khám khi bị ói mửa nghiêm trọng.
Sẽ có những phương pháp điều trị an toàn mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn để khống chế tình trạng nôn ói. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn để bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm giúp bạn tìm ra loại thức ăn giảm nôn. Trị dứt điểm nôn ói sẽ giúp cả bạn và thai nhi có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
Xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ
Ra máu là biểu hiện bất thường ở mọi giai đoạn của thai kỳ. “Nếu thai phụ bị ra quá nhiều máu, kèm theo đau bụng hoặc đau bụng dưới giống thời gian hành kinh hay cảm thấy choáng, chóng mặt như ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung”, bác sĩ Peter Bernstein cho biết. Hiện tượng có thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
“Xuất huyết luôn là dấu hiệu nguy hiểm”, bác sĩ Donnica Moore nói. Theo bà, mọi hiện tượng xuất huyết trong quá trình mang thai đều không được phép xem nhẹ. Nếu thai phụ bắt đầu bị chảy máu, đừng bao giờ chần chừ mà phải lập tức gọi bác sĩ hoặc phải được cấp cứu.
Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt
Chuyện gì đang xảy ra với em bé vốn đang rất “hiếu động” trong bụng mẹ bỗng trở nên ít cử động hơn hẳn, giống như hết năng lượng vậy. “Nếu thai nhi không cử động nhiều như trước, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai”, bác sĩ Bernstein cảnh báo.
Nhưng làm sao bạn có thể phát hiện ra điều đó? Có một số cách giúp bạn xác định được em bé đang gặp một số vấn đề trong bụng mẹ. Đầu tiên, bạn uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không.
Đếm số lần bé đạp vào bụng mẹ cũng là một cách, theo bác sĩ Nicole Ruddock. “Hiện chưa xác định được bao nhiêu lần cử động là tốt cho bé, nhưng nhìn chung, thai phụ nên lập sẵn một ranh giới và để ý xem em bé đang cử động nhiều hơn hay ít hơn bình thường. Thông thường, 10 cú đạp bụng mẹ trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu ít hơn, bạn nên hỏi bác sĩ để được kiểm tra rõ.
Bác sĩ Bernstein cũng khuyên thai phụ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong trường hợp này. Các bác sĩ có các thiết bị kiểm tra chuyên biệt để xác định xem em bé có đang cử động và phát triển bình thường hay không.
Các cơn co bóp diễn ra ở đầu giai đoạn 3
Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non. Nhưng đối với các sản phụ có con đầu lòng thường hay nhầm lẫn giữa co bóp thật và giả. Các cơn co bóp giả được gọi là cơn gò Braxton – Hicks. Chúng không diễn ra đều đặn, nhưng bất ngờ và không gia tăng cường độ. Các cơn co bóp giả sẽ giảm bớt trong vòng 1 giờ. Nhưng các cơn co bóp thật thường lặp lại trong vòng 10 phút hoặc ít hơn và sẽ tăng dần cường độ.
Tuy nhiên, vì sự an toàn của cả mẹ và bé là quan trọng hơn cả nên thai phụ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải lập tức gọi cho bác sĩ. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.
Bạn cảm giác có dòng chất lỏng chảy xuống hai chân nhưng không có cảm giác buồn tiểu. “Điều này có thể là bạn đang bị ra nước ối khi mang thai”. Tuy nhiên, nước đó cũng có thể do tử cung quá lớn đè lên bàng quang của thai phụ, đây là hiện tượng són tiểu”. Bác sĩ Ruddock cho biết, đôi khi nước trào ra thành dòng, nhưng đôi khi, lượng nước tiết ra ít hơn.
“Nếu không xác định được chất lỏng đó là nước tiểu do bàng quang bị đè nén hay là do bị rò rỉ nước ối thì bạn nên đi tiểu cho đến khi sạch bàng quang. Nếu nước vẫn chảy ra, bạn đang bị rò rỉ nước ối. Lúc này, bạn cần được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa sản.
Nhức đầu dai dẳng, đau bụng, rối loạn thị giác, phù nề trong suốt giai đoạn 3 của thai kỳ
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Đây là một biểu hiện nguy hiểm phát triển tiềm tàng trong suốt quá trình mang thai và có thể dẫn đến hậu quả khó lường trước được. Hiện tượng này do thai phụ bị cao huyết áp và dư thừa protein trong tử cung, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Bác sĩ Bernstein khuyên các bà mẹ nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức và phải kiểm tra huyết áp ngay khi có các biểu hiện trên. Khi bạn được chăm sóc sức khỏe tiền sản tốt sẽ giúp phát hiện và kiểm soát được chứng tiền sản giật sớm.
Phụ nữ mang thai thường dễ bị bệnh hơn phụ nữ không mang thai trong mùa dịch cúm. Lý do là hệ miễn dịch của cơ thể chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén. Đồng thời, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm do bị cúm.
Thiếu máu cũng là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những dấu hiệu của bệnh bao gồm: mệt mỏi thường xuyên, cảm thấy yếu ớt, hụt hơi và sắc da nhợt nhạt. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung axit folic và chất sắt cho bạn. Nếu bệnh ở mức độ trầm trọng, bạn sẽ phải truyền máu trực tiếp.
Chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu của bệnh nhau tiền đạo khi bánh nhau bám ở phần thấp nhất của tử cung và che phủ một phần hay toàn bộ tử cung, cản trở lối ra của thai. Trường hợp này là một biến chứng của thai nghén, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi. Trong khi một số phụ nữ không có biểu hiện triệu chứng thì một số khác bị chảy máu âm đạo nhưng lại không đau đớn trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3. Nếu không được kiểm soát kịp thời, căn bệnh này sẽ dẫn đến sinh non.
Bà bầu khi có những biểu hiện quá buồn phiền, chán nản… thì rất có thể đã bị bệnh trầm cảm – căn bệnh không hiếm trong và sau thời gian mang thai. Những triệu chứng khác của bệnh bao gồm thay đổi khẩu vị ăn uống, cảm giác vô vọng, ở trường hợp bị nặng có thể sẽ cảm thấy khó chụi hoặc có những suy nghĩ gây tổn hại đến thai nhi và bản thân mình. Trong trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời. Bệnh trầm cảm cũng có thể được điều trị bằng trị liệu hoặc các loại thuốc hỗ trợ.
Bệnh tiểu đường thường xảy ra phổ biến ở bà bầu ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ do chất insulin của mẹ bầu tiết ra không đủ. Những dấu hiệu của căn bệnh này bao gồm thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi. Thuốc thường hiếm được chỉ định điều trị cho bà bầu. Vì vậy, cách hữu hiệu nhất là thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.
Chảy máu âm đạo kèm chuột rút
Khi bà bầu bị chảy máu âm đạo kèm những cơn đau bụng, chuột rút, đau cổ tử cung thì rất có thể là triệu chứng của bệnh đứt nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai kéo ra ngoài thành tử cung, lấy đi oxy của bào thai. Trong trường hợp bị nhẹ, ngủ nghỉ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị quá nặng (hơn một nửa nhau thai đã bị tách ra), cách hữu hiệu là phải sinh con sớm để cứu được tính mạng người mẹ.
Huyết áp cao là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm độc huyết hoặc tiền sản giật. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị duy nhất là cho sinh sớm. Phương pháp này không gây nhiều khó khăn khi thai nhi đã được gần 37 tuần tuổi nhưng nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ thường phải điều trị bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.
tu khoa
dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu
triệu chứng thai chết lưu trong 3 tháng đầu
những dấu hiệu khi mang thai
dấu hiệu động thai 3 tháng đầu
dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu
Bài viết 11 dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu mẹ chớ xem thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
Cách Dưỡng Thai 3 Tháng Đầu Giúp Mẹ Không Bị Nghén Con Phát Triển Tốt
Được làm mẹ là thiên chức vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ. bên cạnh niềm vui, hạnh phúc là những nỗi lo lắng cho sự phát triển của con, nhất là trong 3 tháng đầu. bởi đây là giai đoạn được xem là quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển về sau của con. vì vậy, mẹ không được lơ là, cần xây dựng cách dưỡng thai 3 tháng đầu thật khoa học. đặc biệt, với những chị em có tiền sử tiểu đường, huyết áp thì càng phải thật tốt trong giai đoạn này. nếu không em bé dễ bị dị tật bẩm sinh hoặc dọa sảy thai.
Ba tháng đầu mẹ cần đọc sách để biết cách dưỡng thai đúng cách
Cách dưỡng thai an toàn trong 3 tháng đầu
Những ngày đầu tiên trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của thiên thần nhỏ bên trong cơ thể mẹ. các bộ phận của bé sẽ đầy đủ. mỗi lớp bì sẽ thành các bộ phận tương ứng. đây cũng là thời điểm em bé dễ bị tổn thương nhất.
Hơn nữa, giai đoạn này nhiều mẹ bầu cũng cảm thấy tâm trạng của mình khá bấp bênh. nhất là những chị em mang thai lần đầu. các chị em thường trở nên dễ xúc động, vui buồn bất chợt, căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí bị xuất hiện trầm cảm. nếu không biết cách chăm sóc thai phụ 3 tháng đầu thì tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
Là bờ vai vững chắc cho vợ, lúc này các ông chồng nên tham gia các lớp tiền sản. việc này sẽ giúp các cánh mày râu biết được tình hình sức khỏe, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu trước, trong và sau thời kỳ mang thai. hãy quan tâm đến từng bữa ăn của vợ. mua những món ăn ngon, bổ dưỡng mà vợ thích, hợp khẩu vị với vợ khi mang thai. nếu có nhiều thời gian, bạn hãy trực tiếp vào bếp nấu những món ngon cho vợ, vừa để chăm sóc, vừa để thể hiện tình yêu thương với người bạn đời của mình. đồng thời hãy dùng những lời lẽ hóm hỉnh, câu chuyện cười để an ủi, động viên vợ. chỉ cần những hành động quan tâm, cử chỉ âu yếm nhỏ nhặt của chồng cũng giúp mẹ bầu yên tâm và ổn định tâm trạng. tốt cho sức khỏe, sự nuôi dưỡng và sự phát triển của thai nhi.
Người chồng cần quan tâm vợ nhiều hơn trong 3 tháng đầu
Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa vợ đi dạo, đi bộ, thể dục, đi khám thai cùng vợ. Thỉnh thoảng đưa vợ đi xem phim hoặc ra ngoài ăn tối…. để tinh thần thoải mái, đồng thời gắn kết tình cảm vợ chồng.
Bên cạnh đó, để dưỡng thai, mẹ bầu cũng hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn. Tâm sự với chồng thường xuyên để giải tỏa những lo lắng, căng thẳng một cách cởi mở nhất. Giải tỏa bớt những tâm trạng tiêu cực để tránh làm ảnh hưởng đến đứa con trong bụng. Do đó, thai phụ cần chia sẻ ngay từ đầu để giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
Cùng với đó, mẹ bầu hãy thường xuyên nghe, đọc, xem những thông tin an thai hoặc sách tranh hài hước để em bé sinh ra sẽ có những suy nghĩ tích cực. Đồng thời năng nổ là một người bát, được mọi người yêu quý. Hàng ngày mẹ cũng hãy dành ra khoảng 30 phút để nghe những bài nhạc nhẹ nhàng và suy nghĩ những điều tích cực. Để tinh thần luôn vui và hạnh phúc.
Dưỡng thai 3 tháng đầu cũng cần chú trọng đến việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. điều này sẽ giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn. đồng thời cần duy trì lối sống khoa học, dinh dưỡng đủ chất. chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, cơ thể khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.
Theo đó chế độ dinh dưỡng cần được thiết lập phong phú và đa dạng. đảm bảo đúng và đủ liều lượng, bởi nó quyết định tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. chính vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng 3 tháng đầu bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.
Dưỡng chất đầu tiên cần bổ sung trong 3 tháng đầu đó là protein. chất này đóng vai trò tiên quyết nhất đối với sự phát triển của thai nhi. nhất là trong sự phát triển của các tế bào thần kinh. vì thế mỗi ngày mẹ cần nạp 70-80g protein vào cơ thể. bên cạnh đó, mỗi ngày mẹ phải nạp 800mcg vitamin a, 10 – 15mg vitamin e và 70 – 90mg vitamin c mới đủ cho sự phát triển bình thường của bé. mẹ cũng cần tăng cường canxi trong mỗi bữa ăn, bổ sung 300mg/ ngày để con có bộ xương vững chắc.
Vào bếp nấu ăn cùng vợ cũng là cách quan tâm tốt khi vợ mang bầu
Đặc biệt, trong chế độ ăn không được thiếu sắt. chất này không chỉ cần thiết cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu mà nó rất cần thiết cho cả quá trình mang thai. theo đó mỗi ngày mẹ bầu cần nạp khoảng 30mg để bé hấp thụ, phòng ngừa bệnh còi xương cho bé.
Một số lưu ý khi dưỡng thai 3 tháng đầu
Giai đoạn thai kỳ, quan trọng nhất là 3 tháng đầu. giai đoạn này phức tạp hơn rất nhiều so với các giai đoạn còn lại. những cơn buồn nôn bất chợt cũng khiến mẹ bầu liên tục phải chạy vào nhà vệ sinh. ốm nghén không thể ăn được thứ mình thích theo mong muốn. tất cả đều phải theo chỉ dẫn an toàn cho thai nhi.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khi mang thai 3 tháng đầu
Ở giai đoạn này, không chỉ có vợ mà chồng cũng cần học cách thích nghi mới. Chú ý hơn trong việc quan hệ, không được quá mạnh bạo. Mặc dù tư thế quan hệ không có gì khác biệt so với trước lúc mang thai. Bởi bụng còn nhỏ, không gây trở ngại cho việc “yêu”. Nhưng mà tần suất “yêu” cần giảm xuống, lúc nào cũng phải cẩn thận không chèn ép mạnh lên vùng bụng. Người chồng luôn phải nâng đỡ cơ thể vợ hợp lý và thời gian quan hệ không nên kéo quá dài.
Tốt nhất, để có sức bền bỉ và dẻo dai, khi quan hệ đỡ bị mệt đồng thời có cách chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu hiệu quả thì mẹ nên tham gia lớp học yoga. đây là phương pháp tuyệt vời để giúp mẹ làm quen với cơ thể khi mang thai. khi thường xuyên luyện tập sẽ giúp mẹ tập trung vào các bộ phận khác nhau trên cơ thể, đặc biệt hữu ích trong khi sinh con. hơn thế nữa, việc tập yoga nhấn mạnh vào thở và di chuyển liên tục nên giúp mẹ bầu thở sâu hơn. chị em sẽ cảm thấy thư thái và thoải mái, dễ chịu, giảm được stress và mệt mỏi trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. bên cạnh đó, bạn cũng hãy kết hợp đi bộ nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông, cải thiện tâm trạng tốt hơn. đây cũng chính là cách dưỡng thai yếu 3 tháng đầu hiệu quả, giúp mẹ có niềm tin, chăm sóc con tốt nhất để chào đời an toàn.
Tập yoga giúp mẹ khỏe khoắn ổn định tinh thần khi mang thai
Hàng ngày mẹ cũng hãy học cách tự tạo nguồn vui cho mình. ngay từ những ngày đầu tiên mang thai hãy đọc sách, viết nhật ký cho con, thêu thùa, để tinh thần khỏe mạnh và thoải mái. với cách dưỡng thai 3 tháng đầu này mẹ bầu sẽ vượt qua thời kỳ khó khăn một cách an toàn và suôn sẻ.
Những loại thực phẩm tốt hơn cả thuốc dưỡng thai giúp mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển vượt chuẩn
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-duong-thai-3-thang-dau-giup-me-khong-bi-nghen-con-phat-trien-tot-383517.html
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-duong-thai-3-thang-dau-giup-me-khong-bi-nghen-con-phat-trien-tot-383517.html
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/cach-duong-thai-3-thang-dau-giup-me-khong-bi-nghen-con-phat-trien-tot-383517)
Bạn đang xem bài viết 10 Dấu Hiệu Thai Phát Triển Tốt 3 Tháng Đầu Bình Thường Mẹ Cứ Yên Tâm trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!