Xem Nhiều 4/2023 #️ 1 Câu Hỏi “Ra Nhiều Huyết Trắng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai”? # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 4/2023 # 1 Câu Hỏi “Ra Nhiều Huyết Trắng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai”? # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 1 Câu Hỏi “Ra Nhiều Huyết Trắng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai”? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ra nhiều huyết trắng có phải dấu hiệu mang thai hay không? Nên căn cứ vào những biểu hiện nào để chắc chắn em bé đã đến với mình? Hiện tượng xuất hiện dịch nhầy trắng sữa ở âm đạo ngày càng nhiều là bình thường hay bất thường?

Ra nhiều huyết trắng có phải dấu hiệu mang thai?

Theo các bác sỹ chuyên khoa sản nhận định rằng: r a nhiều huyết trắng là một trong những biểu hiện cho cơ thể chuẩn bị cho chu kỳ mang thai.

Sở dĩ có hiện tượng này như câu hỏi nhiều bạn vẫn đặt ra là ra nhiều huyết trắng có phải dấu hiệu mang thai là vì cơ thể bắt đầu tăng tiết các hormone thai kỳ nhằm tạo điều kiện thuận lợi, sự chuẩn bị đầy đủ nhất giúp bé cưng phát triển thuận lợi trong bào thai.

Tuy nhiên, bạn cần quan sát thật kỹ để đảm bảo mình không nhầm lẫn với huyết trắng bệnh lý (còn gọi là khí hư), do các loại nấm và vi khuẩn gây nên.

Thứ nhất, về màu sắc, huyết trắng có màu trắng sữa

Thứ hai, về mùi, loại này thường không có mùi hôi gắt, bất thường hay màu sắc như khi bị khí hư bệnh lý.

Thứ ba, về tần suất xuất hiện, huyết trắng sinh lý thường có mặt khi bạn sắp đến ngày rụng trứng, đang có “ham muốn” hoặc khi chuẩn bị có em bé.

Như vậy có thể thấy, nếu chỉ căn cứ vào dấu hiệu ra huyết trắng để kết luận đã mang thai là hơi vội vàng. Do đó, bạn cần kết hợp với nhiều hiện tượng khác như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, thèm ăn, ốm nghén, đầu ti thâm, ngực căng tức,….Nhờ thế, chúng ta mới có thể xác nhận chính xác em bé đã đến với mình hay chưa.

Ra huyết trắng quá nhiều và bất thường có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa

Mặc dù biết rằng, sự mong mỏi có 1 baby là điều bạn mong muốn. Tuy nhiên, bạn hãy xem qua các thông tin dưới đấy để trả lời cho câu hỏi ra nhiều huyết trắng có phải dấu hiệu mang thai hay không?

Có tới 90% phụ nữ mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Chính môi trường âm đạo ẩm ướt đã tạo điều kiện cho nhiều loại vi nấm và mầm bệnh phát triển.

Việc bị các bệnh phụ khoa một mặt mang đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bạn. Đồng thời nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản.

Trong số rất nhiều biểu hiện của bệnh phụ khoa thì ra huyết trắng là dấu hiệu thường thấy hơn cả. Tuy nhiên, bạn nên quan sát thật kỹ để đọc vị đúng bệnh, tìm ra đúng nguyên nhân.

Bằng cách này chúng ta mới sớm có sức khỏe tốt, tránh xa nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh mãn tính nghiêm trọng khác.

Thay vì có màu trắng sữa, nếu huyết trắng có màu đục, kèm mùi hôi thì rất có thể đây là do bệnh vi nấm hạt men hay còn gọi là Candida albicans gây nên. Bệnh này khiến bạn ngứa âm hộ, ra huyết trắng dính từng mảng rất khó chịu.

Bệnh nấm Candida albicans còn làm cho niêm mạc âm đạo bị viêm đỏ, khi quan hệ tình dục rất đau đớn. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần dùng thuốc đặt theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ lây nhiễm cho đối phương.

Trường hợp khí hư hay huyết trắng có màu xanh vàng như mủ lại khác. Đây là biểu hiện của người bị nhiễm Trichomonas Vaginalis.

Khi mắc bệnh này, chị em có thể đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc bé bị nhẹ cân, thiếu chất sau sinh.

Đây cũng là một trong những bệnh làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới được các chuyên gia cảnh báo. Do đó, bạn nên giữ âm đạo khô thoáng cũng như sớm đến thăm khám tại cơ sở y khoa uy tín để có phương pháp cải thiện tình hình phù hợp.

Nếu bạn có dấu hiệu khí hư mùi hôi, có màu vàng hoặc xám thì khả năng lớn bạn đang nhiễm tạp trùng Mycoplasma, hoặc vi khuẩn yếm khí hay Gardnerella vaginalis.

Những nguyên nhân này cũng khiến âm đạo ngứa ngáy, giảm hưng phấn khi quan hệ. Bệnh này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có khí hư màu vàng hoặc xám dễ đối mặt với nguy cơ bị rỉ ối, sinh non, vỡ ối, nhiễm trùng nước ối, viêm nội mạc cổ tử cung sau sinh…

Chẳng cần phải hiểu biết chuyên sâu cũng dễ nhận ra, những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tính mạng của bé.

Do đó, sự cẩn trọng trong quá trình mang thai, sớm nhận biết dấu hiệu mang bầu và phân biệt rõ với triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa rất quan trọng.

Bạn nên chủ động tìm hiểu các thông tin này ở chuyên trang uy tín để tránh các tài liệu có nội dung sai lệch, gây hiểu lầm làm bản thân không có được các xử trí thông minh nhất.

Nhìn chung khi bạn đang ao ước có một baby thì câu hỏi ra nhiều huyết trắng có phải dấu hiệu mang thai là rất cần thiết

Chúng tôi hiện chọn lọc các thông tin giá trị từ phía nhiều chuyên gia y khoa giúp bạn sớm có nhiều kinh nghiệm hay hơn nữa để giữ gìn sức khỏe của mình và con yêu và phần nào cung cấp các thông tin như ra nhiều huyết trắng có phải dấu hiệu mang thai!

Câu Hỏi Tuần 1 Tháng 4 : Khi Nào Bé Biết Đạp ?

Thuan Chi Chào mẹ Thu Hường Hơn nữa, cảm nhận của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng bởi công việc. Nếu mẹ đang mải làm việc, đang bận công việc, mẹ cũng có thể sẽ không chú ý tới cử động của bé. Nhưng nếu mẹ nằm và chờ đợi thì mẹ sẽ cảm nhận được nhiều hơn. Ngoài những lúc thức, bé cũng có lúc ngủ đấy mẹ ạ. Thông thường thì bé hoạt đông tối thiểu 4 lần trong một giờ, theo dõi trong 2 giờ liên tục, nếu mẹ thấy bé hoạt động ít hơn thì nên đi khám để được biết chính xác tình trạng của bé. Theo kinh nghiệm của bản thân mình cũng như đọc thông tin từ các bác sĩ thì mình biết, không phải bé hoạt động liên tục là tốt đâu. Cái gì cũng có mức độ. Nếu bé đạp nhiều một cách bất thường, có thể do bé thiếu oxy vì bé bị dây rốn quấn cổ chặt quá trong quá trình nhào lộn của mình. Vào những lúc này thì chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới cho mẹ những kết luận chính xác thông qua siêu âm vì thực tế không có một chuẩn mực nào cho sự hoạt động, di chuyển của bé đâu mẹ Thu Hường ạ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Nguyen Thi Lan Phuong Chị gái của mình mang thai 22 tuần rồi,thi thoảng thì bé chỉ đạp và quẫy nhiều (1-2h) nhưng vẫn đủ 10 lần/ngày,thường thì bé hay đạp nhất là vào sáng sớm vì bé đói,nên thời gian này bạn nhớ phải ăn uống với chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Hello Baby hiểu rõ bé yêu của bạn đã có những tips ăn uống mách nước rất hữu dụng cho bạn rồi đó ^^ Mẹ Thu Hường à!Chưa có nghiên cứu nào về việc thai đạp cử động nhiều bao nhiêu lần vào giờ nào trong ngày là bình thường. Sự vận động của bé còn tùy thuộc tâm trạng tinh thần, mức độ no đói, chế độ làm việc hay nghỉ ngơi của mẹ đó. Bé đã có cảm xúc riêng của bé, cũng có lúc thức lúc ngủ, lúc chơi đùa nghịch ngợm lúc nhu mì ngoan ngoãn, nếu mẹ Hường có thói quen sinh hoạt điều độ hợp lý có lợi cho sức khỏe thì nghĩa là mẹ đang dạy bé từ trong bụng mẹ đấy.

Tuyển Chọn Câu Hỏi Hay Khi Mang Thai Tuần 37

Hỏi Bác Sĩ –

Bị thủy đậu khi mang thai được 37 tuần, có sao không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em đang mang thai 37 tuần nhưng bị thủy đậu, người em nổi rất nhiều mụn nước. Em nghe nói nổi nhiều mụn nước sẽ không tốt đúng không ạ và có tác động đến thai nhi không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Bệnh thủy đậu trong thời kỳ mang thai có thể gây tác động cho thai nhi:

Bà mẹ mang thai trước tuần thứ 27 và bị thủy đậu, trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng thủy đậu bào thai (CVS) với tổn thương da, mắt, chân, tay, não, bàng quang…

Người mẹ mắc thủy đậu trong thời gian từ tuần 28 đến 36 của thai kỳ, vi rút sẽ “nằm yên” bên trong cơ thể của bé nhưng không gây nên bất cứ biểu hiện nào sau khi sinh. Tuy nhiên sau này trẻ có thể bị bệnh Zona trong thời kỳ thơ ấu.

Người mẹ mang thai bị thủy đậu sau tuần 37 của thai kỳ đến trước khi sinh, trẻ sinh ra có thể bị nhiễm vi rút thủy đậu. Tuy nhiên những tình huống mà mẹ bị thủy đậu trước khi sinh từ 5 đến 21 ngày, thì nếu trẻ có bị thủy đậu cũng nhẹ vì trẻ đã được nhận kháng thể truyền từ mẹ. Nếu mẹ bị thủy đậu trước khi sinh 5 ngày, trẻ sinh ra nhưng không được nhận kháng thể từ mẹ do cơ thể chưa đủ thời gian để sinh kháng thể.

Trường hợp của em mang thai 37 tuần và bị nhiễm vi rút thủy đậu. Mong rằng bé sinh ra mạnh khỏe.

Chúc em mạnh khỏe.

Mang thai 37 tuần bị đau từng cơn ở lưng, háng là bệnh gì?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em có bầu ở được 37 tuần rồi mà em lại có hiện tượng đau bụng̣ từng cơn, đau lưng, đau háng mà em chưa ra chất dịch gì? Vậy bác sĩ cho em hỏi đây là hiện tượng gì?

Em cảm ơn ạ!

Cách chữa sôi bụng và đi ngoài khi mang thai

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ!

Em đang có bầu tuần 37. 2 hôm qua em bị đi ngoài kèm sôi bụng, đau âm ỉ ở vùng xung quanh rốn. Vì Tết nên em chưa đi khám được ạ. Có cách nào để hết sôi bụng và đi ngoài mà không tác động tới thai nhi không ạ.

Em cảm ơn bác sĩ!

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có tác động đến chức năng tiêu hoá. Tuỳ theo sự thích nghi và đáp ứng của mỗi người mà sự triệu chứng sẽ khác nhau. Nhiều người bị táo bón nhưng cũng có người bị tiêu chảy. Trường hợp của bạn mới bị 2 ngày nay, bạn cần xem lại chế độ ăn uống, vệ sinh thực phẩm, xem thời gian vừa rồi có ăn đồ lạ, đồ không chế biến kĩ không. Nếu có thì cần tránh ăn lại.

Trước mắt, nếu chưa đi khám được, bạn có thể ăn chả trứng lá mơ nhưng không rán bằng dầu mỡ mà lót miếng lá chuối hoặc cho trực tiếp lên chảo. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn thịt lợn nạc kho sung, tránh đồ mỡ, đồ nóng, chuối tiêu, cam quýt,.. vài hôm. Nếu không đỡ có thể uống Smecta. Nếu tình trạng đi ngoài kéo dài thì em bé dễ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, đợi qua Tết, nếu tình trạng này chưa hết thì bạn cần đi khám để được chữa trị tích cực.

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sỹ, hiện tôi đang mang thai tuần thứ 37, các tuần trước tôi đi siêu âm kết quả đều bình thường, tới hôm qua đi siêu âm thì kết quả cho thấy kích thước hố sau 12,5mm còn lại tất cả mọi chỉ số đều bình thường. Tôi muốn hỏi bác sỹ ” kích thước hố sau lớn ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của thai nhi cũng như sự phát triển sau này của con tôi và có hướng điều trị hay giải quyết như thế nào để tốt cho con tôi ?” Tôi xin cảm ơn bác sỹ!

Trong thai kỳ não bắt đầu phát triển từ một cấu trúc dạng ống. Khi ống thần kinh phát triển, ống bên trong một phần tạo thành tủy sống và một phần phát triển thành các khoang gọi là não thất nằm trong não, chúng thông thương với nhau.

Bên trong não thất đám rối nhện sẽ sản xuất dịch não tủy, bắt đầu vào tuần thứ sáu của thai kỳ. Mỗi ngày dịch não tủy sẽ được sản xuất 300-500cc vào giai đoạn sơ sinh.

Trên siêu âm, vào tam cá nguyệt thứ hai gọi là giãn não thất nếu đo đường kính trên 10mm và não úng thủy nếu trên 15mm. Phần mô não có thể không tổn thương tầm trọng khi giãn não thất xảy ra. Nhưng nếu tiến triển thì có thể não sẽ tổn thương không hồi phục.

Não úng thủy là một trong những di tật thần kinh thường gặp, chiếm tỉ lệ 0,3-2,5 trên 1.000 trẻ sinh sống. Việc điều trị sau sinh là đặt ống thông nối vào xoang bụng khá thành công. Còn việc đặt ống nối từ não thất – buồng ối đã bị bỏ vì quá tốn kém.

Nguyên nhân: bất thường nhiễm sắc thể là 10%, xuất huyết hay nhiễm trùng sơ sinh. Do đó khi phát hiện giãn não thất hay não úng thủy phải loại trừ khả năng bất thường nhiễm sắc thể, từ đó mới theo dõi để đánh giá sự tiến triển của giãn não thất.

Chẩn đoán trong thai kỳ dựa vào AFP (một trong 3 chất được thử trong triple test) và siêu âm. Chọc dò ối để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể.

Não úng thủy có thể kết hợp với nhiều dị tật khác. Hội chứng Chiari bao gồm giãn não thất (30%), thoát vị màng não và bất thường hố sau. Trẻ sinh ra sẽ bị liệt chi và rối loạn chức năng vùng lều. Hội chứng Dandy – Walker là một tình trạng nặng khác, có 2-10% kèm theo não úng thủy, bệnh có tính di truyền trên nhiễm sắc thể X (bệnh biểu hiện trên bé trai).

Bà bầu bị viêm đa khớp nên sinh thường hay sinh mổ?

Câu hỏi bởi: hồng

Chào bác sĩ.

Em năm nay 26 tuổi. Em bị bệnh viêm đa khớp từ nhỏ. Giờ em đang có bầu 37 tuần nhưng các khớp tay và chân sưng đau khó cử động. Vậy xin hỏi bác sĩ là khi đẻ con em nên chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ?

Cám ơn bác sĩ.

Em có tiền sử viêm đa khớp từ nhỏ và đợt này các khớp tay và chân sưng đau, khó cứ động có thể là do đợt tiến triển của bệnh. Vì em đang có thai nên việc dùng bất kì loại thuốc nào đều phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý uống thuốc để khỏi tác động tới sự phát triển của thai nhi.

Đối với một sản phụ khi nhập viện để sinh, việc quyết định lựa chọn sinh thường hay mổ sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thông qua quá trình hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ. Các yếu tố đó được gọi là các yếu tố tiên lượng cuộc sinh. Các yếu tố tiên lượng cuộc sinh bao gồm các yếu tố từ phía mẹ, phía thai và phần phụ của thai. Chẳng hạn như việc sinh mổ sẽ được chỉ định trong một số tình huống sau:

– Về phía mẹ:

+ Mẹ có sẹo mổ sinh cũ.

+ Các bất thường về khung chậu như: khung chậu hẹp, khung chậu lệch, tiền sử chấn thương khung chậu,…

+ Tiền sử có tổn thương tầng sinh môn, âm hộ âm đạo, dò hậu môn trực tràng.

+ Mẹ bị các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, một số bệnh lý về xương khớp mà không rặn đẻ được (suy tim, hen phế quản,…)

+ Tiền sản giật, sản giật.

+ Hoặc sẽ phải mổ đẻ nếu thời gian chuyển dạ quá lâu, sản phụ bị kiệt sức, thai có nguy cơ bị suy

+ Hoặc do mẹ có các khối u vùng tiểu khung làm cản trở đường ra của thai nhi

– Về phía thai có thể do một số lí do như:

+ Suy thai hay có nguy cơ bị suy thai

+ Ngôi thai trong buồng tử cung không thể cho sinh thường được như: ngôi ngang, hầu hết các dạng ngôi ngược,…

– Về phần phụ của thai: mổ đẻ sẽ được chỉ định trong tình huống rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn vì bánh rau xuống quá thấp che lấp toàn bộ vùng cổ tử cung làm cản trở đường ra của thai nhi nên phải mổ đẻ mà không thể đẻ thường được.

Vì vậy, để trả lời được xem đẻ thường hay mổ đẻ phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tiên lượng cuộc đẻ như trên và sẽ do bác sĩ đỡ đẻ cho em trực tiếp quyết định. Bệnh viêm đa khớp của em cũng chỉ là một trong các yếu tố tiên lượng cuộc sinh. Trước khi sinh, bác sĩ sẽ giải thích và giải đáp với bạn và gia đình để có thể chọn được phương pháp sinh an toàn nhất cho cả mẹ và con.

Chúc em mẹ tròn con vuông.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Dùng Thuốc Kháng Sinh Zinnat

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt – Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Zinnat là một kháng sinh được sử dụng rất phổ biến cho nhiều trường hợp nhiễm khuẩn với nhiều dạng bào chế và hàm lượng phù hợp cho nhiều đối tượng và lứa tuổi. Hoạt chất chính là cefuroxim, thuộc nhóm kháng sinh diệt khuẩn cephalosporin phổ rộng với vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

1. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh sử dụng thuốc Zinnat quá liều?

Ngay cả ở liều bình thường, Zinnat cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa), viêm đại tràng giả mạc, nhức đầu, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng men gan.

Do thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận nên với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, liều dùng của thuốc sẽ được điều chỉnh tương ứng với mức độ suy giảm.

Quá liều Zinnat có thể gây ra kích thích não dẫn đến co giật. Nồng độ cefuroxim có thể được giảm bằng cách thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc.

2. Người bị bệnh gan có nên uống thuốc Zinnat hay không?

Do thuốc không được chuyển hóa qua gan nên có thể dùng cho bệnh nhân bị bệnh gan.

Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận (ở dạng không chuyển hóa) nên phải điều chỉnh liều với bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Không được sử dụng thuốc ở bệnh nhân bị quá mẫn với cefuroxime hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc bệnh nhân có tiền sử quá mẫn (như sốc phản vệ…) với penicillin hoặc kháng sinh nhóm betalactam (như amoxicillin, cefalexine, cefaclor, cefixime…) do nguy cơ dị ứng chéo.

3. Thuốc Zinnat có được dùng cho phụ nữ mang thai?

Thuốc qua được nhau thai, nhưng không có bằng chứng thử nghiệm nào cho thấy thuốc có ảnh hưởng trên phôi hay thai nhi. Tuy nhiên, cũng như với tất cả các thuốc khác, nên cẩn thận khi dùng trong những tháng đầu của thai kỳ.

4. Phụ nữ cho con bú có được dùng Zinnat?

Cefuroxime (hoạt chất của Zinnat) được bài tiết qua sữa mẹ do đó cần cẩn trọng khi dùng Zinnat cho người mẹ cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng do cân nhắc lợi ích điều trị cho mẹ lớn hơn nguy cơ cho trẻ thì lưu ý biểu hiện rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng ở trẻ.

5. Thuốc có gây ảnh hưởng đến người đang lái xe không?

Vì thuốc có thể gây chóng mặt nên cảnh báo bệnh nhân thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

6. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi có được dùng thuốc Zinnat không

Do nhà sản xuất thiếu dữ liệu nghiên cứu sử dụng Zinnat ở trẻ dưới 3 tháng tuổi nên việc sử dụng thuốc ở đối tượng này cần hết sức thận trọng, cân nhắc lợi ích và nguy cơ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bạn đang xem bài viết 1 Câu Hỏi “Ra Nhiều Huyết Trắng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai”? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!