Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Bệnh Lý Thường Gặp Phụ Nữ Mang Thai Cần Biết mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
0 lượt xem
Nội dung chính
Thiếu máu có thể do bệnh lý về máu hoặc nhiễm giun móc nhưng đối với phụ nữ mang thai chủ yếu là do thiếu sắt. Để dự phòng thiếu sắt, phụ nữ mang thai nên chú ý tăng cường sắt từ những thực phẩm có màu đỏ, cá, trứng, rau có màu xanh đậm hoặc các chế phẩm bổ sung sắt vào cơ thể.
Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm, chiếm tỉ lệ từ 6-8% số phụ nữ mang thai, phần lớn xảy ra ở phụ nữ có con so. Bệnh có biểu hiện là cao huyết áp, phù mặt, phù chân tay và nước tiểu có nhiều chất đạm. Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu khiến máu chảy không cầm được, có thể co giật trước, trong và sau khi sinh làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nhau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong (10%).
Đái tháo đường cũng là bệnh khá nghiêm trọng đối với các phụ nữ mang thai. Lúc này, cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu mà cũng có thể không thiếu insulin nhưng tế bào không sử dụng được insulin. Hơn nữa, các triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường cũng tương tự như lúc mang thai: mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần… nên rất khó khăn trong việc chẩn đoán. Bạn cần kiểm tra nước tiểu mỗi khi đi khám thai. Nếu nghi ngờ mình bị đái tháo đường, hãy gửi mẩu nước tiểu để bác sĩ kiểm tra. Trong những trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho kiểm tra đường huyết lúc đói và làm xét nghiệm dung nạp đường, nhất là vào thời điểm thai 24-30 tuần.
Nếu mắc bệnh đái tháo đường trong giai đoạn mang thai, phụ nữ mang thai cần được theo dõi kỹ để được hướng dẫn chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh, giảm bớt lượng đường, béo và muối. Và điều trị thuốc nếu không thể điều chỉnh đường huyết bằng chế độ ăn làm giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi.
Thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ dễ bị dị ứng với môi trường xung quanh. Do đó những bà mẹ có tiền sử hen suyễn sẽ dễ bị bộc phát, nhất là vào tuần cuối của thai kỳ. Phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc trị hen suyễn dạng khí dung, giải pháp này hầu như không ảnh hưởng gì đến thai nhi, chỉ có tác dụng đến phôit, giúp bà bầu dễ thở hơn. Nếu có tiền sử hen suyễn, trong thời gian này, phụ nữ mang thai nên mang theo ống hít để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, các chị em nên bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, có thể giúp em bé ngăn ngừa bệnh dị ứng từ môi trường xung quanh.
Trầm cảm thường xảy ra ở những thai kỳ không mong muốn. Triệu chứng như buồn chán, mất ngủ, mất năng lượng. Hậu quả cho mẹ là tăng trọng lượng kém, nghiện thuốc, nghiện rượu, có ý định tự tử. Hậu quả cho thai nhi là suy dinh dưỡng, sanh non, chậm phát triển tâm thần. Vì vậy thai phụ cần được khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.
Do sức đề kháng của thai phụ giảm nên dễ bị nhiễm siêu vi gây bệnh cảm cúm. Phụ nữ mang thai nếu bị cảm cúm nên ăn nhiều tỏi, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt không được uống thuốc cảm cúm bừa bãi mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ là do uống thuốc cảm cúm khi mang thai.
Khi có thai, phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm âm đạo do nấm. Nếu bà bầu thấy âm đạo có nhiều huyết trắng, váng đục như sữa đông, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát cần đến bác sĩ để khám và điều trị ngay. Nếu kéo dài tình trạng viêm nhiễm này sẽ khiến mẹ dễ sinh non và sảy khi mang thai.
8, Mụn rộp do virus Herpes simplex
Đây là bệnh do virus xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ hổng trên da gây triệu chứng ngứa, sau đó chúng gây ra các vết phỏng loét hoặc mụn rộp thường xuất hiện ở vùng mặt và miệng. Trong 3 tháng đầu mang thai người mẹ bị mắc bệnh này thì rất dễ bị sảy thai. Nếu không ngăn chặn sớm trước thai kỳ, vi-rút sẽ lây qua bé ngay khi chưa chào đời. Trong vài trường hợp, thai có thể chết non hoặc não, thần kinh, mắt và da của bé bị ảnh hưởng. Do đó phụ nữ mang thai cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên đến các khu vực đông người để hạn chế bị lây bệnh. Ngay khi xuất hiện các dấu hiện của bệnh như kể trên nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng. Bác sĩ sẽ quyết định dùng thủ thuật mổ lấy thai ngay và cho bé uống thuốc vi-rút sau khi vừa chào đời.
9, Viêm cầu thận
Bệnh gây tổn thương đến tiểu cầu thận, diễn tiến chậm và người bệnh bị viêm cầu thận thường có biểu hiện là chân bị phù, giảm chức năng thận, huyết áp tăng cao, tiểu ra máu… Các xét nghiệm có chỉ số như albumin niệu, creatinin và ure trong máu đều cao. Khi mang thai nếu thai phụ bị viêm cầu thận ở thể nặng có thể làm cho nhau thai và cuống nhau bị teo nhỏ, sẽ gây thai suy dinh dưỡng, sẩy thai, thai chết lưu. Tuy nhiên nếu bị viêm cầu nhẹ, thai phụ vẫn có thể mang thai bình thường nhưng cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh bệnh tiến triển nặng gây những biến chứng không tốt đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.
10, Viêm gan siêu vi B
Đây là một trong những bệnh lây truyền từ mẹ sang con khá nguy hiểm vì nếu bị nhiễm bệnh từ mẹ, em bé sinh ra có nguy cơ 70 – 90% chuyển sang mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Do đó, cách bảo vệ tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sớm đi tiêm vaccine phòng viêm gan B để bảo vệ cho sức khoẻ bà mẹ cũng như có một thai kỳ khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu không may bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì khi có thai, tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể để bảo vệ em bé trong suốt quá trình thai kỳ và các biện pháp tiêm phòng ngay khi em bé mới được sinh ra.
Theo Dinhduongbabau.net
Hồng Ngọc
Những Bệnh Lý Thường Gặp Phụ Nữ Khi Mang Thai Cần Biết
Tìm hiểu những bệnh lý thường gặp phụ nữ khi mang thai cần biết
Thiếu máu
Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm nhiều sắt để phòng ngừa thiếu máu. Ảnh: Internet
Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Do lượng dinh dưỡng cung cấp không đủ, hoặc tiền sử bệnh lý về máu nên phụ nữ khi mang thai có thể bị thiếu máu. Một trong những nguyên nhân khác gây thiếu máu là do thiếu sắt. Do vậy, để phòng ngừa thiếu máu trong thời kì này, phụ nữ mang thai nên chú ý tăng cường dinh dưỡng từ bữa ăn, sữa và các loại thực phẩm bổ sung.
Cúm virus Rubella
Do sức đề kháng của thai phụ bị suy giảm nên có khả năng bị nhiễm virus cúm, đặc biệt là Rubella. Đây là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Để phòng ngừa, tốt nhất là thai phụ cần tiêm phòng trước khi mang thai. Hiện có mũi 3 trong 1: Sởi – quai bị – Rubella rất tốt cho phụ nữ. Nếu chưa tiêm, thai phụ có thể tăng cường sức đề kháng bằng bách uống vitamin C, ăn nhiều tỏi, rau xanh và uống nhiều nước. Đặc biệt, không được dùng thuốc bừa bãi trong giai đoạn này
Táo bón
Hơn một nửa thai phụ có vấn đề về đường tiêu hóa, chủ yếu là táo bón. Nguyên nhân chủ yếu là do khi mang thai, chị em ít vận động, công thêm sự thay đổi nội tiết tố và thai phát triển gây chèn ép đại tràng. Thêm nữa, các thức ăn bổ dưỡng và chứa nhiều sắt sẽ gây nóng cơ thể và gây ra táo bón. Để chữa trị và phòng ngừa, cách tốt nhất là các bà bầu nên vận động nhẹ nhàng, ăn thêm nhiều chất xơ và uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả bổ sung,….
Tiểu đường thai kì
Tiểu đường thai kỳ hầu như sẽ tự khỏi sau sinh. Ảnh: Internet
Đây không phải là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng lại có tác động khá nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Để phòng ngừa, phụ nữ mang thai nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và phù hợp với cơ thể. Trong trường hợp bị bệnh, cần bình tĩnh tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ. Một điểm mừng là hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kì sẽ khỏi sau khi sinh.
Trầm cảm
Trầm cảm ở phụ nữ khi mang thai là hiếm gặp, chủ yếu ở những thai phụ có thai không mong muốn. Triệu chứng điển hình là buồn chán, mất ngủ, mất tập trung. Bệnh sẽ tác động rất lớn đến người mẹ cả trước và sau sinh. Bệnh có thể khiến cho thai nhi suy dinh dưỡng, sinh non, chậm phát triển. Đây là bệnh tâm lý nên cần được khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.
Viêm âm đạo do nấm
Đây là bệnh phụ khoa khá thường gặp ở phụ nữ, không chỉ là ở phụ nữ đang mang thai. Nếu thấy âm đạo ra nhiều huyết trắng, váng đục, cảm giác ngứa ngáy khó chịu hoặc đau rát, thai phụ cần đến bác sĩ phụ khoa để được khám và điều trị kịp thời. Tình trạng viêm nhiễm này có thể khiến sinh non hoặc tệ hơn là sảy thai.
Bệnh do virus HPV
Nên tiêm phòng ngừa virus HPV trước khi mang thai 6 tháng để bảo vệ tốt nhất cho mẹ và bé. Ảnh: Internet
Đây là bệnh do virus HPV gây ra. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các vết phỏng loét hoặc mụn rộp xuất hiện ở vùng mặt, miệng hoặc chân tay. Bệnh không gây tác động quá lớn đến sức khỏe người mẹ, nhưng đặc biệt nguy hiểm với thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kì, người mẹ mắc bệnh này rất dễ bị sảy thai. Trong nhiều trường hợp, thai có thể chết non, chết não, thần kinh tổn thương, mắt và da của thai nhi bị ảnh hưởng. Cách tốt nhất là tiêm phòng ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra.
Đi tiểu nhiều lần
Hiện tượng đi tiểu nhiều lần (thường vào ban đêm), là hiện tượng sinh lý bình thường của các chị em trong 3 tháng đầu thai kì. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai bắt đầu phát triển và đè vào phía sau bàng quang gây kích thích tiểu. Bệnh lý này bình thường, nhưng có thể gây mất ngủ cho các bà bầu. Để phòng ngừa, tốt nhất là các bà bầu nên uống ít nước vào ban đêm để hạn chế đi tiểu.
Phù nề và tiền sản giật
Đây là bệnh lý thường gặp ở những phụ nữ mang thai lần đầu. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cao huyết áp, phù chân tay, mặt, nước tiểu có nồng độ acid uric cao. Khi bị tiền sản giật, người mẹ có thể bị tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu gây băng huyết rât nguy hiểm. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nhau bong non, phù phổi, xuất huyết não, thậm chí là tử vong. Cách phòng ngừa chủ yếu là ăn uống hợp lý, tập luyện nhẹ nhàng. Khi gặp tình trạng phù nề cần cẩn thận quan sát và xử lý kịp thời.
Đó là những bệnh lý thường gặp phụ nữ mang thai cần biết. Những bệnh này có những bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, việc nắm bắt các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa, điều trị là rất cần thiết để có một thai kì khỏe mạnh. Chúc các bà mẹ có một thai kì khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông.
Các Bệnh Da Liễu Thường Gặp Ở Phụ Nữ Mang Thai Nhất
Theo ThS. BS. Lê Thái Vân Thanh (Giảng viên bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP.HCM ) cho biết, bệnh da chiếm tới hơn 50% các bệnh ở phụ nữ mang thai, trong đó có 11.02% thai phụ mắc cùng lúc 2 hoặc 3 bệnh da trong thai kỳ.
Theo tài liệu “Một số biến đổi ngoài da ở phụ nữ có thai” của Viện da liễu Quốc gia cho biết, nguyên nhân gây ra các biến đổi ngoài da ở phụ nữ có thai là do ảnh hưởng của hormon khi mang thai. Các thay đổi có thể là bình thường nhưng cũng có thể là bất thường liên quan đến bệnh lý.
Các biểu hiện có thể thay đổi trong giai đoạn mang thai hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh.
Dưới đây là các bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ mang thai.
7 Loại bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ mang thai
1. Rám má (nám má hay melasma)
Có khoảng 50% các trường hợp phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những đám thâm ở mặt hay còn gọi là rám má (nám má). Nám có thể ở khắp mũi, má, trán. Nám sẽ rõ hơn với những phụ nữ da sáng, tiếp xúc nhều với ánh nắng. Nám da có thể giảm dần vài tháng sau sinh, nhưng cũng có khi tồn tại vĩnh viễn.
Một số các biểu hiện thay đổi sắc tố còn thường thấy như thâm đường giữa bụng, thâm quầng vú, núm vú, bộ phận sinh dục, nách và mặt trong đùi…
2. Thay đổi ở lông, tóc và móng
Khi mang thai, một số người sẽ thấy lông ở các vị trí mọc nhiều hơn, đen hơn trong khi đó tóc lại thưa đi. Hiện tượng rụng tóc sẽ kéo dài từ 1-5 tháng sau khi sinh. Ngoài ra, các móng có hiện tượng bị giòn, móng có rãnh khía hoặc tách móng.
3. Mụn trứng cá
Khi mang thai chức năng của tuyến mồ hôi tăng lên, nhưng chức năng của tuyến bã lại giảm xuống, ngoài ra các hoạt động của tuyến giáp cũng tăng lên làm tăng hoạt động của tuyến mồ hôi. Do đó phụ nữ mang thai thường bị cách bệnh ảnh hưởng của tuyến mồ hôi như:Phát ban do nóng; Tăng tiết mồ hôi; Mụn trứng cá.
Trong đó, mụn trứng cá chiếm 15% các bệnh da ở phụ nữ mang thai.
Các điều trị tại chỗ: vệ sinh da mặt đúng cách, tránh nặn bóp không đúng phương pháp và tránh lạm dụng mỹ phẩm.
4. Rạn da
Thay đổi mô liên kết và mạch máu trong thời kì mang thai biểu hiện rõ nhất là rạn da chiếm từ 50-90%. Các vết rạn da thường phát triển vào nửa sau của thai kỳ với các biểu hiện như vết đỏ màu sáng, đỏ tím. Các vị trí hầu hết là vùng bụng dưới, đùi, mông, hông, vú và cánh tay.
Các vết rạn ở khu trú không đau nhưng có thể gây cảm giác ngứa, châm chích. Về điều trị có thể bôi kem chống rạn, nứt da.
5. Thay đổi về mạch máu
Khoàng 40% phụ nữ có thai bị giãn tĩnh mạch chi dưới do các thay đổi của mạch máu, áp lực đè nén của thai nhi lên tĩnh mạch chậu. Hiện tượng này xảy ra vào khoảng 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Sự thay đổi này có thể gây hiện tượng mặt đỏ, nhợt nhạt, nóng hay lạnh, phát ban.
Phần lớn những thay đổi này không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
6. Mày đay sẩn ngứa
Đây là bệnh phát ban hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, thường xuất hiện lần đầu tiên vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Phần lớn mày đay sẩn ngứa ở phụ nữ có thai xuất hiện đầu tiên từ các vết rạn da ở vùng bụng. Thương tổn là các ban mày đay nhỏ, màu đỏ, hơi phù nề liên kết với nhau thành đám sẩn. Đôi khi các ban có thể thấy mụn nước nhỏ. Sau vài tuần các ban sẩn có thể lan xuống đùi, mông, ngực, cánh tay. Biểu hiện rõ nhất là ngứa.
Bệnh không nguy hại cho mẹ và thai nhi, kép dài khoảng 6 tuần và tự khỏi sau sinh khoảng 1-2 tuần.
Điều trị giảm triệu chứng có thể dùng thuốc bôi mỡ hoặc kem steroide loại mạnh như Temovat (clobetason) hay Diplrolene (betametasone) từ 5 – 6 lần/ngày có thể hạn chế ngứa. Khi các dát sẩn đơn hơn có thể dùng thuốc bôi steroide nhẹ hơn.
Xem thêm: Cách trị mề đay cho bà bầu
7. Ứ mật trong gan gây ngứa và vàng da
Vàng da là hiện tượng do ứ mật trong gan ở phụ nữ có thai. Thường xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và ở phụ nữ mang thai đôi, thai ba.
Biểu hiện rõ nhất là ngứa, ngứa từ lòng bàn tay, bàn chân sau đó lan ra các vùng còn lại. Khoảng 10-15% các trường hợp xuất hiện vàng da sau 2-4 tuần bị ngứa.
Bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh nhưng ảnh hưởng đến thai nhi do thiếu khả năng điều hòa mật, gan thai nhi cũng chịu ảnh hưởng do hiện tượng thừa mật. Tình trạng ứ mật trong gan có thể làm tăng nguy cơ thay đổi màu phân xu, sinh non, thai chết trong tử cung. Thai phụ có nguy cơ co dạ con trước đẻ. Vì thế cần được theo dõi thường xuyên, khám và điều trị khi xuất hiện các hiện tượng ngứa, vàng da.
Về điều trị ngoài da có thể dùng các sản phẩm làm mềm da, sữa tắm nhẹ để chống ngứa.
8. Một số bệnh khác
Những phụ nữ có trình độ văn hóa thấp, lao động chân tay dễ bị mắc các bệnh lang ben, nấm móng, ghẻ ngứa.
Ngoài ra, nếu thai phụ có tiền sử các bệnh về da khác như: Viêm da cơ địa; Vảy nến; Trứng cá; Mày đay; Liken phẳng; Hồng ban nút; Mụn cóc, Chốc … thì các biểu hiện sẽ nặng hơn trong thời kỳ mang thai. Lúc này thai phụ buộc phải dùng một số loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
Cách phòng tránh các bệnh da liễu ở phụ nữ mang thai
Tự chăm sóc da từ chế đọ ăn thích hợp cho sức khỏe.
Thận trọng trong việc dùng mỹ phâm, thuốc.
Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh như bụi bặm, ánh nắng.
Chống nắng thường xuyên.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần đi khám chuyên khoa và điều trị triệt để bệnh trước khi có thai.
Trong thời kỳ mang thai nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường nên báo cho bác sĩ để theo dõi thai nhi.
Đa số các bệnh da liễu trong thời kỳ mang thai là các bệnh có thể gặp ở bất cứ phụ nữ bình thường nào vì thế đừng xem thường, hãy đến khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu bất thường để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Mọi thông tin thắc mắc về bệnh cũng như cách chữa trị an toàn cho phụ nữ mang thai chị em có thể liên hệ để trao đổi với bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – Chuyên gia trị bệnh da liễu, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường theo hotline 024 6253 6649 hoặc 0963 302 349 để được tư vấn miễn phí.
5 Bệnh Lý Khiến Phụ Nữ Khó Mang Thai – Mà Ít Ai Biết
1. Rối loạn kinh nguyệt
Thực tế, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng không hiếm gặp ở các chị em trong độ tuổi sinh sản. Rối loạn kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của phụ nữ, nó còn làm tăng nguy cơ hiếm muộn – vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt có nhiều triệu chứng khác nhau, như là: kinh mau, kinh thưa, trễ kinh, thiểu kinh, rong kinh, băng kinh, vô kinh, thống kinh…(Xem phân tích chi tiết về các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở bài viết Mọi điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt).
Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện cho rối loạn khả năng rụng trứng. Nếu trứng không rụng đều đặn và đúng thời điểm hàng tháng, thì mọi nỗ lực để mang thai của các cặp vợ chồng sẽ khó khăn gấp nhiều lần, vì họ sẽ không thể tính toán chính xác được đâu là ngày rụng trứng để giao hợp đúng thời điểm.
2. Tắc ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng (vòi trứng) có kích thước chỉ bằng sợi tóc, đây là cơ quan trung gian kết nối giữa buồng trứng và tử cung. Ống dẫn trứng còn là nơi tinh trùng và trứng trưởng thành gặp nhau để tạo thành hợp tử. Tuy nhiên, khi ống dẫn trứng bị tắc tại một đoạn nào đó hoặc tắc hoàn toàn sẽ khiến cho tinh trùng và trứng sẽ không thể gặp nhau. Tỉ lệ vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ bị tắc vòi trứng là 25-30%.
Có nhiều nguyên do gây tắc ống dẫn trứng như là:
Phụ nữ bị viêm vùng chậu, viêm vòi trứng
Phụ nữ có tiền sử vỡ ruột thừa trước đó
Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung
Phụ nữ đã trải qua những ca mổ ở ổ bụng
Dấu hiệu nhận biết tắc ống dẫn trứng khá ít ỏi, đa phần phụ nữ tình cờ phát hiện ra bản thân đang bị bệnh khi đi khám phụ khoa hoặc kiểm tra hiếm muộn. Các bác sĩ thường kiểm tra dấu hiệu tắc ống dẫn trứng thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như là siêu âm, chụp X-quang, nội soi.
Để điều trị tình trạng này, người ta cần áp dụng phẫu thuật để loại bỏ những cản trở làm tắc ống dẫn trứng (các mô sẹo) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
3. U xơ tử cung
U xơ tử cung là một trong những khối u phổ biến nhất tại đường sinh dục của phụ nữ. Chúng được tạo thành từ các tế bào cơ trơn và mô liên kết sợi ở tử cung. Người ta ước tính rằng có tới 70 – 80% phụ nữ có thể bị u xơ trong suốt cuộc đời của họ, nhưng hầu hết u xơ là loại lành tính. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi.
4. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra khi nội tiết tố trong cơ thể rối loạn – nồng độ testosterone và LH quá cao. Sự thay đổi nội tiết tố làm gián đoạn quá trình phát triển của các nang noãn, chúng lớn lên giữa chừng nhưng không thể trưởng thành. Đó là lý do vì sao, khi siêu âm những người bị đa nang buồng trứng thì sẽ thấy được hình ảnh buồng trứng của họ có nhiều nang nhỏ xen kẽ nhau.
Khi trứng không trưởng thành thì tất nhiên hiện tượng rụng trứng sẽ không xảy ra. Với phụ nữ bị buồng trứng đa nang, mỗi năm số lần rụng trứng chỉ khoảng 3 – 4 lần. Dấu hiệu điển hình của những phụ nữ bị đa nang buồng trứng là hiện tượng mất kinh nguyệt (quá 3 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt, còn gọi là vô kinh thứ phát). Số lần hành kinh trong năm ít hơn thường lệ, có nghĩa là số lần trứng rụng cũng ít đi, vì lẽ đó dù cho các cặp vợ chồng có cố gắng quan hệ đều đặn hơn nhưng vẫn chưa thể có con.
5. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra vào mỗi tháng khi thời điểm hành kinh đến, nó sẽ lại được tái tạo khi kinh nguyệt chấm dứt.
Lạc nội mạc tử cung cung được hiểu là hiện tượng một số mảnh nội mạc tử cung không trôi ra ngoài theo máu kinh như thường lệ mà chúng lại di chuyển ngược đến các nơi khác trong cơ thể và tiếp tục phát triển như là buồng trứng, vòi trứng, mặt sau của tử cung, thậm chí là trực tràng hay bàng quang
Triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung là cảm giác đau âm ỉ tại vùng khung chậu, nhất là ngay trước và trong thời gian hành kinh, kinh nguyệt thường lẫn cục máu đông, ngoài ra người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn.
Ước tính rằng có tới 50% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Hậu quả này là do lạc nội mạc tử cung gây viêm dính ống dẫn trứng khiến ống dẫn trứng bị tắc, buồng trứng bị viêm dính nên biến dạng, lệch khỏi vị trí ban đầu. Điều đó gây khó khăn cho việc di chuyển của trứng, cản trở quá trình thụ tinh.
Để xác định phương pháp điều trị, cần tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và nguyện vọng sinh sản của bệnh nhân. Lạc nội mạc tử cung có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai.
Những người không có triệu chứng thì không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.
Bệnh nhân chỉ được chỉ định phẫu thuật nếu như không đáp ứng với điều trị nội khoa
Để hồi phục nhanh chóng, thì bệnh nhân luôn được ưu tiên can thiệp phẫu thuật bằng phương pháp nội soi
Bạn đang xem bài viết 10 Bệnh Lý Thường Gặp Phụ Nữ Mang Thai Cần Biết trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!